Lặng lẽ đến với làng văn vào những năm 40 của thế kỉ trước thế nhưng Hồ Dzếnh
cũng kịp khắc sâu trong lòng người đọc ấn tượng về một ngòi bút luôn dạt dào xúc cảm
trước cuộc sống muôn màu. Này là một miền quê ngoại thân thuộc nơi có những em Dìn,
chị Yên, bóng mẹ Kia là đất quê cha xa thẳm với thằng cháu đích tôn, chú Nhì, người
chị dâu Trung Hoa. Thấm đẫm trong từng trang văn là một Hồ Dzếnh với lòng yêu quê
hương đằm thắm. Khuất sau nỗi buồn của từng trang văn là một Hồ Dzếnh với tấm lòng
đôn hậu, bao dung. Giống như văn xuôi, thơ của ông bao giờ cũng nhất quán một cảm
xúc như vậy. Đó là những tên đất tên làng đơn sơ, mộc mạc “gợi nhớ cánh đồng Ngọc
Giáp_Sông Yên, bến Ghép, chợ Còng”. Cảnh quê trong thơ Hồ Dzếnh thật dung dị mà
tình quê thì rất đỗi đậm đa
71 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 3247 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phong cách nghệ thuật hồ Dzếnh trong truyện ngắn và tiểu thuyết của ông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
TẠ VIỆT HÀ
PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT HỒ DZẾNH
TRONG TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT CỦA ÔNG
CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ : 5.04.33
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS-TS TRẦN HỮU TÁ
TP. HỒ CHÍ MINH - 2005
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành với sự giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè,
đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình, ân cần của PGS. TS Trần Hữu Tá – Trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên Cao học
Tạ Việt Hà
PHẦN THỨ NHẤT : MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Lặng lẽ đến với làng văn vào những năm 40 của thế kỉ trước thế nhưng Hồ Dzếnh
cũng kịp khắc sâu trong lòng người đọc ấn tượng về một ngòi bút luôn dạt dào xúc cảm
trước cuộc sống muôn màu. Này là một miền quê ngoại thân thuộc nơi có những em Dìn,
chị Yên, bóng mẹ Kia là đất quê cha xa thẳm với thằng cháu đích tôn, chú Nhì, người
chị dâu Trung Hoa. Thấm đẫm trong từng trang văn là một Hồ Dzếnh với lòng yêu quê
hương đằm thắm. Khuất sau nỗi buồn của từng trang văn là một Hồ Dzếnh với tấm lòng
đôn hậu, bao dung. Giống như văn xuôi, thơ của ông bao giờ cũng nhất quán một cảm
xúc như vậy. Đó là những tên đất tên làng đơn sơ, mộc mạc “gợi nhớ cánh đồng Ngọc
Giáp_Sông Yên, bến Ghép, chợ Còng”. Cảnh quê trong thơ Hồ Dzếnh thật dung dị mà
tình quê thì rất đỗi đậm đà.
Tôi yêu, nhưng chính là say
Tình quê hương Việt, bàn tay dịu dàng
Thơ tôi: đê thắm, bướm vàng
Con sông be bé, cái làng xa xa.
(Lũy tre xanh)
Cũng như nhiều thi sĩ với bước chân giang hồ phiêu lãng đương thời, Hồ Dzếnh đã
đi nhiều và viết nhiều.Viết truyện ngắn, tiểu thuyết feuilleton, làm thơ, soạn kịch, viết
báo lĩnh vực nào Hồ Dzếnh cũng từng thử bút. Thế nhưng có thể nói ở thể loại truyện
ngắn và tiểu thuyết Hồ Dzếnh mới định hình một phong cách nghệ thuật rõ nét hơn cả.
