Luận văn Quan hệ thương mại Trung Quốc - Mỹ latinh và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trong bối cảnh xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế đang cuốn hút mọi quốc gia trên thế giới, và đặc biệt là vào thời điểm Việt Nam vừa trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO), việc mở rộng hơ n nữa các mối quan hệ kinh tế - thƣơng mại với các quốc gia khác càng trở nên mối quan tâm lớn trong chiến lƣợc phát triển quốc gia của Việt Nam. Hiện nay, các mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các nƣớc công nghiệp phát triển (quan hệ Bắc - Nam) và quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các nƣớc đang phát triển (quan hệ Nam - Nam) đều mang lại các lợi ích đáng kể cho Việt Nam, trong đó quan hệ Bắc - Nam giữ vai trò hết sức quan trọng; quan hệ Nam - Nam mặc dù không thể thay thế đƣợc quan hệ Bắc - Nam, nhƣng cũng mang lại lợi ích kinh tế và có ý nghĩa chiến lƣợc cho quá trình phát triển. Khu vực Châu Mỹ Latinh trong thời gian qua đang chứng tỏ là một khu vực có những chuyển biến tích cực về kinh tế và có chính sách thƣơng mại ngày càng rộng mở. Đây cũng là một khu vực đƣợc Việt Nam quan tâm, và chúng ta đã bƣớc đầu có những động thái nhằm tiếp cận và xâm nhập các thị trƣờng mới ở đây. Việc Trung Quốc mở rộng quan hệ thƣơng mại tại khu vực Mỹ Latinh và đã thu đƣợc những lợi ích đáng kể thực sự là một ví dụ điển hình để Việt Nam tham khảo và rút kinh nghiệm trong quá trình mở rộng quan hệ thƣơng mại với mọi đối tác trên thế giới nói chung và với các quốc gia đang phát triển nói riêng. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu phân tích thực trạng, triển vọng cũng nhƣ tác động của mối quan hệ thƣơng mại Trung Quốc - Mỹ Latinh, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế có ý nghĩa thiết thực. Chính vì vậy, vấn đề "Quan hệ thƣơng mại Trung Quốc - Mỹ Latinh và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam" đã đƣợc lựa chọn làm đề tài nghiên cứu của Luận văn Thạc sỹ kinh tế này.

pdf114 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2560 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quan hệ thương mại Trung Quốc - Mỹ latinh và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG --------------- NGÔ PHƯƠNG NGA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC - MỸ LATINH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Chuyên ngành : Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế Mã số : 60.31.07 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Phúc Khanh Hà Nội - 2007 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện Luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ hỗ trợ tích cực của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp. Nhân dịp hoàn thành bản Luận văn, tôi xin đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS. NGUYỄN PHÚC KHANH - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Giáo dục Đào tạo, người đã chỉ bảo tận tâm, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn GS. TS. NGUYỄN THIẾT SƠN, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Mỹ, đã cho tôi những ý kiến quý báu để có thể hoàn thành tốt Luận văn. Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ Viện Nghiên cứu Châu Mỹ, Viện Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Trung tâm KHXH & NV quốc gia đã cung cấp cho tôi những tài liệu thiết thực để hoàn thành bản Luận văn này. Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các bạn bè đồng nghiệp, gia đình đã tạo điều kiện, hỗ trợ, ủng hộ về tinh thần để tôi có thể hoàn thành Luận văn. Do hạn chế về năng lực và thời gian nghiên cứu, Luận văn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, tác giả rất mong được sự góp ý chỉ bảo của thầy cô và các bạn bè đồng nghiệp. Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2007 Tác giả NGÔ PHƯƠNG NGA DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN APEC Asia-Pacific Economic Corperation Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình dương ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ECLAC Economic Commission for Latin America and Caribbean Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và vùng Caribbean (thuộc Liên Hiệp quốc) EU European Union Liên minh Châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài IDB Inter-American Development Bank Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ MERCOSUR Mercado Común del Sur (Southern American Common Market) Khối thị trường chung Nam Mỹ NAFTA North American Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc WB World Bank Ngân hàng Thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1: Thay đổi tỷ trọng của các nước đang phát triển trong xuất khẩu hàng hoá của thế giới 1990-2002 13 Bảng 1.2: Thay đổi tỷ trọng của một số quốc gia trong tổng xuất nhập khẩu thế giới 1990 - 2005 20 Bảng 2.1: Giá trị thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ Latinh 52 Bảng 2.2: Các thị trường xuất khẩu của Trung Quốc 1999 & 2005 55 Bảng 2.3: Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ Latinh 1999&2005 theo quốc gia 55 Bảng 2.4: Các hàng hóa chủ yếu Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ Latinh 1999 & 2005 56 Bảng 2.5: Các hàng hóa chủ yếu Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ Latinh 1999 & 2005 59 Biểu đồ 1.1: Tăng trưởng của mậu dịch và GDP thế giới, 1995 - 2005 7 Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ đóng góp của Trung Quốc vào nền kinh tế thế giới 17 Biểu đồ 1.3: Tăng trưởng GDP và sản xuất công nghiệp ở các nước chủ chốt của Mỹ La tinh 23 Biểu đồ 1.4: Tăng trưởng bình quân hàng năm bộ phận cấu thành GDP (%) của Mỹ Latinh 25 Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ tiêu dùng của Trung Quốc so với tổng lượng tiêu dùng toàn thế giới, tính theo sản phẩm 32 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ hàng nhập khẩu Trung Quốc trong tổng nhập khẩu các nước Mỹ Latinh 1995 & 2005 48 Biểu đồ 2.3: Cán cân thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ Latinh 53 Biểu đồ 2.4: Cán cân thương mại của một số quốc gia Mỹ Latinh với Trung Quốc năm 2005 54 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong bối cảnh xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế đang cuốn hút mọi quốc gia trên thế giới, và đặc biệt là vào thời điểm Việt Nam vừa trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO), việc mở rộng hơn nữa các mối quan hệ kinh tế - thƣơng mại với các quốc gia khác càng trở nên mối quan tâm lớn trong chiến lƣợc phát triển quốc gia của Việt Nam. Hiện nay, các mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các nƣớc công nghiệp phát triển (quan hệ Bắc - Nam) và quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các nƣớc đang phát triển (quan hệ Nam - Nam) đều mang lại các lợi ích đáng kể cho Việt Nam, trong đó quan hệ Bắc - Nam giữ vai trò hết sức quan trọng; quan hệ Nam - Nam mặc dù không thể thay thế đƣợc quan hệ Bắc - Nam, nhƣng cũng mang lại lợi ích kinh tế và có ý nghĩa chiến lƣợc cho quá trình phát triển. Khu vực Châu Mỹ Latinh trong thời gian qua đang chứng tỏ là một khu vực có những chuyển biến tích cực về kinh tế và có chính sách thƣơng mại ngày càng rộng mở. Đây cũng là một khu vực đƣợc Việt Nam quan tâm, và chúng ta đã bƣớc đầu có những động thái nhằm tiếp cận và xâm nhập các thị trƣờng mới ở đây. Việc Trung Quốc mở rộng quan hệ thƣơng mại tại khu vực Mỹ Latinh và đã thu đƣợc những lợi ích đáng kể thực sự là một ví dụ điển hình để Việt Nam tham khảo và rút kinh nghiệm trong quá trình mở rộng quan hệ thƣơng mại với mọi đối tác trên thế giới nói chung và với các quốc gia đang phát triển nói riêng. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu phân tích thực trạng, triển vọng cũng nhƣ tác động của mối quan hệ thƣơng mại Trung Quốc - Mỹ Latinh, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế có ý nghĩa thiết thực. Chính vì vậy, vấn đề "Quan hệ thƣơng mại Trung Quốc - Mỹ Latinh và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam" đã đƣợc lựa chọn làm đề tài nghiên cứu của Luận văn Thạc sỹ kinh tế này. 2 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ở trong và ngoài nước: Hiện nay, việc Trung Quốc tăng cƣờng quan hệ kinh tế, thƣơng mại với các thị trƣờng ở châu Mỹ Latinh đang nổi lên là một vấn đề nóng, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Cho đến nay, trên thế giới, đặc biệt tại các cƣờng quốc nhƣ Hoa Kỳ, Nhật Bản, đã có nhiều bài phân tích đơn lẻ về sự hiện diện ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại khu vực này. Tuy nhiên, các đề tài này đề cập đến vấn đề và xử lý ở từng góc độ khác nhau, tùy theo quan điểm và mối liên hệ của vấn đề này với các quốc gia khác nhau. Tại Việt Nam, các đề tài nghiên cứu về quan hệ kinh tế quốc tế của Trung Quốc đã có nhiều, nhƣng chủ yếu tập trung vào các mối quan hệ giữa nƣớc này với các cƣờng quốc hay khối kinh tế lớn mạnh, và quan hệ Trung Quốc với Việt Nam. Hiện chƣa có công trình nghiên cứu nào về quan hệ thƣơng mại giữa Trung Quốc và Mỹ Latinh. Chính vì vậy, Luận văn thạc sỹ này sẽ là một nghiên cứu mới, độc lập và chi tiết về vấn đề này. 3. Mục đích nghiên cứu: - Hệ thống lại một số vấn đề lý luận liên quan đến quan hệ kinh tế thƣơng mại giữa các quốc gia trên thế giới. - Đánh giá thực trạng quan hệ thƣơng mại Trung Quốc - Mỹ Latinh và dự đoán triển vọng phát triển của mối quan hệ này. - Rút ra những bài học kinh nghiệm, từ đó đƣa ra một số đề xuất chính sách nhằm thúc đẩy quan hệ thƣơng mại quốc tế của Việt Nam nói chung và với khu vực Mỹ Latinh nói riêng. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt đƣợc các mục đích nêu trên, đề tài phải thực hiện các nhiệm vụ cụ thể nhƣ sau: - Nghiên cứu đặc điểm, xu hƣớng phát triển kinh tế - thƣơng mại của thế giới và khu vực 3 - Phân tích các lợi ích kinh tế - thƣơng mại và chính sách thƣơng mại của Trung Quốc đối với châu Mỹ Latinh - Nêu lên một số đặc điểm của quan hệ thƣơng mại giữa Trung Quốc với châu Mỹ Latinh, tìm hiểu cụ thể thực trạng quan hệ, đƣa ra những đánh giá khái quát và dự đoán triển vọng phát triển của mối quan hệ này. - Rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm cải thiện và thúc đẩy hơn nữa hoạt động xuất nhập khẩu với các quốc gia trên thế giới nói chung và với các nƣớc khu vực Mỹ Latinh nói riêng 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 5.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn này là bối cảnh nền kinh tế - thƣơng mại thế giới, tình hình kinh tế - thƣơng mại của Trung Quốc và các nƣớc Mỹ Latinh, chính sách và các hoạt động thƣơng mại giữa Trung Quốc và châu Mỹ Latinh. 5.2 Phạm vi nghiên cứu: - Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu quan hệ thƣơng mại Trung Quốc - Mỹ Latinh từ cuối những năm 1990 đến thời điểm nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung phân tích quan hệ thƣơng mại Trung Quốc - Mỹ Latinh chủ yếu về phƣơng diện xuất nhập khẩu hàng hóa; khu vực châu Mỹ Latinh đƣợc đề cập đến bao gồm các quốc gia từ Mexico trở xuống Nam Mỹ, trong đó tập trung vào các nƣớc thành viên của các khối kinh tế lớn trong khu vực là MERCOSUR và ANDEAN. 