Đất nước ta bước vào thế kỷ XXI trong bối cảnh một thế giới văn minh và xu hướng toàn
cầu hóa (globalisation). Các quốc gia có xu hướng hòa nhập vào một cộng đồng, “một nền kinh
tế toàn cầu không biên giới”. Những thành tựu về khoa học kỹ thuật, sự phát triển của kinh tế
thế giới làm tăng cường sự liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, các dân tộc. Những
tiến bộ của trao đổi quốc tế, sự bùng nổ thông tin cùng với những ưu việt của hệ thống truyền
thông sẽ tạo điều kiện cho tính toàn cầu của nền văn hóa nhân loại. Xu thế đó đặt mỗi quốc gia
trước yêu cầu phải kết hợp hài hòa yếu tố toàn cầu của văn hóa thế giới với yếu tố bản sắc của
văn hóa dân tộc. Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa thế giới (UNESCO) đã ra tuyên bố
toàn cầu về đa dạng văn hóa vào tháng 11 năm 2001 và lấy ngày 21 tháng 5 hằng năm là “Ngày
đa dạng văn hóa vì đối thoại và phát triển”. Nghị quyết năm 1998 của UNESCO lấy năm 2001
là năm đối thoại giữa các nền văn minh
98 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quan hệ văn hóa Pháp – Việt trong lĩnh vực giáo dục ở Nam Kỳ (1867 – 1945), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯƠNG THỊ MỸ NHI
QUAN HỆ VĂN HÓA PHÁP – VIỆT TRONG LĨNH VỰC
GIÁO DỤC Ở NAM KỲ ( 1867 – 1945)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN THỊ THANH THANH
Thành phố Hồ Chí Minh - 2010
MỤC LỤC
1TMỤC LỤC1T ........................................................................................................................................... 2
1TMỞ ĐẦU1T .............................................................................................................................................. 4
1T ) Mục đích nghiên cứu1T................................................................................................................................. 4
1T2) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu1T ............................................................................................................. 4
1T3)Lịch sử nghiên cứu vấn đề1T ......................................................................................................................... 4
1T4) Phương pháp nghiên cứu1T ........................................................................................................................... 6
1TCHƯƠNG 1: NAM KỲ TRƯỚC SỰ XÂM LƯỢC CỦA THỰC DÂN PHÁP1T ................................ 7
1T .1. Những con đường tiếp xúc văn hóa với Pháp và phương Tây1T.................................................................. 7
1T .1.1. Con đường truyền giáo1T .................................................................................................................... 7
1T .1.1.1. Các cuộc phát kiến địa lí – tiền đề cho công cuộc truyền giáo1T .................................................. 7
1T .1.1.2 Cuộc truyền bá đạo Thiên Chúa vào Việt Nam1T ...................................................................... 10
1T .1.2.Con đường buôn bán1T ...................................................................................................................... 21
1T .2. Thực dân Pháp đánh chiếm Nam Kỳ1T ..................................................................................................... 24
1T .3. Nội dung văn hóa trong chính sách đô hộ của Pháp đối với Nam Kỳ1T .................................................... 29
1T .3.1 Giai đoạn 1867-18971T ...................................................................................................................... 29
1T .3.2 Giai đoạn 1897 – 19141T ................................................................................................................... 31
1T .3.3 Giai đoạn 1914-19181T ...................................................................................................................... 33
1T .3.4 Giai đoạn 1918-19391T ...................................................................................................................... 34
1T .3.5 Giai đoạn 1939-19451T ...................................................................................................................... 36
1TCHƯƠNG 2: QUAN HỆ VIỆT-PHÁP TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC Ở NAM KỲ ( 1867 –
1945)1T ................................................................................................................................................... 38
1T2.1. Yếu tố văn hóa tác động đến nền giáo dục1T ............................................................................................ 38