Điều đó lí giải vì sao nhà nghiên cứu văn học Trần Hữu Tá đã nhận xét rằng “truyện
ngắn Hồ Dzếnh sẽ có sức sống lâu bền hơn thơ ông”. Quả thật Hồ Dzếnh đã tạo được
cho mình một khuôn mặt văn chương dù số lượng tác phẩm của ông không nhiều. Tìm
chọn đề tài “Phong cách nghệ thuật Hồ Dzếnh trong truyện ngắn và tiểu thuyết của ông”,
người viết không ngoài mong muốn được hiểu rõ và yêu hơn những trang văn có sức
thấm sâu đến đáy lòng của một chân tài lặng lẽ, từ đó góp phần thiết thực vào việc giảng
dạy tác phẩm Hồ Dzếnh trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông chuyên ban
khoa học xã hội. Cùng với các công trình khoa học khác về tác giả Hồ Dzếnh, luận văn
cũng mong muốn được góp thêm một tiếng nói khẳng định những đóng góp của nhà văn
này vào sự phát triển của văn học nước nhà giai đoạn 1930-1945.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:
Trong số những bài viết và chuyên luận về Hồ Dzếnh mà người viết có được, dù
chưa thật đầy đủ nhưng sơ bộ có thể nhận thấy rằng cho đến nay vẫn chưa có một công
trình nào chọn riêng truyện ngắn và tiểu thuyết của Hồ Dzếnh làm đối tượng nghiên cứu
một cách toàn diện dưới góc độ phong cách học. Hầu hết các tác giả chỉ tập trung vào
phê bình một số bài thơ, đặc biệt là tập truyện ngắn đầu tay đặc sắc của Hồ Dzếnh, tập
Chân trời cũ. Tuy vậy đối với hầu hết các công trình nghiên cứu của những nhà phê bình,
những người đi trước, chúng tôi đều kế thừa được nhiều ý kiến quý báu. Đó thực sự là
những gợi ý quan trọng và hữu ích. Nó giúp chúng tôi định được hướng đi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài. Điểm lại lịch sử nghiên cứu về con người và tác phẩm của Hồ
Dzếnh có thể thấy ngay từ khi tập truyện ngắn đầu tay của Hồ Dzếnh – Chân trời cũ – ra
đời năm 1942 đã có một số bài phê bình về tác phẩm này. Năm 1973 tạp chí Giai phẩm
Văn ở Sài Gòn đã ra số đặc biệt về Hồ Dzếnh. Đặc biệt từ những năm 80 trở đi đã có
nhiều bài viết về con người và sáng tác của Hồ Dzếnh đăng trên các báo, tạp chí. Từ
nguồn tài liệu đó hai tác giả Lại Nguyên Ân và Ngô Văn Phú đã tập hợp, chọn lọc và
phân loại làm nên một cuốn sách tư liệu mang tên “Hồ Dzếnh – Một hồn thơ đẹp” do nhà
xuất bản Văn hoá thông tin Hà Nội ấn hành năm 2001. Sáng tác của Hồ Dzếnh, gần đây
còn là đề tài nghiên cứu trong nhiều luận văn tốt nghiệp của sinh viên Đại học và học
viên Cao học.
Ở bài viết năm 1942 có tựa đề “Phê bình Chân trời cũ – tập truyện ngắn của Hồ
Dzếnh”, nhà phê bình Kiều Thanh Quế đã “để ý đến tính cách ngòi bút của tác giả (tức
Hồ Dzếnh) nhiều hơn cốt truyện tác giả dàn xếp” [8;86]. Chú ý đến nghệ thuật kể
chuyện của Hồ Dzếnh, Kiều Thanh Quế nhận xét: “Văn chương Hồ Dzếnh có những
nhịp uyển chuyển và buồn lạ như một khúc nhạc lâm li ai oán” [8;87].
Theo lời tâm sự của Hồ Dzếnh được Vương Trí Nhàn ghi lại thì sinh thời Hồ Dzếnh
có tặng Nguyễn Tuân một bản Chân trời cu õ, Nguyễn đã có lời khen: những truyện đó có
được cái giọng nhân hậu.[8;16].
Trần Hữu Tá khi biên soạn mục “Hồ Dzếnh” trong Từ điển văn học (Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội 1983) đã cho rằng: “Do từ nhỏ sống nhiều với mẹ, với làng quê, với
những người nông dân Việt Nam nghèo khổ nhưng có nhiều đức tính cao quý, Hồ Dzếnh
có nhiều trang viết thiết tha xúc động”, tác phẩm của ông “mang đậm sắc thái trữ tình
hiện thực”. [81;315].
