Thuế thu nhập cá nhân là một trong những loại thuế trực thu có tác động
lớn nhất, trực tiếp nhất đến đời sống kinh tế xã hội. Nó là loại thuế thể hiện sâu
sắc, rõ nét mối quan hệ trách nhiệm hai chiều giữa nhà nước và công dân trong
quá trình xây dựng và duy trì sự tồn tại của xã hội công cộng. Do đó, hơn bao
giờ hết, đây được đánh giá là loại thuế quan trọng trong hệ thống thuế của mỗi
quốc gia, cần được chú trọng cả về mặt lập qui và thực thi.
Theo dòng lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống thuế trên thế giới,
chúng ta có thể thấy : thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng từ rất lâu trên
thế giới như : ở Anh vào năm 1841, Nhật ( 1887 ), Đức ( 1899 ), Mỹ (1903 ),
Pháp ( 1916 ), Liên Xô cũ ( 1922 )
Ở Việt Nam, loại thuế này cũng xuất hiện khá sớm trong chế độ cũ của
miền Nam nước ta ngay từ năm 1962 và được gọi xem xét là thuế thu nhập dân
cư, với tên gọi là thuế lợi tức lương bổng, sau đó, nó được cải cách vào năm
1972.
Song, khi chúng ta thống nhất nước nhà hai miền Nam Bắc và thực hiện
chính sách kinh tế bao cấp, áp dụng hình thức bình quân thu nhập, nên loại
thuế thu nhập không được đặt ra.
Nhưng khi chúng ta thay đổi cơ chế kinh tế sang hạch toán, định hướng thị
trường thì vấn đề điểu tiết thu nhập cá nhân lại được đặt ra, dù chỉ mới áp dụng
đối với những người có thu nhập cao. Chính vì vậy, đến ngày 27/12/1990, Hội
đồng nhà nước đã ban hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập
cao. Pháp lệnh này được sửa đổi nhiều lần qua những năm 1993, 1994, 1997,
1999 và được thay thế bằng Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập
cao 2001, sửa đổi bổ sung năm 2004. Hiện nay, Pháp lệnh này đang có hiệu
lực pháp luật. Tuy nhiên, đến ngày 1/1/2009, Luật thuế thu nhập cá nhân 2007
sẽ có hiệu lực thay thế cho pháp lệnh trên trong vấn đề điều tiết thu nhập cá
nhân. Đây là lần đầu tiên chính thức có văn bản luật qui định về thuế thu nhập
cá nhân, chứng tỏ tầm quan trọng, cần thiết của loại thuế này trong chính sách
thuế của Việt Nam.
19 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1885 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Phân tích làm rõ những ưu điểm chủ yếu, nổi bật trên từng khía cạnh của Luật thuế thu nhập cá nhân so với Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Phân tích làm rõ những ưu điểm chủ
yếu, nổi bật trên từng khía cạnh của
Luật thuế thu nhập cá nhân so với Pháp
lệnh thuế thu nhập đối với người có thu
nhập cao
2
Khái quát chung :
Thuế thu nhập cá nhân là một trong những loại thuế trực thu có tác động
lớn nhất, trực tiếp nhất đến đời sống kinh tế xã hội. Nó là loại thuế thể hiện sâu
sắc, rõ nét mối quan hệ trách nhiệm hai chiều giữa nhà nước và công dân trong
quá trình xây dựng và duy trì sự tồn tại của xã hội công cộng. Do đó, hơn bao
giờ hết, đây được đánh giá là loại thuế quan trọng trong hệ thống thuế của mỗi
quốc gia, cần được chú trọng cả về mặt lập qui và thực thi.
Theo dòng lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống thuế trên thế giới,
chúng ta có thể thấy : thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng từ rất lâu trên
thế giới như : ở Anh vào năm 1841, Nhật ( 1887 ), Đức ( 1899 ), Mỹ (1903 ),
Pháp ( 1916 ), Liên Xô cũ ( 1922 )… 1
Ở Việt Nam, loại thuế này cũng xuất hiện khá sớm trong chế độ cũ của
miền Nam nước ta ngay từ năm 1962 và được gọi xem xét là thuế thu nhập dân
cư, với tên gọi là thuế lợi tức lương bổng, sau đó, nó được cải cách vào năm
1972.
