Luận văn Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cơ khí Xây dựng và Lắp máy điện nước

Hiện nay, cùng với sự đổi mới của nền kinh tếthịtrường và sựcạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế đã gây ra những khó khăn và thửthách cho các doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, đểcó thểkhẳng định được mình mỗi doanh nghiệp cần phải nắm vững tình hình cũng nhưkết quảhoạt động sản xuất kinh doanh quả. Để đạt được điều đó, các doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến tình hình tài chính vì nó có quan hệtrực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại. Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽgiúp cho các doanh nghiệp và các cơquan chủquản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳcủa doanh nghiệp cũng nhưxác định được một cách đầy đủ,đúng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tốthông tin có thể đánh giá được tiềm năng, hiệu quảsản xuất kinh doanh cũng nhưrủi ro và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp đểhọcó thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh tế, nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính là tài liệu chủyếu dùng đểphân tích tình hình tài chính doanh nghiệp vì nó phản ánh một cách tổng hợp nhất vềtình hình công sự, nguồn vốn, tài sản các chỉtiêu vềtình hình tài chính cũng nhưkết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những thông tin mà báo cáo tài chính cung cấp là chưa đầy đủvì nó không giải thích được cho người quan tâm biết được rõ vềthực trạng hoạt động tài chính, những rủi ro, o, triển vọng và xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính sẽbổkhuyết cho sựthiếu hụt này. Nhận thức được rõ tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính đối với sựphát triển của doanh nghiệp kết hợp giữa kiến thức lý luận đựoc tiếp thu ởnhà trường và tài liệu tham khảo thực tế, cũng với sựgiúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của các cô chú trong phòng kếtoán Công ty Cơkhí xây dựng và lắp máy điện nước và thầy giáo Nguyễn Đăng Hạc, tôi đã chọn chuyên đề“Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cơkhí Xây dựng và Lắp máy điện nước”. Chuyên đềnày ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có các nội dung chính sau: Chương I. Một sốvấn đềchung vềhoạt động tài chính và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Chương II. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cơkhí Xây dựng và lắp máy điện nước. Chương III: Một sốý kiến nhằm phân tích và cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cơkhí Xây dựng và lắp máy điện nước.

pdf78 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1985 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cơ khí Xây dựng và Lắp máy điện nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cơ khí Xây dựng và Lắp máy điện nước” LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế đã gây ra những khó khăn và thử thách cho các doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, để có thể khẳng định được mình mỗi doanh nghiệp cần phải nắm vững tình hình cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh quả. Để đạt được điều đó, các doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến tình hình tài chính vì nó có quan hệ trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại. Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp cũng như xác định được một cách đầy đủ,đúng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thông tin có thể đánh giá được tiềm năng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như rủi ro và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp để họ có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính là tài liệu chủ yếu dùng để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp vì nó phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình công sự, nguồn vốn, tài sản các chỉ tiêu về tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những thông tin mà báo cáo tài chính cung cấp là chưa đầy đủ vì nó không giải thích được cho người quan tâm biết được rõ về thực trạng hoạt động tài chính, những rủi ro, o, triển vọng và xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính sẽ bổ khuyết cho sự thiếu hụt này. Nhận thức được rõ tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính đối với sự phát triển của doanh nghiệp kết hợp giữa kiến thức lý luận đựoc tiếp thu ở nhà trường và tài liệu tham khảo thực tế, cũng với sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của các cô chú trong phòng kế toán Công ty Cơ khí xây dựng và lắp máy điện nước và thầy giáo Nguyễn Đăng Hạc, tôi đã chọn chuyên đề “Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cơ khí Xây dựng và Lắp máy điện nước”. Chuyên đề này ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có các nội dung chính sau: Chương I. Một số vấn đề chung về hoạt động tài chính và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Chương II. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cơ khí Xây dựng và lắp máy điện nước. Chương III: Một số ý kiến nhằm phân tích và cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cơ khí Xây dựng và lắp máy điện nước. - Phụ lục - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. - Bảng thuyết minh báo cáo tài chính. CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1 HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP. Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Nói cách khác, hoạt động tài chính là những quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức, huy động phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh. Hoạt động tài chính ở doanh nghiệp phải hướng tới các mục tiêu sau: - Hoạt động tài chính phải giải quyết tốt các mối quan hệ kinh tế thể hiện qua việc thanh toán với các đơn vị có liên quan như ngân hàng, các đơn vị kinh tế khác. Mối quan hệ này được cụ thể hoá bằng các chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng, mặt chất và thời gian. - Hoạt động tài chính phải đảm bảo nguyên tắc hiệu quả. Nguyên tắc này đòi hỏi phải tối đa hoá việc sử dụng các nguốn vốn, nhưng vẫn đảm bả quá trình sản xuất kinh doanh được hoạt động bình thường và mang lại hiệu quả. - Hoạt động tài chính được thực hiện trên cơ sở tôn trọng pháp luật, chấp hành và tuân thủ các chế độ về tài chính tín dụng, nghĩa vụ với Nhà nước, kỷ luật với các đơn vị, tổ chức kinh tế có liên quan. 1.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 1.2.1 Ý nghĩa và mục đích của phân tích tình hình tài chính. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp hay cụ thể hoá là quá trình phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là quá trình kiểm tra đối chiếu, so sánh các số liệu, tài liệu và tình hình tài chính hiện hành và trong quá khứ nhằm mục đích đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro trong tương lai. Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất là về tình hình tài sản, vốn và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Do đó, việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ cung cấp thông tin cho người sử dụng từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, vừa tổng hợp khái quát, lại vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính của doanh nghiệp để nhận biết phán đoán và đưa ra quyết định tài chính, quyết định đầu tư và quyết định tài trợ phù hợp. Phân tích tình hình tài chính thông qua các báo cáo tài chính của doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm người. Nhà quản lý, các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng, các nhà cho vay tín dụng, các cơ quan chính phủ và người lao động ...Mỗi một nhóm người này có nhu cầu thông tin khác nhau. + Đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục, sẽ bị cạn kiệt nguồn lực và buộc phải đóng cửa. Mặt khác nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán cũng buộc phải đóng cửa. + Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng mối quan tâm hàng đầu của họ chủ yếu là khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy họ đặc biệt quan tâm đến lượng tiền và các tài khoản có thể chuyển nhanh thành tiền, từ đó so sánh với nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các chủ ngân hàng và các nhà vay tín dụng cũng rất quan tâm tới số lượng vốn chủ sở hữu, bởi vì số vốn này là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp bị rủi ro. + Đối với các nhà cung ứng vật tư hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp họ phải quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng hay không, họ cần phải biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại, và trong thời gian sắp tới. + Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm của họ là thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi, và sự rủi ro. Vì vậy họ cần các thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, hiệu quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp. Ngoài ra, các cơ quan tài chính, thống kê, thuế, cơ quan chủ quản, các nhà phân tích tài chính hoạch định chính sách những người lao động ... cũng quan tâm tới thông tin tài chính của doanh nghiệp. Như vậy, có thể nói mục tiêu tối cao và quan trọng nhất của phân tích tình hình tài chính là giúp ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tối cao và đánh giá chính xác thực trạng, tiềm năng của doanh nghiệp. 1.2.2. Tài liệu dùng làm căn cứ để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng làm rõ mục tiêu của dự đoán tài chính trong đó chủ yếu thong tin từ các báo cáo tài chính. - Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B 01-DN Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, theo 2 cách phân loại là kết cấu vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh. Số liệu trên bảng Cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản, và nguồn hình thành tài sản đó. