Nền giáo dục hiện đại là nền giáo dục phải đào tạo ra những con
người có khả năng tạo ra năng suất lao động cao, luôn tích cực phấn đấu đạt
hiệu quả trong mọi lĩnh vực hoạt động vì lợi ích của đất nước, của xã hội và
của bản thân. Trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá mạnh mẽ ở cuối
thế kỷ XX và đầu thế kỉ thứ XXI, đất nước ta đang phấn đấu vươn lên ngang
tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới, cố gắng trở thành một đất
nước phát triển dựa vào tri thức , vào tư duy sáng tạo và tài năng sáng chế
của con người. Bên cạnh đó, sự phát triển như vũ bão của tri thức khoa học
và công nghệ thông tin cũng đã cung cấp một khối lượng tri thức khổng lồ,
ngày càng chuyên môn hoá và phức tạp trong mọi lĩnh vực. Trước bối cảnh
đó, việc đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo con người đang trở nên
cấp bách, nhằm phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước
157 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1534 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát huy tính tích cực, tự lực học tập của học sinh trong dạy học chương “Từ trường” lớp 11 THPT ban Khoa học tự nhiên với sự hỗ trợ của máy vi tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành công trình nghiên cứu của mình, ngoài nỗ lực của bản thân,
tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, hướng dẫn và giúp đỡ của người thân, thầy
cô và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Khoa học Công nghệ -
Sau Đại học, Ban Chủ nhiệm khoa Vật lí trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí
Minh. Đặc biệt, tôi xin chân thành biết ơn thầy hướng dẫn – TS. Phạm Thế Dân -
đã tận tình hướng dẫn, khuyến khích tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu và các thầy, cô giáo tại
trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi
học tập và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, những người thân yêu,
bạn hữu đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian học tập vừa qua.
Với lòng tri ân, tôi xin chúc mọi người luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành
công.
TP.Hồ Chí Minh , tháng 6 năm 2008
NGUYỄN THỊ NGỌC DIỄM
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nền giáo dục hiện đại là nền giáo dục phải đào tạo ra những con
người có khả năng tạo ra năng suất lao động cao, luôn tích cực phấn đấu đạt
hiệu quả trong mọi lĩnh vực hoạt động vì lợi ích của đất nước, của xã hội và
của bản thân. Trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá mạnh mẽ ở cuối
thế kỷ XX và đầu thế kỉ thứ XXI, đất nước ta đang phấn đấu vươn lên ngang
tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới, cố gắng trở thành một đất
nước phát triển dựa vào tri thức , vào tư duy sáng tạo và tài năng sáng chế
của con người. Bên cạnh đó, sự phát triển như vũ bão của tri thức khoa học
và công nghệ thông tin cũng đã cung cấp một khối lượng tri thức khổng lồ,
ngày càng chuyên môn hoá và phức tạp trong mọi lĩnh vực. Trước bối cảnh
đó, việc đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo con người đang trở nên
cấp bách, nhằm phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước.
Công cuộc đổi mới phương pháp giáo dục đã đề ra những yêu cầu mới
đối với hệ thống giáo dục , được thể hiện cụ thể trong Luật giáo dục, Điều
24.2 : “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy được tính tích cực ,
tự giác , chủ động , sáng tạo của học sinh , phù hợp với đặc điểm của từng
lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học , rèn luyện kĩ năng , vận
dụng kiến thức vào thực tiễn , tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng
thú học tập cho học sinh” [11, tr.9] . Như vậy, theo định hướng đổi mới giáo
dục hiện nay , chúng ta cần xác định rõ hai nhân tố:
Người học : vừa là mục tiêu , vừa là động lực đổi mới cách dạy,cách
học. Học sinh phải chuyển từ vai trò thụ động ghi chép sang vai trò tích cực ,
chủ động tìm kiếm kiến thức dưới sự hướng dẫn và chỉ đạo của giáo viên.
Người dạy : là lực lượng nòng cốt trong việc đổi mới cách dạy và cách
học. Giáo viên phải chuyển từ vai trò là người chủ động truyền đạt sang vai
trò người tổ chức , điều khiển , hướng dẫn và giúp đỡ hoạt động học tập của
học sinh.