Song, khi chúng ta thống nhất nước nhà hai miền Nam Bắc và thực hiện
chính sách kinh tế bao cấp, áp dụng hình thức bình quân thu nhập, nên loại
thuế thu nhập không được đặt ra.
Nhưng khi chúng ta thay đổi cơ chế kinh tế sang hạch toán, định hướng thị
trường thì vấn đề điểu tiết thu nhập cá nhân lại được đặt ra, dù chỉ mới áp dụng
đối với những người có thu nhập cao. Chính vì vậy, đến ngày 27/12/1990, Hội
đồng nhà nước đã ban hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập
cao. Pháp lệnh này được sửa đổi nhiều lần qua những năm 1993, 1994, 1997,
1999 và được thay thế bằng Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập
cao 2001, sửa đổi bổ sung năm 2004. Hiện nay, Pháp lệnh này đang có hiệu
lực pháp luật. Tuy nhiên, đến ngày 1/1/2009, Luật thuế thu nhập cá nhân 2007
sẽ có hiệu lực thay thế cho pháp lệnh trên trong vấn đề điều tiết thu nhập cá
nhân. Đây là lần đầu tiên chính thức có văn bản luật qui định về thuế thu nhập
cá nhân, chứng tỏ tầm quan trọng, cần thiết của loại thuế này trong chính sách
thuế của Việt Nam.
Việc chúng ta cho ra đời Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, có hiệu lực từ
ngày 1/1/2009 trong giai đoạn này là xuất phát từ sự đòi hỏi của thực tiễn. Sự
đòi hỏi này bắt nguồn từ chính sự thay đổi trong bối cảnh, bản chất của đời
sống kinh tế - xã hội Việt Nam khi chúng ta ngày càng hội nhập sâu với khu
vực, quốc tế. Hiện thực này đã làm cho nội dung các qui định của pháp lệnh
thuế thu nhập đối với người thu nhập cao hiện hành không còn phù hợp với
thực tiễn và nhu cầu cần điều tiết thu nhập cá nhân từ phía Nhà nước, xã hội.
1 Giáo trình thuế và hệ thống thuế ở Việt Nam, Trường Đại học Ngoại thương, NXB giáo dục, Hà Nội, 2003,
Tr.205
3
Do đó, có thể xem, sự ra đời của văn bản luật này là sự tất yếu của quá trình
phát triển chính sách thuế thu nhập cá nhân của Nhà nước.
Bài viết ngắn sau đây sẽ đề cập đến vấn đề này dưới góc độ lập pháp,
theo hướng đi sâu phân tích làm rõ những ưu điểm chủ yếu, nổi bật trên
từng khía cạnh của Luật thuế thu nhập cá nhân so với Pháp lệnh thuế thu
nhập đối với người có thu nhập cao.
I. Việc xác định đối tượng chịu thuế :
Chúng ta thấy, việc xác định đối tượng chịu thuế theo qui định của Luật
thuế thu nhập cá nhân ( sau đây gọi tắt là Luật thuế TNCN ) so với cách xác
định của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (sau đây gọi
tắt là Pháp lệnh ) đảm bảo tính hợp lí hơn rất nhiều và về cơ bản là xác định
đúng, đầy đủ đối tượng cần điểu tiết thu nhập. Sở dĩ là bởi lí do sau :
1. Nguyên tắc đánh thuế :
Như chúng ta đã biết, tại Điều 1 của Pháp lệnh và nghị định số
147/2004/NĐ – CP ngày 23/7/2004 qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thuế
thu nhập đối với người có thu nhập cao có xác định đối tượng chịu thuế thu
nhập là :
“ - Công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động nước
ngoài có thu nhập;
- Cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng định cư không
thời hạn tại Việt Nam có thu nhập;
- Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam kể cả người nước ngoài không
sinh sống ở Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.”
