Hiện nay, tất cảcác quốc giatrên thếgiới đều hòa mình vào một nền kinh tế
mởtoàn cầu hóa. Xuhướng hội nhập kinhtếthếgiới đã trởthành mục tiêu chungcho
nhiều nước do đó các nước nào nhanh nhạy, linh hoạt, có khảnăng học hỏi nhanh thì
sẽthu được lợi còn các nước nào hướng nội, tựcô lập mình thì sẽbị đình trệvà nằm
trong sốnghèo nhất trên thếgiới. Cũng nhưcâu nói “thật là vô ích khi bảo dòng sông
ngừng chảy, tốt nhất là hãy học cách bơi theo chiều dòng chảy” vì thếViệt Nam cũng
đang từng bước tựvươn lên và hòa mình vào dòng chảy cùng với thếgiới và trong
khu vực. Những thành tựu mà Việt Nam đã và đang đạt được là sựkhích lệ đểbước
tiếp vào tương lai, một tương lai tươi sáng rộngmở đón chào.
Đểtiếp tục theo đuổi mục đích đó, Việt Nam không ngừng đẩy mạnh việc sản
xuất và xuất khẩu các ngành hàng có thếmạnhcủa cảnước nhưgạo,cà fê,cao su,
hạt điều, thủy sản, gỗ, dệt may, giày dép, dầu khí , trong đó mặt hàng gạo chiếm
phần quan trọng đưa Việt Nam lên đứng vịtrí thứ2 trên thếgiới vềxuất khẩu gạo.Vì
nước Việt Nam ta có vịtrí địa lý, điều kiện tựnhiên thích hợp với nền kinh tếnông
nghiệp với đất đai trù phú, phù sa màu mỡ, nhiều sông ngòi, khí hậu nhiệt đới gió mùa
mưa nắng quanh năm thuận lợi choviệc sinh trưởng của các loài thực vật, là điều kiện
tốt đểxen canh tăng vụ, sản xuất quanh năm, bốn mùa thu hoạch, còn lượng nhiệt
trung bình thì cao kết hợp với độ ẩm trung bìnhlớn là một thuận lợi cho sựphát triển
các loại cây nhiệt đới vốn ưa nhiều ẩm nhưcao su, cà fê, chè, lúa
An Giang, một tỉnh nằm ởphía tây nam của nước Việt Nam, được hai con sông
Tiền và sông Hậu chảy qua bồi đắpphù sa màu mỡ, có nhiều thuận lợi vềphát triển
khu vực, giao lưu quốc tế, có sản lượng lúa đứng đầu trong các tỉnh Đồng bằng sông
Cửu Long và có nhiều kinh nghiệm trong công nghệnhân giống, lai giống và công tác
khuyến nông, do đó lúagạo là thếmạnh của tỉnh nói riêng vàcủa cả Đồng bằng sông
Cửu Long nói chung.
82 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2427 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty AFIEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn: Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công
ty AFIEX
Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty AFIEX TS. Nguyễn Tri Khiêm
PHẦN MỞ ĐẦU
# "
1.SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đều hòa mình vào một nền kinh tế
mở toàn cầu hóa. Xu hướng hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành mục tiêu chung cho
nhiều nước do đó các nước nào nhanh nhạy, linh hoạt, có khả năng học hỏi nhanh thì
sẽ thu được lợi còn các nước nào hướng nội, tự cô lập mình thì sẽ bị đình trệ và nằm
trong số nghèo nhất trên thế giới. Cũng như câu nói “thật là vô ích khi bảo dòng sông
ngừng chảy, tốt nhất là hãy học cách bơi theo chiều dòng chảy” vì thế Việt Nam cũng
đang từng bước tự vươn lên và hòa mình vào dòng chảy cùng với thế giới và trong
khu vực. Những thành tựu mà Việt Nam đã và đang đạt được là sự khích lệ để bước
tiếp vào tương lai, một tương lai tươi sáng rộng mở đón chào.
