Bước sang thếkỷmới, một mặt nền kinh tếdần được cải thiện, một mặt Luật
Doanh nghiệp có hiệu lực cùng với các chính sách của Nhà nước vềkhuyến khích phát
triển kinh tếtrong nước và không ngừng cải thiện môi trường đầu tưnên ngày càng
nhiều doanh nghiệp được thành lập và mởrộng kinh doanh, nhu cầu vềvốn cho nền
kinh tế đã tăng lên. Hiện nay ởnước ta, thịtrường vốn chưa phải là kênh phân bổvốn
một cách có hiệu quảcủa nền kinh tếdo đó vốn đầu tưcho hoạt động sản xuất kinh
doanh của nền kinh tếvẫn phải dựa vào nguồn vốn tín dụng của hệthống ngân hàng.
Các ngân hàng thương mại (NHTM) với những lợi thếvềmạng lưới, đối tượng khách
hàng của các NHTM không phải chỉlà các công ty, doanh nghiệp, màcảtưnhân, hộcá
thể. Một mặt họlà những người có quan hệtín dụng (cụthểlà vay tiền ngân hàng với
nhiều mục đích khác nhau) với ngân hàng, mặt khác họlà người gửi tiền tiết kiệm (là
nơi cung ứng nguồn vốn huy động cho ngân hàng) chính vì thếmàcác NHTM trởthành
kênh cung ứng vốn hữu hiệu cho nền kinh tế, do đó vốn tín dụng ngân hàng trong giai
đoạn hiện nay là rất cần thiết. Quá trình đổi mới kinh tế ởViệt Nam đã và đang khẳng
định vịtrí vai trò của các NHTM, với những nghiệp vụkhông ngừng được cải thiện và
mởrộng cho phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu vốn và cung cấp các dịch vụngân hàng
cho nền kinh tếvà dân cư. Việc làmnày của các NHTM đã tạo điều kiện cho các thành
phần kinh tế đẩy mạnh đầu tưsản xuất, đổi mới thiết bịhiện đại hoá công nghệ, mở
rộng quy môsản xuất, góp phần thực hiện công nghiệp hoá_hiện đại hoá đất nước cũng
nhưgóp phần tích cực thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước.
Trong đó, An Giang là một tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long, tuy phát
triển đa dạng các ngành nghềnhưng An Giang có thếmạnh vềphát triển nông nghiệp,
nuôi trồng và chếbiến thuỷsản. Công nghiệp chếbiến nông_thuỷsản đang được đầu tư
vốn trang bịcông nghệhiện đại sẽgiúp An Giang đẩy nhanh tốc độtăng trưởng kinh tế
đồng thời góp phần chuyển dịch cơcấu kinh tếtheo hướng khai thác và phát huy tốt
những lợi thếcủa tỉnh. Kinh tếcủa tỉnh An Giang trong năm vừa qua phát triển khá, các
khu vực sản xuất đều tăng đặc biệt là xuất khẩu và phát triển công nghiệp_tiểu thủcông
nghiệp.
56 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1726 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của hệ thống ngân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình
hình hoạt động tín dụng của hệ thống
ngân hàng GVHD: Nguyễn Vũ Duy
GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG
PHẦN MỞ ĐẦU
W U X
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bước sang thế kỷ mới, một mặt nền kinh tế dần được cải thiện, một mặt Luật
Doanh nghiệp có hiệu lực cùng với các chính sách của Nhà nước về khuyến khích phát
triển kinh tế trong nước và không ngừng cải thiện môi trường đầu tư nên ngày càng
nhiều doanh nghiệp được thành lập và mở rộng kinh doanh, nhu cầu về vốn cho nền
kinh tế đã tăng lên. Hiện nay ở nước ta, thị trường vốn chưa phải là kênh phân bổ vốn
một cách có hiệu quả của nền kinh tế do đó vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của nền kinh tế vẫn phải dựa vào nguồn vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng.