1T2.1.1 Đạo Thiên Chúa1T ............................................................................................................................. 38
1T2.1.2 Chữ quốc ngữ1T ................................................................................................................................ 40
1T2.1.3 Văn học1T ......................................................................................................................................... 42
1T2.1.4 Báo chí1T .......................................................................................................................................... 44
1T2.1.5 Nội dung giáo dục trong các trào lưu canh tân, cải cách1T ................................................................. 50
1T2.1.5.1 Các cuộc canh tân cuối thế kỷ XIX1T ......................................................................................... 50
1T2.1.5.2 Các cuộc canh tân ở đầu thế kỷ XX1T ........................................................................................ 54
1T2.2. Quan hệ Việt – Pháp trong lĩnh vực giáo dục ở Nam Kỳ1T ....................................................................... 59
1T2.2.1 Giáo dục Nho học ở Nam Kỳ1T ......................................................................................................... 59
1T2.2.2 Tác động của giáo dục Nho học đến mọi lĩnh vực xã hội ở Nam Kỳ1T ............................................... 62
1T2.2.3 Các yếu tố Pháp và Việt trong lĩnh vực giáo dục1T ............................................................................ 65
1T2.2.4 Chính sách giáo dục và hệ thống giáo dục của Pháp tại Nam Kỳ1T .................................................... 67
1T2.2.4.1 Từ 1867 – 18971T ...................................................................................................................... 67
1T2.2.4.2 Từ 1897 đến 19181T ................................................................................................................... 73
1T2.2.4.3 Từ 1918 - 19451T ....................................................................................................................... 75
1T2.2.5 Ảnh hưởng văn hóa Pháp đến văn hóa Việt trong lĩnh vực giáo dục1T .............................................. 78
1T2.2.6. Vai trò của chính quyền thực dân trong nền giáo dục ở Nam Kỳ1T ................................................... 81
1TKẾT LUẬN1T ........................................................................................................................................ 89
1T ÀI LIỆU THAM KHẢO1T ................................................................................................................. 90
1TPHỤ LỤC1T........................................................................................................................................... 94
MỞ ĐẦU
1) Mục đích nghiên cứu
Đất nước ta bước vào thế kỷ XXI trong bối cảnh một thế giới văn minh và xu hướng toàn
cầu hóa (globalisation). Các quốc gia có xu hướng hòa nhập vào một cộng đồng, “một nền kinh
tế toàn cầu không biên giới”. Những thành tựu về khoa học kỹ thuật, sự phát triển của kinh tế
thế giới làm tăng cường sự liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, các dân tộc. Những
tiến bộ của trao đổi quốc tế, sự bùng nổ thông tin cùng với những ưu việt của hệ thống truyền
thông sẽ tạo điều kiện cho tính toàn cầu của nền văn hóa nhân loại. Xu thế đó đặt mỗi quốc gia
trước yêu cầu phải kết hợp hài hòa yếu tố toàn cầu của văn hóa thế giới với yếu tố bản sắc của
văn hóa dân tộc. Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa thế giới (UNESCO) đã ra tuyên bố
toàn cầu về đa dạng văn hóa vào tháng 11 năm 2001 và lấy ngày 21 tháng 5 hằng năm là “Ngày
đa dạng văn hóa vì đối thoại và phát triển”. Nghị quyết năm 1998 của UNESCO lấy năm 2001
là năm đối thoại giữa các nền văn minh.
Sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc là một vấn đề thuộc lịch sử của tất cả các
nước trên thế giới. Trong nhiều nội dung của lịch sử Việt Nam, đề tài “Quan hệ văn hóa Việt -
Pháp trong lĩnh vực giáo dục ở Nam Kỳ (1867-1945)” là một vấn đề có ý nghĩa khoa học, thực
tiễn và thời sự trong bối cảnh Việt Nam hội nhập với thế giới.
Việc nghiên cứu đề tài này còn góp phần hệ thống hóa, bổ sung, nâng cao nhận thức về
lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử vùng đất Nam Kỳ thời Cận đại nói riêng, góp phần phục
vụ cho công tác giáo dục và đào tạo.
2) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Như tên đề tài đã chỉ rõ, đối tượng nghiên cứu và phạm vi về nội dung, không gian, thời
gian của đề tài nghiên cứu là: Quan hệ văn hóa Việt - Pháp trong lĩnh vực giáo dục ở Nam Kỳ
từ khi Nam Kỳ trở thành thuộc địa của thực dân Pháp (1867) đến khi Cách mạng tháng Tám
thành công (1945).
3)Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trước đây những công trình của các nhà hoạt động chính trị và các nhà hoạt động nghiên
cứu khoa học – xã hội tiến bộ chỉ tập trung vào đối tượng là những người da trắng đi khai thác
thuộc địa và tội ác dã man của họ, gần đây có một khuynh hướng nghiên cứu mới lấy đối tượng
là những người da màu, những người dân tộc thuộc địa qua ứng xử với nền văn hóa đô hộ đã
tiếp biến văn hóa phương Tây để tạo ra những giá trị mới có nghĩa là không đặt trọng tâm vào
tác động phá hoại và dã man của chế độ thực dân nhưng chắc chắn vấn đề không phải đặt ra
theo kiểu ca ngợi “sứ mệnh truyền bá văn minh” hay “gánh nặng nhiệm vụ của người da trắng
đối với da màu”, các công trình nghiên cứu nhằm phát hiện về mặt văn hóa, những phản ứng đa
dạng và phức tạp của dân tộc bị trị đối với nền văn hóa của kẻ đi chinh phục như David Marr,
Pierre, Brocheux, Daniel Hémery, Trịnh Văn Thảo, Nguyễn Văn Ký,(thời Pháp thuộc) hay
tác phẩm của giáo sư Heinz Schuette “Nguồn gốc dao và rìu”. Bài viết của Lương Thị Thoa
đăng trên tạp chí nghiên cứu lịch sử số 4/1998 cũng đã nêu lên một vài ý kiến về giao lưu văn
hóa Đông – Tây trong tình hình hiện nay hay Sakurai Kiyohiko trong bài viết ở tạp chí “Xưa và
Nay” số 71B, 1/2000 cũng đã nêu vấn đề về giao lưu văn hóa Đông – Tây qua con đường tơ lụa
trên biển,
Tác phẩm “Những sự gặp gỡ của Đông phương và Tây phương trong ngôn ngữ và văn
chương” của Vũ Bội Liêu (một liệt sĩ hy sinh vào đầu kháng chiến chống Pháp) sách in lần đầu
năm 1944 và mới vừa được tái bản và trong tác phẩm Vũ Bội Liêu cũng đã rất thích thú về sự
gặp gỡ văn chương Việt – Pháp, trong mỹ từ Pháp, sự đối ngẫu của người Pháp và văn biền
ngẫu của ta. Tác giả cũng đưa ra nhiều ví dụ so sánh giống nhau như “nhanh như chớp”, “nói
như vẹt”, “ngọt như mật”,Tác phẩm của ông cũng là một minh chứng cho sự gặp gỡ giữa văn
hóa Đông – Tây.
Đã có nhiều bài viết của các học giả liên quan đền nội dung về giáo dục Việt từ khi Pháp
xâm lược đến sau cách mạng tháng Tám như “ Chính sách giáo dục của Pháp ở Việt Nam” của
tác giả Nguyễn Trọng Hoàng, khởi đăng trên tạp chí nghiên cứu lịch sử số 96 năm 1967 và “
Vài nét về giáo dục Việt Nam từ khi Pháp xâm lược đến cuối chiến tranh thế giới lần thứ nhất”
của Ngyễn Anh, đăng trên tạp chí nghiên cứu lịch sử số 98 ( tháng 5 – 1967) đã nêu một cách
khái quát những bước đi của thực dân Pháp trong lĩng vực giáo dục ở Việt Nam từ những ngày
đầu cho đến khi Pháp bỏ hẳn nền giáo dục cũ với chế độ khoa cử của nó và thay thế bằng nền
giáo dục thực dân.
Tác giả Nguyễn Q. Thắng với tác phẩm “Khoa cử và giáo dục ở Việt Nam” đề cập đến hệ
thống giáo dục Việt Nam từ thời phong kiến sang đến thời Pháp thuộc và khi Việt Nam được
độc lập.
