Luận văn Quan hệ giữa cơ quan điều tra và viện kiểm soát nhân dân trong điều tra các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Theo qui định của pháp luật TTHS, CQĐT và Viện KSND là hai cơ quan tiến hành tố tụng, có chức năng, nhiệm vụ khác nhau. CQĐT có chức năng, nhiệm vụ tiến hành các hoạt động theo qui định của Bộ luật TTHS để phát hiện tội phạm và người phạm tội, tiến hành các hoạt động điều tra, lập hồ sơ đề nghị truy tố. Viện KSND là cơ quan có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong TTHS để bảo đảm mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ và xử lý công minh, đúng pháp luật. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, các CQĐT và Viện KSND vừa chế ước lẫn nhau, vừa có trách nhiệm phối hợp với nhau để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động TTHS. Từ Liêm là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây - Nam thành phố Hà Nội. Trong những năm qua tình hình các loại tội phạm XPSH như trộm cắp tài sản, cướp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. trên địa bàn huyện diễn ra hết sức phức tạp và là tội phạm xảy ra chủ yếu, gây mất trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, CQĐT Công an huyện Từ Liêm đã có sự nỗ lực trong phát hiện, điều tra các vụ án về tội phạm XPSH và đã thu được những kết quả khả quan. Thực tế cho thấy kết quả công tác điều tra các vụ án XPSH của CQĐT đạt được, có vai trò thực sự quan trọng của Viện KSND huyện Từ Liêm. Ngoài những hoạt động theo chức năng của mỗi cơ quan, giữa CQĐT với Viện KSND huyện Từ Liêm trong nhiều năm qua, đã có sự quan hệ phối hợp chặt chẽ, tạo nên sự đồng bộ nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tội phạm XPSH trên địa bàn huyện. Mối quan hệ này đã được thể hiện trên từng nội dung trong điều tra các vụ án về tội phạm XPSH. Tuy nhiên do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong quan hệ giữa CQĐT và Viện KSND huyện Từ Liêm trong điều tra các tội phạm XPSH vẫn còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế nhất định, nên quan hệ phối hợp gặp không ít những khó khăn, vướng mắc. Từ thực tiễn công tác, chúng tôi cũng nhận thấy việc tìm hiểu những vấn đề lí luận, khảo sát thực tiễn rút ra những bài học kinh nghiệm để từng bước nâng cao hiệu quả mối quan hệ giữa CQĐT và Viện KSND trong điều tra các tội phạm XPSH trên địa bàn huyện Từ Liêm là có ý nghĩa thiết thực. Nhìn nhận từ bình diện lý luận cho thấy, sự phổ biến của các tội phạm XPSH xảy ra trên địa bàn, sự phức tạp trong tổ chức điều tra các tội phạm này đã đặt ra yêu cầu lí giải một cách thấu đáo dưới góc độ lí luận về mối quan hệ phối hợp giữa CQĐT và Viện KSND trong điều tra các tội phạm XPSH trên một địa bàn cụ thể. Mối quan hệ giữa CQĐT và Viện kiểm sát trong điều tra tội phạm được bàn dưới nhiều góc độ khoa học pháp lí nhưng chủ yếu là Khoa học Luật TTHS. Chẳng hạn như: giáo trình Luật TTHS Việt Nam của Học viện CSND [12, trang 358], cuốn: “Mối quan hệ giữa CQĐT với các cơ quan tham gia TTHS” của Phó giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Ngọc Quang [17]. Nhìn chung có rất ít công trình nghiên cứu, bài viết bàn về mối quan hệ giữa CQĐT và Viện KSND trong hoạt động điều tra hình sự và có thì cũng nghiên cứu ở phạm vi rộng, mà chưa có công trình nào nghiên cứu về quan hệ phối hợp giữa CQĐT và Viện KSND trong điều tra một nhóm tội ở một địa bàn cấp huyện nhất định. Trước những đòi hỏi của tình hình thực tiễn và yêu cầu phát triển lí luận về mối quan hệ giữa CQĐT và Viện KSND trong điều tra các tội phạm XPSH trên một địa bàn cụ thể, tôi chọn đề tài: “Quan hệ giữa CQĐT và Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra các tội XPSH trên địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội” một mặt làm đề tài luận văn cao học luật, mặt khác giúp nâng cao nhận thức và năng lực của chính bản thân trong chỉ đạo hoạt động của Viện KSND huyện Từ Liêm. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích của luận văn nhằm nghiên cứu một số vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng của quan hệ giữa CQĐT với Viện KSND trong điều tra các tội XPSH trên địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội; qua đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa hai cơ quan này trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Khái quát lý luận về các tội phạm XPSH; - Luận giải những vấn đề lý luận và cơ sở pháp lý về quan hệ giữa CQĐT và Viện KSND cấp huyện trong điều tra các tội phạm XPSH; - Khảo sát, thống kê số liệu phản ánh thực trạng tình hình mối quan hệ giữa CQĐT và Viện KSND trong điều tra các tội XPSH trên địa bàn huyện Từ Liêm, đánh giá những ưu điểm và tồn tại của mối quan hệ này; - Đề xuất một số giải pháp chung và những kiến nghị để nâng cao chất lượng, hiệu quả của mối quan hệ giữa CQĐT và Viện KSND huyện Từ Liêm trong điều tra tội phạm XPSH để nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Với tư cách là một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực khoa học pháp lý ứng dụng, đề tài có đối tượng nghiên cứu là các vấn đề lý luận và hoạt động thực tiễn trong quan hệ giữa CQĐT và Viện KSND trong điều tra các tội XPSH trên địa bàn huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội. Về phạm vi nội dung nghiên cứu: theo qui định của Bộ luật TTHS cũng như Pháp lệnh tổ chức ĐTHS, việc điều tra các tội XPSH thuộc thẩm quyền của Cơ quan CSĐT, do vậy đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề trong mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan CSĐT và Viện KSND trong điều tra các tội XPSH. Nếu theo qui định của BLHS thì các tội XPSH được qui định ở Chương XIV và có một số tội XPSH được qui định ở chương khác, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các tội XPSH được qui định ở Chương XIV BLHS năm 1999. Về phạm vi thời gian: đề tài giới hạn nghiên cứu vấn đề trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay và trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng để triển khai nghiên cứu đề tài bao gồm: khảo sát, thống kê, so sánh, nghiên cứu quy phạm pháp luật dưới góc độ biện chứng, lịch sử cụ thể. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Là công trình đầu tiên nghiên cứu về quan hệ giữa CQĐT và Viện KSND trong điều tra các tội XPSH trên địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội, đề tài đã có những đóng góp nhất định trên phương diện lý luận và thực tiễn. Đề tài đã làm rõ cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận cũng như đánh giá được thực trạng của quan hệ này giữa CQĐT với Viện KSND trong điều tra một nhóm tội phạm cụ thể ở một địa bàn cụ thể; qua đó đề xuất được một số giải pháp và kiến nghị để các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn nghiên cứu có thể ứng dụng vào thực tiễn công tác của mình, cũng như qua đó, kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn nêu trên, luận văn có thể được coi là tài liệu tham khảo tốt trong nghiên cứu, học tập về chuyên ngành ở các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật. Ở phía thực tiễn, cán bộ thực tế có thể tham khảo luận văn khi giải quyết những vấn đề do thực tiễn quan hệ phối hợp trong điều tra vụ án hình sự giữa CQĐT và Viện KSND; qua đó góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn được cấu trúc thành ba chương. Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về quan hệ giữa CQĐT và Viện KSND trong điều tra các tội XPSH. Chương 2. Thực trạng quan hệ giữa CQĐT và Viện KSND trong điều tra các tội XPSH trên địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội từ năm 2000 đến nay. Chương 3. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quan hệ giữa CQĐT và Viện KSND trong điều tra các tội XPSH trên địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