Trước tình hình thực tiễn đó, với xu hướng “ đặt học sinh là chủ thể
của hoạt động nhận thức , thông qua hoạt động tự lực , tự giác , tích cực của
bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức” [20, tr.14], trong những năm qua, ngành
giáo dục nước ta đã đề cập đến việc sử dụng máy vi tính như một phương
tiện dạy học hiện đại, hỗ trợ giáo viên và học sinh một cách đắc lực trong
việc truyền thụ và lĩnh hội tri thức , giúp tra cứu , tìm hiểu thêm thông tin.
Chính vì vậy , với mong muốn góp một phần nhỏ trong công cuộc đổi
mới trong lĩnh vực giáo dục hiện nay, tôi đã chọn đề tài : “Phát huy tính tích
cực, tự lực học tập của học sinh trong dạy học chương “Từ trường” lớp 11
THPT ban Khoa học tự nhiên với sự hỗ trợ của máy vi tính” làm đề tài
nghiên cứu luận văn của mình.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Mục đích của đề tài là tìm kiếm những biện pháp cơ bản nhằm phát
huy tính tích cực , tự lực học tập của học sinh trong dạy học chương “Từ
trường ” lớp 11 THPT ban Khoa học tự nhiên với sự hỗ trợ của máy vi tính.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Khách thể nghiên cứu : Học sinh lớp 11 THPT ban Khoa học tự
nhiên trong quá trình học tập chương “Từ Trường” .
Đối tượng nghiên cứu : Quá trình dạy học chương “Từ Trường” lớp
11 THPT ban Khoa học tự nhiên nhằm phát huy tính tích cực , tự lực
học tập của học sinh với sự hỗ trợ của máy vi tính.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC – Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU
Nếu tìm kiếm được những biện pháp tác động với sự hỗ trợ của máy
vi tính một cách phù hợp thì sẽ phát huy được tính tích cực , tự lực học tập
của học sinh trong dạy học chương “Từ Trường” lớp 11 THPT ban Khoa học
tự nhiên , đồng thời sẽ nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức và bồi
dưỡng những kĩ năng tương ứng cho học sinh.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Tìm kiếm những biện pháp cơ bản nhằm phát huy tính tích cực , tự
lực học tập của học sinh trong dạy học chương “Từ Trường” lớp 11 THPT
ban Khoa học tự nhiên với sự hỗ trợ của máy vi tính ở trường THPT
Nguyễn Thượng Hiền ,TP.HCM.
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đạt được những mục đích trên , đề tài có những nhiệm vụ cơ bản
sau :
Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc dạy học vật lí nhằm tìm hiểu những
biện pháp phát huy tính tích cực , tự lực học tập của học sinh trong
dạy học vật lí với sự hỗ trợ của máy vi tính và vận dụng vào quá trình
dạy học những kiến thức cụ thể của chương “Từ Trường” lớp 11
THPT ban Khoa học tự nhiên .
Phân tích những nội dung kiến thức cần dạy trong chương “Từ
Trường” lớp 11 THPT ban Khoa học tự nhiên .
Tìm hiểu thực tế dạy học chương “ Từ Trường” ở các trường THPT .
Thông qua đó, tìm hiểu nguyên nhân của những khó khăn , sai lầm và
sơ bộ đề ra hướng khắc phục.
Soạn thảo tiến trình dạy học chương “Từ Trường” lớp 11 THPT ban
Khoa học tự nhiên nhằm phát huy tính tích cực , tự lực học tập của
học sinh với sự hỗ trợ của máy vi tính.
Thiết kế bài giảng điện tử cho từng bài cụ thể của chương “Từ
Trường” lớp 11 THPT ban Khoa học tự nhiên .
Thiết kế trang Web về những kiến thức thuộc chương “Từ trường” lớp
11 THPT ban Khoa học tự nhiên. Soạn thảo những phiếu học tập, giao
nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu, mở rộng kiến thức qua mạng
internet. Giáo viên và học sinh có thể tương tác , trao đổi ý kiến qua
thư điện tử.
Soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra kết quả học tập mà học
sinh đạt được sau khi học chương “Từ Trường” lớp 11 THPT ban
Khoa học tự nhiên bằng phần mềm Hot Potatoes.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT nhằm xác định mức
độ phù hợp , tính khả thi và tính hiệu quả khi vận dụng những biện
pháp cơ bản nhằm phát huy tính tích cực , tự lực học tập của học sinh
trong quá trình dạy học chương “Từ Trường” lớp 11 THPT ban Khoa
học tự nhiên với sự hỗ trợ của máy vi tính
Đề xuất một số ý kiến , nhận xét.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1 . Phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu các tài liệu lí luận dạy học nhằm tìm hiểu về các quan
điểm dạy học hiện nay, tìm hiểu những biện pháp phát huy tính tích
cực , tự lực học tập của học sinh trong dạy học vật lí với sự hỗ trợ của
máy vi tính .
Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập
(định tính và định lượng) để xác định nội dung, cấu trúc lôgic của các
kiến thức mà học sinh cần nắm vững .
Nghiên cứu những tài liệu hướng dẫn sử dụng công nghệ thông tin
trong dạy học , cụ thể là việc thiết kế bài giảng điện tử, thiết kế
Website , phần mềm trắc nghiệm Hot Potatoes, tìm kiếm thông tin ,
khai thác dữ liệu từ internet , cách sử dụng thư điện tử (email) để thể
hiện sự tương tác giữa giáo viên và học sinh .
Dựa trên cơ sở nghiên cứu lí luận , thiết kế tiến trình dạy học từng bài
cụ thể của chương “Từ Trường” lớp11 THPT ban Khoa học tự nhiên
nhằm phát huy tính tích cực, tự lực học tập của học sinh với sự hỗ trợ
của máy vi tính .
7.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế dạy học chương “Từ
Trường” lớp 11 THPT
Tìm hiểu thực tế dạy học chương “Từ Trường” lớp 11 THPT thông
qua dự giờ, trao đổi với giáo viên , sử dụng phiếu điều tra ở một số
trường THPT trong phạm vi TP. HCM , phân tích kết quả và sơ bộ đề
xuất nguyên nhân của những khó khăn , sai lầm và hướng khắc phục.
7.3. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
Tiến hành TNSP nhằm kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học
mà đề tài luận văn đã đặt ra là : Nếu tìm kiếm được những biện pháp
tác động với sự hỗ trợ của máy vi tính một cách phù hợp thì sẽ phát
huy được tính tích cực , tự lực học tập của học sinh trong dạy học
chương “Từ Trường” lớp 11 THPT ban Khoa học tự nhiên , đồng thời
sẽ nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức và bồi dưỡng những kĩ
năng tương ứng cho HS.
Xử lí số liệu và phân tích kết quả các bài kiểm tra trắc nghiệm đánh
giá quá trình học tập chương “Từ Trường” lớp 11 THPT ban Khoa
học tự nhiên của học sinh.
Đề xuất những nhận xét sau thực nghiệm sư phạm, đánh giá tính khả
thi của tiến trình. Phân tích những ưu, nhược điểm và điều chỉnh lại
cho thật phù hợp nếu cần thiết.
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC , TỰ LỰC
HỌC TẬP CỦA HỌC SINH VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA MÁY VI TÍNH
1.1.Phát huy tính tích cực, tự lực học tập của học sinh
1.1.1. Bản chất của quá trình dạy học
Quá trình dạy học nhằm trang bị cho HS hệ thống những tri thức, kỹ năng, kỹ
xảo, phát triển năng lực hoạt động trí tuệ và hình thành thế giới quan khoa học, giáo
dục các phẩm chất tốt đẹp cho họ.
Bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của người học.
Hoạt động nhận thức được tiến hành trong quá trình dạy học với những điều kiện sư
phạm nhất định, có sự hướng dẫn, tổ chức và điều khiển của GV.
Quá trình dạy học gồm hai hoạt động đặc trưng cơ bản là hoạt động dạy và
hoạt động học .
1.1.1.1. Bản chất của hoạt động dạy
Hoạt động dạy học là hoạt động của GV nhằm tổ chức, điều khiển hoạt động
học của HS ( bao gồm hoạt động chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức), nhằm giúp cho
HS có thể lĩnh hội văn hoá xã hội, tạo ra sự phát triển tâm lý và nhân cách của họ.
