Luận văn Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luông Pha Bang trong giai đoạn hiện nay

Ngày nay ngành du lịch nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào) nói chung, đối với tỉnh Luông Pha Bang nói riêng đang đứng trước nhu cầu lớn về sự phát triển. Du lịch được coi là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển mạnh du lịch hình thành công nghiệp du lịch có quy mô ngày càng tương xứng với tiềm năng du lịch trong nước. Những năm qua, ở nước CHDCND Lào thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN bước đầu cũng đã thu được những thành tựu hết sức quan trọng. Cho nên, tỉnh Luông Pha Bang là tâm điểm du lịch, kinh tế vừa là thành phố cố đô, di sản văn hoá thế giới của nước CHDCND Lào. Có tiềm năng về nhiều mặt để phát triển du lịch, có điều kiện thiên nhiên phong phú, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, có truyền thống lịch sử lâu đời. Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển du lịch quốc tế. Đó là yêu cầu cần thiết để góp phần thúc đẩy và phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh. Tuy nhiên, sự phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có, tính tự phát còn lớn, hiệu quả thấp, sản phẩm và loại hình du lịch còn đơn điệu, ý thức trách nhiệm về phát triển du lịch bền vững, về giữ gìn bảo vệ tài nguyên môi trường chưa cao. Du lịch đã có những tác động tích cực, đồng thời cũng có những hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực tiễn phát triển kinh tế du lịch tỉnh Luông Pha Bang vừa mang tính cấp thiết trước mắt, vừa có tính chiến lược lâu dài nhằm đề xuất các giải pháp phát triển ngành kinh tế mũi nhọn này ở tỉnh Luông Pha Bang. Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luông Pha Bang trong giai đoạn hiện nay” làm luận văn thạc sỹ kinh tế.

pdf100 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2084 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luông Pha Bang trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luông Pha Bang trong giai đoạn hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay ngành du lịch nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào) nói chung, đối với tỉnh Luông Pha Bang nói riêng đang đứng trước nhu cầu lớn về sự phát triển. Du lịch được coi là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển mạnh du lịch hình thành công nghiệp du lịch có quy mô ngày càng tương xứng với tiềm năng du lịch trong nước. Những năm qua, ở nước CHDCND Lào thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN bước đầu cũng đã thu được những thành tựu hết sức quan trọng. Cho nên, tỉnh Luông Pha Bang là tâm điểm du lịch, kinh tế vừa là thành phố cố đô, di sản văn hoá thế giới của nước CHDCND Lào. Có tiềm năng về nhiều mặt để phát triển du lịch, có điều kiện thiên nhiên phong phú, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, có truyền thống lịch sử lâu đời. Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển du lịch quốc tế. Đó là yêu cầu cần thiết để góp phần thúc đẩy và phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh. Tuy nhiên, sự phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có, tính tự phát còn lớn, hiệu quả thấp, sản phẩm và loại hình du lịch còn đơn điệu, ý thức trách nhiệm về phát triển du lịch bền vững, về giữ gìn bảo vệ tài nguyên môi trường chưa cao. Du lịch đã có những tác động tích cực, đồng thời cũng có những hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực tiễn phát triển kinh tế du lịch tỉnh Luông Pha Bang vừa mang tính cấp thiết trước mắt, vừa có tính chiến lược lâu dài nhằm đề xuất các giải pháp phát triển ngành kinh tế mũi nhọn này ở tỉnh Luông Pha Bang. Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luông Pha Bang trong giai đoạn hiện nay” làm luận văn thạc sỹ kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ở nước CHDCND Lào đã có một số công trình nghiên cứu về du lịch kể cả đề tài quốc gia như chương trình du lịch Cánh Đồng Chum tỉnh Xiêng Khoảng, du lịch Vắt Phu tỉnh Chăm Pa Sắc (chùa trên đồi), du lịch Năm Tộc Tát, Khon Pha Phêng (Thác Khon). Tỉnh Luông Pha Bang cũng có một số bài viết về du lịch nhưng chưa phân tích toàn diện và làm rõ tiềm năng cũng như mặt tồn tại của du lịch trên địa bàn tỉnh. Đề tài phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luông Pha Bang chưa có tác giả nào tiếp cận lý giải và cố gắng làm rõ về lý luận gắn liền với thực tiễn dưới góc độ quản lý kinh tế. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: Nghiên cứu vai trò của du lich đối với phát triển kinh tể – xã hôi ở CHDCND Lào , các nhân tố tác động đến phát triên du lich ở lào, góp phần tìm tòi giải pháp phù hợp nhằm đẳy mạnh phát triên du lịch ở Lào . - Nhiệm vụ: Phân tích thực trạng du lịch tỉnh Luông Pha Bang để rút ra những vấn đề cần giải quyết. Đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển du lịch ở tỉnh Luông Pha Bang. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu phát triển du lịch là lĩnh vực rộng và mới mẻ có thể nghiên cứu nhiều mặt khác nhau. ở đây chủ yếu nghiên cứu ở góc độ quản lý nhà nước nhằm khuyến khích phát triển du lịch có hiệu quả chứ không đi sâu về tổ chức nội dung kinh doanh du lịch. - Về thời gian: Nghiên cứu phát triển du lịch chủ yếu từ năm 2005 - 2010. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài Vận dụng hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch, đồng thời, kế thừa những vấn đề lý luận về du lịch để đáp ứng vào hoàn cảnh cụ thể ở tỉnh Luông Pha Bang. Kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, phân tích du lịch và sự tác động của du lịch để phát triển ngành du lịch của tỉnh. 6. Đóng góp của đề tài Phát triển du lịch là ngành kinh tế - xã hội mũi nhọn của tỉnh Luông Pha Bang trong giai đoạn hiện nay và mai sau. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để góp phần phát triển du lịch ở tỉnh Luông Pha Bang. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, nôi dung. Chương 1: Một số vấn đề chung về phát triển du lịch ở CHDCND Lào. Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luông Pha Bang. Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luông Pha Bang trong giai đoạn hiện nay. Chương 1 Một số vấn đề chung về phát triển du lịch ở cộng hoà dân chủ nhân dân Lào 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế- xã hội 1.1.1. Một số khái niệm - Khái niệm du lịch, hoạt động du lịch Du lịch là hoạt động của con người đi tới một môi trường ngoài nơi cư trú hoặc không cư trú, trong một khoảng thời gian nhất định nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hoá xã hội và nhu cầu giao lưu trong cuộc sống, đồng thời, du lịch là một nhân tố của phát triển kinh tế - xã hội. Từ định nghĩa trên theo tác giả có ý nghĩa và bản chất đích thực của du lịch là du ngoạn để hưởng thụ những giá trị vật chất và tinh thần có tính văn hoá cao, kể cả việc kết hợp để dưỡng bệnh, thăm viếng và các hoạt động khác.....Bản chất kinh tế của du lịch là ở chỗ sản xuất và cung cấp hàng hoá phục vụ việc thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của khách du lịch. Và để đáp ứng nhu cầu đó ngành du lịch ra đời và dần dần trở thành một nghành kinh tế độc lập chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của nhiều nước [4, tr. 8]. Du lịch là hoạt động của con người, đã xuất hiện từ khi con người người xuất hiện trên trãi đất. Thủa xa xưa, khi điều kiện kinh tế kỹ thuật còn ở trình độ thấp kém và lạc hậu cũng đã xuất hiện nhiều chuyến giao du dưới nhiều hình thức khác nhau của một số người trong xã hội. Với thực tế đó du lịch là một mang tính tự nhiên, vì nó đáp ứng được nhu cầu của con người. Xã hội loài người cùng phát triển, nhu cầu tự nhiên của con người cũng tăng, nhu cầu đi du lich trước đây chỉ có một số người. Trước thế kỷ XIX du lịch chỉ là hiện tượng đơn lẻ của một số ít người thuộc tầng lớp giàu có và người ta coi du lịch như một hiện tượng nhân văn, làm phong phú thêm nhận thức của con người sau đại chiến thế giới lần thứ II, khi dòng người đi du lịch ngày càng tăng thì việc giải quyết nhu cầu về nơi ăn, chốn ở, phương tiện vận chuyển vui chơi giải trí... cho du khách đã trở thành cơ hội kinh doanh cho việc doanh nghiệp lúc nào, du lịch không chỉ là hiện tượng nhân văn mà còn là một hoạt động kinh tế. Vì vậy, người ta cho rằng, du lịch là toàn bộ những hoạt động và công việc phối hợp kết hợp nhằm khoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Giáo sư Edmod Pieasa ( người Bỉ) cho rằng: "Du lịch là tập hợp các tổ chức và các chức năng của nó, không chỉ về phương dịên khách vãng lai mà cái chính là phương diện về giá trị mà khách du lịch mang lại". [16, tr. 6] Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch. Trong đó, chủ thể quan trọng của hoạt động lịch là khách du lịch. Đó là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. Hoạt động du lịch là một tồn tại khách quan của con người nằm trong nội tại của sự phát triển xã hội loại người. Hoạt động thông qua du lịch, nhu cầu giao lưu và hưởng thụ vật chất, tinh thần của con người càng phát triển cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vùng, địa phương. Do vậy hoạt động du lịch luôn được đặt ra và phát triển theo nhu cầu của con người. Hoạt động du lịch là nhân tố của sự phát triển và tăng trưởng kinh tế. Du lịch là một ngành "kinh tế mũi nhọn" quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội [4, tr. 8]. Nói tóm lại. Bản chất du lịch vầ hoạt động du lịch là du ngoạn của cong người để được hưởng thụ những giá trị vật chất và tinh thần mang tính văn hoá cao, đặc sắc, độc đáo, khác lạ với quê hương đất nước họ, bao gồm hệ thống di tích lịch sử - văn hoá- phong tục tập quán, cảnh quan thiên nhiên, văn học - nghệ thuật, món ăn- thức uống dân tộc, cơ sở nghỉ dưỡng- chữa bệnh, cơ sở thể thao giải trí...Trong đó quan trọng nhất là di tích lịch sử- văn hoá, danh lam thắng cảch thiên nhiên và bản sắc văn hoá dân tộc, cộng đồng anh em ở địa phương đất nước. Du lịch do ba yếu tố cơ bản là chủ thể du lịch và hoạt động du lịch (du khách) khách thể du lịch (tài nguyên du lịch) và môi trường du lịch (ngành du lịch) cấu thành. Loài người có ba nhu cầu, tức nhu cầu sinh tồn, nhu cầu hưởng thụ và nhu cầu phát triển. Hoạt động du lịch phát triển tới quy mô to lớn như ngày nay chứng minh loài người đã bắt đầu vượt ra khỏi rằng buộc của nhu cầu sinh tồn, có điều kiện hướng tới sự thoả mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển là một phần trong sinh hoạt văn hoá của con người hiên đại, vì thế hoạt động du