doc198 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5896 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quan hệ giữa cơ quan điều tra và viện kiểm soát nhân dân trong điều tra các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Theo qui định của pháp luật TTHS, CQĐT và Viện KSND là hai cơ quan tiến hành tố tụng, có chức năng, nhiệm vụ khác nhau. CQĐT có chức năng, nhiệm vụ tiến hành các hoạt động theo qui định của Bộ luật TTHS để phát hiện tội phạm và người phạm tội, tiến hành các hoạt động điều tra, lập hồ sơ đề nghị truy tố. Viện KSND là cơ quan có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong TTHS để bảo đảm mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ và xử lý công minh, đúng pháp luật. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, các CQĐT và Viện KSND vừa chế ước lẫn nhau, vừa có trách nhiệm phối hợp với nhau để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động TTHS. Từ Liêm là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây - Nam thành phố Hà Nội. Trong những năm qua tình hình các loại tội phạm XPSH như trộm cắp tài sản, cướp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản... trên địa bàn huyện diễn ra hết sức phức tạp và là tội phạm xảy ra chủ yếu, gây mất trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, CQĐT Công an huyện Từ Liêm đã có sự nỗ lực trong phát hiện, điều tra các vụ án về tội phạm XPSH và đã thu được những kết quả khả quan. Thực tế cho thấy kết quả công tác điều tra các vụ án XPSH của CQĐT đạt được, có vai trò thực sự quan trọng của Viện KSND huyện Từ Liêm. Ngoài những hoạt động theo chức năng của mỗi cơ quan, giữa CQĐT với Viện KSND huyện Từ Liêm trong nhiều năm qua, đã có sự quan hệ phối hợp chặt chẽ, tạo nên sự đồng bộ nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tội phạm XPSH trên địa bàn huyện. Mối quan hệ này đã được thể hiện trên từng nội dung trong điều tra các vụ án về tội phạm XPSH. Tuy nhiên do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong quan hệ giữa CQĐT và Viện KSND huyện Từ Liêm trong điều tra các tội phạm XPSH vẫn còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế nhất định, nên quan hệ phối hợp gặp không ít những khó khăn, vướng mắc. Từ thực tiễn công tác, chúng tôi cũng nhận thấy việc tìm hiểu những vấn đề lí luận, khảo sát thực tiễn rút ra những bài học kinh nghiệm để từng bước nâng cao hiệu quả mối quan hệ giữa CQĐT và Viện KSND trong điều tra các tội phạm XPSH trên địa bàn huyện Từ Liêm là có ý nghĩa thiết thực. Nhìn nhận từ bình diện lý luận cho thấy, sự phổ biến của các tội phạm XPSH xảy ra trên địa bàn, sự phức tạp trong tổ chức điều tra các tội phạm này đã đặt ra yêu cầu lí giải một cách thấu đáo dưới góc độ lí luận về mối quan hệ phối hợp giữa CQĐT và Viện KSND trong điều tra các tội phạm XPSH trên một địa bàn cụ thể. Mối quan hệ giữa CQĐT và Viện kiểm sát trong điều tra tội phạm được bàn dưới nhiều góc độ khoa học pháp lí nhưng chủ yếu là Khoa học Luật TTHS. Chẳng hạn như: giáo trình Luật TTHS Việt Nam của Học viện CSND [12, trang 358], cuốn: “Mối quan hệ giữa CQĐT với các cơ quan tham gia TTHS” của Phó giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Ngọc Quang [17]. Nhìn chung có rất ít công trình nghiên cứu, bài viết bàn về mối quan hệ giữa CQĐT và Viện KSND trong hoạt động điều tra hình sự và có thì cũng nghiên cứu ở phạm vi rộng, mà chưa có công trình nào nghiên cứu về quan hệ phối hợp giữa CQĐT và Viện KSND trong điều tra một nhóm tội ở một địa bàn cấp huyện nhất định. Trước những đòi hỏi của tình hình thực tiễn và yêu cầu phát triển lí luận về mối quan hệ giữa CQĐT và Viện KSND trong điều tra các tội phạm XPSH trên một địa bàn cụ thể, tôi chọn đề tài: “Quan hệ giữa CQĐT và Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra các tội XPSH trên địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội” một mặt làm đề tài luận văn cao học luật, mặt khác giúp nâng cao nhận thức và năng lực của chính bản thân trong chỉ đạo hoạt động của Viện KSND huyện Từ Liêm. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích của luận văn nhằm nghiên cứu một số vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng của quan hệ giữa CQĐT với Viện KSND trong điều tra các tội XPSH trên địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội; qua đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa hai cơ quan này trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Khái quát lý luận về các tội phạm XPSH; - Luận giải những vấn đề lý luận và cơ sở pháp lý về quan hệ giữa CQĐT và Viện KSND cấp huyện trong điều tra các tội phạm XPSH; - Khảo sát, thống kê số liệu phản ánh thực trạng tình hình mối quan hệ giữa CQĐT và Viện KSND trong điều tra các tội XPSH trên địa bàn huyện Từ Liêm, đánh giá những ưu điểm và tồn tại của mối quan hệ này; - Đề xuất một số giải pháp chung và những kiến nghị để nâng cao chất lượng, hiệu quả của mối quan hệ giữa CQĐT và Viện KSND huyện Từ Liêm trong điều tra tội phạm XPSH để nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Với tư cách là một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực khoa học pháp lý ứng dụng, đề tài có đối tượng nghiên cứu là các vấn đề lý luận và hoạt động thực tiễn trong quan hệ giữa CQĐT và Viện KSND trong điều tra các tội XPSH trên địa bàn huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội. Về phạm vi nội dung nghiên cứu: theo qui định của Bộ luật TTHS cũng như Pháp lệnh tổ chức ĐTHS, việc điều tra các tội XPSH thuộc thẩm quyền của Cơ quan CSĐT, do vậy đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề trong mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan CSĐT và Viện KSND trong điều tra các tội XPSH. Nếu theo qui định của BLHS thì các tội XPSH được qui định ở Chương XIV và có một số tội XPSH được qui định ở chương khác, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các tội XPSH được qui định ở Chương XIV BLHS năm 1999. Về phạm vi thời gian: đề tài giới hạn nghiên cứu vấn đề trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay và trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng để triển khai nghiên cứu đề tài bao gồm: khảo sát, thống kê, so sánh, nghiên cứu quy phạm pháp luật dưới góc độ biện chứng, lịch sử cụ thể. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Là công trình đầu tiên nghiên cứu về quan hệ giữa CQĐT và Viện KSND trong điều tra các tội XPSH trên địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội, đề tài đã có những đóng góp nhất định trên phương diện lý luận và thực tiễn. Đề tài đã làm rõ cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận cũng như đánh giá được thực trạng của quan hệ này giữa CQĐT với Viện KSND trong điều tra một nhóm tội phạm cụ thể ở một địa bàn cụ thể; qua đó đề xuất được một số giải pháp và kiến nghị để các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn nghiên cứu có thể ứng dụng vào thực tiễn công tác của mình, cũng như qua đó, kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn nêu trên, luận văn có thể được coi là tài liệu tham khảo tốt trong nghiên cứu, học tập về chuyên ngành ở các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật. Ở phía thực tiễn, cán bộ thực tế có thể tham khảo luận văn khi giải quyết những vấn đề do thực tiễn quan hệ phối hợp trong điều tra vụ án hình sự giữa CQĐT và Viện KSND; qua đó góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn được cấu trúc thành ba chương. Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về quan hệ giữa CQĐT và Viện KSND trong điều tra các tội XPSH. Chương 2. Thực trạng quan hệ giữa CQĐT và Viện KSND trong điều tra các tội XPSH trên địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội từ năm 2000 đến nay. Chương 3. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quan hệ giữa CQĐT và Viện KSND trong điều tra các tội XPSH trên địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ QUAN HỆ GIỮA CƠ QUAN ĐIỀU TRA VÀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU 1.1. Những đặc trưng cơ bản trong điều tra các tội XPSH 1.1.1. Đặc điểm pháp lí của các tội phạm XPSH Trong điều tra và kiểm sát hoạt động điều tra các tội phạm nói chung, việc nhận thức đúng các đặc điểm pháp lí của tội phạm có ý nghĩa hết sức quan trọng. Có hiểu đúng các qui định về các tội phạm XPSH, các cơ quan tiến hành tố tụng mới xác định đúng phương hướng điều tra, xử lí đảm bảo đúng yêu cầu của pháp luật. Các tội phạm XPSH được qui định tại Chương XIV - Các tội phạm XPSH của BLHS năm 1999, với 13 điều, từ Điều 133 đến Điều 145. Các tội phạm XPSH có những dấu hiệu đặc trưng sau đây: - Các dấu hiệu về khách thể của tội phạm Các tội phạm XPSH có khách thể là quan hệ sở hữu về tài sản. Điều đó có nghĩa là các tội phạm XPSH là những hành vi xâm hại hoặc đe doạ xâm hại, gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu thuộc các hình thức sở hữu toàn dân; sở hữu của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội; sở hữu tập thể; sở hữu tư nhân; sở hữu của các tổ chức xã hội; tổ chức xã hội - nghề nghiệp; sở hữu hỗn hợp; sở hữu chung [19, từ Điều 205 đến Điều 240]. Quyền sở hữu về tài sản là khách thể của các tội phạm XPSH nhưng một tội phạm XPSH có thể không xâm phạm vào tất cả ba quyền năng (quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt) của chủ sở hữu. Một hành vi chỉ cần gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến một trong ba quyền năng đó cũng cấu thành tội XPSH như tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 142) chẳng hạn, chỉ xâm phạm đến quyền sử dụng tài sản... Quyền sở hữu về tài sản bị xâm hại bởi các tội phạm XPSH là quyền sở hữu tài sản của người khác ngoài chủ thể thực hiện tội phạm. Hành vi xâm hại đến quyền sở hữu tài sản của chính mình không cấu thành tội XPSH. Trong các tội phạm XPSH, khách thể loại và khách thể trực tiếp đều là quyền sở hữu tài sản. Vì vậy, để phân biệt các tội phạm XPSH cụ thể phải phân tích từng nội dung quyền năng pháp lí của quyền sở hữu tài sản bị xâm hại, đồng thời phải dựa vào các dấu hiệu khác của tội phạm. Trong trường hợp cá biệt, một số tội phạm XPSH còn xâm hại tới các quan hệ xã hội khác được luật hình sự bảo vệ. Trong trường hợp này, hành vi xâm hại đến các quan hệ xã hội khác phải đồng thời với quyền sở hữu tài sản mới cấu thành tội phạm XPSH. Chẳng hạn hành vi dùng vũ lực tấn công người khác chỉ cấu thành tội phạm cướp tài sản theo qui định tại Điều 133 BLHS khi có sự chiếm đoạt hoặc nhằm để chiếm đoạt tài sản... Tài sản thuộc các hình thức sở hữu được pháp luật bảo vệ là thực thể biểu hiện khách thể của tội phạm, là đối tượng của các tội phạm XPSH. Tài sản là đối tượng tác động của các tội XPSH có những đặc điểm riêng so với tài sản thuộc đối tượng tác động của các tội phạm khác. Những đặc điểm đó là: + Tài sản phải được thể hiện dưới dạng vật chất, có giá trị vật chất cụ thể. Tài sản thể hiện dưới dạng phi vật chất như quyền sử dụng đất, quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp...; tài sản không có giá trị vật chất cụ thể như nguồn nước tự nhiên, sinh vật dưới biển, thú trong rừng... không phải là đối tượng tác động của các tội phạm XPSH. Mặt khác, tài sản là đối tượng của các tội phạm XPSH phải có giá trị sử dụng. Tài sản không có giá trị sử dụng như thuốc tân dược hết thời hạn sử dụng mang tiêu huỷ, động vật chết đã đem chôn... không phải là đối tượng của các tội phạm XPSH. + Tài sản là đối tượng của các tội phạm XPSH phải có chủ sở hữu cụ thể. Tài sản không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu đã tự nguyện từ bỏ trước khi xảy ra hành vi chiếm đoạt không phải là đối tượng của các tội phạm XPSH. + Tài sản là đối tượng của các tội XPSH có thể có nhiều dạng khác nhau như những vật thể cụ thể song cũng có thể là các giấy tờ mà thông qua đó người phạm tội có thể nhận được một số tiền hoặc tài sản như: phiếu gửi xe; giấy tờ kí gửi, cầm đồ tài sản; thẻ thanh toán... + Tài sản là đối tượng của các tội phạm XPSH là những tài sản thông thường, có thể trao đổi, mua bán một cách hợp pháp. Những tài sản có tính chất đặc biệt như vũ khí, phương tiện quân sự, chất độc, chất nổ, chất phóng xạ, ma tuý... là đối tượng của các tội phạm được định tại các điều luật ngoài các tội phạm qui định tại Chương XIV không coi là đối tượng của các tội phạm XPSH. Những vật có thực nhưng theo phong tục, tập quán chưa từng được coi là tài