Theo tinh thần của điều luật trên, có thể thấy, nguyên tắc đánh thuế đối
với người có thu nhập cao của Việt Nam hiện hành dựa trên tiêu chí quốc tịch
phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài, đồng thời, cũng kết hợp với
tiêu chí cư trú của đối tượng nộp thuế để phân biệ giữa những người không
mang quốc tịch Việt Nam với nhau. Theo đó, người nước ngoài (bao hàm cả
người không quốc tịch) được chia làm ba loại để áp dụng những cách tính
thuế khác nhau như sau :
a. Người nước ngoài định cư không thời hạn ở Việt Nam thì chịu
sự điều tiết thu nhập như người Việt Nam ở trong nước;
b. Người nước ngoài cư trú có thời hạn ở Việt Nam hưởng thuế
suất theo qui định như người Việt Nam lao động, công tác ở nước ngoài và
chịu sự điều tiết phần thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam;
c. Người nước ngoài không cư trú ở Việt Nam chịu sự điều tiết
đối với toàn bộ những thu nhập phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam.
Cách xác định như trên thể hiên sự phức tạp trong cách tư duy của
người làm luật, đồng thời tạo tâm lý, ấn tượng không tốt cho người nước ngoài
khi vào Việt Nam. Vì rõ ràng ở đây có sự phân biệt giữa người công dân Việt
Nam và người nước ngoài, sự phân biệt không cần thiết giữa người nước ngoài
4
cư trú không thời hạn và người nước ngoài cư trú có thời hạn. Chính vì vậy,
ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của nhà nước.
Chính vì hạn chế trên mà đến Luật thuế TNCN 2007, nguyên tắc đánh
thuế thu nhập đã được thay đổi. Trong việc xác định đối tượng chịu thuế, Nhà
nước chỉ dựa trên tiêu chí là yếu tố cư trú của đối tượng nộp thuế. Cụ thể : tại
điều 2 của văn bản luật này có qui định :
“Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu
thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam; và cá nhân không cư trú có
thu nhập chịu thuế quy định phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.”
Điều này có nghĩa là dù là người Việt Nam hay nước ngoài nếu thỏa mãn
điều kiện xác định là cư trú trên lãnh thổ Việt Nam thì đều chịu chính sách
thuế như nhau.
Việc qui định như vậy tạo sự bình đẳng giữa công dân Việt Nam và người
nước ngoài, đồng thời cũng tránh được sự phức tạp trong việc xác định đối
tượng chịu thuế. Hơn nữa, nó còn thể hiện thiện chí của nước ta trong việc nỗ
lực thực hiện chế độ đãi ngộ quốc gia ( National Treatment ), tạo môi trường
rộng mở và tâm lí yên tâm cho nhà đầu tư, người nước ngoài khi vào làm việc
và sinh sống tại Việt Nam.
2. Căn cứ xác định yếu tố cư trú :
Như chúng ta đã biết, cách xác định đối tượng cư trú ở các nước cũng
khác nhau:
Một số nước quy định cá nhân cư trú là người sống thường xuyên ở
quốc gia đó từ 183 ngày trở lên trong một năm.
Một số nước khác lại quy định cụ thể hơn. Chẳng hạn ở Pháp một
người được coi là cư trú tại Pháp nếu coi Pháp là nơi hành nghề chính hay có
trung tâm quyền lợi đặt tại Pháp hoặc thường xuyên có mặt tại Pháp trên 6
tháng trên một năm hoặc Pháp là nơi mang lại phần lớn thu nhập.
Ở Nhật còn quy định cụ thể 3 trường hợp: cư trú thường xuyên(là người
định cư thường xuyên ở Nhật bị đánh thuế đối với mọi nguồn thu nhập nhưng
phải thường trú ở Nhật từ 5 năm trở lên); cư trú không thường xuyên(là người
không có ý định cư trú thường xuyên tại Nhật nhưng có thường trú ở Nhật từ
1-5 năm thuế sẽ đánh vào nguồn thu nhập phát sinh tại Nhật); đối tưọng không
cư trú(là người không có định cư hoặc sống ở Nhật dưới một năm và phải có
hợp đồng lao động hoặc giấy tờ tuỳ thân khác chứng minh) thì không phải nộp
thuế thu nhập.
Ở Mỹ cá nhân cư trú là công dân Mỹ và những người sinh sống tại Mỹ
tối thiểu là 330 ngày đêm.