“Lịch sử giáo dục Việt Nam trước cách mạng tháng Tám năm 1945” Nguyễn Đăng Tiến
chủ biên là công trình nghiên cứu giá trị, khái quát toàn bộ nền giáo dục Việt Nam từ cách
mạng tháng Tám trở về trước.
“Giáo dục Việt Nam thời Cận đại của Phan Trọng Báu” nghiên cứu hai hệ thống giáo dục
chính: nền giáo dục của Pháp trên đất nước ta và dòng giáo dục yêu nước và cách mạng do
những nhà yêu nước tổ chức.
Tiếp theo những bài trên diễn đàn văn hóa thế giới và một số nghiên cứu riêng biệt về ảnh
hưởng của văn hóa Pháp lên văn hóa Việt, nội dung của luận văn này cũng muốn góp phần tìm
hiểu thêm quá trình quan hệ văn hóa Việt - Pháp trong lĩnh vực giáo dục ở Nam Kỳ (1867-
1945) để thấy sự đa dạng trong văn hóa Việt Nam và thế giới vì trong bối cảnh toàn cầu hóa
hiện nay sự đa dạng hóa về văn hóa là chìa khóa cho sự hòa bình.
4) Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình làm đề tài, tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: trong hoàn cảnh nước ta bị thực dân Pháp đô hộ, trong sự
giao lưu với văn hóa Pháp, văn hóa Việt nói chung và văn hóa Việt ở Nam Kỳ nói riêng trong
lĩnh vực giáo dục là quá trình vừa đối đầu, đề kháng vừa tiếp thu, tiếp biến, vừa mang tính áp
đặt - “Tây hóa”, vừa mang tính chọn lọc - “Việt hóa” Lĩnh vực giáo dục được đặt trong hệ
thống các yếu tố văn hóa được tiếp thu từ phía văn minh phương Tây nói chung và Pháp nói
riêng.
- Phương pháp lịch sử và phương pháp logic: Nghiên cứu vấn đề theo nội dung lịch sử và
trình tự thời gian, nêu những nhận định khái quát về bản chất của các sự kiện lịch sử.
CHƯƠNG 1: NAM KỲ TRƯỚC SỰ XÂM LƯỢC CỦA THỰC DÂN PHÁP
1.1. Những con đường tiếp xúc văn hóa với Pháp và phương Tây
1.1.1. Con đường truyền giáo
1.1.1.1. Các cuộc phát kiến địa lí – tiền đề cho công cuộc truyền giáo
Ở Tây Âu từ thế kỷ XV, trong lòng nền phong kiến suy yếu đã manh nha kinh tế tư bản
chủ nghĩa. Nền kinh tế manh nha ấy đang đòi hỏi phải có sự tích lũy tư bản nguyên thủy. Sự
tước đoạt tư liệu sản xuất tại chỗ cũng như lợi nhuận thương mại trong vùng chỉ đáp ứng một
cách chậm trể nhu cầu trên. Thương nhân phương Tây muốn vươn đến những vùng đất mới hơn
giàu tài nguyên, hàng hóa quí hiếm để đưa đến lợi nhuận cao và nhanh nhằm xúc tiến sự định
hình của tư bản chủ nghĩa và nâng cao địa vị chính trị của giai cấp tư sản.
Đúng thời điểm này các nước sớm phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu, đặc biệt là
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có công nghệ đóng tàu và kỹ thuật hàng hải đã có những tiến bộ
lớn. Những tiến bộ trong kỹ thuật hàng hải cho phép các nhà thám hiểm tổ chức những chuyến
đi xa nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế mới.
Đó là các cuộc thám hiểm của Bồ Đào Nha như thám hiểm của Vax – co đơ Ga - ma năm
1497, của Tây Ban Nha như cuộc thám hiểm của C. Cô – lôm - bô vào các năm
1492,1493,1498,1502Những cuộc thám hiểm trên đã khẳng định sự tồn tại của tân lục địa “
America” và phát hiện nhiều con đường khác nhau để đi tới tân lục địa đó, cũng như các con
đường ngắn nhất để đi đến vùng Viễn Đông xa xôi.