sản thì hành vi chiếm đoạt cũng không cấu thành tội phạm XPSH. Chẳng hạn: hành vi chiếm đoạt hài cốt lính Mĩ chết trận tại Việt Nam... Như vậy, khách thể của các tội phạm XPSH là quyền sở hữu tài sản. Tài sản là đối tượng tác động của các tội phạm XPSH phải thoả mãn các đặc điểm vốn có của tài sản thông thường, đồng thời thoả mãn các yếu tố về sự tác động của hành vi, ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi XPSH. - Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan Trước hết, về hành vi khách quan. Các tội phạm XPSH đều có hành vi khách quan xâm hại đến các quyền năng của chủ sở hữu tài sản. Đó là các hành vi gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của chủ sở hữu tài sản. Có thể phân loại các hành vi XPSH thành hai loại như sau: + Hành vi XPSH có tính chất chiếm đoạt tài sản. Chiếm đoạt tài sản là hành vi cố ý chuyển giao một cách bất hợp pháp tài sản thuộc sở hữu người khác thành tài sản của mình hoặc một nhóm người hay người khác mà chủ thể chiếm đoạt quan tâm. Hành vi chiếm đoạt tài sản làm mất khả năng thực hiện cả quyền chiếm giữ, sử dụng, định đoạt của chủ sở hữu tài sản. Các hành vi XPSH có tính chất chiếm đoạt được qui định trong BLHS trong 8 điều từ Điều 133 đến Điều 140, bao gồm: hành vi cướp tài sản (Điều 133); hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 134); hành vi cưỡng đoạt tài sản (Điều 135); hành vi cướp giật tài sản (Điều 136); hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 137); hành vi trộm cắp tài sản (Điều 138); hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139); hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140). + Hành vi XPSH không có tính chất chiếm đoạt. Những hành vi XPSH không có tính chất chiếm đoạt được qui định từ Điều 141 đến Điều 145 BLHS bao gồm những hành vi: hành vi chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 141); hành vi sử dụng trái phép tài sản (Điều 142); hành vi huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 143); hành vi thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản của Nhà nước (Điều 144); hành vi vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 145). Về hậu quả tác hại, đa số các tội phạm XPSH hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm trừ một số trường hợp cá biệt như: Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước (Điều 144); tội vô ý gây thiệt hạn nghiêm trọng đến tài sản (Điều 145). Hậu quả ở các tội phạm này là những thiệt hại vật chất và ở mức độ nghiêm trọng mới cấu thành tội phạm. Mức độ thiệt hại về vật chất cũng là ranh giới để phân biệt tội phạm với hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu TNHS và phân định các trường hợp thuộc các khung hình phạt khác nhau. BLHS năm 1999 qui định, giá trị tài sản bị xâm hại do hành vi chiếm đoạt gây ra là từ 500.000 đồng trở lên mới bị truy cứu TNHS. Tuy nhiên, có thể truy cứu TNHH với những người chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới 500.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lí hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt chưa được xoá án mà còn vi phạm. Riêng với các tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, thì thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng trở lên mới bị truy cứu TNHS. - Các dấu hiệu về chủ thể của tội phạm Các tội phạm XPSH có chủ thể là những người thoả mãn các điều kiện chung của chủ thể tội phạm và tuỳ theo từng tội phạm mà độ tuối chịu TNHS được xác định không giống nhau. Riêng đối với tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước (Điều 144 BLHS), chủ thể của tội phạm phải là người có trách nhiệm quản lí tài sản của Nhà nước. - Các dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm Các tội phạm XPSH chủ yếu có cấu thành lỗi cố ý, bao gồm tất cả các tội phạm có tính chất chiếm đoạt và một số tội không có tính chất chiếm đoạt là: tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 141); tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 142); tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 143 BLHS). Chỉ có hai tội qui định tại Điều 144 và Điều 145 được qui định bởi lỗi vô ý. Về động cơ, mục đích phạm tội, có thể các tội phạm XPSH thành hai loại: + Các tội phạm có tính chất tư lợi, bao gồm: tất cả các tội phạm có tính chất chiếm đoạt; tội chiếm giữa trái phép tài sản và tội sử dụng trái phép tài sản; + Các tội phạm không có tính chất tư lợi, bao gồm: tội cố ý huỷ hoại hoặc làm hư hỏng tài sản; tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước; tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản. Như vậy, từ những phân tích trên đây có thể hiểu: Các tội phạm XPSH là hành vi của người có năng lực TNHS thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến quyền sở hữu về tài sản của Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân. 1.1.2. Đặc điểm của hoạt động điều tra các tội phạm XPSH Dưới góc độ của luật TTHS thì điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn hoạt động TTHS bắt đầu từ khi có có quyết định khởi tố vụ án hình sự đến khi lập kết luận điều tra, đề nghị truy tố hoặc đình chỉ điều tra khi có đủ căn cứ theo qui định của luật TTHS. Trong giai đoạn này, CQĐT có thẩm quyền có trách nhiệm tiến hành các hoạt động theo qui định của Bộ luật TTHS để thu thập chứng cứ, làm rõ có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những vấn đề khác có liên quan đến việc giải quyết đúng đắn vụ án. Trên cơ sở qui định của luật TTHS và thực tiễn hoạt động điều tra vụ án hình sự, khoa học ĐTHS xác định: “Điều tra vụ án hình sự là hoạt động của CQĐT và các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra theo luật định, được tiến hành theo thủ tục và trình tự TTHS nhằm làm rõ sự thật của vụ án đã xảy ra theo yêu cầu của pháp luật”. Định nghĩa trên đã chỉ ra những điểm cơ bản nhất, phản ánh bản chất của hoạt động điều tra. Trên cơ sở phát triển khái niệm điều tra vụ án hình sự của khoa học ĐTHS, có thể xác định: Điều tra vụ án hình sự về tội phạm XPSH là hoạt động của CQĐT và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo luật định, được tiến hành theo trình tự, thủ tục của luật TTHS đối với những vụ án XPSH đã xảy ra, đã được khởi tố nhằm mục đích chứng minh sự thật khách quan của vụ án theo yêu cầu pháp luật. Như vậy, đối tượng của hoạt động điều tra các vụ án XPSH là những vụ án hình sự về các tội phạm XPSH đã xảy ra, đã được khởi tố. Chủ thể của hoạt động điều tra vụ án hình sự về tội phạm XPSH là CQĐT và các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra theo qui định về phân công, phân cấp điều tra. Hoạt động điều tra được tiến hành theo trình tự, thủ tục của luật TTHS, quá trình điều tra, chủ thể điều tra được áp dụng các biện pháp theo qui định của pháp luật để làm rõ sự thật vụ án. Bản chất của hoạt động điều tra các vụ án XPSH là quá trình nhận thức, chứng minh sự thật khách quan của vụ án XPSH đã xảy ra theo yêu cầu pháp luật. Từ những nội dung cơ bản về hoạt động điều tra và đặc điểm pháp lí của các tội phạm XPSH có thể xác định, điều tra vụ án hình sự về các tội phạm XPSH có những đặc điểm cơ bản sau đây: - Thứ nhất, điều tra vụ án hình sự về các tội phạm XPSH là quá trình chứng minh sự thật vụ án XPSH đã xảy ra. Quá trình điều tra, CQĐT có trách nhiệm làm rõ các nội dung thuộc đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự về các tội phạm XPSH. Xét về bản chất, hoạt động chứng minh trong điều tra các vụ án XPSH là hoạt động kết hợp chặt chẽ giữa hai mặt tư duy và thực tiễn được qui định bằng các chế định pháp luật TTHS. Sự kết hợp đó luôn xoay quanh những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án. Trên cơ sở qui định tại Điều 63 Bộ luật TTHS và đặc điểm của các tội phạm XPSH có thể xác định những vấn đề cần chứng minh trong vụ án XPSH bao gồm: + Có hành vi phạm tội XPSH xảy ra hay không, hành vi XPSH cụ thể nào, tội danh và điều khoản áp dụng đối với hành vi đó, thời gian, địa điểm xảy ra tội phạm, thủ đoạn thực hiện, công cụ, phương tiện thực hiện hành vi XPSH; + Ai
Luận văn liên quan