Để tiếp tục theo đuổi mục đích đó, Việt Nam không ngừng đẩy mạnh việc sản
xuất và xuất khẩu các ngành hàng có thế mạnh của cả nước như gạo, cà fê, cao su,
hạt điều, thủy sản, gỗ, dệt may, giày dép, dầu khí…, trong đó mặt hàng gạo chiếm
phần quan trọng đưa Việt Nam lên đứng vị trí thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo. Vì
nước Việt Nam ta có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thích hợp với nền kinh tế nông
nghiệp với đất đai trù phú, phù sa màu mỡ, nhiều sông ngòi, khí hậu nhiệt đới gió mùa
mưa nắng quanh năm thuận lợi cho việc sinh trưởng của các loài thực vật, là điều kiện
tốt để xen canh tăng vụ, sản xuất quanh năm, bốn mùa thu hoạch, còn lượng nhiệt
trung bình thì cao kết hợp với độ ẩm trung bình lớn là một thuận lợi cho sự phát triển
các loại cây nhiệt đới vốn ưa nhiều ẩm như cao su, cà fê, chè, lúa…
An Giang, một tỉnh nằm ở phía tây nam của nước Việt Nam, được hai con sông
Tiền và sông Hậu chảy qua bồi đắp phù sa màu mỡ, có nhiều thuận lợi về phát triển
khu vực, giao lưu quốc tế, có sản lượng lúa đứng đầu trong các tỉnh Đồng bằng sông
Cửu Long và có nhiều kinh nghiệm trong công nghệ nhân giống, lai giống và công tác
khuyến nông, do đó lúa gạo là thế mạnh của tỉnh nói riêng và của cả Đồng bằng sông
Cửu Long nói chung.
Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang – AnGiang
Agriculture And Foods Import-Export Company (ANGIANG AFIEX CO.) gọi tắt là
AFIEX là một trong những công ty của tỉnh phát huy thế mạnh về nông sản thực phẩm
với các hoạt động chính như sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu và liên doanh. Lĩnh
vực hoạt động chủ yếu mà công ty đang chú trọng đó là xuất nhập khẩu trong đó xuất
khẩu gạo, nông sản, thủy sản…, nhập khẩu phân bón, thuốc thú y, nguyên liệu chế
SV Trần Thủy Tiên – DH1TC1 1
Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty AFIEX TS. Nguyễn Tri Khiêm
biến thức ăn gia súc… vì với lĩnh vực này công ty đã thu được nhiều ngoại tệ, doanh
số ngày càng tăng, hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng được nâng cao và đặc
biệt là xuất khẩu gạo chiếm hơn 50% tổng doanh thu của công ty. Do đó đã có rất
nhiều đề tài nói về công ty AFIEX, tuy nhiên những đề tài này chỉ nghiên cứu về nghiệp
vụ kinh doanh xuất nhập khẩu như nâng cao kỷ năng đàm phán giao dịch, ký hợp
đồng xuất nhập khẩu, thủ tục xuất nhập khẩu, hiệu quả sử dụng và huy động vốn…,
mà chưa có đề tài nào nghiên cứu về tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty.
Vì thế cho nên em đã chọn đề tài “Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại Công Ty
Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang” để hiểu thêm về tình hình hoạt
động kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty, nâng cao sự hiểu biết của em về thực tiễn
để phục vụ cho những lý thuyết đã học.
2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Dựa vào tình hình kinh tế hiện nay, việc xuất khẩu sang các nước đang gặp
nhiều khó khăn bất cập vì gặp phải nhiều đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Ấn Độ,
Pakistan… nên một số công ty xuất khẩu trong tỉnh đang phải cố gắng để khắc phục
những điều nan giải. Do đó đề tài được đề ra nhằm mục tiêu:
-Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty trong thời gian qua nhằm rút ra
những kinh nghiệm cũng như giải pháp cho kế hoạch kinh doanh trong những năm tiếp
theo.
-Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của công ty làm cơ sở cho việc hoạch
định kế hoạch chiến lược mới.
-Giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty.
-Làm tài liệu tham khảo cho công ty.
3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Với những mục tiêu được đề ra ở phần trên, để thực hiện và phát triển đề tài
theo chiều sâu, rộng thì cần phải dựa vào các phương pháp nghiên cứu sau:
-Phương pháp thống kê - tập hợp phân tích mô tả số liệu : dùng công cụ thống
kê tập hợp tài liệu, số liệu của công ty, sau đó tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu
rút ra kết luận về bản chất, nguyên nhân của sự thay đổi.
-Phương pháp nghiên cứu Marketing : sử dụng kênh phân phối, ma trận SWOT
để nhìn nhận vấn đề rõ nét hơn, làm nổi bật lên chiến lược phát triển kinh doanh của
công ty.
SV Trần Thủy Tiên – DH1TC1 2
Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty AFIEX TS. Nguyễn Tri Khiêm
-Phương pháp phân tích tài chính : dùng công cụ các tỷ số tài chính để tính
toán, xác định kết quả từ đó rút ra nhận xét về hiệu quả hoạt động của công ty.
-Phương pháp thay thế liên hoàn còn gọi là phương pháp loại trừ các nhân tố
ảnh hưởng đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lượt các
nhân tố kỳ thực tế vào kỳ kế hoạch để từ đó xác định chính xác mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố phân tích.
4.PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-Đề tài nghiên cứu việc kinh doanh xuất khẩu gạo trong phạm vi công ty AFIEX
để nắm bắt được tình hình hoạt động của công ty trong những năm gần đây có chiều
hướng phát triển như thế nào (tăng hay giảm), có những thuận lợi và khó khăn ra sao
để từ đó tìm ra giải pháp hoạch định kế hoạch cho tương lai.
-Dựa vào số liệu do công ty cung cấp trong thời gian 3 năm gần nhất đó là
2001, 2002, 2003 để có thể so sánh, tổng hợp đưa ra các nhận định, nhận xét.
SV Trần Thủy Tiên – DH1TC1 3
Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty AFIEX TS. Nguyễn Tri Khiêm
PHẦN NỘI DUNG
# "
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong quá trình nghiên cứu, phân tích có rất nhiều vấn đề đòi hỏi phải hiểu lý
thuyết thật kỹ mới có thể vận dụng một cách có hiệu quả. Cụ thể như khi trình bày tốc
độ lưu chuyển hàng hóa nhưng lại không hiểu đó là gì, ý nghĩa của nó ra sao sẽ gây
nhiều khó khăn hạn chế trong việc phân tích, nhận xét, đánh giá. Do đó chương Cơ
Sở Lý Luận giúp chúng ta nắm vững về lý thuyết có liên quan trong suốt quá trình
nghiên cứu, phân tích từ đó sẽ giải quyết nhanh hơn các vấn đề.
1.1.KHÁI QUÁT VỀ XUẤT KHẨU (EXPORTING)
1.1.1.Khái niệm về xuất khẩu
Xuất khẩu (XK) là một quá trình thu doanh lợi bằng cách bán các sản phẩm
hoặc dịch vụ ra các thị trường nước ngoài, thị trường khác với thị trường trong nước.
1.1.2.Vai trò và nhiệm vụ của xuất khẩu
1.1.2.1.Nhiệm vụ của XK
Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của xuất khẩu đó là XK để thu về ngoại
tệ phục vụ cho công tác nhập khẩu. Ngoài ra XK còn góp phần tăng tích lũy vốn, mở
rộng sản xuất tăng thu nhập cho nền kinh tế từ những ngoại tệ thu được từ đó đời
sống của nhân dân từng bước được cải thiện do có công ăn việc làm, tăng nguồn thu
nhập.