Trong hoạt động dạy, người thầy đóng vai trò là chủ thể .Vì nhận thức học tập
của HS là nhận thức cái mà nhân loại đã biết, nên chức năng của người thầy trong
hoạt động dạy là không nhằm sáng tạo ra tri thức mới, không làm nhiệm vụ tái tạo
lại tri thức cũ. Ở đây, nhiệm vụ chủ yếu, đặc trưng của người thầy là nhằm tổ chức
quá trình tái tạo tri thức ở HS. Muốn làm được điều này, cần thấy rằng, cái cốt lõi
trong hoạt động dạy học là làm sao tạo ra được tính tích cực, tự giác, trong hoạt
động học tập của HS.
Mặt khác, nếu rèn luyện cho HS có được phương pháp, kỹ năng, thói quen ý
chí tự học, biết linh hoạt vận dụng những điều đã học vào tình huống mới thì sẽ tạo
cho họ hứng thú, lòng ham học, khơi dậy tiềm năng vốn có trong mỗi người, góp
phần làm cho kết quả học tập tăng lên gấp bội, giúp HS thích ứng với cuộc sống
cộng đồng. Vì vậy, dạy học đóng vai trò rất quan trọng.
Ngày nay, song song với hoạt động dạy, người ta còn nhấn mạnh vai trò của
người học và tri thức hoạt động học, cố tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động
sang học tập tích cực, tự lực, chủ động sáng tạo. Để tạo ra sự chuyển biến đó, GV
có thể sử dụng những biện pháp khác nhau như : tiến hành thí nghiệm , sử dụng các
phương tiện dạy học trực quan , tổ chức các tình huống học tập kết hợp với sự hỗ
trợ của công nghệ thông tin Tuy nhiên , do những hạn chế về cơ sở vật chất , về
số lượng dụng cụ thí nghiệm, thời gian và hiệu quả giảng dạy , biện pháp tiến hành
thí nghiệm và sử dụng phương tiện trực quan không thể hiện được vai trò phát huy
tính tích cực, tự lực học tập của HS một cách rõ rệt. Chính vì vậy , thông qua sự hỗ
trợ của máy vi tính và các tình huống học tập, GV có thể tạo ra sự chuyển biến này.
Các mối quan hệ giữa GV, HS và tư liệu hoạt động dạy được thể hiện như
sau:
GV tổ chức, thiết kế quy trình dạy học như : xác định mục tiêu, nhiệm vụ dạy
học, lựa chọn nội dung, dự kiến các tình huống sư phạm có thể nảy sinh, thông qua
sự hỗ trợ của máy vi tính, GV có thể kiểm tra, hướng dẫn hoạt động tự học của HS,
từng bước dẫn dắt người học giải quyết các vấn đề, phát hiện ra những tri trức, kỹ
năng , phương pháp mới.
HS -khách thể của hoạt động dạy, chủ thể của nhận thức, phải không ngừng
phát huy tính tích cực, tự lực trong học tập, thông qua đó HS có thể chiếm lĩnh kiến
thức, phát triển tâm lý, năng lực trí tuệ và hoàn thiện nhân cách của bản thân.
Tư liệu hoạt động dạy học giúp cho GV có thể tổ chức, cung cấp tư liệu, tạo
tình huống cho hoạt động của HS. Mặt khác, thông qua tư liệu dạy học, HS có thể
thích ứng với các tình huống học tập, thực hiện hành động chiếm lĩnh kiến thức cho
bản thân.Với sự hỗ trợ của máy vi tính , giáo viên có thể trình chiếu các tư liệu dạy
học, ngược lại, bản thân cá nhân HS cũng có thể tự tìm kiếm tư liệu học tập qua
khai thác mạng internet.
Theo lý luận dạy học, có ba cách tiếp cận hoạt động học từ phía người dạy:
Chú ý đến sản phẩm của học: Ví dụ: Học xong vấn đề này thì HS đạt được
mục tiêu gì về kiến thức, kỹ năng, thái độ? GV cần xác định rõ mục tiêu đó
và tìm cách truyền đạt, làm mẫu thích hợp cho HS.
