Luận văn Phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam

Nhưchúng ta đã biết, hàng hóa của một thịtrường chứng khoán phát triển bao gồm các loại sau: cổphiếu, trái phiếu, chứng chỉquỹvà các sản phẩm phái sinh. Tuy nhiên, nhìn lại thịtrường chứng khoán Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay thì vẫn chưa đạt được cấp độcao hay nói một cách khác là được quốc tếcông nhận là thịtrường chứng khoán phát triển. Nguyên nhân của vấn đềnày bao gồm nhiều nhân tốnhư: độlớn của thịtrường hay mức vốn hóa của thịtrường, hành lang pháp lý, tính thanh khoản của thịtrường Tuy nhiên, trong đó phải kể đến nhân tố độ lớn giao dịch của mặt hàng trái phiếu trong tổng dung lượng của thịtrường. Trong tổng khối lượng giao dịch hằng ngày trên thịtrường chính thức hay phi chính thức thì mặt hàng cổphiếu đang có một sức hút lớn đối với các nhà đầu tư, trong khi đó giao dịch của mặt hàng trái phiếu vẫn đang còn im ắng và dường nhưcòn là khái niệm khá xa lạ đối với hầu hết các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tưtrong nước. Trong khi đó, đối với các nhà đầu tưnước ngoài và các tổchức ngân hàng thì mặt hàng trái phiếu là mặt hàng không thểthiếu trong danh mục đầu tưthậm chí là mặt hàng đầu tưchiến lược trong việc cải thiện tỷsuất sinh lợi cũng nhưtỷsuất rủi ro danh mục của các đơn vịnày, và họcũng đã gặt hái được một sốkết quảkhảquan.

pdf121 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3007 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam MỤC LỤC Trang DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU VÀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU .............................................................................................................4 1.1.Khái niệm trái phiếu..............................................................................................4 1.2.Đặc điểm trái phiếu và các yếu tố ảnh hưởng đến giá trái phiếu ..........................4 1.3.Phân loại trái phiếu................................................................................................7 1.4.Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất ................................................................................12 1.5.Thị trường trái phiếu ...........................................................................................20 1.6.Hoạt động repo trái phiếu....................................................................................29 1.7.Các tổ chức tài chính phi ngân hàng ...................................................................31 1.8.Tổ chức xếp hạng tín nhiệm................................................................................33 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM................................................................40 2.1.Tổng quan thị trường trái phiếu ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam................................................................................................40 2.2.Tổng quan thị trường trái phiếu của Việt Nam trong thời gian qua....................54 2.3.Tình hình phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ trong thời gian qua ......................66 2.4.Tình hình phát hành và giao dịch trái phiếu kèm theo chứng quyền trong thời gian qua .....................................................................................................................67 2.5.Tình hình phát hành và giao dịch trái phiếu chuyển đổi của các ngân hàng trong thời gian qua..............................................................................................................68 2.6.Tình hình đấu giá và nguyên nhân thất bại trong các đợt đấu giá và phát hành TPCP trong thời gian qua..........................................................................................71 2.7.Xây dựng và đánh giá đường cong lãi suất TPCP của Việt Nam trong thời gian qua .............................................................................................................................73 2.8.Những nguyên nhân chính làm cho thị trường trái phiếu tại Việt Nam hiện nay chưa phát triển...........................................................................................................77 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU TẠI VIỆT NAM.........................................................................................85 3.1.