lịch dưới sự chỉ đạo, đúng đắn của tư tưởng, đối với đời sống xã hội loài người có một ý thức rất lớn [4, tr.9]. - Khái niệm kinh tế du lịch "Kinh tế du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và du khách quốc tế. Góp phần nâng cao dân trí tạo việc làm và phát triển kinh tế- xã hội đất nước" [16, tr.10]. Dựa vào khái niệm trên có thể hiểu du lịch là ngành kinh tế có tính tổng hợp, lấy khách du lịch làm đối tượng, cung cấp sản phẩm, du lịch cần thiết cho khách du lịch tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch của họ. Cách hiểu này dù là một phần lý giải tại sao đối với nhiều quốc gia, trong bảng phân ngành của nền kinh tế quốc dân đã xếp du lịch là nghành dịch vụ, hoạt động kinh doanh du lịch chủ yếu là các dịch vụ, nhằm trở giúp cho con người trong quá trình đi thăm quan, du lịch như: dịch vụ vẩn chuyển, dịch vụ hưỡng dẫn, dịch vụ làm các thủ tục hải quan đến qua trình du lịch, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí... cách hiểu này cũng có ý nghĩa quan trọng trong quản lý vĩ mô về du lịch mỗi quốc gia khi định hướng phát triển dịch vụ du lịch thành nền kinh tế trong cơ sở nền kinh tế quốc dân. Các ngành kinh tế bao gồm: + Khách sạn dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống và giải trí. + Nhà hàng chế biến và phục vụ các món ăn, đồ uống. + Cơ sở giả trí dịch vụ phục vụ vui chới giải trí. + Cơ sở thăm quan dịch vụ thăm quan, thắng cảnh. + Các cơ sở bán hàng hoá dịch vụ bán hàng. + Các cơ sở bưu điện dịch vụ bưu chính viễn thông. + Các ngành hàng dịch vụ vẩn chuyển hoặc đổi tiền. + Các cơ sở y tế, dịch vụ y. + Các hội chợ, dịch vụ. - Khái niệm kinh doanh du lịch. Kinh doanh du lịch và các đơn vị kinh tế có chức năng sản xuất hàng hoá, dịch vụ một cách hợp pháp theo nhu cầu thị trường nhằm đạt lợi nhuận hoặc hiệu quả kinh tế - xã hội tối đa [9, tr.277]. Như vậy kinh doanh du lịch là lĩnh vực có khả năng thu hồi lợi nhuận cao và do đó thu hồi vốn đầu tư nhanh hơn so với các lĩnh vực khác. Đây là một lợi thế rất quan trọng của kinh doanh du lịch mà nếu được đầu tư khai thác tốt sẽ góp phần tăng nhanh nhịp độ phát triển của nền kinh tế. Ngày nay ở nhiều nước công nghiệp phát triển, thu nhập tư kinh doanh du lịch thường chiếm 20%. Hoặc cao hơn trong tổng sản phẩm quốc nội GDP. Hoạt động kinh doanh du lịch còn tác động mạnh đến nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội như: Giao thông vận tải, hàng không, bưu chính viễn thông, các nghề thủ công, mở rộng thị trường, giải quyết việc làm cho nhân dân tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế, văn hoá- xã hội phát triển. Cấu trúc ngành kinh doanh du lịch - Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch. - Kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế. - kinh doanh dịch vụ ăn uống. - Kinh doanh các dịch vụ bổ sung. - Kinh doanh vận chuyển khách du lịch. Hoạt động kinh doanh du lịch tác động mạnh mẽ đến cán cân thu chi của vùng du lịch, của một đất nước. Đối với du lịch quốc tế, việc mang ngoại tệ đến đổi và chi tiêu ở khu vực du lịch làm tăng tổng số tiền trong cán cân thu chi của vùng và của đất nước. 1.1.2. Đặc điểm của du lịch Sự phát triển cảu du lịch hiện nay càng có xu hướng đại chúng háo. Được khôi phục phát triển nhanh chóng, thu nhập cá nhân và tố chất văn hoá của toàn thể loài người được phổ biến ngày càng cao, từ đó làm cho hoạt động du lịch phất triển thành một hoạt động mang tính quần chúng. Nếu nói rằng chủ của lữ hành và du lịch trước đây là người giàu