6. Phương pháp nghiên cứu: Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn là sự tổng hợp của các phân tích, thống kê, diễn giải, so sánh… để nghiên cứu bản chất các đối tƣợng. Luận văn cũng tham khảo ý kiến của các chuyên gia kinh tế cũng nhƣ các giáo sƣ tiến sỹ kinh tế trong ngành nhằm đạt đƣợc kết quả nghiên cứu tốt nhất. 4 7. Kết cấu của Luận văn: Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục các bảng biểu và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng nhƣ sau: Chương 1: Tổng quan về nền kinh tế Trung Quốc và Châu Mỹ Latinh trong bối cảnh kinh tế thế giới Chương 2: Đặc điểm, thực trạng và triển vọng quan hệ thƣơng mại Trung Quốc - Mỹ Latinh Chương 3: Bài học kinh nghiệm và một số đề xuất chính sách cho Việt Nam 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC VÀ CHÂU MỸ LATINH TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI 1.1 BỐI CẢNH KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẦU THẾ KỶ XXI 1.1.1 Những đặc điểm và xu hƣớng cơ bản của nền kinh tế - thƣơng mại thế giới Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ Cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển với tốc độ ngày càng cao, tăng nhanh lực lƣợng sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hoá nền kinh tế và đời sống xã hội. Sự phát triển của khoa học công nghệ đã tạo nên sự chuyên môn hoá ngày càng sâu sắc, từ chuyên môn hoá theo ngành, ngày nay đã hình thành chuyên môn hoá theo cụm chi tiết và theo công đoạn sản xuất. Quá trình chuyên môn hoá đã tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa các quốc gia khi mỗi nƣớc đều tham gia vào phân công lao động quốc tế căn cứ vào những lợi thế so sánh của mình. Dƣới tác động của khoa học công nghệ, nền kinh tế thế giới đã có sự biến đổi về chất. Các ngành công nghệ cao, đặc biệt là những lĩnh vực có hàm lƣợng chất xám cao nhƣ công nghệ thông tin và công nghệ sinh học phát triển nhanh chóng. Điều đó dẫn tới sự thay đổi sâu sắc trong cả cơ cấu sản xuất và cơ cấu tiêu dùng. Nhóm hàng hoá dịch vụ có hàm lƣợng vốn và kỹ thuật cao ngày càng đƣợc ƣa chuộng và có giá trị lớn trong giao dịch thƣơng mại. Tỷ trọng thƣơng mại dịch vụ ngày càng tăng so với tỷ trọng thƣơng mại hàng hoá. Ngoài ra, công nghệ kỹ thuật phát triển còn dẫn tới những thay đổi trong cách thức trao đổi buôn bán, ví dụ việc sử dụng các phƣơng tiện thƣơng mại điện tử (e-commerce) đã giúp cho các hoạt động giao dịch quốc tế diễn ra hết sức nhanh chóng và thuận tiện. Xu thế toàn cầu hóa tiếp tục gia tăng Đây vừa là một đặc điểm nổi bật, vừa là một xu hƣớng tất yếu của nền kinh tế thế giới. Nét đặc trƣng của quá trình toàn cầu hóa là sự phụ thuộc lẫn nhau ngày 6 càng gia tăng giữa các quốc gia tham gia nền kinh tế thế giới, do quy mô và sự đa dạng ngày càng lớn của các luồng hàng hóa, dịch vụ và vốn xuyên quốc gia, đồng thời do sự phổ biến nhanh và rộng khắp của tiến bộ khoa học công nghệ. Điều quan trọng hơn là các quan hệ kinh tế quốc tế không chỉ gia tăng về số lƣợng mà còn cả về chất lƣợng: trên thế giới đã hình thành một hệ thống kinh tế hoàn chỉnh mà mỗi quốc gia là một nhân tố cấu thành, và sự vận động phát triển của nền kinh tế quốc gia ngày càng lệ thuộc vào nhiều hơn vào tiến trình phát triển của hệ thống kinh tế thế giới. Quá trình toàn cầu hóa đòi hỏi có sự thay đổi trong các quan hệ kinh tế quốc tế. Chức năng điều tiết quốc gia các nền kinh tế dân tộc sẽ mất dần, và cuộc cạnh tranh để tìm một vị trí trong hệ thống phân công lao động mới ngày càng quyết liệt. Trƣớc xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, thế giới đang trở thành một cộng đồng duy nhất, với sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng giữa các quốc gia. Toàn cầu hóa diễn ra nhƣ là một tất yếu lịch sử, kéo theo tất cả các quốc gia ở