Ở Hồng Kông thì không phân biệt theo yếu tố cư trú mọi người sống ở Hồng
Kông đều phải nộp thuế thu nhập đối với các khoản thu nhập phát sinh ở Hồng
Kông.
5
Ở Việt Nam, việc xác định yếu tố cư trú trong Luật thuế TNCN về cơ bản
là đảm bảo bao quát hết những đối tượng có ý định cư trú ở Việt Nam. Nó dựa
trên hai căn cứ để xác định. Đó là nơi ở và thời gian có mặt ở Việt Nam, chỉ
cần thỏa mãn một trong hai điều kiện. Cụ thể như sau: tại khoản 2 điều 2 của
Nghị định số 100/2008/NĐ – CP qui định chi tiết một số điều của Luật thuế
TNCN có xác định :
“Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch
hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo quy định tại điểm này là sự hiện diện của cá
nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
- Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú;
- Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời
hạn của hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế.”
Việc qui định này khắc phục được thực tế là có rất nhiều người nước
ngoài đến công tác tại Việt Nam, rõ ràng là có ý định cư trú nhưng vẫn không
thuộc diện chịu thuế. Bởi lẽ, có thể là do nhu cầu công tác nên họ không
thường xuyên có mặt tại Việt Nam, không thỏa mãn điều kiện cư trú là “ở tại
Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính cho 12 tháng kể từ khi đến Việt Nam” theo
qui định tại điểm b khoản 1 điều 6 của nghị định số 147/2004/NĐ – CP ngày
23/7/2004 qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có
thu nhập cao. Nhưng chắc chắn rằng khi họ đến cư trú làm việc ở Việt Nam thì
đều phải thuê nhà và đăng kí thường trú. Chúng ta hoàn toàn có cơ sở đế xác
định điều kiện cư trú dựa trên các yếu tố này.
Do đó, có thể nói, việc đặt ra tiêu chí xác định yếu tố cư trú như trên đảm
bảo xác định tối đa đối tượng cư trú cần điều tiết thu nhập để tạo công bằng xã
hội, đồng thời, cũng tạo điều kiện dễ dàng cho cơ quan quản lí thuế trong việc
xác định đối tượng cần nộp thuế, diện chịu thuế.
II. Việc xác định thu nhập chịu thuế :
Việc xác định thu nhập chịu thuế trong Luật thuế TNCN có sự thay đổi
hoàn toàn theo hướng rõ ràng, cụ thể, chi tiết và hợp lí hơn so với cách xác
định thu nhập chịu thuế của Pháp lệnh. Đây được đánh giá là bước cải tiến,
cách tân lớn, mang tính ưu điểm nổi trội của Luật thuế TNCN.
1.Cách phân loại thu nhập chịu thuế hợp lí và mang tính khoa học:
Cách phân loại thu nhập chịu thuế trong Luật thuế TNCN dựa theo tiêu chí
nguồn gốc phát sinh thu nhập tỏ ra hợp lí hơn so với cách phân loại trong Pháp
lệnh là dựa theo tính chất ổn định của thu nhập. Cụ thể, chúng ta có thể thấy :
6
Trong Pháp lệnh tại điều 2 và nghị định 147/2004/NĐ – CP quy định chi
tiết thi hành pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, có phân
loại thu nhập chịu thuế dựa trên mức độ ổn định của thu nhập mà đối tượng
nộp thuế có được nên qui định hai loại thu nhập phải chịu sự điều tiết là thu
nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên. Cụ thể : tại điều 2 của
nghị định có qui định :
“ Thu nhËp chÞu thuÕ bao gåm thu nhËp thêng xuyªn vµ thu nhËp kh«ng
thêng xuyªn, trõ c¸c kho¶n thu nhËp quy ®Þnh t¹i §iÒu 4 NghÞ ®Þnh nµy.