có, thì trong giai đoạn du lịch này, quần chúng lao động đã trở thành người tham gia chủ yếu của hoạt động du lịch. Hình thức đây là đặc điểm nội bật nhất của du lịch hiện đại. Sự phát triển của du lịch hiện nay ngày càng đa dạng hoá. <hoạt động du lịch thời kỳ đầu là du lịch thương mại lấy kinh tế làm mục đích chính, du lịch làm điều kiện và du lịch học lấy giáo dục làm mục đích cũng đã có lịch sử tương đối lâu đời nhưng vẫn không có sự phát triển đáng kể> [7, tr.45]. Cùng với sự phát triển của xã hội và sự tiến bộ về văn minh, vật chất, văn minh tinh thần của loài người, du lịch nghỉ phép, nghỉ ngơi mang tính vui chơi, giải trí dần dần trở thành thói quen của du lịch hiện nay. - Du lịch vừa là kinh tế, văn hoá, tinh thần. Ngành du lịch chỉ trở thành kinh tế mũi nhọn, khi phải được quốc gia đó lựa chọn làm chiến lược phát triển kinh tê - xã hội của quốc gia và có đủ điều kiện cần thiết khác như: Nguồn lực tự nhiên, nguồn lực nhân văn, nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, cơ sở hạ tầng, các cơ hội và nguồn lực bên ngoài...Để xác định ngành du lịch có phải là ngành kinh tế của một quốc gia, một địa phương cần làm rõ một số nội dung sau đây. + Thứ nhất, phân tích sự đóng góp của ngành du lịch vào GDP, trên góc độ kinh tế, người ta xếp du lịch là ngành dịch vụ rất được coi trọng ở các nước công nghiệp phát triển và đã đóng góp một số tỉ trọng rất lớn vào GDP của một quốc gia. + Thứ hai, mức độ tác động của ngành du lịch đối với chuyển dịch đối với cơ cấu kinh tế của nền kinh tế. Phát triển du lịch tạo ra một thị trường tiêu thụ rộng lớn cho cả công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ không chỉ là thị trường tiêu thụ nội địa mà cả thị trường xuất khẩu tại chỗ. + Thứ ba, khả năng tạo ra việc làm của ngành du lịch, giải quyết các vẫn đề kinh tế - xã hội của quốc gia. Theo quy luật chung, đối với mỗi quốc gia khi thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì lực lượng lao động ở khu vực I khu vực II sẽ giảm rất nhanh, khu vực III là khu vực dịch vụ sẽ đóng góp một vai trò quan trọng trong việc thu hút lực lượng lao động trong xã hội. + Thứ tư, do ảnh hưởng của du lịch tới sự phát triển kinh tế của các vùng miền khó khăn và thực hiện xoá đói giảm nghèo. Do những điều kiện khách quan chủ quan về phát triển du lịch, nhằm phát triển kinh tế ở những vùng hoặc địa phương từng bước khắc phục sự chênh lệch giữa các vùng miền, thực hiện tạo công ăn việc làm cho cộng đồng dân cư. + Thứ năm, khă năng đóng góp của ngành du lịch vào việc phục hồi phát huy bản sắc dân tộc với mục tiêu không những thu hút khách mà còn giới thiệu truyền thống lịch sử, Văn hoá của dân tộc với bạn bè trên thế giới, và giáo dục lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước. Điều này phải được thể hiện cụ thể trong mọi hoạt động du lịch. +Thứ sau, bản chất của du lịch là du ngoạn của con người để được hưởng thụ những giá trị vật chất và tinh thần mang tính văn hoá cao, đặc sắc, độc đáo, khác lạ với quê hương đất nước, bao gồm hệ thống di tích lịch sử- văn hoá, cảnh quan thiên nhiên, phong tục tập quán văn học- nghệ thuật, món ăn thức uống dân tộc, cơ sở nghỉ dưỡng- chữa bệnh, cơ sở thể thao giải trí... Trong đó quan trọng nhất là di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh thiên nhiên và bản sắc văn hoá dân tộc, cộng đồng anh em ở địa phương đất nước, nhằm thoả mãn nhu cầu và sự hài lòng của khách du lịch nội địa và khách quốc tế. Điều này chứng minh rằng loài người đã thoát ra sự rằng