Luận văn Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam

Trong vài thập niên gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường (ONMT), suy thoái môi trường, sự cố môi trường và những biến đổi bất lợi của thiên nhiên đang hàng ngày, hàng giờ ảnh hưởng tới chất lượng sống của con người ở khắp nơi trên thế giới. Việt Nam là quốc gia đang phát triển cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường, như: cạn kiệt tài nguyên, mất cân bằng sinh thái, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ô nhiễm môi trường sống Sự tồn tại, phát triển của con người luôn gắn bó với tự nhiên, với môi trường xung quanh. Nhưng trong quá trình khai thác, con người đã tác động làm biến đổi tự nhiên theo chiều hướng tiêu cực. Sự phát triển kinh tế cùng với quá trình công nghiệp hoá đã làm cho các nguồn tài nguyên trở nên cạn kiệt, rừng bị tàn phá, không khí và nguồn nước bị ô nhiễm Hiện tượng trái đất nóng lên, khí hậu có những diễn biến bất thường, thiên tai diễn ra với quy mô, mức độ tàn phá ngày một lớn và khó kiểm soát. Các cuộc khủng hoảng năng lượng trở nên nghiêm trọng, sức khoẻ của con người bị đe doạ bởi những căn bệnh hiểm nghèo

doc27 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7089 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Pháp luật về BVMT trong hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong vài thập niên gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường (ONMT), suy thoái môi trường, sự cố môi trường và những biến đổi bất lợi của thiên nhiên đang hàng ngày, hàng giờ ảnh hưởng tới chất lượng sống của con người ở khắp nơi trên thế giới. Việt Nam là quốc gia đang phát triển cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường, như: cạn kiệt tài nguyên, mất cân bằng sinh thái, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ô nhiễm môi trường sống… Sự tồn tại, phát triển của con người luôn gắn bó với tự nhiên, với môi trường xung quanh. Nhưng trong quá trình khai thác, con người đã tác động làm biến đổi tự nhiên theo chiều hướng tiêu cực. Sự phát triển kinh tế cùng với quá trình công nghiệp hoá đã làm cho các nguồn tài nguyên trở nên cạn kiệt, rừng bị tàn phá, không khí và nguồn nước bị ô nhiễm… Hiện tượng trái đất nóng lên, khí hậu có những diễn biến bất thường, thiên tai diễn ra với quy mô, mức độ tàn phá ngày một lớn và khó kiểm soát. Các cuộc khủng hoảng năng lượng trở nên nghiêm trọng, sức khoẻ của con người bị đe doạ bởi những căn bệnh hiểm nghèo… Đối với Việt Nam, sự nghiệp đổi mới sau hơn 25 năm đã đạt được những thành tựu nhất định, đất nước vững bước trên con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Đường lối đối ngoại mở rộng, hội nhập quốc tế cũng đã mở ra những cơ hội lớn để hợp tác đầu tư, sản xuất, kinh doanh, phát triển về mọi mặt. Song, sự phát triển của nền kinh tế lại không đi đôi với những tiến bộ trong BVMT, tài nguyên bị khai thác một cách lãng phí, ô nhiễm môi trường trầm trọng. “Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, GDP tăng 1%, chất thải tăng 3%. Nếu chúng ta tiếp tục tình trạng này, chúng ta sẽ phải trả giá rất đắt tại thời điểm hiện nay và thế hệ mai sau. Chất lượng cuộc sống sẽ giảm và không bảo đảm thực hiện được ba mục tiêu phát triển bền vững là tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và BVMT” Dẫn lời ông Nghiêm Vũ Khải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường Quốc hội. . Thực tế đã cho thấy, thiệt hại về môi trường là những thiệt hại có tính nghiêm trọng. Nó làm phát sinh những thiệt hại tiềm ẩn cho tính mạng, sức khỏe và tài sản của con người. Đã đến lúc chúng ta phải xem xét và đánh giá lại một cách toàn diện để bảo đảm rằng phát triển phải đồng hành với bảo vệ, gìn giữ môi trường sống, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo đảm phát triển bền vững, công bằng và hài hòa các lợi ích. Trong các hoạt động khai thác Tài nguyên Thiên nhiên (TNTN) thì hoạt động Khai