Luận văn Phối hợp quản lý giáo dục đạo đức của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và nhà trường đối với học sinh trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh

Đất nước ta đang từng ngày đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước đạt được những thành tựu đáng khích lệ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đất nước. Để có được những thành quả đó, nhân dân ta đã đóng góp bằng tất cả những nỗ lực của mình, trong đó, sự đóng góp của lực lượng thanh niên giữ một vai trò rất đáng kể, là lực lượng nòng cốt, xung kích trong mọi lĩnh vực. Trong công cuộc đổi mới của đất nước, giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Giáo dục nỗ lực thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của mình là “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [17]

pdf72 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1861 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phối hợp quản lý giáo dục đạo đức của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và nhà trường đối với học sinh trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH __________________ Nguyễn Thị Mỹ Trang PHỐI HỢP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH VÀ NHÀ TRƯỜNG ĐỐI VỚI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH __________________ Nguyễn Thị Mỹ Trang PHỐI HỢP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH VÀ NHÀ TRƯỜNG ĐỐI VỚI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HUỲNH CÔNG MINH Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2010 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này bản thân em cũng đã nỗ lực rất nhiều nhưng quan trọng hơn là sự giúp đỡ của rất nhiều người để em có thể thực hiện một cách tốt nhất. Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến: Gia đình luôn luôn là nguồn động viên lớn nhất cả về vật chất và tinh thần cho con trong suốt quá trình học tập. Em xin cám ơn Tiến sĩ Huỳnh Công Minh – Giám đốc Sở giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh. Được sự hướng dẫn trực tiếp của thầy là một niềm vinh dự, may mắn lớn đối với em. Dù rất bận rộn nhưng thầy luôn tận tình chỉ bảo cũng như động viên tinh thần để em hoàn thành tốt luận văn. Sự giảng dạy của quý thầy, cô trong thời gian qua đã cho em những kiến thức để tự tin áp dụng vào thực tiễn. Em xin cám ơn Chương trình đào tạo 300 thạc sĩ, tiến sĩ của thành phồ Hồ Chí Minh đã hỗ trợ, động viên em trong thời gian học tập và thực hiện đề tài. Em xin cám ơn các anh chị trong cơ quan Thành Đoàn, đặc biệt là Ban Tuyên giáo Thành Đoàn đã quan tâm, hỗ trợ tạo điều kiện để em có tham gia học tập tốt. Em xin cám ơn các bạn cán bộ Đoàn, Trợ lý thanh niên, thầy cô các trường và các đơn vị đã hỗ trợ em trong thực hiện đề tài. Em xin cảm ơn và ghi nhớ những công ơn này. Đây sẽ là những hành trang quý báu đưa em bước vào giai đoạn mới trong cuộc đời mình. Tuy nhiên do thời gian thực hiện luận văn cũng còn hạn chế, bản thân cũng chưa có nhiều kinh nghiệm nên có rất nhiều thiếu sót, sai lầm khó tránh khỏi. Em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo thêm của quý thầy, cô để em có được những hiểu biết sâu rộng hơn và rút kinh nghiệm cho những lần sau. Trân trọng. Học viên Nguyễn Thị Mỹ Trang MỤC LỤC 0TLỜI CẢM ƠN0T ...................................................................................................................... 1 0TMỤC LỤC0T ............................................................................................................................ 2 0TMỞ ĐẦU0T .............................................................................................................................. 1 0TChương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN0T ............................................................................................. 6 0T1.1.0T 0TLịch sử nghiên cứu vấn đề0T ............................................................................................................ 6 0T1.2.0T 0TCơ sở lý luận0T ................................................................................................................................. 6 0T1.2.1.0T 0TMột số thuật ngữ liên quan đến đề tài0T ............................................................................... 6 0T1.2.2.0T 0TĐặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT: [25, tr. 86]0T .................................................... 14 0T1.2.3.0T 0TNội dung tổ chức phối hợp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THPT0T .................... 16 0T1.3.0T 0T iểu kết chương 10T ....................................................................................................................... 21 0TChương 2: THỰC TRẠNG SỰ PHỐI HỢP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH VÀ NHÀ TRƯỜNG ĐỐI VỚI HỌC SINH THPT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH0T.......................................................................................... 22 0T2.1.0T 0TKhái quát tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh0T............................................ 22 0T2.2.0T 0TKhái quát tình hình giáo dục của thành phố Hồ Chí Minh0T ...................................................... 