Tiếng Việt là tiếng phổ thông, là ngôn ngữ chung của cộng đồng dân
tộc Việt Nam. Năm 1969, Quyết định 153 – CP của thủ tướng chính phủ đã
cụ thể hóa vai trò TV trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số: “Tất cả các
dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam đều cần học và dùng tiếng, chữ phổ thông là
ngôn ngữ chung của cả nước. Nhà nước cần ra sức giúp đỡ các dân tộc thiểu
số học biết nhanh tiếng, chữ phổ thông”. Và Quyết định 53 – CP của Hội
đồng chính phủ (1980) nêu rõ: “Tiếng và chữ phổ thông là ngôn ngữ chung
của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nó là phương tiện giao lưu không thể
thiếu được giữa các địa phương và các dân tộc trong cả nước, giúp cho các
địa phương và các dân tộc có thể phát triển đồng đều các mặt kinh tế, văn
hóa, khoa học kỹ thuật Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân và thực
hiện quyền bình đẳng dân tộc”. Cho nên học sinh dân tộc Khmer cũng giống
như những HS các dân tộc khác khi đến trường đều sử dụng chung một ngôn
ngữ, đó là tiếng Việt
119 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1839 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phương pháp dạy học chữa lỗi từ ngữ, ngữ pháp cho học sinh THPT dân tộc Khmer, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN QUANG MINH
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỮA LỖI TỪ
NGỮ, NGỮ PHÁP CHO HỌC SINH THPT
DÂN TỘC KHMER
(TRÊN CỨ LIỆU TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ AN
GIANG)
Chuyên ngành : Lý luận và và phương pháp dạy học môn Văn
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐẶNG NGỌC LỆ
Thành phố Hồ Chí Minh – 2007
2
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... 1
MỤC LỤC ...................................................................................................2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG .........................................................................5
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 6
Chương 1: VẤN ĐỀ DẠY HỌC TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH
THPT DÂN TỘC KHMER
1.1. Những đặc điểm riêng trong dạy học TV cho học sinh
THPT dân tộc Khmer ........................................................................ 17
1.1.1. Nguyên tắc dạy học TV cho học sinh THPT
dân tộc Khmer ......................................................................... 17
1.1.2. Phương pháp đối chiếu, so sánh trong dạy học TV
cho học sinh THPT dân tộc Khmer.......................................... 22
1.2. Thực trạng dạy học TV cho học sinh THPT dân tộc Khmer ............ 27
1.2.1. Đôi nét về trường THPT Dân tộc nội trú AG ......................... 27
1.2.2. Những “rào cản ngôn ngữ” của học sinh khi học TV ............. 29
1.2.3. Hiện tượng giao thoa trong tiếng Khmer ............................... 32
1.2.4. Hiện trạng mắc lỗi từ ngữ, ngữ pháp TV ................................ 42
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỮA LỖI TỪ NGỮ
TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH THPT DÂN TỘC
KHMER
2.1. Khái niệm về lỗi từ ngữ ....................................................................... 51
3
2.2. Nguyên nhân mắc lỗi từ ngữ ............................................................... 53
2.3. Cách chữa lỗi từ ngữ ............................................................................ 55
2.3.1. Lỗi lựa chọn từ ngữ.................................................................... 55
2.3.2. Lỗi kết hợp từ ngữ...................................................................... 64
2.4. Phương pháp dạy học chữa lỗi từ ngữ tiếng Việt .............................. 73
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỮA LỖI NGỮ PHÁP
TIẾNG VIỆTCHO HỌC THPT DÂN TỘC KHMER
3.1. Khái niệm về lỗi ngữ pháp .................................................................. 79
3.2. Nguyên nhân mắc lỗi ngữ pháp........................................................... 80
3.3. Cách chữa lỗi ngữ pháp........................................................................ 82
3.3.1. Câu sai do cấu trúc không hoàn chỉnh........................................ 82
3.3.2. Câu sai do vi phạm qui tắc kết hợp............................................. 96
3.4. Phương pháp dạy học chữa lỗi ngữ pháp tiếng Việt......................... 103
KẾT LUẬN............................................................................................... 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 114