buộc của nhu cầu sinh tồn, có điều kiện hướng tới sự thoả mãn nhu cầu hưởng thu và phát triển một bộ phận trong sinh hoạt văn hoá của con người hiện đại. - Du lịch gắn với điều kiện thiên nhiên, khí hậu phong tục tập quán. Du lịch gắn liền với thiên nhiên là tài nguyên, thiên nhiên ban tặng để cho con người tiến hành các hoạt động du lịch như nghỉ ngơi điều dưỡng, du ngoạn thăm quan bao gồm: Sông núi, hang động, thác, rừng, ánh sáng, chim thú quý hiếm, hoa thơm, cỏ lạ... quy nạp lại có thể chia ra ba phạm vi chủ lực là, tài nguyên du lịch sông núi, tài nguyên du lịch khí hậu và tài nguyên du lịch sinh vật...cụ thể đó là do thuận lợi vị trí địa lý mang lại như thông thường với các nước dễ dàng, có đường sông đường suối, đường bộ, đường hàng không là trung tâm của vùng kinh tế phát triển năng động, trên thế giới. Đây là một nhân tố cơ bản để phát triển du lịch. Quốc gia nào có nhiều tài nguyên tự nhiên thì quốc gia đó có tiềm năng lớn để thu hút được nhiều khách du kịch đến thăm quan. Do ảnh hưởng của nhân tố địa lý tụe nhiên và thời tiết, khí hậu nên du lịch ở hầu hết các nước đều mang tính thời vụ đặc trưng. Đối với một nước thuộc khu vực nhiệt đới, gió mùa đông bắc, khí hậu bốn mùa thay đổi xuân, hạ, thu, đông. Khách du lịch nội địa, quốc tế đi du lịch tham quan thắng cảnh ai cũng hưởng thụ khí hậu ấm áp, thời tiết trong sạch thoáng mát, loại trừ gây hại ô nhiễm môi trường, bên cạnh những tiềm năng du lịch rất lớn và đa dạng, thì tính thời vụ trong du lịch càng rõ nét. Du lịch gắn liền với phong tục tập quán, phong tục tập quán là những thói quen được đưa vào nếp sống hàng ngày. Một dân tộc đều có những thói quen cá biệt lúc ban đầu, về sau do sự tiếp súc với nhau nên có sự ảnh hưởng, bắt trước và có những cái lẫn nhau. Phong tục tập quán có hai loại: mỹ tục là những tập tục tốt, như thờ phụng tổ tiên, và hủ tục là những tập tục xấu như mê tín dị đoan, tin vào bùa phép. Thế giới văn minh mỗi ngày thay đổi, và nếp sống cũng vậy, nhân loại ngày nay đều cố gắng phát huy mỹ tục và đẩy lùi hủ tục vào bóng tối lãng quên [17]. Từ những khái niệm trên có thể thấy rằng lịch sử và truyền thông của phong tục tập quán và văn hoá dân tộc thể hiện rằng di tích lịch sử văn hoá phong tục tập quán. Lễ hội các món ăn, uống các loại hình nghệ thuật, các lối sống nếp sống của các dân tộc người mang bản sắc độc đáo còn lưu trưc đến ngày nay. Những nguồn lực ấy được phân loại theo nhiều thời gian lịch sử từ cổ đại, trung đại, cận đại. Chẳng hạn nền văn minh Ai cập cổ đại với kinh tự tháp nổi tiếng, nền văn hoá Hy Lạp cổ đại hoặc phong tục tập quán ở Việt Nam, Lào như: Các lễ cưới của các dân tộc, các lễ hội. Với nhiều thành tựu đặc sắc về văn hoá nghệ thuật của các dân gian v.v, có vai trò rất quan trọng đối với phát triển du lịch trong thời đại hiện nay. Trong phát triển du lịch trình độ văn hoá của người dân cũng góp phần vào phát triển du lịch, con người thân thiện, hiền hoà, khiến họ truyền bá những điều tốt đẹp về đất nước, con người của điểm đến cho những người thân quen có thể tạo được làn sóng du lịch mới. Phần lớn những người khách thăm quan và hành trình du lịch, đều là người có trình độ văn hoá nhất là người đi du lịch nước ngoài. Người có trình độ văn hoá càng cao, thì đòi hỏi đi du lịch càng lớn, đòi hỏi chất lượng du lịch, muốn khám phá những nét truyền thống, văn hoá, phong tục tập quán của điểm đến. - Những yêu cầu và tổng hợp đối với sản phẩm và dịch vụ du lịch. Đối với sản phẩm và dịch vụ du l
Luận văn liên quan