Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bà Rịa – Vũng Tàu
được xác định là cửa ngõ hướng ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực Đông Nam
bộ. Vị trí này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của tỉnh, hội tụ nhiều
tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế biển như: khai thác dầu khí trên biển, khai
thác cảng biển và vận tải biển, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch nghỉ
dưỡng và tắm biển. Ngoài ra, tỉnh còn có điều kiện phát triển tất cả các tuyến giao
thông đường bộ, đường không, đường thủy, đường sắt và là một địa điểm trung chuyển
đi các nơi trong nước và thế giới.
Nền kinh tế của tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm qua, cơ
cấu kinh tế hợp lý, chuyển dịch đúng hướng. Quy mô tổng sản phẩm trong nước
(GDP) lớn 230.517 nghìn tỷ đồng, đứng thứ 3 cả nước (sau TP.Hồ Chí Minh và Hà
Nội), đứng thứ 2 vùng Đông Nam Bộ, nông nghiệp tăng 5,3% năm. GDP/người (kể cả
dầu khí) luôn dẫn đầu cả nước, đạt 221,8 triệu đồng, gấp 6,1 lần cả nước và 2,9 lần
vùng Đông Nam Bộ. Cơ cấu kinh tế của tỉnh: công nghiệp – xây dựng; dịch vụ; nông
lâm – thủy sản. Đây là cơ cấu kinh tế được giữ vững trong suốt thời gian qua, riêng
ngành công nghiệp chiếm 84,3% trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh do khai thác và
tận dụng lợi thế của BR–VT
136 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1683 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Phạm Lan Anh
PHÁT TRIỂN KINH TẾ
THEO NGÀNH VÀ THEO LÃNH THỔ
Ở TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Phạm Lan Anh
PHÁT TRIỂN KINH TẾ
THEO NGÀNH VÀ THEO LÃNH THỔ
Ở TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Chuyên ngành : Địa lí học
Mã số : 60 31 05 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. LÊ THÔNG
Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
LỜI CẢM ƠN
Sau hơn hai năm học tập, tại trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí
Minh, nay luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Địa lý học với đề tài:
“PHÁT TRIỂN KINH TẾ THEO NGÀNH VÀ LÃNH THỔ Ở TỈNH BÀ RỊA –
VŨNG TÀU” đã hoàn thành. Nhân dịp này, tác giả xin trân trọng cảm ơn:
- Các thầy cô giáo khoa Địa lý, phòng Sau Đại Học trường Đại học Sư
phạm TP. Hồ Chí Minh, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình giảng dạy,
trang bị cho em nhiều kiến thức về lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học
trong suốt 2 năm học giúp em có đủ kiến thức và sự tự tin để nghiên cứu, hoàn
thành luận văn.
- GS.TS. Lê Thông đã hướng dẫn tận tình cho em từ khâu xác định đề tài,
sửa chữa đề cương nghiên cứu cho đến khâu hoàn thiện luận văn. Bên cạnh đó
thầy giúp em giải quyết được nhiều khúc mắc, thông cảm và chia sẻ với em rất
nhiều, giúp em vượt qua khó khăn để hoàn thành luận văn.
- Cục thống kê và các sở ban ngành của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã cung
cấp những tư liệu có giá trị trong thời gian tác giả thực hiện đề tài.
- Ban giám hiệu và các đồng nghiệp trường THPT Bình Hưng Hòa, đã tạo
điều kiện thuận lợi nhất giúp tác giả hoàn thành khóa học.
- Gia đình, bạn bè động viên khích lệ tác giả trong suốt khóa học và nghiên
cứu.
Do giới hạn về thời gian, tài liệu, trình độ, những khó khăn khách quan và
chủ quan khác luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận
được sự đóng góp của các thầy cô và các bạn.
Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2014
Tác giả
Phạm Lan Anh
MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục bản đồ
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu đề tài ...................................................... 2
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài ............................................................................................ 3
4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 4
5. Đóng góp của luận văn ................................................................................................ 6
6. Cấu trúc của đề tài ....................................................................................................... 7
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ....... 8
1.1. Cơ sở lí luận .......................................................................................................... 8
1.1.1. Các khái niệm ................................................................................................. 8
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ .......... 12
1.1.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ cho cấp tỉnh ..... 17
1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 22
1.2.1. Tổng quan phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ ở Việt Nam ............... 22
1.2.2. Tổng quan phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ ở vùng Đông Nam Bộ ..... 23
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................ 25
Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT
TRIỂN KINH TẾ THEO NGÀNH VÀ LÃNH THỔ Ở TỈNH
BÀ RỊA – VŨNG TÀU .......................................................................... 26
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng ........................................................................................ 26
2.1.1. Vị trí địa lí ..................................................................................................... 26
2.1.2. Nhân tố tự nhiên ........................................................................................... 27
2.1.3. Nhân tố kinh tế – xã hội ................................................................................ 35
2.1.4. Đánh giá chung ............................................................................................. 46
2.2. Thực trạng phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ ở tỉnh Bà rịa – Vũng Tàu ....... 48
2.2.1. Khái quát chung ............................................................................................ 48
2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế theo ngành ...................................................... 50
2.2.3. Thực trạng các hình thức tổ chức theo lãnh thổ ........................................... 78
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ THEO
NGÀNH VÀ LÃNH THỔ Ở TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ................ 96
3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển ................................................... 96
3.1.1. Quan điểm ..................................................................................................... 96
3.1.2. Mục tiêu ........................................................................................................ 97
3.1.3. Định hướng phát triển ................................................................................... 98
3.2. Những giải pháp cơ bản .................................................................................... 110
3.2.1. Huy động và khai thác các nguồn vốn ....................................................... 110
3.2.2. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .................................... 113
3.2.3. Phát triển và ứng dụng công nghệ mới, tăng năng suất lao động, đảm
bảo vệ sinh môi trường .............................................................................. 115
3.2.4. Các giải pháp về điều hành vĩ mô .............................................................. 116
3.2.5. Các giải pháp về điều hành và thực hiện quy hoạch .................................. 117
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................................... 119
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 123
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BR - VT : Bà Rịa – Vũng Tàu
CN – XD : Công nghiệp – xây dựng
CCN – TTCN : Cụm công nghiệp – trung tâm công nghiệp
CSHT – CSVCKT : Cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất kỹ thuật
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
ĐNB : Đông Nam Bộ
ĐVT : Đơn vị tính
GDP : Tổng sản phẩm trong nước
GNI : Tổng thu nhập quốc gia
GTNT : Giao thông nông thôn
KCN : Khu công nghiệp
KTTĐPN : Kinh tế trọng điểm phía Nam
KT – XH : Kinh tế - xã hội
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TP : Thành phố
VLXD : Vật liệu xây dựng
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2012 phân theo đơn vị hành
chính ............................................................................................................. 26
Bảng 2.2. Dân số tỉnh BR–VT, giai đoạn 2000 – 2012 ................................................. 35
Bảng 2.3. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2012 phân theo đơn vị hành
chính ............................................................................................................. 36
Bảng 2.4. Lao động đang làm việc và cơ cấu lao động đang làm việc ở tỉnh BR–
VT, giai đoạn 2000 – 2012........................................................................... 37
Bảng 2.5. GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn
2000 – 2012 .................................................................................................. 48
Bảng 2.6. Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế của tỉnh BR - VT, giai đoạn 2000
– 2012 (%) .................................................................................................... 50
Bảng 2.7. GTSX công nghiệp của tỉnh BR–VT, giai đoạn 2000 – 2012 (giá thực
tế, tỷ đồng) ................................................................................................... 50
Bảng 2.8. GTSX của công nghiệp phân theo nhóm ngành của tỉnh BR–VT, giai
đoạn 2000 – 2012 ......................................................................................... 52