PHỤ LỤC................................................................................................. 119
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
-------------
- DTNTAG : Dân tộc nội trú An Giang
- THPT : Trung học phổ thông
- THCS : Trung học cơ sở
- GV : Giáo viên
- HS : Học sinh
- HSDT : Học sinh dân tộc
- PPDH : Phương pháp dạy học
- PP : Phương pháp
- TV : Tiếng Việt
- HSSV : Học sinh sinh viên
- PH : Phụ huynh
- SGK : Sách giáo khoa
- CN : Chủ ngữ
- VN : Vị ngữ
- C – V : Chủ ngữ – Vị ngữ
5
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp số lỗi mắc phải của HS trong các bài kiểm tra thi
học kỳ I...................................................................................... 42
Bảng 2.2: Tổng hợp số lỗi mắc phải của HS trong các bài kiểm tra
thi học kỳ II ............................................................................... 44
Bảng 2.3: Tổng hợp số lỗi mắc phải của HS trong các bài kiểm tra ở
các kỳ thi học kỳ....................................................................... 45
Bảng 2.4: Tổng hợp số lượng HS mắc lỗi về từ ngữ, ngữ pháp trong các
bài kiểm tra thi học kỳ I .......................................................... 47
Bảng 2.5: Tổng hợp số lượng HS mắc về từ ngữ, ngữ pháp trong các
bài kiểm tra thi học kỳ II......................................................... 48
Bảng 2.6: Kết quả mắc lỗi dùng từ ngữ chưa chính xác của HS trong
các bài kiểm tra thi học kỳ ....................................................... 58
Bảng 2.7: Kết quả về việc mắc lỗi liên kết từ của HS trong các bài
kiểm tra thi học kỳ.................................................................... 66
Bảng 2.8: Kết quả lỗi đặt câu thiếu chủ ngữ của HS trong các bài kiểm
tra thi học kỳ ............................................................................. 83
Bảng 2.9: Kết quả lỗi đặt câu thiếu vị ngữ của HS trong các bài kiểm
tra thi học kỳ ............................................................................. 87
Bảng 2.10: Kết quả lỗi đặt câu thiếu kết cấu C – V nòng cốt trong các
bài kiểm tra thi học kỳ I ......................................................... 90
Bảng 2.11: Kết quả lỗi đặt câu rối cấu trúc của HS trong các bài kiểm
tra thi học kỳ ......................................................................... 100
6
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tiếng Việt là tiếng phổ thông, là ngôn ngữ chung của cộng đồng dân
tộc Việt Nam. Năm 1969, Quyết định 153 – CP của thủ tướng chính phủ đã
cụ thể hóa vai trò TV trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số: “Tất cả các
dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam đều cần học và dùng tiếng, chữ phổ thông là
ngôn ngữ chung của cả nước. Nhà nước cần ra sức giúp đỡ các dân tộc thiểu
số học biết nhanh tiếng, chữ phổ thông”. Và Quyết định 53 – CP của Hội
đồng chính phủ (1980) nêu rõ: “Tiếng và chữ phổ thông là ngôn ngữ chung
của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nó là phương tiện giao lưu không thể
thiếu được giữa các địa phương và các dân tộc trong cả nước, giúp cho các
địa phương và các dân tộc có thể phát triển đồng đều các mặt kinh tế, văn
hóa, khoa học kỹ thuật Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân và thực
hiện quyền bình đẳng dân tộc”. Cho nên học sinh dân tộc Khmer cũng giống
như những HS các dân tộc khác khi đến trường đều sử dụng chung một ngôn
ngữ, đó là tiếng Việt.
Đối với HS dân tộc Khmer, TV là ngôn ngữ thứ hai. Ngôn ngữ thứ
nhất là tiếng mẹ đẻ, là ngôn ngữ dân tộc Khmer mà các em sử dụng để giao
tiếp trong phạm vi đời sống phum sóc của cộng đồng dân tộc mình. TV, tuy
là ngôn ngữ thứ hai đối với người dân tộc Khmer nhưng là ngôn ngữ chung
của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Khi tiếp xúc với chương trình giáo dục
phổ thông, HS dân tộc Khmer lại gặp sự bất đồng ngôn ngữ nên sử dụng TV
còn nhiều hạn chế về phát âm, dùng từ, đặt câu. Đồng thời do sự tiếp xúc
giữa tiếng Việt – tiếng Khmer làm nảy sinh hiện tượng giao thoa ngôn ngữ.
7
Do đó, quá trình tiếp xúc với TV trong nhà trường phổ thông của HS dân tộc
Khmer bị “rào cản ngôn ngữ”. Trong các văn bản nói và viết của HS thường
sai phạm qui tắc TV. Các em mắc lỗi từ vựng, ngữ pháp TV nhiều hơn so với
HS người Kinh. Đây là một bài toán khó cho người dạy và người học ở các
trường phổ thông có HS dân tộc vùng sâu vùng núi.