Quan tâm đến quá trình học .Ví dụ: HS phải cần những thao tác tư duy nào
để nắm được kiến thức? HS phải trải qua hoạt động thực hành nào để có
được kỹ năng? Vai trò của GV là tổ chức các hoạt động thực hành thích hợp
để HS đạt được mục tiêu học tập.
Quan tâm đến những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn học tập, trong cuộc
sống cộng đồng. Ví dụ : Hiện tượng sắp học mâu thuẫn hoặc vượt ra ngoài
khái niệm, định luật đã học trước đó như thế nào? Vai trò của GV là nhằm tổ
chức các tình huống có vấn đề, hướng HS nhận dạng vấn đề, tổ chức cho HS
giải quyết vấn đề .
Cả ba cách tiếp cận trên đều nhằm nâng cao hiệu quả học tập. Học thông qua
tập dượt, giải quyết vấn đề thì càng làm cho kiến thức vững chắc vì khi đó, quá
trình tư duy được thực hiện một cách tích cực.
Như vậy, trong dạy học, GV không còn đóng vai trò người truyền đạt kiến
thức mà là người gợi mở, hướng dẫn, tổ chức, cố vấn, trọng tài cho các hoạt động
tìm tòi, tranh luận của HS. Do đó, ngoài việc nắm vững trình độ chuyên môn, người
thầy còn phải am hiểu sâu sắc học sinh, tổ chức, hướng dẫn họ hoạt động, giúp cho
HS tiến bộ nhanh trên con đường học tập tự lực , kết hợp với việc sử dụng có hiệu
quả các phương tiện dạy học hiện đại.
1.1.1.2. Bản chất của hoạt động học
Học là hoạt động nhận thức đặc biệt, là sự biến đổi thông tin bên ngoài thành
tri thức bên trong con người. Học là một hoạt động đặc thù của con người
được điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ
xảo mới, những hình thức hành vi và những dạng hoạt động nhất định.Thông
qua hoạt động học, chủ thế chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội, lịch sử, biến
thành năng lực thể chất và tinh thần của cá nhân, giúp cho sự hình thành và
phát triển nhân cách cá nhân.
Mục đích cuối cùng mà hoạt động học hướng tới là nhằm chiếm lĩnh tri thức,
kỹ năng , kỹ xảo của xã hội thông qua sự tái tạo của cá nhân người học. Vì
vậy với cách học “thụ động , tiếp nhận một chiều” khá phổ biến hiện nay thì
việc tái tạo trên sẽ không thể thực hiện được. Do đó, người học phải tích cực
tiến hành các hoạt động học tập của mình bằng chính ý chí tự giác, sáng tạo
và năng lực trí tuệ của bản thân.
Hoạt động học là hoạt động hướng vào làm thay đổi chính người học. Thật
vậy, khi chủ thể của hoạt động học chiếm lĩnh tri thức (đối tượng của hoạt
động học) thì nội dung của nó không hề thay đổi.Thông qua đó, tâm lý của
chủ thể thay đổi và phát triển, sức mạnh vật chất, tinh thần của họ càng được
huy động trong học tập.Từ đó người học mới dành được điều kiện khách
quan để hoàn thiện chính mình.
Hoạt động học là hoạt động được điều khiển một cách có ý thức nhằm tiếp
thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Sự tiếp thu những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đòi
hỏi tính tự giác cao của người học.
Ngoài ra, hoạt động học còn hướng đến việc tiếp thu cả phương pháp dành
tri thức (cách học). Hoạt động học chỉ có thể đạt kết quả cao khi người học
biết cách học.
Học là hoạt động tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh, bao gồm các
thành phần [4, tr.6,7] :
Thành phần động cơ : gồm nhu cầu, hứng thú, động cơ, đảm bảo thu
hút và duy trì tính tích tích cực, tự lực học tập ở HS.
Thành phần định hướng: HS phải ý thức được mục đích của hoạt
động nhận thức- học tập và lập kế hoạch dự đoán hoạt động đó.
Thành phần nội dung, thao tác : gồm hệ thống tri thức chủ đạo và
cách học.