Thông qua XK giúp cho các doanh nghiệp nói riêng và cả nước nói
chung mở rộng quan hệ đối ngoại với tất cả các nước trên thế giới, khai thác có hiệu
quả lợi thế tuyệt đối và tương đối của đất nước từ đó kích thích các ngành kinh tế phát
triển.
1.1.2.2.Vai trò của XK
XK có vai trò tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công
nghiệp hóa đất nước, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất
phát triển, kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất, nâng cao mức sống
của nhân dân vì sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm
SV Trần Thủy Tiên – DH1TC1 4
Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty AFIEX TS. Nguyễn Tri Khiêm
việc có thu nhập tương đối. Ngoài ra XK còn là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy tăng
cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước.
1.1.2.3.Ý nghĩa của XK
XK là hoạt động quốc tế đầu tiên của một doanh nghiệp, là chìa khóa
mở ra các giao dịch quốc tế cho một quốc gia bằng cách sử dụng có hiệu quả nhất lợi
thế so sánh tuyệt đối và tương đối của đất nước, thu về nhiều ngoại tệ phục vụ cho
nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một phong phú của người dân.
Thông qua XK, hàng hóa của các doanh nghiệp trong nước sẽ tham gia
vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng, cuộc cạnh tranh này
đòi hỏi các doanh nghiệp phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn
thích nghi được với thị trường quốc tế. Kết quả là một số doanh nghiệp sẽ rút ra nhiều
kinh nghiệm cho bản thân để làm tăng lợi nhuận, nền kinh tế của một quốc gia phát
triển, quan hệ kinh tế đối ngoại cũng được mở rộng.
1.1.3.Nghĩa vụ của nhà xuất khẩu
Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, nhà xuất khẩu có trách nhiệm
nặng hơn so với nhà nhập khẩu vì phải đảm bảo giao hàng đúng số lượng, chất lượng,
phẩm chất, thời gian theo hợp đồng đã ký kết…, trong khi đó nhà nhập khẩu chỉ nhận
hàng và trả tiền mà thôi.
Nghĩa vụ của nhà xuất khẩu là phải giao hàng, giao chứng từ liên quan đến
hàng và chuyển giao quyền sở hữu về hàng theo đúng quy định của hợp đồng đã ký.
1.1.3.1.Nghĩa vụ giao hàng
Giao hàng tức là người bán phải giao cho người mua quyền sở hữu
hàng hoá vào một thời điểm cụ thể đã quy định trong hợp đồng.
1.1.3.2.Sự phù hợp về hàng hóa được giao
Người bán phải có nghĩa vụ giao hàng cho người mua: đúng số lượng
hoặc trọng lượng và đúng phẩm chất như cam kết trong hợp đồng.
1.2.TỐC ĐỘ LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA
Mong muốn lớn nhất của các doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh
hàng hóa là tiêu thụ được nhiều hàng hóa và thu về lợi nhuận tối đa. Và tốc độ lưu
chuyển hàng hóa là một trong những nhân tố được nghiên cứu có liên quan đến mức
độ, khả năng tiêu thụ.
1.2.1.Khái niệm
Tốc độ lưu chuyển hàng hóa là biểu hiện thời gian lưu thông hàng hóa trên thị
trường tiêu thụ, nó được tính bằng hai chỉ tiêu:
SV Trần Thủy Tiên – DH1TC1 5
Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty AFIEX TS. Nguyễn Tri Khiêm
-Thời gian của vòng lưu chuyển hàng hóa, ký hiệu là Nl/c.
-Số vòng lưu chuyển hàng hóa trong kỳ, ký hiệu là Vl/c.
Công thức tính
360 D * 360
Vl/c = -------- ; Nl/c = ----------
Nl/c M
Trong đó : D là lượng dự trữ bình quân.
M là giá trị hàng hóa lưu chuyển trong kỳ.
