Luận văn Phát triển cây ăn quả chủ lực tỉnh Tiền Giang: hiện trạng và giải pháp

Cây ăn quả là sản phẩm nông nghiệp cần thiết cho đời sống con người. Nó cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và được dùng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm như chế biến rượu, nước giải khát, bánh kẹo, đồ hộp. đem lại giá trị lợi nhuận rất lớn. Theo dự báo của Tổ chức Nông – Lương thế giới (FAO), nhu cầu tiêu thụ trái cây trên thị trường toàn cầu hàng năm tăng khoảng 3,6%, trong khi đó thì khả năng tăng trưởng sản xuất chỉ là 2,6% nên thị trường trên toàn cầu phải đối với mặt hàng trái cây luôn ở tình trạng cung không đủ cầu, dễ tiêu thụ và giá cả luôn trong tình trạng tăng. Các nước càng phát triển thì nhu cầu nhập khẩu sản phẩm cây ăn quả lại càng lớn, đời sống càng được nâng cao thì nhu cầu tiêu thụ các loại trái cây tươi càng nhiều. Có thể khẳng định thị trường trên thế giới đối với việc phát triển cây ăn quả là rất có triển vọng. Phát huy lợi thế của một nước nhiệt đới ẩm gió mùa, Việt Nam đã hình thành các vùng trồng cây ăn quả khá tập trung phục vụ cho công nghiệp chế biến và tiêu dùng. Đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích trồng cây ăn quả lớn nhất, chiếm hơn 1/3 diện tích cả nước. Nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng cả nước là vựa lúa lớn nhất và những vườn cây ăn quả bạt ngàn, Tiền Giang là tỉnh hội tụ đủ cả hai thế mạnh này. Là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp nói chung, cây ăn quả nói riêng, Tiền Giang có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, các nhà vườn có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất lâu đời, thêm vào đó chủng loại cây ăn quả khá đa dạng và phong phú. Hiện nay, mô hình trồng cây ăn quả ở tỉnh Tiền Giang được nâng lên theo hướng chuyên canh, chất lượng cao, người trồng cây ăn quả ở địa phương đa phần đều có cuộc sống khá giả.

pdf130 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 4529 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển cây ăn quả chủ lực tỉnh Tiền Giang: hiện trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Trần Nhật Tiến PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ CHỦ LỰC TỈNH TIỀN GIANG: HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Trần Nhật Tiến PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ CHỦ LỰC TỈNH TIỀN GIANG: HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Địa lí học Mã số: 60 31 05 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐẶNG VĂN PHAN Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận văn “Phát triển cây ăn quả chủ lực tỉnh Tiền Giang: hiện trạng và giải pháp” là đề tài do cá nhân tác giả hoàn toàn thực hiện và chưa từng được bảo vệ cho bất kì học vị nào. Các đoạn trích dẫn, các bảng biểu, số liệu sử dụng trong luận văn được trích dẫn từ các nguồn rõ ràng có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tác giả. Nguyễn Trần Nhật Tiến LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn các giảng viên khoa Địa lí, cán bộ phòng Sau đại học - Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và truyền đạt cho em những kiến thức quý báu nhất trong suốt thời gian em theo học chương trình đào tạo thạc sĩ Địa lí học. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn PGS. TS Đặng Văn Phan đã cung cấp những kiến thức bổ ích và hướng dẫn cho em nghiên cứu đề tài cũng như tìm kiếm các thông tin – dữ liệu phục vụ cho việc thực hiện luận văn. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy. Xin cảm ơn mẹ, người đã gợi mở ý tưởng đề tài để em thực hiện. Xin cảm ơn cô Lê Thị Yến (Trưởng phòng Kế hoạch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), anh Lương Ngọc Trung Lập (Trưởng phòng Nghiên cứu thị trường, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam), chị Đường Thị Như Ý (Chuyên viên Sở Kế hoạch và Đầu tư) cùng với các anh chị chuyên viên khác ở các đơn vị, cơ quan Ban ngành tỉnh Tiền Giang đã nhiệt tình hỗ trợ em trong quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin – dữ liệu cho luận văn. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình yêu quý và các bạn thân lớp cao học khóa 23 đã sát cánh động viên, giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Địa lí học. Nguyễn Trần Nhật Tiến MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục biểu đồ Danh mục bản đồ MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài ........................................................ 