Phương pháp dạy học sửa chữa các lỗi từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt cho
HS THPT đã được đề cập trong nhà trường. Tuy vậy, phương pháp này vẫn
chưa được ứng dụng có hệ thống trong chương trình Ngữ văn. Nhất là chưa
có một chương trình ứng dụng cụ thể, đặc thù dạy học cho HS THPT dân tộc
Khmer. Cho nên trong những năm qua, GV bộ môn Ngữ văn gặp nhiều khó
khăn trên con đường đi tìm những phương cách tháo gỡ tình trạng này. Nó
trở thành một vấn đề bức thiết ở trường phổ thông, nhất là những trường phổ
thông ở vùng sâu vùng núi. Đứng trước tình hình ấy, luận văn của chúng tôi
muốn nghiên cứu: phương pháp dạy học chữa lỗi về từ ngữ, ngữ pháp TV
của HS THPT dân tộc Khmer qua dạy học TV, nhằm giúp các em hạn chế
việc mắc lỗi TV và góp phần thực thi đổi mới PPDH trong nhà trường THPT
hiện nay.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Viết sai chuẩn mực TV là hiện tượng khá phổ biến trong HS các bậc
hiện nay, nhất là học HS dân tộc thiểu số. Hiện tượng viết sai chuẩn mực
cũng không hiếm trên sách báo in ấn. Thế nhưng, nhìn chung, việc nghiên
cứu lỗi hành văn ở các bình diện, các cấp độ lại chưa có một bề dày đáng
kể. Chủ yếu chỉ có một số bài viết ngắn về một số loại lỗi chính tả, lỗi dùng
từ, lỗi ngữ pháp đăng rải rác trên các tạp chí, báo chí. Một vài loại lỗi
8
vừa nêu cũng được trình bày trong một vài quyển sách giáo khoa, một số
công trình nghiên cứu TV. Rất ít có quyển sách viết về lỗi hành văn một
cách toàn diện, có hệ thống. Nhất là những quyển sách viết về lỗi sử dụng
TV của HS dân tộc Khmer.
Những bài viết và một vài quyển sách về lỗi được in ấn, xuất bản từ
năm 1974 đến nay cũng không nhiều:
Nguyễn Minh Thuyết, trên “Ngôn ngữ” số 3, năm 1974, nêu lên một
số kiểu lỗi ngữ pháp và cách sửa chữa trong bài “Mấy gợi ý về việc phân
tích sửa chữa lỗi ngữ pháp cho học sinh”. Trong bài viết này, tác giả đưa ra
các kiểu lỗi sai như: “lỗi vi phạm về qui tắc cấu tạo từ”, tức là lỗi cấu tạo
cụm từ sai qui tắc ngữ pháp; “lỗi vi phạm về qui tắc cấu tạo câu” (bao gồm
“lỗi thừa chủ ngữ”, “lỗi thiếu chủ ngữ”, “lỗi thiếu vị ngữ”); và cách sửa chữa
từng kiểu lỗi.
Nguyễn Xuân Khoa, trên “Ngôn ngữ” số 1, năm 1975, trình bày một
số lỗi về qui tắc cấu tạo câu trong bài “Lỗi ngữ pháp của học sinh – nguyên
nhân và cách sửa chữa”. Theo Nguyễn Xuân Khoa, lỗi cấu tạo câu gồm:
“Câu thiếu thành phần hạt nhân” (bao gồm “câu thiếu chủ ngữ”, “câu thiếu
vị ngữ”); câu thiếu toàn bộ cấu trúc hạt nhân” (gồm “câu chỉ có một bộ phận
trạng ngữ”, “câu chỉ có một đoạn câu phụ”); “câu có các thành phần không
có quan hệ ý chặt chẽ, chính xác” và “câu có kết cấu rối nát”. Song song với
việc phân tích lỗi sai, tác giả bài viết cũng nêu nguyên nhân sai và cách sửa
chữa. Bài viết của tác giả lý giải khá rõ cái sai ngữ pháp ở một số mặt. Tuy
nhiên, cách phân loại, miêu tả và định danh lỗi sai có vài điểm chưa chặt
chẽ và nhất quán.
9
Nguyễn Nhã Bản, “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ
ngữ”, 1981, đề cập lỗi dùng từ của HS. Qua tư liệu thi tuyển sinh vào đại
học, tác giả tiến hành thống kê và phân loại lỗi dùng từ của HS thành ba
kiểu lỗi: “lỗi dùng từ Hán – Việt và thuần Việt”, “lỗi những từ kết hợp
không hợp nghĩa” và “lỗi diễn đạt”. Đối với mỗi kiểu lỗi, tác giả nêu số liệu
thống kê và tỉ lệ cụ thể. Bài viết của Nguyễn Nhã Bản trình bày một số khía
cạnh về lỗi dùng từ. Tuy nhiên, cách phân loại lỗi dùng từ và một số ví dụ
minh họa chưa có sức thuyết phục, nhất là “lỗi diễn đạt”.