Các ngân hàng thương mại (NHTM) với những lợi thế về mạng lưới, đối tượng khách
hàng của các NHTM không phải chỉ là các công ty, doanh nghiệp, mà cả tư nhân, hộ cá
thể. Một mặt họ là những người có quan hệ tín dụng (cụ thể là vay tiền ngân hàng với
nhiều mục đích khác nhau) với ngân hàng, mặt khác họ là người gửi tiền tiết kiệm (là
nơi cung ứng nguồn vốn huy động cho ngân hàng) chính vì thế mà các NHTM trở thành
kênh cung ứng vốn hữu hiệu cho nền kinh tế, do đó vốn tín dụng ngân hàng trong giai
đoạn hiện nay là rất cần thiết. Quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam đã và đang khẳng
định vị trí vai trò của các NHTM, với những nghiệp vụ không ngừng được cải thiện và
mở rộng cho phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu vốn và cung cấp các dịch vụ ngân hàng
cho nền kinh tế và dân cư. Việc làm này của các NHTM đã tạo điều kiện cho các thành
phần kinh tế đẩy mạnh đầu tư sản xuất, đổi mới thiết bị hiện đại hoá công nghệ, mở
rộng quy mô sản xuất, góp phần thực hiện công nghiệp hoá_hiện đại hoá đất nước cũng
như góp phần tích cực thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước.
Trong đó, An Giang là một tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long, tuy phát
triển đa dạng các ngành nghề nhưng An Giang có thế mạnh về phát triển nông nghiệp,
nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Công nghiệp chế biến nông_thuỷ sản đang được đầu tư
vốn trang bị công nghệ hiện đại sẽ giúp An Giang đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế
đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng khai thác và phát huy tốt
những lợi thế của tỉnh. Kinh tế của tỉnh An Giang trong năm vừa qua phát triển khá, các
khu vực sản xuất đều tăng đặc biệt là xuất khẩu và phát triển công nghiệp_tiểu thủ công
nghiệp. Sự phấn đấu ra sức khắc phục các bất lợi, tập trung khai thác các thế mạnh và
SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu 1
GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG
lợi thế của tỉnh nhà đã đem lại thành quả lớn, đạt tốc độ tăng trưởng cao. Một trong
những đóng góp tích cực vào thành quả này là hoạt động của hệ thống NHTM trên địa
bàn tỉnh An Giang. Bên cạnh các NHTM như: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn, Ngân hàng ngoại thương, Ngân hàng đầu tư và phát triển,… Ngân hàng
công thương An Giang (NHCT_AG) không ngừng phấn đấu vươn lên, khẳng được vị
trí là một trong những NHTM hàng đầu trên địa bàn tỉnh.Thông qua hoạt động tín
dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là việc triển khai thực hiện các
chương trình tín dụng trọng điểm như chương trình tín dụng khuyến công, khuyến
nông, đầu tư phát triển ngành thuỷ sản…, chi nhánh NHCT_AG đã và đang góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hoá_hiện đại hóa, giải quyết việc làm cho nhiều lao
động đồng thời tác động đến sự phát triển của các ngành dịch vụ, xây dựng, thương
mại, làm tăng thu nhập cho nền kinh tế.
Thông qua hoạt động huy động vốn và cho vay, ngân hàng sẽ gián tiếp kích
thích tiết kiệm và đẩy mạnh đầu tư của dân cư và các thành phần kinh tế , góp phần tăng
trưởng kinh tế. Nhận định được điều đó nên em chọn đề tài “Phân tích tình hình hoạt
động tín dụng của chi nhánh NHCT_AG qua ba năm 2001_2003” để có điều kiện củng
cố lại những kiến thức đã học và tiếp xúc với thực tế để biết thêm về hoạt động của
ngân hàng.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hoạt động tín dụng là hoạt động chủ
yếu nhất và cũng gặp nhiều rủi ro nhất, đòi hỏi ngân hàng phải thường xuyên quản lý
chặt chẽ hoạt động này. Do đó việc phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng của ngân
hàng là rất cần thiết. Vì thế khi phân tích hoạt động tín dụng của chi nhánh NHCT_AG
đề tài sẽ tập trung phân tích các yếu tố vốn, cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn. Qua đó
đánh giá kết quả về khả năng huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn của chi nhánh,
đồng thời đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng và hạn chế rủi ro
tín dụng.
SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu 2
GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Trên cơ sở kiến thức học ở trường, kiến thức tích luỹ trong thời gian thực tập và
qua sách báo, em sử dụng một số phương pháp sau đây trong việc nghiên cứu đề tài:
- Phương pháp thu thập số liệu từ báo cáo hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
- Phương pháp phân tích thống kê.
- Phương pháp so sánh sự biến động của dãy số qua các năm.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Hoạt động kinh doanh tronh lĩnh vực tiền tệ của NHCT_AG rất đa dạng và
phong phú. Nhưng vì thời gian thực tập và khả năng tiếp nhận của bản thân có hạn, vì
thế em không thể phân tích một cách sâu sắc các hoạt động của ngân hàng. Nên phạm
vi đề tài chỉ tập trung phân tích tình hình huy động và cho vay vốn của NHCT_AG qua
ba năm:2001, 2002 và 2003.
SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu 3
GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG
PHẦN NỘi DUNG
W U X
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN.
1.1. Tiền gởi khách hàng.
1.1.1. Tiền gởi không kỳ hạn (tiền gởi thanh toán).
Tiền gởi thanh toán là loại tiền gởi không kỳ hạn, khách hàng có thể rút ra bất cứ
lúc nào mà không cần phải báo trước ngân hàng biết và ngân hàng phải đáp ứng yêu cầu
đó của khách hàng, khách hàng cũng có thể ký séc để thanh toán nên gọi là tài khoản
giao dịch.
Khách hàng gửi tiền thanh toán nhằm mục đích an toàn về tài sản và mục đích
chờ thanh toán chứ không vì mục đích kiếm lãi. Nguồn tiền gửi thanh toán không ổn
định do đó khi sử dụng ngân hàng phải có một khoản dự trữ thích đáng.
1.1.2. Tiền gửi có kỳ hạn.
Tiền gửi có kỳ hạn (tiền gửi định kỳ) là tiền gửi mà người gửi tiền chỉ được rút
ra sau một thời gian nhất định, trong suốt thời gian đó khách hàng không được buộc
ngân hàng phải trả tiền lại cho mình. Về nguyên tắc khách hàng chỉ được rút ra khi đến
hạn .Tuy nhiên, do tính cạnh tranh và khuyến khích khách hàng gởi tiền nên ngân hàng
cho phép khách hàng rút tiền trước hạn với điều kiện người gửi tiền không được trả lãi
suất hoặc được trả lãi suất thấp hơn mức lãi suất có kỳ hạn khi rút tiền đúng hạn. Điều
này còn phụ thuộc vào chính sách huy động vốn của ngân hàng và loại tiền gửi định kỳ.
Đối với ngân hàng tiền gửi có kỳ hạn là số tiền có hẹn đến một ngày nhất định
mới trả lại cho khách hàng gửi tiền, điều này giúp cho ngân hàng chủ động được nguồn
vốn trong các thời kỳ để có kế hoạch cho vay, do đó việc sử dụng nguồn này để cho vay
rất hiệu quả. Các NHTM thường áp dụng biện pháp lãi suất để huy động nguồn vốn này
là chủ yếu.
SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu 4
GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG
1.2. Tiền gửi tiết kiệm.
Tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi vào ngân hàng thì được
ngân hàng cấp cho một quyển sổ gọi là sổ tiết kiệm. Khách hàng có trách nhiệm quản lý
sổ và mang theo khi đến ngân hàng để giao dịch. Hiện nay một số ngân hàng đã bỏ sổ
tiết kiệm và thay vào đó là cung cấp cho khách hàng một bảng kê lúc gửi tiền đầu tiên
và hàng tháng để phản ánh tất cả các số phát sinh. Đây cũng là nguồn vốn hoạt động của
ngân hàng, nó có tính ổn định và chiếm tỷ lệ khá cao. Gồm 2 loại hình:
Tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn:
Là loại tiền gửi tiết kiệm mà khách hàng có thể gửi vào, lấy ra bất kỳ lúc nào
không cần báo trước cho ngân hàng. Đối tượng gửi chủ yếu là những người tiết kiệm,
dành dụm hầu trang trải những chi tiêu cần thiết đồng thời có một khoản lãi góp phần
vào việc chi tiêu hàng tháng. Ngoài ra, đối tượng gửi có thể là những người thừa tiền
nhàn rỗi muốn gửi vào ngân hàng để thu lợi tức đồng thời bảo đảm an toàn hơn giữ tiền
ở nhà.