2 2.1. Mục tiêu ...................................................................................................... 2 2.2. Nhiệm vụ .................................................................................................... 3 2.3. Giới hạn ...................................................................................................... 3 3. Lịch sử nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 3 4. Những quan điểm và phương pháp nghiên cứu ................................................ 5 4.1. Những quan điểm ....................................................................................... 5 4.2. Các phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 6 5. Những đóng góp chính của luận văn ................................................................. 8 6. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................ 8 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ NGÀNH CÂY ĂN QUẢ ............................................................................................................... 9 1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................... 9 1.1.1. Các khái niệm .......................................................................................... 9 1.1.2. Vai trò của ngành cây ăn quả đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ..... 11 1.1.3. Vai trò của cây ăn quả chủ lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ... 13 1.1.4. Tiêu chí xác định cây ăn quả chủ lực .................................................... 14 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố cây ăn quả ......... 18 1.1.6. Phân loại cây ăn quả .............................................................................. 22 1.1.7. Đặc trưng của cây ăn quả ...................................................................... 23 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 24 1.2.1. Khái quát tình hình phát triển cây ăn quả ở Việt Nam ......................... 24 1.2.2. Khái quát tình hình phát triển cây ăn quả ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long ......................................................................................................... 29 Chương 2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC CÂY ĂN QUẢ CHỦ LỰC TỈNH TIỀN GIANG ............................................................................... 36 2.1. Tổng quan về ngành cây ăn quả tỉnh Tiền Giang ........................................ 36 2.1.1. Khái quát về tỉnh Tiền Giang ................................................................ 36 2.1.2. Vai trò của ngành cây ăn quả đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang................................................................................................ 37 2.1.3. Xác định các cây ăn quả chủ lực của tỉnh Tiền Giang .......................... 40 2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố cây ăn quả chủ lực tỉnh Tiền Giang ................................................................................... 41 2.1.5. Đặc điểm sinh thái các loại cây ăn quả chủ lực tỉnh Tiền Giang .......... 48 2.2. Hiện trạng phát triển các cây ăn quả chủ lực tỉnh Tiền Giang ..................... 51 2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu về diện tích ........................................................... 51 2.2.2. Sản lượng và năng suất các cây ăn quả chủ lực .................................... 55 2.2.3. Hệ thống canh tác và quy mô sản xuất.................................................. 58 2.2.4. Công tác thu hoạch, chế biến và quản lí chất lượng ............................. 59 2.2.5. Về triển khai sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn GAP ....................... 61 2.2.6. Thị trường tiêu thụ trái cây ................................................................... 62 2.3. Đánh giá hiện trạng phát triển các cây ăn quả chủ lực tỉnh Tiền Giang ...... 64 2.3.1. Khả năng thích nghi đất đai đối với sản xuất cây ăn quả ..................... 64 2.3.2. Hiệu quả sản xuất các cây ăn quả chủ lực ............................................. 65 2.3.3. Sức cạnh tranh của các cây ăn quả chủ lực của tỉnh Tiền Giang với các địa phương khác ........................................................................................ 