Cũng nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá ở một bài viết khác (“Hồ Dzếnh – một hồn thơ
đẹp” đăng trên Tạp chí Kiến thức ngày nay số 10-1988) đã nhận định “Hồ Dzếnh được
nhiều người yêu và nhớ dù ông viết không nhiều vì ông có được tiếng nói nghệ thuật
riêng”. Theo ông, thế mạnh của ngòi bút Hồ Dzếnh là “chất thơ thấm vào từng trang văn
tạo nên phong vị trữ tình ảo diệu”. Đọc Chân trời cũ, Trần Hữu Tá cảm nhận “trong bất
cứ truyện nào dù nói về ai nhưng ẩn sau những dòng chữ in, nhân vật chính vẫn là tác
giả, là tâm hồn giàu yêu thương xao xuyến của ông”.
Nhà thơ Vũ Quần Phương trong lời giới thiệu chung về văn nghiệp Hồ Dzếnh cũng
có nhận xét tương tự: “Ở cả thơ lẫn truyện, người ta dễ dàng nhận ra một tâm hồn giàu
cảm xúc, tràn ngập yêu thương, trắc ẩn, gắn bó chặt chẽ với những phận người hẩm hiu
nghèo khổ trong xã hội cũ”. Văn Hồ Dzếnh có “giọng kể chân thật từ tốn với rất nhiều
thương cảm xót xa” [74;13,14].
Còn Phạm Khải khi đọc Chân trời cũ đã cho rằng “giọng văn Hồ Dzếnh bao giờ
cũng bày tỏ một sự cảm thông nâng niu đầy thương cảm” đối với những người lao động
thôn quê chịu thương chịu khó, giàu sự độ lượng và lòng hi sinh (Thanh Hoá trong thơ văn
Hồ Dzếnh, 1989),[8;158].
Nhận xét về ngòi bút Hồ Dzếnh, trong một bài viết năm 1991, Lê Quang Trang
nhận thấy Hồ Dzếnh “hướng lòng mình về những người nghèo khổ, chia sẻ với họ những
bất trắc, bất hạnh, bi kịch gặp trong đường đời bởi vậy truyện của ông thường được đậm
đặc bản chất nhân đạo Văn ông trầm tĩnh, đều đều như những cơn mưa ngâu dai dẳng,
dầm dề, không ào ạt nhưng vẫn tạo được cảm giác lắng đọng, ngấm sâu ” [8;181,182].
Cũng thời điểm trên, khi đọc tiểu thuyết Cô gái Bình Xuyên của Hồ Dzếnh, Tạ Bảo
cảm nhận: văn Hồ Dzếnh “dung dị, nhuần nhuyễn không chút cầu kì rắc rối, không chữ
to ý lớn phô phang mà sao lại vấn vương quấn quýt ai đó đã một lần đọc ông” [8;188].
Trong bài viết năm 1996 có tựa đề “Hồ Dzếnh với những Chân trời cũ” (Một số
gương mặt văn chương học thuật Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục – Hà nội, 2001) Phong
Lê cho rằng “mạch kể chuyện của Hồ Dzếnh rủ rỉ và sa đà”, văn Hồ Dzếnh có những
đoạn “thật giàu âm điệu, như đồng vọng lại từ sâu thẳm của một tâm hồn cực kì đa cảm
và một quá khứ xa xưa. Những đoạn văn dài như tâm tưởng và huy hoàng trang nghiêm
một vẻ đẹp cổ điển” [53;107].