thác khoáng sản làm mất đi vĩnh viễn nguồn tài nguyên không tái tạo. Làm suy thoái, cạn kiệt nhanh chóng các nguồn tài nguyên sinh học đi kèm: rừng, nguồn nước, đất đai và đa dạng sinh học… Sau khi khai thác, môi trường vùng mỏ hầu như không thể hoàn nguyên và phục hồi vì đòi hỏi công nghệ và đầu tư chi phí rất lớn. Để nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước và trách nhiệm của chính quyền các cấp, của cơ quan nhà nước, tổ chức và mọi cá nhân trong việc BVMT, Luật BVMT năm 2005 đã khẳng định “BVMT là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân” Khoản 2, Điều 4, L. BVMT 2005 . Và pháp luật là một trong những công cụ hữu hiệu góp phần quan trọng trong việc điều chỉnh và xử lý những hành vi của con người trong mối quan hệ với môi trường. Việc phát triển kinh tế - xã hội nhưng thiếu quan tâm đến BVMT, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên trong thời gian vừa qua đã gióng lên những hồi chuông cảnh tỉnh đối với toàn xã hội. Đặt ra những yêu cầu cấp thiết trong việc cải thiện tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở các sông suối, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đại hội XI của Đảng đã nhận định: “Môi trường ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng; tài nguyên, đất đai chưa được quản lý tốt, khai thác và sử dụng kém hiệu quả, chính sách đất đai có mặt chưa phù hợp” Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 93 . Vì vậy, BVMT (BVMT) ngày càng trở thành một trong những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước. Có thể nói, việc phân tích thực trạng khai thác môi trường tự nhiên, đặc biệt là trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, nhằm đề xuất những giải pháp cải thiện, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đối với việc BVMT trong hoạt động khai thác khoáng sản ở cả về phương diện lý luận và phương diện thực tiễn Việt Nam hiện nay là việc làm mang tính cấp thiết. Vì lý do đó, tôi chọn đề tài “Pháp luật về BVMT trong hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam” với tư cách là một Luận văn Thạc sỹ chuyên sâu. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài (Viết phần này chưa được em ạ… Một là, số tài liệu em sưu tầm còn rất ít; Hai là, phải trình bày người ta đã viết được gì và thiếu gì; Ba là, phải khái quát được những hướng nghiên cứu chính. Ví dụ: Hướng thứ nhất, những công trình nghiên cứu khái quát về môi trường và bảo vệ môi trường; Hướng thứ hai, những công trình nghiên cứu về pháp luật bảo vệ môi trường; Hướng thứ ba, những công trình đi sâu về pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực khai thác khoáng sản… ) =>tài liệu thường đưa vào phần này ít thôi vì không muốn gây loãng nội dung . Mình chỉ nêu những tài liệu liên quan tới mình, còn sau này trong mục tài liệu tham khảo sẽ liệt kê những tài liệu mà mình thham khảo. Hơn nữa, việc họ viết đã được gì và thiêu gì sẽ là vốn để mình trình bày trong bài của mình chứ không nêu nhiều ở đây. Bên cạnh đó, khi liệt kê tài liệu mình đang liệt kê theo chuẩn của luận văn, nghĩa là sẽ theo vần ABC của tác giả. Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu các vấn đề về môi trường, ô nhiễm môi trường, các hoạt động khoáng sản và đề xuất những giải pháp đối với các cơ quan quản lý nhà nước và toàn xã hội để khắc phục tình trạng suy thoái mội trường đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Hiện nay, ngoài một số bài báo, Các công trình khoa học, công trình nghiên cứu đáng chú ý như: PGS.TS Nguyễn Đức Khiển, Luật và các tiêu chuẩn chất lượng môi trường, NXB Hà Nội, 2002; Trần Hồng Hà, Xã hội học môi trường, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội (2008); THs. Bùi Đức Hiển, Quyền được sống trong môi trường trong lành ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Luật học số 11/2011; Hoàng Hưng và Nguyễn Thị Kim Loan, Con người và môi trường, Nxb.Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh (2005); Hoàng Phúc, Trách nhiệm BVMT của tổ chức và công dân, Nxb. Lao động xã hội, Hà Nội (2008); Mai Hữu Quyết, Pháp luật về đánh giá môi trường chiến lược ở Việt Nam – Thực trạng và hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sỹ Luật học năm 2010, Trường đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh. Trần Thanh Thủy và Nguyễn Việt Dũng, Khai thác khoáng sản và giảm nghèo: Mối quan hệ trái chiều và một số vấn đề chính sách, Trung tâm Con người và Thiên nhiên, Hà nội (2010); Trần Thanh Thủy, Trịnh Lê Nguyên và Nguyễn Việt Dũng, Khoáng sản – Phát triển – Môi trường: đối chiếu giữa lý thuyết và thực tiễn, Trung tâm Con người và Thiên nhiên, Hà nội (2012)... Các công trình trên làm rõ một số vấn đề về Môi trường và Hoạt động bảo vệ môi trường nói chung, đề cập tới một số khía cạnh nào đó trong hoạt động khai thác khoáng sản. Trước những yêu cầu của thực tế, cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện, chuyên sâu, tiếp cận với góc độ khoa học pháp lý về vấn đề Pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản. Chính vì vậy, đề tài “Pháp luật về BVMT trong hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam” mang ý nghĩa lý luận cho việc xây dựnng những quy định về pháp luật đầy đủ và phù hợp với thực trạng khai thác khoáng sản ỏ Việt Nam. Là cơ sở pháp lý cho việc áp dụng các biện pháp nhằm BVMT trong hoạt động khai thác khoáng sản. Cùng với những kiến nghị của đề tài, hi vọng sẽ mang lại những kết quả thiết thực cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật BVMT trong hoạt động khai thác khoáng sản. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài. * Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về Môi trường, BVMT, BVMT trong hoạt động khai thác khoáng sản tại Việt Nam; làm rõ những quy định của pháp luật về BVMT trong hoạt động Khai thác khoáng sản; nghiên cứu thực tiễn về thực trạng khai thác khoáng sản, từ đó rút ra những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về BVMT trong hoạt động khai thác khác khoáng sản ở Việt Nam. * Nhiệm vụ nghiên cứu. Với mục đích trên, Đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau : Phân tích làm rõ cơ sở lý luận về Môi trường, Bảo vệ Môi trường, BVMT trong hoạt động khai thác khoáng sản; Phân tích, làm rõ thực trạng của hoạt động khai thác khoáng sản tại Việt Nam theo các quy định của L. BVMT năm 2005; Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác khoáng sản, Bảo vệ tài nguyên môi trường. Hướng hoàn thiện dưới góc độ pháp lý trong lĩnh vực khai thác khoáng sản để phù hợp hơn với yêu cầu thực tế. * Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài - Đối tượng nghiên cứu: (1) Môi trường, Bảo vệ Môi trường và pháp luật về BVMT trong hoạt động khai thác khoáng sản; (2) Thực trạng của hoạt động Khai thác khoáng sản ở Việt Nam (3) Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp lý cũng như các đề xuất hoàn thiện của Pháp luật về Bảo vệ môi trường trong Hoạt động Khai thác Khoáng sản. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn; nghiên cứu thực trạng về hoạt động khai thác khoáng sản ở một số địa phương: Các dự án khai thác khoáng sản trọng điểm: Mỏ vàng (Quảng Nam), Vàng sa khoáng trên khu vực Sông Đăc-rông, dự án Bô-xit (Tây Nguyên)... Số liệu chứng minh được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến nay. 4. Cơ sở lý luận và Phương pháp luận của Đề tài - Cơ sở lý luận của Đề tài: các luận điểm tiên tiến trong khoa học lý luận về môi trường, Bảo vệ môi trường, Khoáng sản và BVMT trong hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam; Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu tác giả cũng tham khảo các luận điểm khác nhau trong các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước, cũng như các văn bản pháp luật trong Lĩnh vực BVMT và Hoạt động khoáng sản. - Cơ sở phương pháp luận: Phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng đồng bộ các phương pháp nghiên cứu đặc trưng của bộ môn Luật môi trường, như: phân tích (các quy phạm của hoạt động khai thác khoáng sản), tổng hợp (các quan điểm khoa học của các luật gia trong từng vấn đề tương ứng được nghiên cứu), thống kê, so sánh, logic… 5. Ý nghĩa khoa học của đề tài Thứ nhất, lĩnh vực khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản được nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện cả về lý luận, luật thực định và thực tiễn thi hành. Thứ hai: Trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, đề xuất những giải pháp cụ thể góp phần nhỏ trong việc đưa ra những giải pháp hoàn thiện các quy định lên quan tới Hoạt động khai thác khoáng sản và Bảo vệ Môi trường trong lĩnh vực khai thác khoáng sản. Thứ ba: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu giảng dạy và là tư liệu để các nhà khoa học tham khảo trong nghiên cứu khoa học. Đề tài là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, có thể giúp ích phần nào trong việc hiểu biết một cách sâu sắc, đầy đủ và vận dụng đúng đắn các quy định của pháp luật. Là một tài liệu nghiên cứu có giá trị với các Nhà khoa học, nhà quản lý trong quát trình lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng hệ thống pháp luật; là tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy và học tập ở các trường đại học, các chuyên ngành về Luật Môi trường. Đồng thời cũng là nguồn tài liệu để cán bộ làm công tác môi trường tham khảo và vận dụng đúng đắn các quan điểm cũng như những quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề BVMT, nhất là trong giai đoạn cả nước đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ tư: Những kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị cho sự nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về BVMT trong lĩnh vực khai thác khoáng sản. 6. Kết cấu của Đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về Môi trường và BVMT trong hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam. Chương 2: Pháp luật về BVTM trong Hoạt động khai thác khoáng sản. Chương 3: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện của Pháp luật về BVMT trong Hoạt động Khai thác Khoáng sản tại Việt Nam DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT L. BVMT: Luật BVMT TNTN: Tài Nguyên thiên nhiên NN&PL: Nhà nước và Pháp luật CQNN: Cơ quan Nhà nước BVMT: BVMT ONMT: Ô nhiễm môi trường STMT: Suy thoái môi trường… Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ BVMT TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN Ở VIỆT NAM Khái niệm chung về môi trường và BVMT 1.1.1 Định nghĩa về môi trường Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con. Môi trường của một hệ thống đang xem xét cần phải có tính tương tác với hệ thống đó. Một định nghĩa rõ ràng hơn như: Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế. Theo nghĩa rộng (Từ điển Tiếng Việt phổ thông của Viện Ngôn ngữ học, 2002): “Môi trường là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội, trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người hay sinh vật ấy” => Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ư muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú. Môi trường xă hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xă, họ tộc, gia đ́nh, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi trường xă hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác. Khái niệm về môi trường trong lĩnh vực pháp lý: Theo khoản 1 Điều 3 Luật BVMT 2005: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. => So sánh hai khái niệm này: * Giống nhau: nói đến môi trường là nói đến điều kiện tự nhiên: đất, nước, không khí, ánh sáng, âm thanh, các hệ thực vật, hệ động vật… * Khác nhau: - Môi trường theo nghĩa rộng: là tất cả các nhân tố tự nhiên và xă hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xă hội... Môi trường theo nghĩa hẹp: không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xă hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. 