69 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ CHỦ LỰC TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 .......................................................................................................... 72 3.1. Cơ sở xây dựng định hướng và đề xuất các giải pháp ................................. 72 3.2. Định hướng phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ..................................................................................................................... 72 3.2.1. Quan điểm phát triển ............................................................................. 72 3.2.2. Mục tiêu phát triển ................................................................................ 73 3.2.3. Định hướng phát triển các cây ăn quả chủ lực tỉnh Tiền Giang ........... 75 3.3. Giải pháp phát triển cây ăn quả chủ lực tỉnh Tiền Giang ............................ 85 3.3.1. Giải pháp về ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào phát triển và quản lí giống cây ăn quả .............................................................................................. 85 3.3.2. Giải pháp về thực hiện tốt các chương trình khuyến nông kết hợp với nâng cao kĩ thuật canh tác cây ăn quả của nhà vườn ................................ 85 3.3.3. Giải pháp về quy hoạch vùng sản xuất và tiếp tục triển khai chương trình phát triển kinh tế ngành cây ăn quả ........................................... 86 3.3.4. Giải pháp về công nghệ sau thu hoạch và chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các sản phẩm cây ăn quả ........................................... 89 3.3.5. Giải pháp về các dự án, chính sách phát triển ....................................... 90 3.3.6. Phát triển các loại hình doanh nghiệp và thị trường nông thôn ............ 92 3.3.7. Giải pháp về hoạt động thương mại, dịch vụ có liên quan ................... 93 3.3.8. Giải pháp về nâng cao hiệu quả xuất khẩu các sản phẩm cây ăn quả chủ lực ...................................................................................................... 94 3.3.9. Giải pháp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật ................................ 96 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 97 KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................ 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 100 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT  GAP: Good agricultural practices (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt)  EU: Liên minh Châu Âu  HTX: Hợp tác xã  THT: Tổ hợp tác  TP: Thành phố DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Diện tích và giá trị sản xuất cây ăn quả Việt Nam giai đoạn 1995 – 2010 .................................................................................................. 25 Bảng 1.2. Phân bố vùng sinh thái trồng cây ăn quả của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012 ........................................................................................ 27 Bảng 1.3. Diện tích gieo trồng một số cây ăn quả ở Việt Nam .......................... 28 Bảng 1.4. Sản lượng một số cây ăn quả ở Việt Nam .......................................... 29 Bảng 2.1. Dân số, diện tích và mật độ dân số các đơn vị hành chính cấp huyện tỉnh Tiền Giang năm 2013 ....................................................... 36 Bảng 2.2. Tiêu chí chọn các sản phẩm cây ăn quả chủ lực tỉnh Tiền Giang ...... 40 Bảng 2.3. Kim ngạch xuất khẩu trái cây tỉnh Tiền Giang ................................... 63 Bảng 2.4. Giá trị và sản lượng trái cây đóng hộp tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2006 – 2010 ......................................................................................... 63 Bảng 2.5. Bảng thích nghi đất đai một số cây ăn quả tỉnh Tiền Giang ............. 64 Bảng 2.6. Giá cả thị trường một số cây ăn quả ở Tiền Giang những tháng đầu năm 2014 ..................................................................................... 68 Bảng 3.1. Phân vùng thích nghi cây ăn quả tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 ..... 77 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Cơ cấu diện tích cây ăn quả Việt Nam năm 2012 ......................... 