23 0T2.2.1.0T 0T ình hình chung0T ............................................................................................................... 23 0T2.2.2.0T 0T ình hình giáo dục đạo đức cho học sinh THPT0T ............................................................ 26 0T2.3.0T 0T hực trạng công tác phối hợp quản lý giáo dục đạo đức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và nhà trường đối với học sinh THPT tại thành phố Hồ Chí Minh0T ............................................................... 37 0T2.3.1.0T 0TKết quả khảo sát tình hình phối hợp quản lý giáo dục đạo đức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và nhà trường đối với học sinh THPT0T .................................................................................. 38 0T2.3.2.0T 0T hực trạng công tác phối hợp quản lý giáo dục đạo đức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và nhà trường đối với học sinh THPT0T ............................................................................................ 42 0T2.4.0T 0T iểu kết chương 20T ....................................................................................................................... 44 0TChương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC PHỐI HỢP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH VÀ NHÀ TRƯỜNG ĐỐI VỚI HỌC SINH THPT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH0T ....................... 46 0T3.1.0T 0TNhóm giải pháp tư tưởng, tích cực nâng cao nhận thức xã hội về công tác Đoàn, phối hợp tốt các lực lượng trong nhà trường để giáo dục đạo đức có hiệu quả cho học sinh0T ................................ 46 0T3.2.0T 0TNhóm giải pháp về tổ chức, góp phần nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý nhà trường và hoạt động Đoàn từ nhân sự đến chế độ và kỹ năng hoạt động0T ........................................................... 49 0T3.3.0T 0T ham mưu xây dựng hệ thống chế độ chính sách phù hợp nhằm tạo điều kiện tốt cho hoạt động Đoàn phát triển góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh0T ....................... 50 0TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ0T ........................................................................................... 52 0T ÀI LIỆU THAM KHẢO0T ................................................................................................. 55 0TPHỤ LỤC0T ........................................................................................................................... 58 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang từng ngày đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước đạt được những thành tựu đáng khích lệ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đất nước. Để có được những thành quả đó, nhân dân ta đã đóng góp bằng tất cả những nỗ lực của mình, trong đó, sự đóng góp của lực lượng thanh niên giữ một vai trò rất đáng kể, là lực lượng nòng cốt, xung kích trong mọi lĩnh vực. Trong công cuộc đổi mới của đất nước, giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Giáo dục nỗ lực thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của mình là “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [17]. Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ đất nước không chỉ là vai trò của ngành giáo dục mà của toàn xã hội, trong đó tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là việc giáo dục và đào tạo đoàn viên, thanh niên. Bên cạnh đó, với mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ là: “Giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo thế hệ thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện, trở thành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao và phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” đòi hỏi tổ chức Đoàn cần phải ra sức đầu tư để thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình. Ngày nay, tổ chức Đoàn đã từng bước tìm tòi, vận dụng nhiều giải pháp để thu hút thanh niên đến với mình. Tuy nhiên, thực tế cho thấy thanh niên ngày nay với những đặc điểm rất đa dạng, phong phú, chịu nhiều ảnh hưởng tác động tích cực lẫn tiêu cực của cả ba môi trường giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội. Đồng thời, thanh niên ngày nay cũng có quá nhiều lựa chọn để tham gia không phải chỉ có tổ chức Đoàn – Hội (Hội Sinh viên Việt Nam và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam). Đây là thách thức rất lớn đối với tổ chức Đoàn, đòi hỏi Đoàn cần phải nghiên cứu, tìm tòi cho mình những hướng đi mới, những mô hình giải pháp hay, phù hợp, thu hút thanh niên tham gia và giáo dục thanh niên. Trong đó vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên là một vấn đề rất quan trọng trong việc phát triển toàn diện nhân cách của thế hệ trẻ. Trước thực trạng như vậy nhưng chưa có đề tài nghiên cứu về sự phối hợp quản lý giáo dục đạo đức của tổ chức Đoàn và nhà trường đối với học sinh trung học phổ thông (THPT) tại thành phố Hồ Chí Minh, một địa phương năng động trong mọi