Trong “Tài liệu tham khảo soạn, giảng kỹ năng Làm Văn lớp 10”, Vụ
giáo dục THPT, năm 1984, có bài viết “Chữa câu sai”, người viết nêu ra một
số kiểu lỗi ngữ pháp như: “câu thiếu chủ ngữ”, “câu thiếu vị ngữ”, “câu
thiếu chủ ngữ và vị ngữ”, “câu sai do chưa biết sử dụng các cặp từ quan hệ”,
“thừa chủ ngữ” và “câu lủng củng, rườm rà”. Đối với mỗi kiểu lỗi sai, tác
giả dẫn ra một vài ví dụ và hướng dẫn cách sửa cụ thể. Nội dung phân tích,
lý giải câu sai ngữ pháp trong tài liệu này có giá trị gợi ý thiết thực cho GV
khi dạy các tiết chữa câu sai, mặc dù cách định danh và phân loại câu sai
ngữ pháp của người viết chưa nhất quán và chặt chẽ.
Trong sách giáo khoa “Làm Văn lớp 10”, năm 1991, Đinh Cao và Lê
A đề cập lỗi câu sai và lỗi dùng từ sai. Lỗi câu sai, theo các tác giả, gồm các
kiểu: “câu mới chỉ có kết cấu giới từ hặc cụm danh từ chỉ thời gian, vị trí”,
“câu chỉ mới có cụm danh từ”, “câu thiếu chủ ngữ”, “câu thiếu vế”, “câu sai
quan hệ lôgich”, “câu có kết cấu rối nát” và “câu không đảm bảo sự phát
triển liên tục của ý trong đoạn văn”. Còn lỗi dùng từ sai, gồm các kiểu:
“dùng từ sai vỏ âm thanh”, “dùng từ sai do không hiểu nghĩa của từ”, “dùng
10
từ không phù hợp với đối tượng nói năng, với sắc thái tình cảm, thái độ cần
phải có”, “dùng từ không đúng với phong cách văn bản”, và “dùng từ không
đảm bảo tính thẩm mỹ”. Cùng với các kiểu lỗi câu sai và lỗi dùng từ, các tác
giả còn đưa ra “phương hướng sửa chữa câu sai” và “các thao tác chữa lỗi về
từ”. Nhìn chung, các tác giả trình bày các kiểu lỗi câu sai và lỗi dùng từ sai
khá cụ thể, có giá trị gợi ý phát hiện lỗi hành văn. Tuy nhiên, việc phân chia
các lỗi câu sai và lỗi dùng từ của tác giả chưa có hệ thống và tính chặt chẽ;
các kiểu lỗi sai chưa được phân tích một cách cặn kẽ, thấu đáo. Và các tác
giả chưa đưa ra cách thức sửa chữa cụ thể đối với từng kiểu sai. “Phương
hướng sửa chữa câu sai” và “các thao tác chữa lỗi về từ” được đưa ra còn sơ
lược.
Nguyễn Đức Dân và Trần Thị Ngọc Lang, trong “Câu sai và câu mơ
hồ” (1993), đưa ra cách lý giải khá mới mẻ về câu sai. Trong công trình
nghiên cứu này, các tác giả đi sâu vào phân tích, lý giải hiện tượng câu sai
và hiện tượng câu mơ hồ. Các tác giả muốn góp thêm một tiếng nói mới về
câu sai và muốn nhấn mạnh tới nguyên nhân tâm lý trong quá trình hình
thành một câu sai, mà hiện tượng sai do “chập cấu trúc”. Đối với mỗi câu
sai, cần phân tích kỹ để phát hiện các nguyên nhân gây ra cái sai của nó, từ
đó đề ra cách chữa có hiệu quả. Xuất phát từ quan niệm ấy, các tác giả
không đưa ra những sơ đồ cứng nhắc làm khuôn mẫu khi chữa những câu sai
mà chỉ nêu những phương pháp chung nhất để phân tích và chữa lỗi câu dựa
trên lý thuyết ngôn ngữ học tường minh. Nó được hình thức hóa cao độ để
một mặt chỉ ra sơ đồ cấu trúc tối giản của câu đúng tương ứng, đối chiếu với
sơ đồ câu sai, mặt khác phân tích sự tương hợp nghĩa giữa các từ trong câu
11
được xem xét, qua đó chỉ ra cách chữa hợp lý nhất. Quyển sách này còn đề
cập đến câu mơ hồ. Nghiên cứu hiện tượng này làm rõ những đặc điểm của
tiếng Việt. Điều này không những có ý nghĩa về phương diện lý thuyết mà
còn có hữu ích về phương diện ứng dụng trong quá trình tạo văn bản, trong
giao tiếp giữa người với người. Trong sách này, các tác giả trình bày bước
đầu hiện tượng mơ hồ TV trên cấp độ: “sự mơ hồ từ vựng”, “sự mơ hồ cấu
trúc”, “câu mơ hồ lôgich”, “câu mơ hồ ngữ dụng” Quyển sách này là một
đóng góp không nhỏ của các tác giả trong việc tiếp cận, nghiên cứu câu sai,
nhất là ở bình diện ngữ nghĩa – lôgich.