Định hướng phát triển TTTP của Việt Nam đến năm 2020 ................................85 3.2.Các giải pháp phát triển TTTP tại Việt Nam.......................................................85 3.3.Những vấn đề nghiên cứu tiếp theo ..................................................................103 KẾT LUẬN ............................................................................................................105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DNNN : Doanh nghiệp nhà nước TPCP : Trái phiếu chính phủ TPCQĐP : Trái phiếu Chính quyền địa phương TPDN : Trái phiếu doanh nghiệp TTTP : Thị trường trái phiếu NHTW : Ngân hàng trung ương KBNN : Kho bạc nhà nước HTPT : Quỹ Hỗ trợ phát triển SGDCK : Sở giao dịch chứng khoán TTGDCK : Trung tâm Giao dịch Chứng khoán CTCK : Công ty chứng khoán TTCK : Thị trường Chứng khoán UBND : Ủy Ban Nhân Dân IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế WB : Ngân hàng thế giới ADB : Ngân hàng phát triển châu Á IFS : Công ty Tài chính quốc tế HSBC : Hong Kong Shanghai Bank Corporation NHPTVN : Ngân hàng phát triển Việt Nam Vietcombank : Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam CRA (Credit Rating Agency) : Tổ chức xếp hạng tín nhiệm ABMI : Sáng kiến thị trường trái phiếu châu Á S&P : Standard and Poor’s USD : Đồng Đôla Mỹ NDT : Đồng nhân dân tệ KRW : Đơn vị tiền tệ của Hàn Quốc (Đồng Won) DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1:Bảng dữ liệu của các trái phiếu chiết khấu theo lợi suất đáo hạn Bảng 1.2:Ký hiệu xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm Bảng 2.1:Quy mô thị trường trái phiếu Hàn Quốc Bảng 2.2:Quy mô và tỷ trọng của TPCP, TPDN và trái phiếu của các tổ chức tài chính so với GDP của một số quốc gia năm 2004 Bảng 3.1:Hệ số xếp hạng tín nhiệm của một số quốc gia tính đến tháng 2/2009 Bảng 3.2:Chính sách thuế đánh vào trái phiếu phát hành bằng đồng nội tệ của một số quốc gia tính đến tháng 2/2009 Bảng 3.3:Quy mô và tỷ trọng của các quỹ ở một số quốc gia năm 2005 CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1:Đường cong lãi suất dạng thông thường Hình 1.2:Đường cong lãi suất dạng dốc Hình 1.3:Đường cong lãi suất dạng đảo ngược Hình 1.4:Đường cong lãi suất dạng phẳng CÁC ĐỒ THỊ Hình 1.5:Đồ thị đường cong lãi suất của TPCP Mỹ theo lợi suất đáo hạn Hình 2.1:Quy mô thị trường trái phiếu so với GDP của một số quốc gia Hình 2.2:Giá trị TPCP phát hành từ 2000 đến 2008 Hình 2.3:Giá trị TPCQĐP phát hành từ 2003 đến 2007 Hình 2.4:Giá trị phát hành TPDN từ năm 2006 đến 30/06/2008 Hình 2.5:Đồ thị đường cong lãi suất TPCP của Việt Nam năm 2007, 2008 và 2009 Hình 2.6:Đồ thị đường cong lãi suất TPCP của Việt Nam năm 2007 Và đồ thị đường cong lãi suất chuẩn của một số quốc gia CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 1.Kiến nghị Chính phủ xem xét, nghiên cứu và ban hành mức lãi suất trần cho các phiên đấu giá TPCP hay trái phiếu được chính phủ bảo lãnh bằng đồng nội tệ hay TPCP bằng USD sao cho phù hợp với mức lãi suất của thị trường nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. 2.Kiến nghị Chính phủ xây dựng các chính sách và mục tiêu phát triển trong dài hạn nhằm nâng cao hệ số xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế. Từ đó, góp phần nâng cao hệ số tín nhiệm của doanh nghiệp khi phát hành trái phiếu. 3.Kiến nghị Chính phủ đẩy mạnh việc phát hành TPCP theo lô lớn, từ đó góp phần hình thành đường cong lãi suất chuẩn cho thị trường vốn. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày một cách khái quát cách xây dựng đường cong lãi suất chuẩn của thị trường vốn hiện nay. 4.Kiến nghị Chính phủ đẩy mạnh và khuyến khích các hoạt động chiết khấu, cầm cố và repo trái phiếu trên thị trường vốn, từ đó góp phần làm tăng tính thanh khoản của thị trường. 5.Kiến nghị Chính phủ xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lý nhằm thúc đẩy và khuyến khích việc hình thành các nhà tạo lập thị trường trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là thị trường trái phiếu. 