mọi trình độ phát triển vào quỹ đạo của nó. Tính tất yếu của toàn cầu hóa bắt nguồn từ bản chất của nền kinh tế thị trƣờng vốn là một hệ thống mở, ngày càng xóa mờ biên giới giữa các quốc gia, dân tộc, chủng tộc và tôn giáo. Ngoài ra tính tất yếu của nó còn đƣợc quy định bởi những lợi ích đạt đƣợc khi quốc gia hội nhập kinh tế quốc tế, và những tổn thất xảy ra khi quốc gia đi ngƣợc lại xu thế này. Nói cách khác, dù muốn hay không, các quốc gia đều phải tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, và quá trình hội nhập càng chủ động thì càng tận dụng đƣợc lợi thế và giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra. Các nước dành ưu tiên hàng đầu cho phát triển kinh tế Tiềm lực kinh tế hiện nay là nguồn sức mạnh và ảnh hƣởng chính của quốc gia. Bởi vậy, quản lý kinh tế là thử thách quan trọng nhất để đánh giá khả năng của một chính phủ, đồng thời tăng cƣờng lợi ích kinh tế quốc gia là mục tiêu hàng đầu trong chính sách đối ngoại của mỗi nƣớc. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, một quốc gia muốn phát triển kinh tế thì không thể không tham gia hội nhập. Việc mở cửa nền kinh tế đem lại cả rủi ro và cơ hội, tuy nhiên, nếu không làm nhƣ vậy 7 sẽ phải trả giá bằng sự tụt hậu ngày một xa với cộng đồng quốc tế. Thách thức phát triển tạo ra một sức ép rất lớn đối với tƣơng lai của mỗi quốc gia. Chính lợi ích kinh tế quốc gia, chứ không phải những mục tiêu chính trị nhƣ trƣớc đây, đƣợc đặt lên hàng đầu trong việc phát triển quan hệ quốc tế. Sự thay đổi này sẽ khuyến khích tất cả các nƣớc trong cộng đồng thế giới, kể cả các nƣớc có định hƣớng phát triển xã hội khác nhau, gia nhập vào trật tự kinh tế quốc tế ở các cấp độ khác nhau, đi từ quan hệ kinh tế thƣơng mại song phƣơng, khu vực, đến gia nhập WTO. Kết quả là trật tự kinh tế quốc tế ngày càng đƣợc mở rộng, đa dạng và phát triển với sự gia tăng các chủ thể mới gia nhập và các khuynh hƣớng lợi ích khác nhau, tạo thêm khả năng nâng cao tính dân chủ và công bằng trong việc đặt ra và thực hiện những luật chơi của trật tự này. Thương mại quốc tế tăng trưởng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP thế giới Trong những thập kỷ cuối của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, tốc độ tăng thƣơng mại quốc tế luôn vƣợt tốc độ tăng trƣởng sản lƣợng thế giới, và trở thành một yếu tố quan trọng quyết định tốc độ tăng trƣởng kinh tế thế giới (Xem Biểu đồ 1.1). Biểu đồ 1.1: Tăng trƣởng của mậu dịch và GDP thế giới, 1995 - 2005 Nguồn: Số liệu của WTO 2005 Trong thập niên 80 của thế kỷ XX, lƣợng trao đổi mậu dịch thế giới bình quân mỗi năm tăng 3,8%, thập niên 90 là 6,5%; dự đoán thập niên đầu của thế kỷ 8 XXI sẽ là 7%. Trong khi đó, tỷ lệ tăng trƣởng trung bình GDP thực của thế giới từ năm 2000 đến 2006 đạt khoảng 4,2%/năm. Theo thống kê của WTO, năm 1999 tổng kim ngạch mậu dịch toàn thế giới là 6,800 tỷ USD, trong đó mậu dịch hàng hoá chiếm 5.460 tỷ USD, mậu dịch dịch vụ chiếm 1.340 tỷ USD. Đến năm 2005 các con số tƣơng ứng vào khoảng 17.000 tỷ USD, 12.000 USD và 5.000 tỷ USD. Sở dĩ nhƣ vậy là do: (1) Nền kinh tế thế giới ngày càng đƣợc chuyên môn hoá, các quốc gia phụ thuộc nhau trong một mạng lƣới sản xuất toàn cầu. Các yếu tố của quá trình sản xuất đƣợc phân đoạn thành vô số các chi tiết và bán thành phẩm và đƣợc đƣa vào chu chuyển thƣơng mại làm cho tổng lƣợng buôn bán không ngừng tăng lên. (2) Xu thế mở cửa của nền kinh tế của hầu hết các quốc gia và tăng trƣởng dựa vào xuất khẩu trở nên phổ biến, làm gia tăng sự tuỳ thuộc lẫn nhau về thƣơng mại quốc tế. (3) Cùng với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học công nghệ, chi phí giao dịch trong thƣơng mại quốc tế không ngừng giảm xuống tạo thuận lợi cho chu chuyển thƣơng