Mai Hương, trong một bài viết sau đó ít lâu, cũng có ý kiến tương tự rằng Hồ
Dzếnh có “giọng văn tự nhiên, man mác buồn và rủ rỉ miên man như một dòng tâm sự”
[8;193]
Khá thống nhất với các ý kiến trên, Phan Quốc Lữ, trong luận văn thạc sĩ khoa học
ngữ văn đã cho rằng “giọng văn Hồ Dzếnh chân thực, từ tốn với một niềm tin thương
cảm day dứt”[59;82]. Gần đây nhất là lời nhận xét của Tôn Phương Lan trong một bài
báo đăng ở Tạp chí Văn học năm 1999. Theo bà thì tập truyện ngắn Chân trời cũ “được
thể hiện bằng một giọng kể chân thật, từ tốn với sự đồng cảm xót xa nên để lại trong tâm
tưởng người đọc cái dư vị vừa ngọt ngào, vừa day dứt” [8;205]
Còn sinh viên Phạm Ngọc Lan trong khoá luận tốt nghiệp Đại học của mình cũng
đã nói đến giọng điệu nghệ thuật của Hồ Dzếnh trong Chân trời cũ. Đó là một giọng kể
trầm buồn, day dứt, ngẫu hứng tâm tình. [46;71]
Trên đây là một số nhận định quan trọng của các nhà nghiên cứu về những vấn đề
cơ bản có liên quan đến đề tài. Các ý kiến này dù chỉ dừng lại ở mức độ khái quát và chủ
yếu tập trung vào truyện ngắn Hồ Dzếnh nhưng nhìn chung khá thống nhất. Và như đã
nói, đó là những gợi ý hết sức hữu ích để người viết thực hiện đề tài, thực hiện hành trình
đi từ những nhận xét khái quát đến những khảo sát chi tiết, cụ thể, đầy đủ và có hệ thống
hơn. Nói khác đi các bài viết trên là cơ sở ban đầu để luận văn tiếp tục triển khai việc
tiếp cận truyện ngắn và tiểu thuyết Hồ Dzếnh theo hướng phong cách học.
3. GIỚI HẠN, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Để thực hiện đề tài luận văn, người viết sẽ khảo sát trên toàn bộ sáng tác văn xuôi
của Hồ Dzếnh bao gồm truyện ngắn và tiểu thuyết, ngoài ra còn tham khảo thêm các tập
thơ và thư từ trong di bút của ông. Hồ Dzếnh sáng tác chủ yếu trước Cách mạng tháng
Tám trong đó Chân trời cũ là tập truyện ngắn xuất sắc mang rõ nét phong cách riêng của
ông. Sau Cách mạng, dù không đều đặn nhưng Hồ Dzếnh cũng có viết thêm và có thể
nói ở thời gian này, những tác phẩm ấy không có đóng góp gì nhiều cho tác giả Chân trời
cũ. Do vậy luận văn chỉ tìm hiểu giai đoạn sáng tác trước Cách mạng của Hồ Dzếnh. Khi
cần luận văn cũng có thể mở rộng phạm vi, đề cập đến sáng tác của những nhà văn khác
để soi sáng vấn đề cần nghiên cứu.
* GIỚI THUYẾT VỀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT
Có thể thấy trong giới nghiên cứu đang tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về
phong cách văn học. Trong công trình Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của
văn học (Nxb Tác phẩm mới, 1978), Khrapchenco đã phân tích khá thấu đáo một số định
nghĩa tiêu biểu cho các quan niệm khác nhau về phong cách. Chẳng hạn quan niệm của
D.Likhachev, A. Grogorian, V. Turbin, V. Jirmunxki, V. Kôvalev, L.Nôvichencô Và
chính Khrapchenkô cũng đưa ra một quan niệm của riêng mình về phong cách.
Ở Việt Nam, trong một số sách công cụ như Từ điển văn học, Từ điển thuật ngữ
văn học, các giáo trình Lí luận văn học hoặc trong các công trình nghiên cứu cụ thể như
Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều (Nxb Thanh niên,2001) của Phan
Ngọc, Nhà văn, tư tưởng và phong cách (Nxb Văn học Hà Nội, 1979) của Nguyễn Đăng
Mạnh, Một số vấn đề về thi pháp học hiện đại (Bộ Giáo dục và Đào tạo – Vụ Giáo viên,
1993) của Trần Đình Sử, Phong cách học Tiếng Việt (Nxb Giáo dục, 1998) của Đinh
Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hoà khi đề cập tới khái niệm này cũng đề xuất cách hiểu
về phong cách của mình.
Sau khi tham khảo các quan niệm về phong cách và khảo sát từ thực tế nghiên cứu
lâu nay chúng tôi nghĩ có thể đưa ra một quan niệm về phong cách như sau.