1.2.2.Ý nghĩa
Phân tích tốc độ lưu chuyển hàng hóa để tìm ra những nguyên nhân ảnh
hưởng đến số ngày lưu chuyển và số vòng lưu chuyển hàng hóa nhằm thúc đẩy quá
trình tiêu thụ hàng hóa diễn ra một cách nhanh chóng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
cho doanh nghiệp.
1.3.KÊNH PHÂN PHỐI
1.3.1.Khái niệm
Các kênh phân phối có thể được xem như những tập hợp các tổ chức phụ
thuộc lẫn nhau liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm hay dịch vụ hiện có để sử
dụng hay tiêu dùng.
Đại bản doanh
marketing quốc
tế của người bán
Các kênh
giữa các
quốc gia
Các kênh ở
nước ngoài
Người mua
cuối cùng
Người
bán
1.3.2.Sự cần thiết phải sử dụng kênh phân phối
-Việc sử dụng kênh phân phối đem lại hiệu quả cao hơn trong việc đảm bảo
phân phối hàng rộng khắp và đưa hàng đến các thị trường mục tiêu
-Tiết kiệm được khối lượng công việc cần làm và thu nhiều lợi nhuận hơn.
1.4.MARKETING QUỐC TẾ
1.4.1.Khái niệm
Marketing quốc tế chỉ khác Marketing ở chỗ hàng hóa hay dịch vụ được tiếp thị
ra khỏi phạm vi biên giới của một quốc gia, dù sự khác biệt này không lớn lắm nhưng
nó lại có ý nghĩa thay đổi vô cùng quan trọng trong cách quản trị Marketing, các cách
giải quyết những trở ngại của Marketing, việc thành lập các chính sách Marketing kể
cả việc thực hiện các chính sách này, Marketing quốc tế gồm có 3 dạng :
SV Trần Thủy Tiên – DH1TC1 6
Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty AFIEX TS. Nguyễn Tri Khiêm
Marketing xuất khẩu
Đây là hoạt động Marketing nhằm giúp doanh nghiệp đưa hàng hóa xuất
khẩu ra thị trường bên ngoài.
Marketing tại nước sở tại
Là hoạt động Marketing ở bên trong các quốc gia mà ở đó công ty của ta đã
thâm nhập.
Marketing đa quốc gia
Nhấn mạnh đến sự phối hợp và tương tác hoạt động Marketing trong nhiều
môi trường khác nhau, nhân viên Marketing phải có kế hoạch và cân nhắc cẩn thận
nhằm tối ưu hóa sự tổng hợp lớn nhất là tìm ra sự điều chỉnh hợp lý nhất cho các
chiến lược Marketing được vận dụng ở từng quốc gia riêng lẽ.
1.4.2.Tầm quan trọng của Marketing quốc tế
Việc tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế là một xu thế bắt buộc, một
yêu cầu khách quan, vì thế đòi hỏi phải làm tốt khâu tiếp thị quốc tế, khi đó doanh
nghiệp tìm thấy một số thuận lợi như sau :
-Thông qua xuất khẩu doanh nghiệp mở rộng được thị trường tiêu thụ.
-Khi thị trường nội địa không tiêu thụ hết sản phẩm thì thị trường quốc tế là lối
thoát duy nhất để tiêu thụ sản phẩm dư thừa, kết quả nhà xuất khẩu có thể phân bổ chi
phí cố định cho nhiều sản phẩm, hạ giá thành, nâng cao lợi nhuận, giảm được rủi ro.
-Ước vọng của các nhà lãnh đạo muốn cho công ty của họ tham gia vào thị
trường quốc tế.
-Mở rộng chu kỳ sống của sản phẩm.
-Khai thác lợi thế hiện có ở những thị trường chưa được khai thác.
-Nâng cao hiểu biết về cạnh tranh quốc tế.
-Phát triển thêm lợi nhuận để tái đầu tư, tạo công ăn việc làm.