Bảng 2.9. Sản lượng khai thác dầu khí của BR–VT giai đoạn 2000 – 2012 ................. 56
Bảng 2.10. GTSX công nghiệp ngành công nghiệp sản xuất kim loại 2000 – 2012 .... 57
Bảng 2.11. Sản lượng thép cán của ngành công nghiệp sản xuất kim loại giai đoạn
2000 – 2012 .................................................................................................. 58
Bảng 2.12. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp sản xuất điện, khí đốt, nước ............... 58
Bảng 2.13. Giá trị sản xuất công nghiệp ngành cơ khí 2000–2012 .............................. 60
Bảng 2.14. Giá trị sản xuất ngành CN chế biến thực phẩm – đồ uống ......................... 61
Bảng 2.15. Một số sản phẩm của ngành CN chế biến thực phẩm – đồ uống ................ 62
Bảng 2.16. Khối lượng vận tải hàng hóa, hành khách của tỉnh BR–VT, giai đoạn
2000 – 2012 .................................................................................................. 63
Bảng 2.17. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tỉnh BR–
VT giai đoạn 2000 – 2012 (giá thực tế) ....................................................... 64
Bảng 2.18. Trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu tỉnh BR–VT giai đoạn 2000 – 2012
(triệu USD) ................................................................................................... 65
Bảng 2.19. Một số chỉ tiêu về hoạt động du lịch tỉnh BR–VT giai đoạn 2000 –
2012 .............................................................................................................. 67
Bảng 2.20. GTSX và cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản của tỉnh BR–
VT, giai đoạn 2000 – 2012 (giá thực tế) ...................................................... 68
Bảng 2.21. GTSX và cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp của tỉnh BR–VT, giai đoạn
2000 – 2012 (giá thực tế) ............................................................................. 69
Bảng 2.22. GTSX ngành trồng trọt (giá thực tế) giai đoạn 2000 – 2012 ...................... 69
Bảng 2.23. Diện tích các loại cây trồng BR–VT giai đoạn 2000 – 2012 ...................... 70
Bảng 2.24. Diện tích, năng suất, sản lượng cây công nghiệp lâu năm của tỉnh BR–
VT, giai đoạn 2000 – 2012........................................................................... 71
Bảng 2.25. Diện tích, năng suất, sản lượng lương thực của tỉnh BR–VT, giai đoạn
2000 – 2012 .................................................................................................. 73
Bảng 2.26. Một số chỉ tiêu về ngành chăn nuôi của tỉnh BR–VT, giai đoạn 2000 –
2012 .............................................................................................................. 74
Bảng 2.27. Tình hình sản xuất ngành thủy sản tỉnh BR–VT, giai đoạn 2000 –
2012 .............................................................................................................. 76
Bảng 2.28. Số trang trại phân ngành hoạt động và phân theo đơn vị hành chính của
tỉnh BR–VT, năm 2012 ................................................................................ 79
Bảng 2.29. Các khu công nghiệp của tỉnh BR–VT, năm 2012 [2] ................................ 83
Bảng 2.30. GTSX và cơ cấu GTSX phân theo đơn vị hành chính năm 2012 ............... 92
Bảng 3.1. Dự báo giá trị gia tăng và tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ đến 2015–
2020 ............................................................................................................ 105
Bảng 3.2. Dự kiến cơ cấu đầu tư theo ngành giai đoạn đến 2020 ............................... 110
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu sử dụng đất tỉnh BR–VT năm 2012 .......................................... 30
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của tỉnh BR–VT, giai đoạn
2000 – 2012 ........................................................................................... 38
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu kinh tế theo nhóm ngành tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn
2000 – 2012 .......................................................................................... 49
Biểu đồ 2.4. GTSX công nghiệp tỉnh BR–VT phân theo nhóm ngành giai đoạn
2000 – 2012 (%, giá thực tế) ................................................................. 51
Biểu đồ 2.5. Cơ cấu GTSX công nghiệp phân theo ngành giai đoạn
2000 – 2012 ........................................................................................... 53
Biểu đồ 2.6. GTSX của ngành dầu khí của tỉnh BR–VT, giai đoạn
2000 – 2012 ........................................................................................... 56
DANH MỤC BẢN ĐỒ
1. Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
2. Bản đồ các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển kinh tế theo ngành và
lãnh thổ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
3. Bản đồ các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển kinh tế theo
ngành và lãnh thổ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
4. Bản đồ hiện trạng phát triển kinh tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bà Rịa – Vũng Tàu
được xác định là cửa ngõ hướng ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực Đông Nam
bộ. Vị trí này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của tỉnh, hội tụ nhiều
tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế biển như: khai thác dầu khí trên biển, khai
thác cảng biển và vận tải biển, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch nghỉ
dưỡng và tắm biển. Ngoài ra, tỉnh còn có điều kiện phát triển tất cả các tuyến giao
thông đường bộ, đường không, đường thủy, đường sắt và là một địa điểm trung chuyển
đi các nơi trong nước và thế giới.
Nền kinh tế của tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm qua, cơ
cấu kinh tế hợp lý, chuyển dịch đúng hướng. Quy mô tổng sản phẩm trong nước
(GDP) lớn 230.517 nghìn tỷ đồng, đứng thứ 3 cả nước (sau TP.Hồ Chí Minh và Hà
Nội), đứng thứ 2 vùng Đông Nam Bộ, nông nghiệp tăng 5,3% năm. GDP/người (kể cả
dầu khí) luôn dẫn đầu cả nước, đạt 221,8 triệu đồng, gấp 6,1 lần cả nước và 2,9 lần
vùng Đông Nam Bộ. Cơ cấu kinh tế của tỉnh: công nghiệp – xây dựng; dịch vụ; nông
lâm – thủy sản. Đây là cơ cấu kinh tế được giữ vững trong suốt thời gian qua, riêng
ngành công nghiệp chiếm 84,3% trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh do khai thác và
tận dụng lợi thế của BR–VT.