6.Kiến nghị Chính phủ nghiên cứu, xây dựng và ban hành các chính sách thuế phù hợp với từng loại hình giao dịch của trái phiếu cũng như các đối tượng tham gia thị trường. 7.Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm phát triển thị trường TPCQĐP và TPDN trong thời gian tới. 1 MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết, hàng hóa của một thị trường chứng khoán phát triển bao gồm các loại sau: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và các sản phẩm phái sinh. Tuy nhiên, nhìn lại thị trường chứng khoán Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay thì vẫn chưa đạt được cấp độ cao hay nói một cách khác là được quốc tế công nhận là thị trường chứng khoán phát triển. Nguyên nhân của vấn đề này bao gồm nhiều nhân tố như: độ lớn của thị trường hay mức vốn hóa của thị trường, hành lang pháp lý, tính thanh khoản của thị trường… Tuy nhiên, trong đó phải kể đến nhân tố độ lớn giao dịch của mặt hàng trái phiếu trong tổng dung lượng của thị trường. Trong tổng khối lượng giao dịch hằng ngày trên thị trường chính thức hay phi chính thức thì mặt hàng cổ phiếu đang có một sức hút lớn đối với các nhà đầu tư, trong khi đó giao dịch của mặt hàng trái phiếu vẫn đang còn im ắng và dường như còn là khái niệm khá xa lạ đối với hầu hết các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư trong nước. Trong khi đó, đối với các nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức ngân hàng thì mặt hàng trái phiếu là mặt hàng không thể thiếu trong danh mục đầu tư thậm chí là mặt hàng đầu tư chiến lược trong việc cải thiện tỷ suất sinh lợi cũng như tỷ suất rủi ro danh mục của các đơn vị này, và họ cũng đã gặt hái được một số kết quả khả quan. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã ra đời cách nay đã được hơn chín năm, trong khi đó thị trường trái phiếu Việt Nam mới chỉ bắt đầu phát triển khoảng hơn ba năm trở lại đây và đang hứa hẹn là một thị trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư và định chế tài chính. Cụ thể theo báo Vietnamnet ngày 28/10/2005 đưa tin “Trái phiếu Việt Nam bán hết veo tại New York, theo đó các nhà đầu tư quốc tế đã đặt mua với số tiền lên tới 4,5 tỷ USD, cao gấp 6 lần trị giá chào là 750 triệu USD. Hai tờ báo kinh tế lớn của thế giới là Financial Times (Anh) và Bloomberg (Mỹ) đồng loạt đưa tin và phân tích về sự kiện này. Như vậy, đối với thị trường chứng khoán của Việt Nam thì mặt hàng trái phiếu vẫn còn đang là hàng hóa “ế ẩm”, hay có sức thu hút chưa cao đối với các nhà đầu tư, trong khi đó, đối với các nhà đầu tư tại thị trường chứng khoán New York thì trái phiếu Việt Nam đang là món hàng hóa “béo bở”. 2 Nghiên cứu, tìm hiểu một số nội dung cơ bản về trái phiếu, thực trạng hình thành, hoạt động và phát triển thị trường trái phiếu của một số nước trên thế giới để so sánh đối chiếu với thực trạng tại thị trường chứng khoán Việt Nam để có thể đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy và phát triển thị trường trái phiếu tại Việt Nam hiện nay đó chính là mục đích chính để chọn và nghiên cứu về đề tài này. Trong đề tài này tác giả không chú trọng đề cập đến các cách tính hay công thức định giá của các loại trái phiếu mà chỉ chú trọng đến phân tích thực trạng hình thành và phát triển để từ đó đưa ra một số giải pháp đối với thị trường này. 2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ƒ Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các dạng trái phiếu đã và đang lưu thông trên thị trường như trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu doanh nghiệp. ƒ Phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ nghiên cứu thực trạng hình thành và phát triển của thị trường trái phiếu của Việt Nam và một số nước trên thế giới, từ đó phân tích, nhận định và đưa ra một số giải pháp cho việc phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam. 3.Ý nghĩa khoa học của đề tài Thông qua việc nhận định và nghiên cứu lịch sử hình thành, cách thức hoạt động và phương thức quản lý nhà nước trong quá trình vận hành và nỗ lực phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam và một số nước đã và đang phát triển trên thế giới, từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy và phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cũng như đưa ra một số định hướng cho việc phát triển thị trường trái phiếu đến năm 2020. 