* Trước hết phong cách nghệ thuật của nhà văn là cá tính của chủ thể sáng tạo
trong việc lựa chọn chất liệu và cách tiếp cận đối tượng nghệ thuật, cách thức xây dựng
tác phẩm, các thủ pháp và phương tiện biểu đạt, nghệ thuật ngôn từ Phong cách nghệ
thuật của nhà văn còn là biểu hiện những đặc điểm của cá tính sáng tạo của họ trong
nhận thức, trong cách nhìn cũng như trong các phương thức thể hiện của nhà văn đối với
thế giới hiện thực, con người. Sự biểu hiện đó trước tiên và bao giờ cũng đòi hỏi phải có
sự độc đáo.
Nói đến phong cách là nói đến dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ được in đậm lên
tác phẩm từ cách thức tổ chức tác phẩm, cách xử lí đề tài, cách xây dựng nhân vật, tạo
tình huống đến giọng điệu, ngôn ngữ trong đó tư tưởng nghệ thuật như một tiêu chí
quan trọng. “Văn là người” – câu nói nổi tiếng của Buffon có lẽ cũng bắt đầu trên tinh
thần ấy.
Như vậy phong cách chính là khuôn mặt riêng, giọng điệu riêng của từng nghệ sĩ
trong thế giới nghệ thuật. Một nhà văn không có phong cách, không có khuôn mặt riêng,
giọng điệu riêng sẽ hoà lẫn vào đám đông, khó gây được ấn tượng ở người đọc. Về điều
này, Turgenev có nói : “Cái quan trọng trong tài năng văn học và tôi nghĩ rằng cũng có
thể trong bất kì một tài năng nào là cái tôi muốn gọi là tiếng nói của mình. Vâng, điều
quan trọng là tiếng nói riêng của mình, những nốt đặc biệt của mình, những nốt không dễ
tìm thấy ở bất kì một người nào khác”.[48,11]
* Tìm hiểu phong cách nghệ thuật của một tác giả không chỉ nghiên cứu những yếu
tố có tính chất hình thức mặt dù hình thức có vai trò cực kì quan trọng. Nhà văn chân
chính sáng tác theo quy luật của cái đẹp và phong cách chính là chỗ độc đáo về tư tưởng
cũng như nghệ thuật. Nói đến phong cách, theo cách hiểu của người viết, là nói đến sự
thống nhất giữa nội dung và hình thức. Một tác phẩm nghệ thuật độc đáo không thể là
một tác phẩm kém cỏi về một trong hai phương diện. Nội dung chỉ tồn tại bằng hình thức
và ngược lại. Một tác phẩm văn học hay là khi với nội dung đó, tác giả của nó đã lựa
chọn được một hình thức thích hợp để diễn đạt thành công nội dung. Có những nhà văn
gần nhau về tư tưởng, có cùng một thế giới quan, cùng viết về một đề tài nhưng tác phẩm
nghệ thuật đó như thế nào lại hoàn toàn phụ thuộc vào hình thức mà nhà văn chọn, vào
cái “tạng” của mỗi nhà văn. Giá trị của một văn bản nghệ thuật được xác định bởi toàn
bộ các thành tố như tình tiết, cốt truyện, nhân vật trong một thể thống nhất, in dấu ấn
riêng của mỗi nhà văn.
* Phong cách nhà văn được vận động, phát triển và chịu ảnh hưởng của thế giới
quan, của môi trường sống, của bối cảnh thời đại, của các nhà văn mà họ yêu thích.
Phong cách được hình thành trên cơ sở tài năng và cũng là quá trình nỗ lực không ngừng
của nhà văn trong lao động nghệ thuật. Phấn đấu để có được một phong cách nghệ thuật
- đó là sự đóng góp đích thực của mỗi nhà văn cho sự phát triển chung của cả nền văn
học.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Để thấy được phong cách nghệ thuật Hồ Dzếnh, luận văn sẽ vận dụng hai phương
pháp – phương pháp phân tích tác phẩm và so sánh đối chiếu.