Trong SGK “Tiếng Việt lớp 10” hợp nhất chỉnh lý năm 2000, các tác
giả Diệp Quang Ban, Đỗ Hữu Châu có dành ba tiết (tiết 4, 13, 27) đề cập
liên quan đến vấn đề này. Đó là “Yêu cầu chung về hành văn của các văn
bản”, “Lựa chọn từ ngữ” và “Lỗi về câu”. Nhìn chung, các tác giả chỉ đưa ra
những yêu cầu khi sử dụng từ ngữ: “dùng từ phải chính xác”, “lựa chọn từ để
đạt kết quả mong muốn” và cần “tránh lỗi thừa từ, lặp từ”, “tránh dùng các
từ sáo rỗng, công thức không cần thiết”. Như vậy, vấn đề được đưa vào trong
SGK về việc dùng từ của HS còn sơ sài. Ví dụ nêu ra không đa dạng để cho
HS dễ nhận biết và khắc phục. Còn “Lỗi về câu”, các tác giả tìm ra nguyên
nhân và cách khắc phục cho HS. Các tác giả tìm ra: “lỗi về thành phần câu”
(Không phân định rõ thành phần trạng ngữ và chủ ngữ; không phân định rõ
định ngữ, phần phụ chú và vị ngữ; không phân định rõ trật tự cần có của
thành phần câu) và “lỗi về quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu và
giữa câu với câu” (không phân định rõ những bổ ngữ có cách chi phối khác
nhau; không phân định rõ mối quan hệ giữa các vế câu hoặc giữa câu với
12
câu). Các bài tập đa dạng phong phú nhưng trích dẫn dẫn chứng lại xa rời
SGK, không nằm trong chương trình. HS khó cảm nhận và nhận biếtđ ể tìm
ra những lỗi dùng từ đặt câu. Đây là bài viết khá kỹ, tương đối trọn vẹn.
“Lỗi từ vựng và cách khắc phục” với nhóm Hồ Lê, Trần Thị Ngọc
Lang, Tô Đình Nghĩa thực hiện. Và quyển thứ hai, đó là “Lỗi ngữ pháp và
cách khắc phục” do nhóm Cao Xuân Hạo, Lý Tùng Hiếu, Nguyễn Kiên
Trường, Võ Xuân Trang, Trần Thị Tuyết Mai điều tra và biên soạn. Các tác
giả sử dụng phương pháp thực nghiệm. Xuất phát từ việc điều tra lỗi chính
tả, từ vựng, ngữ pháp qua 5.000 bài viết của HSSV và những bài trên các
báo “Sài Gòn giải phóng”, “Tuổi trẻ”, “Thanh niên”, “Phụ nữ”, “Công an”,
“Kiến thức ngày nay” tìm hiểu nguyên nhân, phân loại lỗi, phân tích từng
loại lỗi rồi đưa ra các bài tập có đáp án để người viết sử dụng rèn luyện và
khắc phục.
Bên cạnh đó, ta thấy hàng loạt quyển sách “ Tiếng Việt thực hành”
của những tác giả như Nguyễn Minh Thuyết, Đặng Ngọc Lệ, Nguyễn Kiên
Trường, Hữu Đạt, Nguyễn Đức Dân đưa ra những cơ sở lý luận về lý
thuyết TV để vận dụng vào các bài tập thực hành là chính yếu dành cho
HSSV. Các dạng bài tập đa dạng, phong phú.
Điểm qua các bài viết, các công trình nghiên cứu, ta thấy các tác giả
đã có những đóng góp đáng trân trọng trong việc tiếp cận, nghiên cứu, lý
giải các lỗi sai về chính tả, từ vựng, ngữ pháp trên các bình diện, các cấp
độ, ở mức độ này hay mức độ khác. Nhưng có một điều, các nhà ngôn ngữ
học c