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:
Đây là loại hình cá nhân gửi tiền có sự thoả thuận về thời gian với ngân hàng,
chỉ rút tiền khi đến thời hạn thoả thuận. Còn trường hợp đặc biệt rút ra trước thời hạn thì
lãi suất thấp hơn. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn lớn hơn tiền gửi tiết kiệm không
kỳ hạn.
1.3. Kỳ phiếu ngân hàng
Là loại chứng từ có giá được ngân hàng phát hành để huy động tiết kiệm trong
xã hội nhằm mục đích phục vụ cho việc kinh doanh trong thời kỳ nhất định. Thời hạn
của kỳ phiếu còn phụ thuộc vào chính sách huy động vốn của ngân hàng, có thể là: 3
tháng, 6 tháng, 12 tháng, trên 12 tháng.
1.4. Trái phiếu ngân hàng
Trái phiếu ngân hàng là công cụ huy động vốn dài hạn vào ngân hàng, nó là một
loại chứng khoán có thể dùng để mua bán trên thị trường chứng khoán. Ở nước ta, trái
phiếu có kỳ hạn trên một năm. Khi ngân hàng phát hành trái phiếu thì ngân hàng có mục
SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu 5
GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG
đích dùng số vốn đó để đầu tư vào các dự án mang tính chất dài hạn như: đầu tư vào các
công trình, dự án liên doanh, cho vay dài hạn…
Đối với khách hàng, trái phiếu ngân hàng là một khoản đầu tư mang lại thu nhập
ổn định và ít rủi ro so với cổ phiếu doanh nghiệp.
2. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
2.1. Khái niệm tín dụng
Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật
hay tiền tệ từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định trả lại với
một lượng lớn hơn.
Khái niệm trên thể hiện ở 3 đặc điểm cơ bản, nếu thiếu một trong 3 đặc đểm sau
thì sẽ không còn là phạm trù tín dụng nữa:
- Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người
khác.
- Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời.
- Khi hoàn lại lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải kèm theo một
lượng giá trị dôi thêm gọi là lợi tức.
2.2. Các hình thức tín dụng
- Căn cứ vào thời hạn tín dụng, có: tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
- Căn cứ vào đối tượng tín dụng, có: tín dụng vốn lưu động và tín dụng vốn cố
định.
- Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn, có: tín dụng sản xuất và lưu thông hàng
hoá, tín dụng tiêu dùng.
- Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng, có: tín dụng thương mại, tín dụng
ngân hàng, tín dụng Nhà nước.
2.3. Đối tượng cho vay
Theo Quyết định số 049/QĐ-NHCT-HĐQT ngày 31/5/2003 của Chủ tịch hội
đồng quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam ( NHCTVN ) về quy định cho vay đối
với khách hàng trong hệ thống NHCTVN
NHCT cho vay các đối tượng sau:
SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu 6
GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG
- Giá trị vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng
thực hiện các dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và đầu tư
phát triển.
- Số tiền thuế xuất khẩu phải nộp để làm thủ tục thủ tục xuất khẩu mà giá trị lô
hàng xuất khẩu đó, NHCT có tham gia cho vay.
- Số lãi tiền vay cho NHCT trong thời hạn thi công, chưa bàn giao và đưa tài sản
cố định vào sử dụng đối với cho vay trung hạn, dài hạn để đầu tư tài sản cố định mà
khoản trả lãi được tính trong giá trị tài sản cố định đó.
2.4. Nguyên tắc vay vốn.
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín
dụng.
2.5. Điều kiện vay vốn.