Thành phần năng lượng : bao gồm sự chú ý tập trung hành động trí
tuệ và thực hành, ý chí đạt đến mức độ cao của tính tích cực nhận
thức.
Thành phần đánh giá: HS tự kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của
bản thân.
Mặt khác, sự phát triển của cấu trúc các hành động học của mỗi chủ thể đều
ảnh hưởng đến chất lượng , hiệu quả của sự học. Nói một cách khác, sự học là sự
phát triển về chất của cấu trúc hành động.
Hoạt động học của HS sẽ đạt được nhiều thuận lợi, có thêm nhiều kết quả nếu
được tranh luận, trao đổi với những người ngang hàng.Vì qua đó chức năng truyền
đạt tri thức được thể hiện, nhiều vấn đề, tình huống được nảy sinh, đòi hỏi phải
được giải quyết. Ngày nay, với sự hỗ trợ đắc lực của máy vi tính , HS còn có thể tìm
kiếm thêm thông tin qua mạng internet liên quan đến các kiến thức được học.Thông
qua đó, kết quả và khả năng tự học của người học ngày càng được nâng cao.
Theo quan điểm của tâm lý học, để dạy học có hiệu quả thì người học phải có
lòng ham muốn học hỏi, ham muốn vận động và chuyển thành vận động. Như vậy,
trong việc học, phải tác động đến ham muốn và động cơ của người học.Mặt khác,
người học phải thực sự tích cực, tự lực, tự giác và sáng tạo trong chiếm lĩnh kiến
thức.
Ngoài ra , để góp phần phát huy tính tích cực, tự lực học tập của HS, việc tổ
chức sự chú ý, tích cực hoá tư duy, phát triển năng lực sáng tạo, phát huy sáng kiến
ở HS trong từng giai đoạn của bài học đóng vai trò rất quan trọng .
1.1.2. Tính tích cực học tập
Tính tích cực học tập- nhận thức là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách
thể thông qua huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lí nhằm giải quyết những
vấn đề học tập – nhận thức. Nó vừa là mục đích hoạt động , vừa là phương tiện ,
điều kiện để đạt được mục đích, kết quả của hoạt động.Tính tích cực là phẩm chất
hoạt động của cá nhân [ 4, tr.8].
Tính tích cực của HS thể hiện ở sự chủ động , độc lập trong việc tiếp thu kiến
thức và giải quyết các vấn đề nảy sinh , các nhiệm vụ trong học tập. HS có tính tích
cực luôn chủ động tìm kiếm , vận dụng kiến thức nhằm nâng cao trình độ và khả
năng hiểu biết của mình. HS sẽ luôn hứng thú trong học tập , luôn có ý chí , quyết
tâm vượt qua những khó khăn trong học tập. [12, tr.17,18].
Tính tích cực thể hiện ở hai yếu tố: yếu tố tự phát và yếu tố tự giác.
- Yếu tố tự phát của tính tích cực thể hiện ở sự tò mò, tính hiếu động
- Yếu tố tự giác của tính tích cực thể hiện ở mục đích , động cơ và đối
tượng rõ ràng . HS luôn chủ động trong quan sát , nhận xét , phân tích
và chiếm lĩnh đối tượng.
Tính tích cực thể hiện ở ba cấp độ:
- Tích cực bắt chước : HS thể hiện tính tích cực của mình thông qua
những hoạt động bắt chước GV hay bạn bè xung quanh.
- Tích cực tìm tòi: trước những vấn đề được đặt ra, HS tự tìm những cách
giải quyết khác nhau và lựa chọn ra cách giải quyết tối ưu nhất.
- Tích cực sáng tạo: HS tự giác tìm kiếm cách giải quyết mới, độc đáo,
khác hẳn với cách giải quyết đã được nêu hay tự thiết kế các phương án
thí nghiệm kiểm chứng cho một kiến thức nào đó.
Như vậy , để có thể thay đổi vị trí của HS từ thụ động sang chủ động , từ đối
tượng tiếp thu tri thức sang chủ thể tìm kiếm kiến thức , GV cần phải tích cực hóa
hoạt động nhận thức của HS. Có như vậy, hiệu quả dạy học sẽ càng được nâng cao
hơn.
1.1.3. T