lĩnh vực của xã hội. Là một cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (cán bộ Đoàn), qua quá trình học tập tôi rất muốn nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp trong việc phối hợp giữa tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với các trường THPT để công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được phát triển, khoa học và vững chắc hơn. Vì những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Phối hợp quản lý giáo dục đạo đức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và nhà trường đối với học sinh THPT thành phố Hồ Chí Minh”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng công tác phối hợp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đề tài sẽ đề ra những giải pháp phù hợp, khoa học nhằm giúp cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và nhà trường phối hợp tốt hơn trong việc góp phần xây dựng một lớp thanh niên “vừa hồng, vừa chuyên” trong xã hội ngày nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể: Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT. - Đối tượng nghiên cứu: Công tác phối hợp quản lý giáo dục đạo đức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và nhà trường đối với học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 4. Giả thuyết khoa học Nếu tìm ra được những giải pháp hợp lý nhằm tăng cường công tác phối hợp quản lý giáo dục đạo đức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và nhà trường đối với học sinh THPT thành phố Hồ Chí Minh thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức học sinh THPT thành phố Hồ Chí Minh, giúp học sinh xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp với các giá trị chuẩn mực đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc trong bối cảnh hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống cơ sở lý luận về quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường THPT. - Đánh giá thực trạng công tác phối hợp giữa Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với nhà trường trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất những giải pháp cơ bản để thực hiện tốt công tác phối hợp quản lý giáo dục đạo đức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và nhà trường đối với học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh . 6. Giới hạn đề tài Đề tài nghiên cứu sự phối hợp quản lý giáo dục đạo đức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và nhà trường đối với học sinh được giới hạn trong phạm vi học sinh THPT và trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận nghiên cứu 7.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc Theo quan điểm hệ thống – cấu trúc, mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại dưới dạng một hệ thống với các yếu tố hợp thành có liên hệ với nhau, không tồn tại độc lập mà có liên hệ với các hệ thống khác. Phải nghiên cứu toàn diện các vấn đề có liên quan. Quan điểm này được vận dụng vào các phương pháp nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn của đề tài, giúp người nghiên cứu tìm hiểu được mối liên hệ thực hiện tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và của nhà trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để từ đó tìm hiểu sự phối hợp của hai tổ chức, đơn vị để thực hiện công tác này tốt hơn. 7.1.2. Quan điểm lịch sử Muốn nhận thức đúng sự vật, hiện tượng, phải nắm được lịch sử của sự vật hiện tượng. Như vậy thực hiện công tác phối hợp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THPT hiện nay cần phải nghiên cứu tình hình tác động của cả ba môi trường giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội với những ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay. 7.1.3. Quan điểm thực tiễn “Thực tiễn là chân lý” – thực tiễn là cơ sở khoa học phong phú, sinh động và mang tính thuyết phục cao. Trong quá trình nghiên cứu cần phải khảo sát đầy đủ, toàn diện một cách khách quan để nhận định, đánh giá và đề xuất những giải pháp cơ bản để công tác phối hợp giữa Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với nhà trường trong việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THPT được tốt hơn. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Để thực hiện quá trình nghiên cứu đề tài, về mặt lý luận, phải tìm hiểu các tài liệu về giáo dục và đào tạo, về công tác Đoàn – Hội (Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam) – Đội (Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh), về tâm sinh lý lứa tuổi thanh niên, học sinh và các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước về lĩnh vực này ở các thư viện: thư viện Khoa học tổng hợp, thư viện trường ĐH Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, phòng tư liệu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hồ Chí Minh (Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh), tư liệu trên mạng internet. 