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán thường có kết cấu hai phần: + Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Tài sản được chia thành hai phần: tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn. + Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng tại doanh nghiệp. Nguồn vốn được chia thành: Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Mỗi phần của Bảng cân đối kế toán đều được phản ánh theo ba cột: Mã số, số đầu năm, số cuối kỳ (quý, năm) Nội dung trong Bảng cân đối kế toán phải thoả mãn phương trình cơ bản: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn Ngoài hai phần tài sản và nguồn vốn, cấu tạo Bảng cân đối kế toán còn có phần tài sản ngoài bảng. + Phần tài sản ngoài bảng: Phản ánh những tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp đang quản lý hoặc sử dụng và một số chỉ tiêu bổ sung không thể phản ánh trong Bảng cân đối kế toán. Cơ sở số liệu để lập Bảng cân đối kế toán là các số kế toán tổng hợp và chi tiết các tài khoản loại: 0,1 , 2, 3, 4 và Bảng cân đối kế toán kỳ trước. 1. 2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và hiệu quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 phần: + Phần I: Lãi – lỗ: phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác. Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều trình bày số liệu của kỳ trước, tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo. + Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước: Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và thuế và các khoản phải nộp khác. Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều được trình bày: số còn phải nộp kỳ trước chuyển sang, số còn phải nộp phát sinh trong kỳ báo cáo, số đã nộp trong kỳ báo cáo, số còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo. + Phần III: Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được khấu trừ, được miễn giảm, được hoàn lại: phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ; đã khấu trừ và còn được khấu trừ cuối kỳ; số thuế GTGT được hoàn lại, đã hoàn lại và còn hoàn lại cuối kỳ, số thuế GTGT được miễn giảm, đã miễn giảm và còn được miễn giảm cuối kỳ. Cơ sở số liệu để lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là số kế toán trong kỳ các tài khoản từ loại 5 đến loại 9, tài khoản 333 và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03-DN Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính phản ánh các khoản thu và chi tiền trong kỳ của doanh nghiệp theo các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính: Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ ta có thể đánh giá được khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần, khả năng thanh toán, và dự đoán được luồng tiền trong kỳ tiếp theo của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần: + Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thu tiền mặt từ doanh thu bán hàng, các khoản thu bất thường bằng tiền mặt khác, chi tiền mặt trả cho người bán hoặc người cung cấp, chi trả lương nộp thuế, chi trả lãi tiền vay... + Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Các khoản thu tiền mặt như bán tài sản, bán chứng khoán đầu tư, thu nợ các Công ty khác, thu lại về phần đầu tư. Các khoản chi tiền mặt như mua tài sản mua chứng khoán đầu tư của doanh nghiệp khác... + Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu, chi liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp bao gồm các nghiệp vụ làm tăng, giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp như chủ doanh nghiệp góp vốn, vay vốn dài hạn, ngắn hạn, nhận vốn liên doanh, phát hành trái phiếu... + Có hai phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Mỗi báo cáo lập theo phương pháp khác nhau thì tuân theo nguyên tắc cơ sở số liệu và cách lập các chỉ tiêu khác nhau. Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09 – DN Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, được lập để giải thích bổ sung thông tin về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được. Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, nội dung một số chế độ kế toán được doanh nghiệp lựa chọn để áp dụng, tình hình và lý do biến động của một số đối tượng sản xuất và nguồn vốn quan trọng, phân tích một số chỉ tiêu tài sản chủ yếu và các kiến nghị của doanh nghiệp. Cơ sở số liệu lập thuyết minh báo cáo tài chính là các số kế toán kỳ báo cáo, bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước, năm trước. 1.2.3. Phương pháp phân tích tình hình tài chính. Các công cụ chủ yếu để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. + Trên bảng cân đối kế toán với tổng tài sản, tổng nguồn vốn để đánh giá từng khoản mục so với quy mô chung. + Phân tích theo chiều ngang: Phản ánh sự biến động khác của từng chỉ tiêu làm nổi bật các xu thế và tạo nên mối quan hệ của các chỉ tiêu phản ánh trên cùng một dòng của báo cáo. So sánh. + Phương pháp so sánh: So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Vì vậy, để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh và xác định mục tiêu so sánh. + Điều kiện so sánh. -Chỉ tiêu kinh tế được hình thành trong cùng một khoảng thời gian như nhau: -Chỉ tiêu kinh tế phải thống nhất về mặt nội dung và phương pháp tính toán. -Chỉ tiêu kinh tế phải cùng đơn vị đo lường. -Cùng quy mô hoạt động với điều kiện kinh doanh tương tự nhau. + Tiêu chuẩn so sánh: là các chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh (kỳ gốc) + Các phương pháp so sánh thường sử dụng -So sánh tương đối: phản ánh kết cấu mối quan hệ tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế -So sánh tuyệt đối: Cho biết khối lượng, quy mô doanh nghiệp đạt được từ các chỉ tiêu kinh tế giữa kỳ phân tích và kỳ gốc. - So sánh bình quân: Cho biết khả năng biến động của một bộ phận, chỉ tiêu hoặc nhóm chỉ tiêu. - + Phương pháp chi tiết hoá chỉ tiêu phân tích: Để phân tích một cách sâu sắc các đối tượng nghiên cứu, không thể chỉ dựa vào các chỉ tiêu tổng hợp, mà cần phải đánh giá theo các chỉ tiêu cấu thành của chỉ tiêu phân tích. Thông thường trong phân tích việc chi tiết chỉ tiêu phân tích được tiến hành theo các hướng sau. Chi tiết theo bộ phận cấu thành chỉ tiêu. Một kết quả kinh doanh biểu hiện trên các chỉ tiêu theo các bộ phận cùng với sự biểu hiện về lượng của bộ phận đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá chính xác kết quả. - Chi tiết theo thời gian chi tiế theo thời gian giúp cho việc đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh được chính xác, tìm được các giải pháp có hiệu quả cho công việc sản xuất kinh doanh, tuỳ theo đặc tính của quá trình kinh doanh, tuỳ theo nội dung kinh tế của các chỉ tiêu phân tích, tuỳ mục đích phân tích khác nhau có thể lựa chọn khoảng thời gian cân chi tiết khác nhau và chỉ tiêu chi tiết khác nhau. - Chi tiết theo địa điểm: Chi tiết chỉ tiêu phân tích theo địa điểm là xác định các chỉ tiêu phân tích theo các địa điểm thực hiện các chỉ tiêu đó . 1.2.4 Nội dung phân tích tình hình tài chính Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp tuỳ thuộc vào dữ kiện mà ban giám đốc đòi hỏi và thông tin ngưòi phân tích muốn có. Tuy nhiên, phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm những nội dung sau: 1.2.4.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính.  Đánh giá khái khái quát tình hình tài chính sẽ cung cấp một cách tổng quát nhất tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là khả quan hay không. Điều đó cho phép chủ doanh nghiệp thấy rõ thực chất của quá trình phát triển hay chiều hướng suy thoái của doanh nghiệp. Qua đó có những giải pháp hữu hiệu để quản lý.  Đánh giá khái quát tình hình tài chính trước hết căn cứ vào số liệu đã phản ánh trên bảng cân đối kế toán rồi so sánh tổng tài sản và tổng nguồn vốn giữa cuối kỳ và đầu năm để thấy được quy mô vốn mà đơn vị sử dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào sự tăng hay giảm của tổng tài sản hay nguồn vốn thì chưa đủ thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp được, vì vậy cần phải phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế toán. 1.2.4.2 Phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế toán. Để hiểu được một cách đầy đủ thực trạng tài chính cũng như tình hình sử dụng tài chính của doanh nghiệp và tình hình biến động của các khoản mục, trong bảng cân đối kế toán theo quan điểm luân chuyển vốn, tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định, chúng được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu; tức là: B Nguồn vốn = A Tài sản (I + II +IV + V (2,3) +VII) + B Tài sản (I + II + III ) (1) Cân đối (1) chỉ mang tính lý thuyết nghĩa là nguồn vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp tự trang trải các loại tài sản cho các hoạt động chủ yếu mà không phải đi vay hoặc chiếm dụng. Trong thực tế, thường xảy ra một trong hai trường hợp. Vế trái > vế phải: T rường hợp này doanh nghiệp thừa nguồn vốn không sử dụng hết nên sẽ bị chiếm dụng từ bên ngoài. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, khi nguồn vốn chủ sở hữu không đáp ứng được nhu cầu thì doanh nghiệp được phép đi vay để bổ sung vốn kinh doanh. Loại trừ các khoản vay quá hạn t hì các khoản vay ngắn hạn, dài hạn chưa đến hạn đều được coi là nguôn vốn hợp pháp. Do vậy, về mặt lý thuyết lại có quan hệ cân đối. B Nguồn vốn + A Nguồn vốn (I (1) + II) + A Tài sản (I + II + IV + V(2,3) + VI) + B Tài sản (I + II + III) (2) Cân đối (2) hầu như không xảy ra trên thực tế thường xảy ra một trong hai trường hợp Vế trái > Vế phải: Số thừa sẽ bị chiếm dụng Vế trái < Vế phải: do thiếu nguồn bù đắp nên doanh nghiệp buộc phải đi chiếm dụng vốn. Mặt khác, do tính chất cân bằng của bảng cân đối kế toán Tổng tài sản = tổng nguồn vốn nên cân đối (2 ) có thể được viết thành [ A .I (1), II + B] nguồn vốn [A. I. II. IV. V(2,3) VI + B. I. II III] tài sản = [A . III. V (1,4,5)] Tài sản [A . I (2, 3...8) III] nghiệp vụ cân đối này cho thấy số vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng (hoặc bị chiếm dụng) bằng số chênh lệch giữa số tài sản phải thu và công nợ phải trả. Việc phân tích , đánh gía tình hình tài chính thông qua phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế toán sẽ là không đầy đủ. Do đó chủ doanh nghiệp, kế toán trưởng và các đối tượng quan tâm đến tình hình doanh nghiệp phải xem xét kết cấu vốn và nguồn vốn đối chiếu với yêu cầu kinh doanh. 1.2.4.3 Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu vốn Trong nền kinh tế thị trường, thế mạnh trong cạnh tranh sẽ phụ thuộc vào tiềm lực về vốn và quy mô tài sản. Song việc phân bổ tài sản như thế nào (tỷ trọng của loại tài sản so với tổng số tài sản ra sao, cơ cấu hợp lý không mới là điều kiện tiên quyết có nghĩa là chỉ với số vốn nhiều không th
Luận văn liên quan