Bên cạnh đó, luận văn cũng chú ý vận dụng các phương pháp khác như phương
pháp hệ thống, phương pháp lịch sử, phương pháp phân loại – thống kê. Chúng sẽ hỗ trợ
cho hai phương pháp trên nhằm tìm ra những nét tương đồng, gần gũi hoặc dị biệt của
ngòi bút Hồ Dzếnh so với các nhà văn cùng thời. Từ đó có một cái nhìn toàn diện, khách
quan về dấu ấn cá nhân của Hồ Dzếnh trong văn chương.
5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN.
Luận văn được bố cục theo các phần sau.
Phần thứ nhất : MỞ ĐẦU
Phần này bao gồm các mục: Lý do chọn đề tài, Lịch sử vấn đề, Phạm vi–giới hạn
nghiên cứu, Phương pháp nghiên cứu và Cấu trúc của luận văn.
Phần thứ hai : NỘI DUNG
Đây là trọng tâm của luận văn. Phần này gồm các chương sau đây.
- Chương 1: Xác định vị trí của truyện ngắn và tiểu thuyết của Hồ Dzếnh trong sự
nghiệp văn chương Hồ Dzếnh nói riêng và trong giai đoạn văn học Việt Nam
1930-1945 nói chung, đồng thời tập trung tìm hiểu tư tưởng, tình cảm của nhà
văn qua trang viết.
- Chương 2: Tập trung phân tích những biểu hiện độc đáo của phong cách nghệ
thuật Hồ Dzếnh ở những phương diện như phương thức, điểm nhìn trần thuật và
yếu tố tư truyện.
- Chương 3: Tìm hiểu đặc trưng của tác giả về mặt ngôn ngữ và giọng điệu nghệ
thuật.
Phần thứ ba: KẾT LUẬN
Sau cùng là danh mục tài liệu tham khảo.
--
PHẦN THỨ HAI : NỘI DUNG
Chương 1
HỒ DZẾNH – NHÀ VĂN CỦA YÊU THƯƠNG
1.1 Những tiền đề hình thành tư tưởng nghệ thuật của Hồ Dzếnh.
1.1.1 Hồ Dzếnh với quê hương Việt Nam
Nhà văn Hồ Dzếnh mang trong mình hai dòng máu Việt và Hoa. Cha ông là người
Trung Quốc di cư sang Việt Nam vào những năm cuối cùng của thế kỉ XIX, gặp và kết
duyên với một cô gái Việt chở đò ngang trên sông Ghép, Thanh Hoá. Đối với quê cha –
vùng đất Trung Hoa xa xôi, Hồ Dzếnh đã dành nhiều tình cảm.
Mây ơi có tạt về phương Bắc
Chầm chậm cho ta gửi mấy lời
Từ thuở li hương ta vẫn nhớ
Nhưng tình xa lắm gió mây ơi!
(Tư hương)
Dù có hai quê hương thế nhưng do hoàn cảnh, suốt đời Hồ Dzếnh chỉ sống ở quê
ngoại. Vì thế mà hình ảnh đất nước và con người Trung Hoa hiện lên trong thơ văn ông
chỉ dừng lại ở những ước lệ, khuôn sáo,:
Tô Châu lớp lớp phù kiều
Trăng đêm Dương Tử, mây chiều Giang Nam
(Đợi thơ)
hoặc mơ hồ, bâng khuâng trong những dòng hoài niệm của Chân trời cũ “Lòng tôi nghe
vang một thứ gió âm u của miền sa mạc Mông Cổ, trôi qua Thiểm Tây, Cam Túc, luồn
vào những khu rừng không tên của hai tỉnh Lưỡng Quảng, vượt trùng dương sang tôi, như
tiếng thở dài não nùng của những linh hồn phiêu bạt. Không hiểu sao lòng tôi rưng rưng”.
Có thể thấy rằng hầu như tất cả sức nặng của tình cảm Hồ Dzếnh đã dành cho con
người và cảnh vật quê ngoại – nơi ông sinh ra và lớn lên. Chẳng phải ông đã lấy quê
ngoại làm tên cho tập thơ đầu đấy sao?. Nói v