Khách hàng được Ngân hàng Công thương cho vay khi có đủ các điều kiện sau:
c Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm
dân sự theo qui định của pháp luật.
y Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam
- Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự.
- Cá nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân, đại diện của hộ gia đình, đại diện của
tổ hợp tác và thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và
năng lực hành vi dân sự.
y Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải có năng lực
pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp
nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được
Bộ Luật Dân Sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật
khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ký kết hoặc tham gia qui định.
d Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
y Phải có vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
và đời sống.
- Cho vay ngắn hạn
SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu 7
GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG
à Đối với pháp nhân phải có vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản
xuất, kinh doanh tối thiểu 10%
à Đối với hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, cá nhân, công ty
hợp danh, mức vốn chủ sở hữu tham gia trực tiếp vào phương án sản xuất kinh doanh,
dịch vụ, đời sống tối thiểu bằng 20% nhu cầu vốn thực hiện phương án.
- Cho vay trung-dài hạn
à Đối với từng phương án/dự án cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất, hợp
lý hoá sản xuất khách hàng phải có vốn chủ sỏ hữu tham gia tối thiểu bằng 10% tổng
mức vốn đầu tư của phương án/dự án.
à Đối với từng /dự án đầu tư xây dựng cơ bản mới: khách hàng phải có
vốn chủ sở hữu tham gia tối thiểu bằng 30% tổng mức đầu tư sau khi trừ phần vốn lưu
động dự kiến trong tổng mức đầu tư của phương án/dự án.
à Đối với phương án/dự án phục vụ đời sống, khách hàng phải có vốn
chủ sở hữu tham gia tối thiểu bằng 30% tổng mức vốn đầu tư sau khi trừ phần vốn lưu
động dự kiến trong tổng mức vốn đầu tư của phương án/dự án.
Giám đốc ngân hàng cho vay căn cứ vào kết quả thẩm định, mức độ rủi ro và
hiệu quả của dự án vay vốn để quyết định tỷ lệ mức vốn chủ sở hữu của khách hàng
tham gia vào phương án/dự án vay vốn cao hơn mức nêu trên.
Trường hợp mức vốn chủ sở hữu của khách hàng tham gia vào phương án/dự án
vay vốn thấp hơn mức quy định trên, Chi nhánh NHCT trình Tổng giám đốc NHCT
xem xét, quyết định.
y Có tình hình tài chính lành mạnh; sản xuất – kinh doanh có lãi, nếu bị lỗ thì
phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận cấp bù lỗ.
Trường hợp khách hàng là doanh nghiệp có lỗ theo kế hoạch do mới thành lập
và đi vào hoạt động quá 3 năm nhưng xét thấy có khả năng thực hiện đúng kế hoạch lỗ
dự kiến trong dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và số lỗ kế hoạch
không ảnh hưởng đến việc trả nợ vay gốc và lãi đúng hạn, thì ngân hàng cho vay có thể
xem xét, quyết định cho vay.
y Khách hàng phải mua bảo hiểm tài sản là đối tượng vay vốn, mà theo pháp luật
Việt Nam qui định phải mua bảo hiểm. Trường hợp pháp luật không qui định phải mua
bảo hiểm nhưng xét thấy cần thiết phải đảm bảo an toàn vốn vay, Giám đốc ngân hàng
cho vay xem xét quyết định khách hàng vẫn phải mua bảo hiểm.
SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu 8
GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG
( Khách hàng phải cam kết trong hợp đồng tín dụng về việc phải mua bảo hiểm
đối với tài sản hình thành sau khi vay. Nếu khách hàng không thực hiện mua bảo hiểm
theo cam kết trong hợp đồng thì ngân hàng cho vay được quyền chấm dứt cho vay, thu
hồi nợ trước hạn, chuyển nợ quá hạn ).
e Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
f Có dự án, phương án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi; hoặc có
dự án đầu tư; phương án phục vụ đời sống kèm phương án trả nợ khả thi.
g Thực hiện các qui định về đảm bảo tiền vay theo qui định của Chính phủ,
hướng dẫn của Thống đốc NHNN và Văn bản chỉ đạo của NHCT.