mại toàn cầu. (4) Sự bùng nổ của nhu cầu ngƣời tiêu dùng gắn liền với sự thay đổi thị hiếu và phản ứng mang tính lây lan do tiếp cận với các nền văn hoá tiêu dùng thông qua nhiều phƣơng thức khác nhau làm xuất hiện các phân đoạn thị trƣờng mới, kích thích thƣơng mại quốc tế phát triển không ngừng. Các nền kinh tế phát triển vẫn chi phối thị trường thế giới, tuy nhiên, tương quan của chúng trong thương mại quốc tế thay đổi. Các nước đang phát triển ngày càng có vị trí đáng kể trong nền kinh tế quốc tế Có thể nói, trong suốt thế kỷ XX, các nƣớc công nghiệp phát triển ở Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản đã chi phối nền kinh tế - thƣơng mại thế giới. Các nƣớc công nghiệp phát triển, với khoảng 1,2 tỷ ngƣời, chiếm 1/5 dân số thế giới hiện đang chiếm tới 86% GDP toàn cầu, trong khi đó các nƣớc nghèo chiếm 1/5 dân số thế giới nhƣng chỉ tạo ra 1% GDP toàn cầu. Năm 1985, thu nhập bình quân tính theo đầu ngƣời ở các nƣớc giàu chỉ gấp 76 lần so với các nƣớc nghèo thì đến năm 1997, sự chênh lệch này đã tăng lên 288 lần. Trƣớc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Châu Âu chiếm gần 60% tổng kim ngạch thƣơng mại quốc tế, nếu tính cả Bắc Mỹ 9 và Nhật Bản thì các nƣớc phát triển chiếm trên 80% mậu dịch toàn cầu. Con số này có thay đổi trong những thập kỷ tiếp theo, nhƣng nhìn chung tỷ trọng của các nƣớc đang phát triển chỉ khoảng xấp xỉ 30%. Cùng với quá trình toàn cầu hoá và chính sách mở cửa, công nghiệp hoá theo hƣớng xuất khẩu và dựa vào xuất khẩu, vị thế của các nƣớc đang phát triển trong thƣơng mại quốc tế ngày càng gia tăng. Sự thay đổi địa vị của các nƣớc đang phát triển trong thƣơng mại quốc tế những năm gần đây chủ yếu là nhờ các nƣớc đang phát triển Đông Á Thái Bình Dƣơng. Năm 2002, 10 nƣớc đang phát triển gồm Trung Quốc, Mexico, Nga, Malaysia, Arab Saudi, Thái lan, Brazil, Indonesia, Ấn Độ và Ba Lan chiếm 63% tổng xuất khẩu của các nƣớc đang phát triển và 16% tổng xuất khẩu của thế giới. Tuy nhiên, trong những thập kỷ đầu thế kỷ XXI, các nƣớc công nghiệp phát triển vẫn chiếm tỷ trọng và có vai trò lớn trong thƣơng mại quốc tế là do các quốc gia phát triển: vẫn là những nƣớc đi đầu trong việc chuyển sang nền kinh tế mới dựa trên tri thức và do đó cũng sẽ là đầu tầu trong việc làm biến đổi cơ cấu thƣơng mại thế giới; có vai trò chi phối trong sản xuất và tài chính quốc tế, là thị trƣờng nhập khẩu chính sản phẩm của các nƣớc đang phát triển, kể cả các sản phẩm truyền thống lẫn các sản phẩm có hàm lƣợng công nghệ cao; đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò đầu tầu trong tiến trình tự do hoá thƣơng mại toàn cầu và khu vực, sẽ trở thành hạt nhân của các thị trƣờng khu vực liên kết trong tƣơng lai. Ví dụ điển hình nhất cho xu thế này là EU mở rộng và việc Mỹ đang hối thúc thành lập khu vực mậu dịch tự do toàn Châu Mỹ cũng nhƣ mở rộng không gian thƣơng mại toàn cầu cho nền kinh tế Mỹ bằng việc ký kết các hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng với các đối tác thƣơng mại khắp các châu lục. Nền KTTG đang chuyển từ trạng thái lưõng cực sang trạng thái đa cực với sự hình thành của nhiều trung tâm kinh tế và liên kết kinh tế mới Thế giới phát triển nhanh chóng theo hƣớng đa cực, tuy vậy cục diện đa cực chƣa hẳn đã hình thành mà đang trải qua thời kỳ quá độ từ Trật tự cũ để tiến tới một Trật tự mới. Sức mạnh địa chính trị của một nƣớc bao gồm sức mạnh quân sự, tầm vóc kinh tế, và ảnh hƣởng quốc tế của nƣớc đó. So sánh tổng thể toàn thế giới 10 cho thấy thế giới hiện nay có 8 nƣớc lớn là Mỹ, ba nƣớc EU: Anh, Pháp và Đức; Trung Quốc, Nga, Nhật Bản và Ấn Độ, trong đó Mỹ áp đảo về quân sự và vƣợt trội về ảnh hƣởng quốc tế. Riêng về kinh tế, Mỹ phải chia sẻ vị
Luận văn liên quan