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Quá trình nghiên cứu sẽ dựa vào hai hình thức cơ bản để quan sát, ghi nhận và phân tích thực tiễn sinh động, phong phú của khách thể và chủ thể nghiên cứu, cụ thể như sau: - Khảo sát và thu thập số liệu: khi nghiên cứu đề tài chúng tôi đã tiếp xúc và khảo sát ý kiến của học sinh, giáo viên của 17 trường THPT tiêu biểu đại diện được thực trạng toàn khối trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm các trường chuyên, trường công lập, trường tư thục, trường quốc tế, trường có yếu tố nước ngoài, cán bộ Đoàn ở trường THPT, các cơ sở Đoàn có liên quan. - Lấy ý kiến chuyên gia: lấy ý kiến của một số chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục thông qua các bài viết liên quan đến công tác giáo dục thanh niên, đặc biệt là giáo dục đạo đức cho thanh niên. 7.2.3. Phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu Để xử lý các số liệu thu thập được khi nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) để thống kê và phân tích. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, đặc biệt là học sinh THPT là một nội dung được quan tâm và nghiên cứu của nhiều tác giả. Theo tìm hiểu của bản thân, đã có các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài này như: “Những biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học của người Hiệu trưởng” của Thạc sĩ Dương Thị Trúc Bạch, “Tổ chức và giáo dục đạo đức cho sinh viên thông qua hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang” của Thạc sĩ Võ Đăng Khoa, “Một số biện pháp phối hợp giữa Hiệu trưởng và tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tỉnh Bình Dương” của Thạc sĩ Võ Huỳnh Ngọc Vân, “Một số biện pháp phối hợp giữa chính quyền và tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhằm tăng cường công tác quản lý sinh viên ở trường Đại học Sư phạm Huế” của Thạc sĩ Hồ Quang Chính, “Một số giải pháp phối hợp giữa Hiệu trưởng và Ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT tỉnh Bình Phước” của Lê Hồng Quảng. Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về sự phối hợp quản lý giáo dục đạo đức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và nhà trường đối với học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Một số thuật ngữ liên quan đến đề tài 1.2.1.1. Tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1931, “là một tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, phấn đấu và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Được xây dựng, rèn luyện và trưởng thành qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng, Đoàn đã tập hợp đông đảo thanh niên phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bước vào thời kỳ mới, Đoàn tiếp tục phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc và bản chất tốt đẹp của mình, kế tục trung thành, xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng; tổ chức động viên đoàn viên, thanh niên cả nước đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam, là lực lượng xung kích cách mạng, là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của tuổi trẻ; phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; là lực lượng chính trị trong phong trào thanh niên và trong các tổ chức thanh niên Việt Nam”. [9, tr.9, 10] Tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có các nhiệm vụ: - Đoàn kết, tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên. - Tuyên truyền, giáo dục đoàn viên, thanh niên. - Tổ chức các hoạt động, các phong trào hành động cách mạng. - Tham gia xây dựng Đảng, bảo vệ Đảng, xây dựng, bảo vệ chính quyền nhân dân và các đoàn thể nhân dân là trách nhiệm và quyền lợi của đoàn viên, thanh niên và tổ chức Đoàn; là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên của các cấp bộ Đoàn. - Phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần: Từ 1931 - 1936: Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông Dương Từ 1937 - 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương Từ 11/1939 - 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương Từ 5/1941 - 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam Từ 25/10/1956 - 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam Từ 2/1970 - 11/1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh Từ 12/1976 đến nay: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 1.2.1.2. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong trường THPT: - Vị trí: Tổ chức Đoàn là thành viên trong hệ thống giáo dục của nhà trường, góp phần cùng nhà trường thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. Đoàn trường THPT hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chi bộ Đảng nhà trường và Quận, Huyện Đoàn nơi trường trú đóng. Tổ chức Đoàn là nơi trực tiếp giáo dục, rèn luyện thực hiện quyền làm chủ và bảo vệ quyền lợi chính đáng của đoàn viên, học sinh. - Chức năng và nhiệm vụ: Tổ chức, vận động, thu hút đoàn viên, học sinh tích cực tham gia các hoạt động nhằm góp phần giữ vững và nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện của nhà trường phổ thông thông qua phong trào thi đua “dạy tốt và học tốt”, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, hoạt động thực tiễn xã hội. Đoàn trong trường THPT có nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, nếp sống cho học sinh; tổ chức tốt các hoạt động vui chơi giải trí, các hoạt động xã hội góp
Luận văn liên quan