h Có trụ sở làm việc (đối với pháp nhân), hoặc cư trú thường xuyên (đối với đại
diện hộ gia đình, đại diện tổ hợp tác, chủ doanh nghiệp tư nhân, cá nhân, thành viên
hợp danh của công ty hợp danh) cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
nơi ngân hàng cho vay đóng trụ sở. Trường hợp khác, Chi nhánh NHCT thẩm định, giải
trình rõ nguyên nhân, trình Tổng giám đốc NHCTVN quyết định.
i Trường hợp khách hàng vay vốn là đơn vị hạch toán phụ thuộc của pháp
nhân, ngoài các điều kiện trên phải có thêm các điều kiện sau:
y Pháp nhân là doanh nghiệp Nhà nước:
- Đơn vị phụ thuộc phải có giấy uỷ quyền vay vốn của đơn vị chính. Nội
dung uỷ quyền phải thể hiện rõ: mức dư nợ cao nhất, thời hạn vay vốn, mục đích vay
vốn và cam kết trả nợ thay khi đơn vị phụ thuộc không trả được nợ.
- Trường hợp đơn vị chính có quan hệ tiền gửi, tiền vay trong hệ thống
NHCT, Chi nhánh NHCT cho vay đơn vị chính chịu trách nhiệm thẩm định và xác định
hạn mức tín dụng cao nhất cho khách hàng, trong đó chia ra hạn mức của đơn vị chính,
hạn mức của đơn vị phụ thuộc và thông báo đến Chi nhánh NHCT cho vay đơn vị phụ
thuộc. Chi nhánh NHCT cho vay đơn vị phụ thuộc chịu trách nhiệm thẩm định và quyết
định cho vay theo từng dự án, phương án vay của khách hàng trong phạm vi hạn mức
tín dụng đã được chi nhánh NHCT cho vay đơn vị chính thông báo.
- Các trường hợp khác (đơn vị chính là doanh nghiệp Nhà nước không có
quan hệ tiền gửi, tiền vay trong hệ thống NHCT ), Chi nhánh NHCT thẩm định giải
trình rõ nguyên nhân, trình Tổng giám đốc NHCTVN quyết định.
y Pháp nhân khác:
SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu 9
GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG
Ngoài qui định tại điểm 1 khoản 7 ở trên, phải có văn bản bảo lãnh của
NHTMQD, NHĐT&PT, Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển cho vay đơn vị chính hoặc được
Tổng giám đốc NHCT chấp thuận bằng văn bản.
2.6. Thể loại cho vay.
- Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.
- Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến
60 tháng.
- Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên.
2.7. Thời hạn cho vay
Ngân hàng cho vay và khách hàng thỏa thuận thời hạn cho vay căn cứ vào chu
kỳ sản xuất – kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của phương án/dự án đầu tư, khả năng
trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của NHCT. Đối với các pháp nhân Việt
Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết
định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam; đối với cá nhân nước ngoài, thời
hạn cho vay không quá thời hạn được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam.
2.8. Lãi suất cho vay.
- Ngân hàng cho vay công bố biểu lãi suất cho vay của NHCT cho khách hàng
biết.
- Ngân hàng cho vay và khách hàng thoả thuận, ghi vào hợp đồng tín dụng mức
lãi suất cho vay trong hạn và mức lãi suất áp dụng đối với nợ quá hạn:
? Mức lãi suất cho vay trong hạn được thoả thuận phù hợp với quy định của
NHNN và Qui định của NHCTVN về lãi suất cho vay tại thời điểm ký hợp đồng tín
dụng.
? Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do Giám đốc ngân
hàng cho vay quyết định theo nguyên tắc cao hơn lãi suất trong hạn nhưng không vượt
quá 150% lãi suất cho vay trong hạn đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín
dụng.
SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu 10
GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG
2.9. Mức cho vay.
Đối với chi nhánh NHCT, mức cho vay được xác định căn cứ vào nhu cầu vay
vốn của khách hàng, tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản đảm bảo tiền vay theo quy
định về bảo đảm tiền vay của NHCTVN, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng vay và
khả nă