4.Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp định tính, thống kê và so sánh trong suốt quá trình nghiên cứu và trình bày của đề tài. 3 5.Kết cấu luận văn ƒ Chương 1: Lý luận tổng quan về trái phiếu và thị trường trái phiếu. ƒ Chương 2: Tổng quan thị trường trái phiếu ở một số nước trên thế giới và tại Việt Nam. ƒ Chương 3: Một số giải pháp phát triển thị trường trái phiếu tại Việt Nam. 4 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU VÀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU 1.1.Khái niệm trái phiếu Theo Luật chứng khoán của Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006 thì trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành. Theo định nghĩa của các tài liệu khác thì trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi đáo hạn. 1.2.Đặc điểm trái phiếu và các yếu tố ảnh hưởng đến giá trái phiếu 1.2.1.Đặc điểm trái phiếu ƒ Trái phiếu là chứng khoán nợ hay một loại giấy nợ, thể hiện các quyền lợi của chủ nợ hay trái chủ (người sở hữu trái phiếu) đối với tổ chức phát hành. ƒ Chủ thể phát hành không chỉ có các công ty mà còn là chính phủ hoặc chính quyền địa phương. ƒ Trái chủ được hưởng lãi cố định và không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của tổ chức phát hành. ƒ Tiền lãi trả cho trái chủ (trái tức) được tính vào chi phí tài chính của tổ chức phát hành (công ty), do đó được khấu trừ khi tính thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. ƒ Trái phiếu thể hiện quan hệ giữa chủ nợ – con nợ; giữa người phát hành – người đầu tư: Phát hành trái phiếu là đi vay vốn, mua trái phiếu là cho người phát hành vay vốn và như vậy, trái chủ là chủ nợ của người phát hành. Là chủ nợ, người nắm giữ trái phiếu (trái chủ) có quyền đòi các khoản thanh toán theo 5 cam kết về giá trị và thời hạn, song không có quyền tham gia vào những vấn đề của bên phát hành. ƒ Khi công ty bị phá sản hay giải thể, trái chủ được ưu tiên trả nợ trước cổ đông. Ngoài ra, một trái phiếu thông thường có ba đặc điểm chính: + Mệnh giá (Par value hay Face value): là giá trị danh nghĩa của trái phiếu được in ngay trên tờ phiếu, đại diện cho số tiền trả tại thời điểm đáo hạn; + Lãi suất danh nghĩa (Coupon Interest Rate) của trái phiếu, quy định mức lãi mà nhà đầu tư được hưởng hàng năm. Thông thường có 02 phương thức trả lãi: 06 tháng/lần và 01 năm/lần; + Thời gian đáo hạn: là thời gian mà trái chủ được nhận lại vốn gốc (mệnh giá). Nếu các trái phiếu có mức rủi ro như nhau, thời gian đáo hạn càng dài thì lãi suất càng cao; Lãi suất của trái phiếu được quy định bởi các yếu tố: + Cung cầu vốn trên thị trường tín dụng: Lượng cung cầu vốn đó lại tùy thuộc vào chu kỳ kinh tế, động thái chính sách của ngân hàng trung ương, mức độ thâm hụt ngân sách của chính phủ và phương thức tài trợ thâm hụt đó. + Mức độ rủi ro của mỗi nhà phát hành và của từng đợt phát hành: Cấu trúc rủi ro của lãi suất sẽ quy định lãi suất của mỗi trái phiếu. Rủi ro càng lớn, lãi suất càng cao. + Thời gian đáo hạn của trái phiếu: Nếu các trái phiếu có thời gian đáo hạn càng dài, tức là có mức rủi ro càng cao thì mức lãi suất càng cao. 1.2.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trái phiếu ƒ Biến động lãi suất thị trường: Lãi suất thị trường là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc định giá các chứng khoán nói chung và trái phiếu nói riêng. Nếu lãi suất tăng thì lợi tức của trái phiếu bắt đầu thay đổi. Trong trường hợp này, vốn bắt đầu chảy vào nơi hứa hẹn có tỷ suất sinh lợi cao, lúc đó giá trái phiếu có lãi suất cố định giảm và ngược lại. 6 ƒ Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất: Ở các nước phát triển, trái phiếu luôn được giao dịch sôi động ở thị trường vốn với khối lượng giao dịch lớn, nhiều mức lãi suất và các kỳ đến hạn khác nhau. Do đó, các nhà đầu tư thường xem xét, so sánh mức lãi suất của các trái phiếu cùng loại và cân nhắc trước khi quyết định đầu tư. Đồ thị biểu diễn các mức lãi suất đến hạn của các trái phiếu với các kỳ hạn khác nhau được gọi là đường cong lãi suất (yield curve). Đường cong lãi suất biểu thị sự vận động lãi suất thị trường của thị