1. Thu nhËp thêng xuyªn gåm:
a) C¸c kho¶n tiÒn l¬ng, tiÒn c«ng, kÓ c¶ c¸c kho¶n thu nhËp ®îc chi tr¶
hé kh«ng tÝnh trong tiÒn l¬ng, tiÒn c«ng nh tiÒn nhµ, ®iÖn, níc, riªng tiÒn
nhµ tÝnh theo sè thùc chi tr¶ hé nhng kh«ng qu¸ 15% tæng thu nhËp chÞu
thuÕ; c¸c kho¶n thu nhËp kh¸c do tham gia dù ¸n, hiÖp héi kinh doanh, héi
®ång qu¶n trÞ doanh nghiÖp; c¸c kho¶n phô cÊp, c¸c kho¶n thëng b»ng tiÒn
vµ hiÖn vËt;
b) C¸c kho¶n thu nhËp vÒ tiÒn b¶n quyÒn sö dông s¸ng chÕ, nh·n hiÖu, t¸c
phÈm; thu nhËp vÒ tiÒn nhuËn bót; thu nhËp vÒ dÞch vô khoa häc, kü thuËt;
dÞch vô tin häc, dÞch vô t vÊn, thiÕt kÕ, ®µo t¹o, dÞch vô ®¹i lý; hoa hång m«i
giíi;
c) C¸c kho¶n thu nhËp ngoµi tiÒn l¬ng, tiÒn c«ng do tham gia ho¹t ®éng s¶n
xuÊt, kinh doanh, dÞch vô kh«ng thuéc ®èi tîng nép thuÕ thu nhËp doanh
nghiÖp nh: thu nhËp tõ ho¹t ®éng biÓu diÔn, tæ chøc biÓu diÔn, tr×nh diÔn thêi
trang, qu¶ng c¸o vµ dÞch vô kh¸c.
2. Thu nhËp kh«ng thêng xuyªn gåm:
a) Thu nhËp vÒ chuyÓn giao c«ng nghÖ, trõ trêng hîp biÕu, tÆng;
b) Tróng thëng xæ sè díi c¸c h×nh thøc, kÓ c¶ tróng thëng khuyÕn m¹i.”
Như chúng ta thấy, cách phân loại thu nhập như trên là không hợp lí bởi
ngoài tiền lương, tiền công được coi là ổn định thì không phải mọi khoản
thu nhập được liệt kê trong thu nhập thường xuyên đều là thu nhập mà
người nộp thuế có ổn định và lâu dài theo đúng cách phân loại của nhà làm
luật.
Ví dụ : thu nhập về tiền nhuận bút, không phải lúc nào cũng là thu nhập
thường xuyên. Giả sử, có người lâu lâu mới viết một tác phẩm, hoặc có khi
cả đời mới sáng tác được 1 tác phẩm và được xuất bản, tiền nhuận bút đó
nằm trong giới hạn chịu thuế và phải nộp thuế thu nhập cá nhân nhưng điều
đó không có nghĩa là tiền nhuận bút của họ là thu nhập thường xuyên. Trong
trường hợp này, xét về bản chất là thu nhập không thường xuyên, nhưng
theo qui định của luật hiện hành thì lại không được xếp vào thu nhập không
thường xuyên.
Bên cạnh đó, chúng ta có thể lấy những ví dụ tương tự cho các hoạt
động như thu nhập về dịch vụ khoa học, dịch vụ tin học, dịch vụ tư vấn,
thiết kế, hoa hồng môi giới ... Bởi lẽ, những hoạt động này chỉ có thu nhập
7
thường xuyên khi nó là một nghề của người nộp thuế. Còn trong trường hợp
ngược lại, thì hoạt động không phải lúc nào cũng mang lại thu nhập thường
xuyên mà chỉ là những thu nhập “mùa vụ”, theo từng vụ việc.
Chính vì vậy, khi chúng ta gọi tên không chuẩn xác thu nhập mà người
nộp thuế phải chấp hành thì sẽ không tạo được tâm lí thoải mái, thuyết phục
từ phía họ. Thậm chí, trên thực tế còn gặp phải những trường hợp phản ứng
thuế tiêu cực gây khó khăn cho công tác kê khai, nộp thuế từ phía người nộp
và công tác quản lí thuế từ phía cơ quan công quyền. Đây là một trong
những hạn chế điển hình thuộc về mặt kĩ thuật lập pháp khi ban hành văn
bản điều chỉnh thuế thu nhập hiện hành.