1.1.2 Định nghĩa về BVMT - Theo quan điểm chung: BVMT là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. BVMT nhằm bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân, bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành, phục vụ sự nghiệp phát triển lâu bền của đất nước. - Theo quan điểm của Luật. BVMT: Hoạt động BVMT là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học - Khoản 3, điều 3 L.BVMT. Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường, thống nhất quản lý BVMT trong cả nước, có chính sách đầu tư, BVMT, có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về BVMT. BVMT là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm BVMT, thi hành pháp luật về BVMT, có quyền và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về BVMT. Nghiêm cấm mọi hành vi làm suy thoái môi trường, gây ô nhiễm môi trường, gây sự cố môi trường. Vì vậy mọi hoạt động, nhất là đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải tuân thủ các qui định của luật BVMT. - Các biện pháp BVMT * Biện pháp tổ chức chính trị: - Là việc BVMT thông qua hoạt động của các Đảng phái, các tổ chức chính trị. Các đảng phải, các tổ chức này đưa ra cương lĩnh chủ trương BVMT và lãnh đạo cộng đồng thực hiện qua đó vừa nhằm mục đích BVMT vừa nhằm mục đích củng cố uy tín địa vị chính trị của tổ chức. - Vấn đề BVMT bằng biện pháp tổ chức chính trị ở Việt Nam: + Đảng cộng sản đưa ra chủ trương đường lối về BVMT và lãnh đạo nhà nước thực hiện. + Kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. + Tổ chức các sinh hoạt chuyên đề về môi trường Cách thức thực hiện này khác với các nước khác là nhà nước không thành lập đảng phái về môi trường mà chủ trương đường lối của Đảng đưa ra được thể chế hóa về pháp luật - Ý nghĩa của biện pháp này trong việc BVMT bao gồm: + Vấn đề về BVMT trở thành các nhiệm vụ chính trị mỗi khi các tổ chức chính trị, đảng phái đưa chúng vào cương lĩnh hoạt động của mình + Bằng vận động chính trị, vấn đề BVMT sẽ được thể chế hóa thành các chính sách pháp luật. Tuy nhiên, biện pháp chính trị mang tính định hướng vĩ mô nên hiệu quả thực tiễn là không cao. * Biện pháp kinh tế. Là việc sử dụng nguồn lực kinh tế để BVMT với 2 hình thức cơ bản là sử dụng nguồn tài chính tập trung và sử dụng phương pháp kích thích lợi ích kinh tế. Sử dụng nguồn tài chính tập trung là sử dụng ngân sách nhà nước, quỹ BVMT quốc gia…cho việc BVMT Kích thích lợi ích kinh tế để BVMT gồm các biện pháp + Hộ trợ tài chính cho những dự án BVMT tích cực. + Ưu đãi về đất đai + Miễn phải giảm thuế đối với các dự án BVMT tích cực. Áp dụng thuế suất cao đối với các dự án gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. + Áp dụng thuế môi trường đối với các sản phẩm ảnh hướng xấu lâu dài đến môi trường + Ưu đãi về thị trường tiêu thụ sản phẩm + Áp dụng biện pháp ký quỹ đặt cọc đối với một số hoạt động ảnh hưởng xấu đối với môi trường. Ý nghĩa: Sử dụng biện pháp kinh tế tức là dùng những lợi ích vật chất để kích thích chủ thể thực hiện những hoạt động có lợi cho môi trường cho cộng động. Biện pháp kinh tế rất phong phú và đa dạng và thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp từ đó góp phần khuyến khích và nâng cao ý thức của các doanh nghiệp trong việc BVMT. Về cơ bản các biện pháp kinh tế thường mang lại hiệu quả cao hơn trong BVMT so với các biện pháp khác. * Biện pháp khoa học công nghệ Là việc sử dụng các giải pháp khoa học công nghệ và kỹ thuật trong việc BVMT. Là biện pháp quan trọng không thế thiếu trong việc BVMT do môi trường được tạo bởi nhiều yếu tố phức tạp cùng với đó là trình độ khoa học kỹ thuật phát triển nên các vấn đề như xử lý rác thải, bảo vệ tầng Ozon cần sử dụng biện pháp khoa học công nghệ. * Biện pháp giáo dục. Là biện pháp tuyên truyền vận động người dân tham gia BVMT. Các hình thức: + Đưa giáo dục ý thức BVMT vào chương t
Luận văn liên quan