-Thực hiện tốt quản trị nhân viên cũng như tiến bộ của sản phẩm do thông qua
cạnh tranh.
1.5.CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Chất lượng luôn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.
1.5.1. Khái niệm chất lượng
Chất lượng là toàn thể những đặc tính của một thực thể đáp ứng được những
nhu cầu đã định và những nhu cầu phát sinh.
(Theo ISO 8402 : 1994)
SV Trần Thủy Tiên – DH1TC1 7
Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty AFIEX TS. Nguyễn Tri Khiêm
Trong đó, nhu cầu đã định là những yêu cầu đã được nêu trong hợp đồng và
được thể hiện thành những đặc điểm cụ thể với những tiêu chuẩn rõ ràng. Nhu cầu
phát sinh được công ty xác định trên cơ sở hiểu biết của mình về thị trường.
Hay chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các
yêu cầu (nhu cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu hay bắt buộc).
(Theo ISO 9000:2000)
Æ Chất lượng sản phẩm là tổng hợp những chỉ tiêu, những đặc trưng của sản
phẩm thể hiện mức thỏa mãn những nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác
định.
1.5.2.Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng sản phẩm
Việc nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh
nghiệp như :
-Hình ảnh của doanh nghiệp tốt đẹp hơn.
-Gia tăng thị phần của doanh nghiệp.
-Khách hàng được thỏa mãn.
-Có khả năng cạnh tranh.
-Giảm chi phí…
1.6.CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH
Trong quá trình phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của một
doanh nghiệp thì các chỉ tiêu tài chính là không thể thiếu, chúng có vai trò quan trọng
giúp xem xét đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp một cách chính xác và
khách quan hơn.
1.6.1.Các tỷ số về khả năng thanh toán
Các tỷ số này phản ánh khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
1.6.1.1.Hệ số thanh toán ngắn hạn
Hệ số thanh toán ngắn hạn còn gọi là hệ số thanh toán hiện hành là
thước đo khả năng có thể trả nợ của doanh nghiệp khi nợ đến hạn bằng các tài sản
ngắn hạn.
Hệ số thanh toán Tài sản lưu động
=
ngắn hạn Nợ ngắn hạn
Hệ số này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của
công ty càng lớn và ngược lại.
SV Trần Thủy Tiên – DH1TC1 8
Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty AFIEX TS. Nguyễn Tri Khiêm
1.6.1.2.Hệ số thanh toán nhanh
Đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản nợ
ngắn hạn.
Hệ số thanh Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Các khoản phải thu
=
toán nhanh Nợ ngắn hạn
Hệ số này càng lớn thể hiện khả năng thanh toán nhanh càng cao và
ngược lại. Tuy nhiên, hệ số này quá lớn lại gây ra tình trạng mất cân đối của vốn lưu
động, tập trung quá nhiều vào tiền, đầu tư ngắn hạn có thể không hiệu quả.
1.6.2.Các tỷ số về cơ cấu tài chính
Các tỷ số này phản ánh mức độ mà doanh nghiệp dùng nợ vay để sinh lời hoặc
phản ánh mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp.
1.6.2.1.Tỷ số nợ
Là phần nợ vay chiếm trong tổng nguồn vốn. Các chủ nợ thường quan
tâm đến tỷ số nợ, nếu tỷ số nợ càng thấp hoặc vừa phải thì các chủ nợ sẽ an tâm hơn.
Tổng nợ
Tỷ số nợ =
Tổng tài sản
1.6.2.2.Tỷ số đảm bảo nợ dài hạn
Tỷ số này thể hiện mối quan hệ giữa tài sản cố định và đầu tư dài hạn
với nợ dài hạn của công ty.
Tỷ số đảm bảo Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
=
nợ dài hạn Nợ dài hạn
Tỷ số này càng cao chứng tỏ khả năng đảm bảo nợ dài hạn của công ty
càng lớn, chủ nợ càng an tâm, tin tưởng và ngược lại.