26 Biểu đồ 1.2. Sản lượng một số cây ăn quả Việt Nam năm 2012 ....................... 27 Biểu đồ 1.3. Diện tích cây ăn quả vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2001 – 2012 ........................................................................... 31 Biểu đồ 1.4. Cơ cấu diện tích các cây ăn quả vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2012 .............................................................................. 32 Biểu đồ 2.1. Cơ cấu các nhóm đất tỉnh Tiền Giang năm 2010 ........................... 42 Biểu đồ 2.2. Diện tích cây ăn quả Tiền Giang phân theo huyện ........................ 52 Biểu đồ 2.3. Diện tích các cây ăn quả chủ lực Tiền Giang ................................ 54 Biểu đồ 2.4. Diện tích thu hoạch các cây ăn quả chủ lực Tiền Giang ................ 55 Biểu đồ 2.5. Sản lượng cây ăn quả chủ lực Tiền Giang ...................................... 57 Biểu đồ 2.6. Năng suất trồng các cây ăn quả chủ lực Tiền Giang ...................... 58 DANH MỤC BẢN ĐỒ  Bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang ................................................................ 34  Lược đồ phân vùng nông nghiệp Tiền Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 .................................................................................... 80  Bản đồ quy hoạch Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Thủy sản tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 ........................................................................... 83 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cây ăn quả là sản phẩm nông nghiệp cần thiết cho đời sống con người. Nó cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và được dùng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm như chế biến rượu, nước giải khát, bánh kẹo, đồ hộp... đem lại giá trị lợi nhuận rất lớn. Theo dự báo của Tổ chức Nông – Lương thế giới (FAO), nhu cầu tiêu thụ trái cây trên thị trường toàn cầu hàng năm tăng khoảng 3,6%, trong khi đó thì khả năng tăng trưởng sản xuất chỉ là 2,6% nên thị trường trên toàn cầu phải đối với mặt hàng trái cây luôn ở tình trạng cung không đủ cầu, dễ tiêu thụ và giá cả luôn trong tình trạng tăng. Các nước càng phát triển thì nhu cầu nhập khẩu sản phẩm cây ăn quả lại càng lớn, đời sống càng được nâng cao thì nhu cầu tiêu thụ các loại trái cây tươi càng nhiều. Có thể khẳng định thị trường trên thế giới đối với việc phát triển cây ăn quả là rất có triển vọng. Phát huy lợi thế của một nước nhiệt đới ẩm gió mùa, Việt Nam đã hình thành các vùng trồng cây ăn quả khá tập trung phục vụ cho công nghiệp chế biến và tiêu dùng. Đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích trồng cây ăn quả lớn nhất, chiếm hơn 1/3 diện tích cả nước. Nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng cả nước là vựa lúa lớn nhất và những vườn cây ăn quả bạt ngàn, Tiền Giang là tỉnh hội tụ đủ cả hai thế mạnh này. Là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp nói chung, cây ăn quả nói riêng, Tiền Giang có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, các nhà vườn có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất lâu đời, thêm vào đó chủng loại cây ăn quả khá đa dạng và phong phú. Hiện nay, mô hình trồng cây ăn quả ở tỉnh Tiền Giang được nâng lên theo hướng chuyên canh, chất lượng cao, người trồng cây ăn quả ở địa phương đa phần đều có cuộc sống khá giả. Với diện tích trồng cây ăn quả lên đến 67.322 ha (năm 2 2012), Tiền Giang đứng đầu về diện tích trồng cây ăn quả so với toàn quốc và có các cây ăn quả chủ lực như: vú sữa, khóm, thanh long, sơ-ri... Mặc dù có khá nhiều lợi thế nhưng ngành cây ăn quả của tỉnh Tiền Giang hiện đang đối mặt với hàng loạt thách thức trong quá trình phát triển như: Thị trường bất ổn định (giá cả bấp bênh, người nông dân thường được mùa thì rớt giá...); Nhiều nguyên liệu sản xuất phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật)... Phát triển trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, nhưng sản phẩm cây ăn quả Việt Nam nói chung và của Tiền Giang nói riêng có sức cạnh tranh thấp về giá cả, năng suất và chất lượng. Tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, chưa phát huy hết thế mạnh và người nông dân chưa thu được giá trị mà họ đáng được. Đầu tư phát triển cây ăn quả của tỉnh Tiền Giang hiện nay phải theo hướng xác định lợi thế và phát triển các cây