Cuộc phát kiến đó đã thúc đẩy các nhà chinh phục, các thương nhân đi tìm thị trường mới
béo bở và trong các cuộc thám hiểm và chạy đua xâm lược thuộc địa đó còn có mặt thường
xuyên và đông đảo của các giáo sĩ của nhiều dòng tu lớn của các nước phương Tây được phái đi
theo để thực hiện sứ mạng truyền bá đạo Thiên Chúa khiến cho Đạo thiên Chúa cùng với sự
hình thành hệ thống thuộc địa của Phương Tây đã có mặt ở những mức độ khác nhau ở hầu
khắp hệ thống thuộc địa nói trên.
Như vậy những phát kiến địa lí đã tạo điều kiện cho việc truyền bá đạo Thiên Chúa ra bên
ngoài.
Về động cơ của việc mở rộng việc truyền bá đạo Thiên Chúa ra bên ngoài thì phần lớn các
nhà Thiên chúa cho rằng chỉ có một động cơ tôn giáo và coi đó như một sự tiếp nối tự nhiên của
sứ mạng truyền giáo của đạo Thiên Chúa từ khi nó mới ra đời. Còn nếu một lúc nào đó, ở nơi
nào đó chịu sự tác động của động cơ ngoài tôn giáo thì đó cũng là những trường hợp bất thường
và nhất thời mà thôi.
Không ai phủ nhận động cơ nói trên , mỗi tôn giáo sau khi định hình phải truyền bá tôn
giáo khi có cơ hội và điều kiện. Đó cũng là lý do khiến tôn giáo tồn tại và phát triển. Sự mở
rộng truyền bá đạo Thiên Chúa ra phạm vi toàn thế giới từ những phát kiến địa lý cũng nằm
trong thông lệ đó.
Cuộc truyền giáo từ phát kiến địa lý ( thế kỷ XV đến thế kỷ XIX) nằm trong bối cảnh tư
bản đã thắng thế ở Tây Âu, giai cấp tư sản ngày càng lớn mạnh, đóng vai trò quyết định trên
chính trường. Quyền lực chính trị và kinh tế của Giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã bị hạn chế
nhưng giai cấp tư sản không thể thủ tiêu giáo hội nhưng không thể vì chính quyền của tư sản
vẫn cần có sự quy phục của nhân dân ở chính quốc cũng như các thuộc địa và Thiên Chúa giáo
là công cụ tích cực để duy trì sự quy phục đó.Vì lý do đó mà chính quyền mới đã thỏa hiệp với
Giáo hội. Không những vẫn để cho giáo hội tự do hành đạo ở chính quốc mà còn tài trợ cho các
tổ chức truyền giáo ra bên ngoài.
Theo ý kiến của nhiều giáo sĩ thừa sai thì tôn giáo cùng ngôn ngữ ( sự thay thế ngôn ngữ
bản địa bằng ngôn ngữ chính quốc) là phương thức hữu hiệu nhất để đồng hóa và biến những
vùng đất này trở thành những vùng đất vĩnh viễn của chính quốc. Đó cũng là lý do vì sao các
cuộc thám hiểm, xâm lược thuộc địa cũng như cuộc thực dân ở vùng đất bên ngoài bao giờ
cũng gắn liền mật thiết với việc truyền bá đạo Thiên Chúa.
Thêm nữa từ phát kiến địa lý, giáo hội Thiên Chúa mà cơ quan đầu não là tòa thánh La Mã
thấy được tiềm năng của việc mở rộng nước Chúa. Nếu những vùng đất này được Thiên Chúa
giáo hóa, các vua chúa ở đây được cải giáo và phục tùng tòa thánh La Mã thì đó sẽ là hậu thuẫn
vô cùng to lớn cho địa vị của giáo hội Thiên Chúa, có tác dụng như một đối trọng trước sức ép
ngày càng lớn của giai cấp tư sản phương Tây.