Trong quá trình phát triển, tỉnh luôn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế chung
của vùng Đông Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung. Việc đánh giá đầy đủ tiềm
năng và thực trạng kinh tế của tỉnh là vấn để cần thiết và cấp bách, để từ đó đưa ra
những định hướng cũng như những giải pháp nhằm phát huy tối đa các nguồn lực KT
– XH, đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh BR–VT, phấn đấu đến
năm 2015, BR–VT cơ bản trở thành một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ
và khai thác hải sản của khu vực và cả nước, một thương cảng quốc gia và quốc tế.
Với mong muốn góp phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh tác giả đã lựa chọn đề tài
“Phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”.
2
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu
Mục tiêu chủ yếu của luận văn là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng và hiện
trạng phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ ở tỉnh BR–VT trên cơ sở vận dụng lý
luận và thực tiễn của Việt Nam và vùng ĐNB, để từ đó đề xuất giải pháp phát triển có
hiệu quả và bền vững đến năm 2020.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu đề ra, luận văn phải thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Đúc kết có chọn lọc cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế theo ngành
và lãnh thổ
- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ ở
tỉnh BR–VT.
- Phân tích thực trạng phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ ở tỉnh BR–VT
giai đoạn 2000 – 2012.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển ổn định, bền vững nền kinh tế ở tỉnh BR–
VT trong thời gian tới.
2.3. Giới hạn nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung đánh giá các nhân tố (tự nhiên, KT – XH) dưới
góc độ địa lý học và thực trạng phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ ở tỉnh BR–
VT.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2012,
định hướng đến năm 2020.
- Về lãnh thổ: Toàn tỉnh BR–VT bao gồm có 2 thành phố và 6 huyện (trong đó
có 1 huyện đảo), có chú ý so sánh với vùng Đông Nam Bộ và các tỉnh lân cận.
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ của một tỉnh luôn là vấn đề quan tâm
của các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà kinh tế, các cơ quan chuyên ngành nhằm
phát huy các thế mạnh vốn có để phát triển nền kinh tế có hiệu quả và bền vững và
nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
3
Lê Du Phong và Nguyễn Thành Độ trong cuốn “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới” [11] đã phân tích thực trạng chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo một số vùng và thành phần kinh tế giai đoạn 1991 – 1997, làm
rõ luận cứ khoa học của phát triển kinh tế và cơ cấu theo hướng hội nhập.
Trong cuốn “Phát triển kinh tế vùng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa” (2006), hai đồng chủ biên Nguyễn Xuân Thu và Nguyễn Văn Phú [16] đã phân
tích, đánh giá các lợi thế so sánh của các loại vùng khác nhau, lựa chọn phương hướng
phát triển phù hợp và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển các vùng trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nhiều giáo trình địa lí học (địa lí KT – XH) đã cung cấp cơ sở lý luận và thực
tiễn về cơ cấu ngành và lãnh thổ, là những căn cứ để tác giả triển khai đề tài, tiêu biểu
như:
+ “Địa lí KT – XH đại cương” (2005) do Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) [17], “Địa
lí KT – XH Việt Nam” (2011) do Lê Thông (chủ biên) [12]. Các giáo trình này trình
bày rõ cơ sở lý luận về các ngành kinh tế và 8 vùng kinh tế.
+ Cuốn sách “Địa lí KT – XH Việt Nam thời kỳ hội nhập” (2006) của tác giả
Đặng Văn Phan và Nguyễn Kim Hồng [9] đã phân tích các nguồn lực phát triển KT –
XH Việt Nam, địa lí một số ngành kinh tế của Việt Nam cũng như các vấn đề phát
triển KT – XH của các vùng, giúp tác giả nhận biết được tổ chức không gian kinh tế,
chiến lược phát triển kinh tế vùng trong xu thế hội nhập.
+ Cuốn “Việt Nam, các tỉnh và thành phố” (2010) do Lê Thông chủ biên và cuốn
“Việt Nam, các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm” do Lê Thông, Nguyễn Quý
Thao đồng chủ biên (2012) [15] đã phác họa bức tranh phát triển kinh tế theo ngành,
lãnh thổ theo đơn vị 63 tỉnh, thành phố và 7 vùng kinh tế ở Việt Nam. Các cuốn sách
này chứa đựng nhiều thông tin cập nhật và có ý nghĩa thực tiễn rất cao cho việc nghiên
cứu đề tài luận văn.
Một số đề tài luận văn thạc sĩ đã bảo vệ cũng nghiên cứu theo hướng này: “Kinh
tế Hà Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa” của Đỗ Văn Dũng, 2009, Đại học Sư phạm
Hà Nội; “Tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình” của Vũ Mạnh Hà
(2008), Đại học Sư phạm Hà Nội, “Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Bà Rịa –
4
Vũng Tàu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Nguyễn Duy Hồng, Đại học
Sư p