chủ lực gắn kết các khâu: sản xuất - thu mua - bảo quản - chế biến - tiêu thụ, trong đó liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân là hết sức quan trọng. Chính vì những lí do nêu trên, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu về: “Phát triển cây ăn quả chủ lực tỉnh Tiền Giang: hiện trạng và giải pháp” làm luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài 2.1. Mục tiêu Trên cơ sở vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển ngành cây ăn quả, đề tài tập trung phân tích hiện trạng phát triển các cây ăn quả chủ lực của tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2000 - 2012. Từ đó, đưa ra các giải pháp thích hợp cho các cây ăn quả chủ lực của tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 3 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển ngành cây ăn quả, áp dụng vào địa bàn nghiên cứu. - Xác định các cây ăn quả chủ lực của tỉnh Tiền Giang. - Phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng cũng như hiện trạng phát triển cây ăn quả chủ lực của tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2000 - 2012. - Xây dựng định hướng và đề xuất các giải pháp phát triển cây ăn quả tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 2.3. Giới hạn - Về nội dung: Luận văn tập trung vào việc đánh giá hiện trạng sản xuất đối với việc phát triển các cây ăn quả chủ lực của tỉnh Tiền Giang. Trên cơ sở đó khuyến nghị một số định hướng và nêu các giải pháp thiết thực có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển cây ăn quả chủ lực của tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. - Về thời gian: Nguồn số liệu sử dụng phân tích trong luận văn chủ yếu từ năm 2000 cho đến năm 2012. Số liệu 2013 là số liệu sơ bộ. - Về không gian: Luận văn đi sâu nghiên cứu về không gian sản xuất các cây ăn quả chủ lực của tỉnh Tiền Giang. 3. Lịch sử nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu về cây ăn quả là một trong các lĩnh vực hiện nay được các nhà khoa học về Kinh tế, Nông nghiệp cũng như Địa lí học đặc biệt quan tâm. Tài liệu viết về cây ăn quả hiện nay rất phong phú và đa dạng, từ những công trình nghiên cứu về kĩ thuật trồng trọt đến các vấn đề sản xuất và tiêu thụ trái cây. Ngoài những công trình nghiên cứu cụ thể của các nhà khoa học, về phía Bộ Nông nghiệp, Viện Nghiên cứu Rau quả, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các địa phương trên cả nước cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu, mở nhiều hội thảo khoa học về phát triển cây 4 ăn quả, hội thi trái cây ngon nhằm hỗ trợ các nhà vườn về kĩ thuật nhân giống, trồng trọt, công nghệ sau thu hoạch và chế biến cây ăn quả. Một số công trình nghiên cứu về cây ăn quả như: + Quy hoạch phát triển cây ăn quả đặc sản đến năm 2010 vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. + Tập báo cáo tổng kết khoa học và kĩ thuật đề tài: Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường xuất khẩu cho một số cây ăn quả: măng cụt, dứa, thanh long, nhãn, vải và xoài của TS. Nguyễn Minh Châu, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, Tiền Giang. + Tập báo cáo hội thảo Trái cây Việt Nam: Cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế (2010), Festival trái cây Việt Nam, Tiền Giang. + Những giải pháp đầu ra cho sản phẩm trái cây tươi của vùng Đồng bằng sông Cửu Long của TS. Võ Thanh Thu, trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. + Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành sản xuất xuất khẩu trái cây Việt Nam trước rào cản thương mại quốc tế của ThS. Phạm Mỹ Nga, trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. + Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trái cây vùng Đồng bằng sông Cửu Long của ThS. Trần Hữu Lộc, trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Ngoài những công trình trên, tỉnh Tiền Giang chưa có công trình nào nghiên cứu hoặc đề cập đến hiện trạng sản xuất, đánh giá hiệu quả kinh tế và đưa ra các giải pháp phát triển cây ăn quả chủ lực của địa phương dưới góc độ Địa lí học. Chính vì vậy, tác giả thực hiện đề tài: “Phát triển cây ăn quả chủ lực tỉnh Tiền Giang: hiện trạng và giải pháp”. 5 4. Những quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Những quan điểm 4.1.1. Quan điểm hệ thống Cây ăn quả là một phân ngành quan trọng trong ngành trồng trọt đối với sự phát triển kinh tế n
Luận văn liên quan