Song cuộc truyền giáo ra nước ngoài lại chỉ có thể được thực hiện với sự hỗ trợ vật chất
của các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha ở thế kỷ XV, XVI
đầu thế kỷ XVII và sau đó là Pháp ở giữa thế kỷ XVII.
Các quốc gia này đã chủ động đứng ra tổ chức và tài trợ cho các đoàn truyền giáo, chuyên
chở các giáo sĩ thừa sai đến những vùng đất xa xôi để truyền đạo, nuôi dưỡng, bảo vệ họ, cung
cấp cho họ tiền bạc, những tặng phẩm quý để lấy lòng các vua bản địa.
Để đáp lại, các giáo sĩ thừa sai, dù muốn hay không vẫn phải làm một số việc cho quốc gia
đã cử họ đi và tài trợ cho họ như làm môi giới buôn bán cho thương nhân nước đó với bản địa,
cung cấp thông tin cho nhà chức trách về miền đất truyền đạo qua thư từ, báo cáo hoặc các tập
du ký, hồi ký, tạo ra trong giáo dân lòng biết ơn và cảm tình đối với quốc gia đã cử họ tới và
trong nhiều trường hợp trong đó có Việt Nam tạo cớ cho cuộc xâm lược vũ trang.
Như vậy cuộc truyền đạo Thiên Chúa ngoài động cơ thiêng liêng là truyền giảng Phúc Âm
còn có những động cơ xuất phát từ lợi ích của tòa thánh La Mã muốn củng cố thế lực của mình
và lợi ích của các quốc gia đã tổ chức cho cuộc truyền giáo này.
Việc mở rộng truyền giáo ra phạm vi thế giới từ phát kiến địa lí đã ảnh hưởng sâu sắc của
tư tưởng thực dân chủ nghĩa tư bản vừa mới hình thành ở phương Tây, đó là tư tưởng của giai
cấp tư sản tự cho mình có nhiệm vụ khai hóa văn minh. Mặc dù Giáo hội Thiên Chúa giáo La
Mã đã nhắc nhở các giáo sĩ thừa sai tôn trọng các nền văn hóa bản địa và phong tục địa phương,
thực hiện phương thức truyền đạo mềm dẻo, kiên trì , không dính đến chính trị nhằm tránh sự
chống trả của dân bản địa và chính quyền nhưng lời nhắc nhở không có hiệu quả vì cuộc truyền
giáo đã không tránh khỏi sự chi phối của yếu tố lịch sử và thời đại.
Thiên chúa giáo ngay khi trở thành quốc giáo trong Đế quốc La Mã đã mang nặng tính tự
cao được thể hiện ở thái độ miệt thị đối với các niềm tin của tôn giáo khác và coi đó là mê tín.
Ở Châu Mỹ và châu Phi dân bản xứ khi được cải giáo bắt buộc phải đoạn tuyệt với tất cả hệ
thống tôn giáo tín ngưỡng truyền thống, thậm chí cả nếp sống văn hóa cổ truyền, khiến họ trở
nên xa lạ với cộng đồng đã sinh ra họ. Ở Châu Á thì cuộc “ xâm lược văn hóa” gặp nhiều khó
khăn hơn. Phần lớn các quốc gia ở đây là các quốc gia phong kiến đã định hình từ nhiều thế kỷ
với những thể chế kinh tế, chính trị cùng với đời sống văn hóa tinh thần tương đối ổn định. Để
có thể xâm nhập vào các quốc gia này các giáo sĩ dòng Jésuites của Bồ Đào Nha có lúc chủ
trương mềm dẻo, chấp nhận một số lễ tục như cho phép một số người cải giáo quỳ lại trước bàn
thờ tổ tiênnhưng chủ trương này bị giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã phản đối. Phương thức
truyền giáo phổ biến là là các giáo sĩ thừa sai dùng nguồn vật chất để quyến rũ người bản xứ
chủ yếu là dân nghèo theo đạo gây cho họ niềm hi vọng sẽ đổi đời khi theo tôn giáo một quốc
gia giàu mạnh phương Tây. Cùng lúc dùng lễ vật lấy lòng vua