1.6.3.Các tỷ số hoạt động
Các tỷ số này phản ánh tình hình sử dụng tài sản hoặc công tác tổ chức điều
hành và hoạt động của doanh nghiệp.
Kỳ thu tiền bình quân là thước đo khả năng thu hồi vốn trong
thanh toán tiền hàng.
SV Trần Thủy Tiên – DH1TC1 9
Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty AFIEX TS. Nguyễn Tri Khiêm
Nếu kỳ thu tiền bình quân thấp thì vốn của doanh nghiệp ít bị đọng trong
khâu thanh toán và ngược lại.
Kỳ thu tiền Các khoản phải thu * 360
=
bình quân Doanh thu thuần
1.6.4.Các tỷ số doanh lợi
Các tỷ số này phản ánh hiệu quả sử dụng các tài nguyên của doanh nghiệp
hoặc hiệu năng quản trị của doanh nghiệp.
1.6.4.1.Tỷ lệ lãi gộp
Tỷ lệ này cho thấy khả năng điều hành sản xuất và chính sách giá của
doanh nghiệp. Tỷ lệ lãi gộp biến động sẽ là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến lợi
nhuận.
Lãi gộp
Tỷ lệ lãi gộp =
Doanh thu thuần
Tỷ lệ này càng cao càng tốt và ngược lại, tuy nhiên còn tùy thuộc vào
đặc điểm ngành nghề kinh doanh và tỷ lệ chi phí kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ
có một tỷ lệ lãi gộp thích hợp.
1.6.4.2.Doanh lợi tiêu thụ
Chỉ tiêu này giúp đánh giá chính xác hơn hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh mức sinh lời trên doanh thu.
Doanh lợi tiêu thụ càng cao càng tốt vì khi đó doanh nghiệp kinh doanh
có lời và ngược lại.
Lợi nhuận sau thuế Doanh lợi tiêu thụ =
Doanh thu thuần
Ngoài ra, trong quá trình phân tích các doanh nghiệp còn sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ
lãi trên tổng tài sản (ROA)
ROA là tích của doanh lợi tiêu thụ với hệ số vòng quay tài sản
Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần
ROA = = x
Tổng tài sản Doanh thu thuần Tổng tài sản
SV Trần Thủy Tiên – DH1TC1 10
Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty AFIEX TS. Nguyễn Tri Khiêm
ROA phản ánh tình hình tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như
phương thức hành động của doanh nghiệp.
ROA càng cao càng thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp
lý, hiệu quả và ngược lại.
SV Trần Thủy Tiên – DH1TC1 11
Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty AFIEX TS. Nguyễn Tri Khiêm
PHẦN NỘI DUNG
# "
CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
2.1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
-Công ty Xuất Nhập Khẩu Nông Thủy Sản An Giang được Ủy Ban Nhân Dân
(UBND) tỉnh An Giang ký quyết định thành lập chính thức số 71/QĐ-UBTC ngày
01/02/1990 do sự sát nhập của 3 công ty : Công ty Chăn Nuôi, Công ty Xuất Nhập
Khẩu Thủy Sản và Xí nghiệp Khai Thác Chế Biến Thủy Sản.
-Ngày 02/11/1992 UBND tỉnh An Giang cùng với Bộ Nông Nghiệp và Nông
Nghiệp Thực Phẩm ra quyết định số 528/UBND tiếp tục sát nhập một bộ phận của
Công ty Lâm Sản vào Công ty Xuất Nhập Khẩu Nông Thủy Sản An Giang.
-Sau một thời gian hoạt động, công ty liên tục phát triển, không ngừng lớn
mạnh, luôn mang lại hiệu quả cao trong quá trình sản xuất kinh doanh và trở thành một
trong những công ty hàng đầu của tỉnh An Giang.
-Nhằm đẩy mạnh quá trình phát t