Trong khi đó, tại điều 3 của Luật thuế TNCN có cách phân loại thu nhập
cần chịu thuế theo nguồn gốc phát sinh như sau :
“Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây
1. Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm:
a) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ;
b) Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc
chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định
của pháp luật về ưu đãi người có công, phụ cấp quốc phòng, an ninh, phụ cấp
độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc
có yếu tố độc hại, nguy hiểm, phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định
của pháp luật, trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy
giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp
thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động, các khoản
trợ cấp khác do Bảo hiểm xã hội chi trả, trợ cấp giải quyết tệ nạn xã hội;
c) Tiền thù lao dưới các hình thức;
d) Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban
kiểm soát, hội đồng quản lý và các tổ chức;
đ) Các khoản lợi ích khác mà đối tượng nộp thuế nhận được bằng tiền hoặc
không bằng tiền;
e) Tiền thưởng, trừ các khoản tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà
nước phong tặng, tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng
quốc tế, tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền công nhận, tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo
hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm:
8
a) Tiền lãi cho vay;
b) Lợi tức cổ phần;
c) Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái
phiếu Chính phủ.
4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế;
b) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán;
c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.
5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
b) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở;
c) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước;
d) Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản.
6. Thu nhập từ trúng thưởng, bao gồm:
a) Trúng thưởng xổ số;
b) Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại;
c) Trúng thưởng trong các hình thức cá cược, casino;
d) Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng
thưởng khác.
7. Thu nhập từ bản quyền, bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền
sở hữu trí tuệ;
b) Thu nhập từ chuyển giao công nghệ.
8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
9. Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức
kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu
hoặc đăng ký sử dụng.
10. Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức
kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu
hoặc đăng ký sử dụng”
Việc qui định như này tạo sự dễ dàng cho việc tiến hành kê khai, thu, nộp
thuế. Vì chỉ cần xem nguồn gốc, bản chất phát sinh thu nhập và mức thu nhập
có trong diện phải điều tiết hay không là đảm bảo xác định đúng thu nhập chịu
thuế. Mặt khác, việc phân loại thu nhập như trên còn tạo sự thuận lợi cho việc
xác định mức thuế suất phù hợp với từng loại thu nhập, đảm bảo tính hợp lí
hơn rất nhiều so với việc chỉ xác định hai loại thu nhập cần chịu thuế và áp
9
dụng đồng loạt một mức thuế suất cho từng nhóm. Vấn đề này sẽ được phân
tích cụ thể ở phần sau khi nói đến căn cứ tính thuế.
2. Bổ sung thêm một số loại thu nhập chịu thuế :
So với Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao thì các thu
nhập phải thuộc diện chịu thuế trong Luật thuế TNCN là nhiều và đa dạng
hơn, thể hiện tính phù hợp với thực tiễn điều tiết kinh tế của Nhà nước. Cụ thể,
chúng ta thấy có thêm những loại thu nhập chịu thuế sau :
- Thu nhập từ đầu tư vốn
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
- Thu nhập từ nhượng quyền thương mại
- Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn
- Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn.
- Thu nhập từ trúng thưởng trong các hính thức cá cược, casino, trong các
cuộc chơi, cuộc thi và hình thức trúng thưởng khác.
Sở dĩ, Luật thuế thu nhập cá nhân có sự điều tiết rộng đến hầu hết các thu
nhập cơ bản xuất hiện trong đời sống của cá nhân, sự tác động này rõ ràng là
có phạm vi rộng hơn so với pháp lệnh hiện hành là bởi những lí do chủ yếu
sau:
Thứ nhất, sự khác nhau trong mục đích của các văn bản pháp luật. Hay nói
cách khác, đó chính là sự khác nhau trong mục tiêu điều chỉnh của từng văn
bản. Nếu như khi ban hành văn bản Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có
thu nhập cao, Nhà nước chỉ nhằm mục đích chính là thực hiện công bằng xã
hội giữa người có thu nhập cao và những người có thu nhập thấp, trung bình,
đồng thời kèm theo là động viên một phần thu nhập của cá nhân có thu nhập
cao cho ngân sách nhà nước; thì đến khi ban hành Luật thuế TNCN mục tiêu
đó đã có sự thay đổi theo hướng phát triển coi trọng cả hai mục tiêu là thực
hiện công bằ