trường vốn của một quốc gia và thường nó có tên khác là cấu trúc kỳ hạn của lãi suất. Vì vậy, khi đường cong lãi suất có dạng thông thường thì giá và kỳ hạn của trái phiếu có mối tương quan tuyến tính với nhau. Và ngược lại, khi đường cong lãi suất có dạng đảo ngược thì giá và kỳ hạn của trái phiếu có mối tương quan nghịch với nhau, nghĩa là mức lãi suất của các trái phiếu ngắn hạn cao hơn so với lãi suất của các trái phiếu dài hạn. ƒ Quyền mua lại, bán lại trước hạn: Trái phiếu kèm theo quyền được mua lại cho phép người phát hành mua lại chứng khoán trước khi đáo hạn khi thấy cần thiết. Đặc tính này có lợi cho người phát hành song lại bất lợi cho người đầu tư nên loại trái phiếu này có thể có lãi suất cao hơn so với những trái phiếu khác có cùng thời hạn. Trái phiếu kèm theo quyền được bán lại trước hạn cho phép người nắm giữ trái phiếu được quyền bán lại trái phiếu cho bên phát hành trước khi trái phiếu đến hạn. Quyền chủ động trong trường hợp này thuộc về nhà đầu tư, do đó lãi suất của trái phiếu này có thể hấp dẫn và thấp hơn so với các loại trái phiếu khác cùng thời hạn. ƒ Khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu: Trái phiếu có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu trong tương lai thì sẽ có giá cao hơn so với các loại trái phiếu không có khả năng chuyển đổi. ƒ Cung, cầu thị trường: Cũng như các hàng hóa khác, giá trị trái phiếu cũng bị ảnh hưởng bởi cung và cầu của thị trường. Khi loại bỏ các yếu tố khác và khi cung lớn hơn cầu trái phiếu thì giá trái phiếu sẽ giảm và ngược lại khi cung nhỏ hơn cầu trái phiếu thì giá trái phiếu sẽ tăng. 7 ƒ Lạm phát: Nếu lạm phát dự kiến trong tương lai có khả năng tăng thì tiền lãi theo lãi suất danh nghĩa sẽ bị giảm và như vậy trong trường hợp này trái phiếu sẽ kém hấp dẫn hơn so với các loại tài sản khác có khả năng loại trừ yếu tố lạm phát. Do đó, giá trái phiếu có xu hướng giảm và ngược lại giá trái phiếu có xu hướng tăng trong trường hợp lạm phát được dự báo sẽ giảm trong tương lai. 1.3.Phân loại trái phiếu 1.3.1.Căn cứ vào phương thức trả lãi ƒ Trái phiếu Coupon: là trái phiếu có phương thức trả lãi cố định, đều đặn theo định kỳ (thường là 06 tháng/lần và 01 năm/lần). ƒ Trái phiếu Zero Coupon (Trái phiếu chiết khấu hay Trái phiếu chiết khấu khống): là trái phiếu không trả lãi theo định kỳ. Người mua sẽ nhận được tiền lãi ngay khi mua bằng cách khấu trừ vào tiền mua trái phiếu, và khi đáo hạn trái chủ sẽ nhận được vốn gốc bằng với mệnh giá. Do đó, trái phiếu loại này có giá bán thấp hơn mệnh giá. 1.3.2.Căn cứ vào việc ghi danh hoặc không ghi danh ƒ Trái phiếu vô danh: là trái phiếu không mang tên trái chủ, cả trên chứng chỉ cũng như trên sổ sách của người phát hành. Những phiếu trả lãi đính theo tờ chứng chỉ, và khi đến hạn trả lãi, người giữ trái phiếu chỉ việc xé ra và mang tới ngân hàng nhận lãi. Khi trái phiếu đáo hạn, người nắm giữ nó mang chứng chỉ tới ngân hàng để nhận lại khoản cho vay. ƒ Trái phiếu ghi danh: là loại trái phiếu có ghi tên và địa chỉ của trái chủ, trên chứng chỉ và trên sổ của người phát hành. Hình thức ghi danh có thể chỉ thực hiện cho phần vốn gốc, cũng có thể là ghi danh toàn bộ, cả gốc lẫn lãi. Dạng ghi danh toàn bộ đang ngày càng phổ biến là hình thức ghi sổ. Trái phiếu ghi sổ hoàn toàn không có dạng vật chất, quyền sở hữu được xác nhận bằng việc lưu giữ tên và địa chỉ của chủ sở hữu trên máy tính. 1.3.3.Căn cứ vào đối tượng phát hành trái phiếu ƒ Trái phiếu chính phủ: Là những trái phiếu do chính phủ phát hành nhằm mục đích bù đắp thâm hụt ngân sách, tài trợ cho các công trình công ích, hoặc là 8 công cụ để điều hành chính sách tiền tệ. Trái phiếu chính phủ là loại chứng khoán không có rủi ro thanh toán và cũng là loại trái phiếu có tính thanh khoản cao. Do đặc điểm đó, lãi suất của trái phiếu chính phủ được xem là lãi suất chuẩn để làm căn cứ xác định lãi suất của các công cụ nợ khác có cùng kỳ hạn. Có thể trái phiếu chính phủ được chia nhỏ thêm hai loại: + Do chính quyền trung ương phát hành: nhằm mục đích bù đắp các khoản chi đầu tư của Ngân sách trung ương, kiểm soát lạm phát, điều hành chính sách tiền tệ… như: Tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc do Chính phủ phát hành
Luận văn liên quan