Nguồn lực con người là quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong sự
tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Giáo dục đào tạo đóng vai trò
quyết định trong việc xây dựng nguồn lực con người. Trong những năm qua,
được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự nghiệp dạy nghề đã được phục hồi,
ổn định và có bước phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực
có kỹ thuật cho thị trường lao động. Tính đến tháng 7 năm 2015, ở Việt Nam có
171 trường cao đẳng nghề, 301 trường trung cấp nghề, 991 trung tâm dạy nghề
và hơn 700 cơ sở khác tham gia dạy nghề đang thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề
với quy mô tương đối lớn và cơ cấu ngành nghề phong phú. Tuy nhiên, chuẩn
đầu ra ở các trường chưa cao, không thống nhất, chưa thích ứng với thị trường
lao động, nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của các khu công
nghiệp - khu chế xuất cả về số lượng và chất lượng, lạc hậu so với các nước
trong khu vực, chưa có chính sách thu hút trọng dụng người tài, tạo môi trường
cạnh tranh, công bằng lành mạnh
248 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1868 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý đào tạo của trường cao đẳng nghề theo tiếp cận đảm bảo chất lượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
NGUYỄN VĂN HÙNG
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỦA TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
NGUYỄN VĂN HÙNG
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỦA TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG
Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số: 62 14 01 14
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Đặng Thành Hƣng
TS. Mai Công Khanh
HÀ NỘI - 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận án “Quản lý đào tạo của trường cao đẳng
nghề theo tiếp cận đảm bảo chất lượng” là công trình tổng hợp và nghiên cứu
của riêng tôi, được thực hiện nghiêm túc dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đặng
Thành Hưng và TS. Mai Công Khanh. Các tài liệu, số liệu và kết quả nghiên cứu
nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Nếu có điều gì sai sót
tôi xin tự chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận án
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện, Giám đốc Trung tâm Đào tạo
và Bồi dưỡng, các quý thầy, cô Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã giảng
dạy, hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học
tập, nghiên cứu và thực hiện Luận án.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến Thầy hướng dẫn, PGS.TS. Đặng
Thành Hưng và TS. Mai Công Khanh, những người Thầy đã luôn theo sát, tận
tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, quý thầy cô 6 trường cao đẳng nghề
đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong công tác điều tra, khảo sát và thực hiện Luận án.
Xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ viên chức Trường Cao đẳng nghề
Công nghiệp Thanh Hoá và gia đình đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành
nhiệm vụ học tập và nghiên cứu của mình.
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 3
3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu .. 3
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................ 3
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu .. 3
6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu .. 4
7. Luận điểm bảo vệ .................................................................................... 5
8. Đóng góp mới của luận án .. 6
9. Nơi thực hiện đề tài nghiên cứu . 6
10. Cấu trúc luận án ................................................................................... 6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỦA
TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO
CHẤT LƢỢNG ......................
7
1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI.........................................................................................
7
1.1.1. Những nghiên cứu về quản lý đào tạo nghề ở trƣờng cao đẳng ... 7
1.1.1.1. Ngoài nước ... 7
1.1.1.2. Trong nước ...... 9
1.1.2. Những nghiên cứu về đảm bảo chất lƣợng đào tạo nghề .. 9
1.1.2.1. Ngoài nước .. 9
1.1.2.2. Trong nước ... 15
1.1.3. Đánh giá chung và hƣớng tiếp tục nghiên cứu ... 19
1.1.4. Những vấn đề cần đƣợc tập trung nghiên cứu tiếp theo ... 19
1.2. ĐẶC TRƢNG VỀ ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÝ CỦA TRƢỜNG
CAO ĐẲNG NGHỀ ............................................................................
21
1.2.1. Vị trí và tầm quan trọng của trƣờng cao đẳng nghề . 21
1.2.2. Mục tiêu và nội dung đào tạo ........................................................... 21
1.2.3. Chƣơng trình đào tạo .. 22
1.2.4. Các điều kiện đảm bảo ..................................................................... 22
1.2.4.1. Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên ................................................. 22
1.2.4.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị ............................................................ 23
1.2.5. Mối quan hệ với doanh nghiệp sử dụng lao động .. 24
1.3. ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG CỦA TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ 24
iv
1.3.1. Chất lƣợng và chất lƣợng trong giáo dục và đào tạo . 24
1.3.2. Quản lý chất lƣợng trong giáo dục và đào tạo ....... 27
1.3.3. Bản chất và quy trình đảm bảo chất lƣợng đào tạo của trƣờng
cao đẳng nghề ........................................................................
35
1.3.3.1. Bản chất đảm bảo chất lượng đào tạo của trường cao đẳng nghề 35
1.3.3.2. Quy trình đảm bảo chất lượng đào tạo của trường cao đẳng nghề .. 38
1.3.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý đào tạo của trƣờng cao
đẳng nghề ...............................................................................
40
1.3.4.1. Thông tin về nhu cầu chất lượng nguồn nhân lực của xã hội .. 40
1.3.4.2. Năng lực của nhà lãnh đạo, quản lý nhà trường .. 41
1.3.4.3. Các chính sách về đào tạo nghề ... 41
1.4. KHUNG VÀ TIÊU CHÍ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỦA TRƢỜNG
CAO ĐẲNG NGHỀ THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT
LƢỢNG
42
1.4.1. Sứ mạng, giá trị, tầm nhìn, chiến lƣợc và mục tiêu chung, cụ thể
phát triển trƣờng cao đẳng nghề .
42
1.4.2. Đầu vào .. 47
1.4.2.1. Tổ chức phát triển chương trình đào tạo .. 47
1.4.2.2. Đảm bảo chất lượng tuyển sinh ....................................................... 48
1.4.2.3. Đảm bảo chất lượng người dạy và nhân viên hỗ trợ ........................ 49
1.4.2.4. Đảm bảo chất lượng cơ sở vật chất và phương tiện dạy học ........... 52
1.4.3. Hoạt động đào tạo ............................................................................. 53
1.4.3.1. Chiến lược giảng dạy/đào tạo và học tập ......................................... 53
1.4.3.2. Đảm bảo chất lượng quá trình giảng dạy/đào tạo và học tập ........... 54
1.4.3.3. Đánh giá tiến trình học tập của người học ....................................... 55
1.4.3.4. Đảm bảo chất lượng các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ người học .......... 57
1.4.4. Đầu ra và kết quả đầu ra .................................................................. 58
1.4.5. Hệ thống và công cụ kiểm soát chất lƣợng, đánh giá và phản hồi
thông tin .............................................................................................
58
1.4.5.1. Hệ thống và công cụ kiểm soát chất lượng quá trình đào tạo .......... 58
1.4.5.2. Phản hồi thông tin từ các bên liên quan ........................................... 60
1.5. Kinh nghiệm quốc tế trong quản lý đảm bảo chất lƣợng đào tạo
nghề và bài học đối với nƣớc ta..................................................................
60
1.5.1. Kinh nghiệm đảm bảo chất lƣợng trong giáo dục và đào tạo
nghề ở các nƣớc EU (EQAVET )
60
1.5.2. Kinh nghiệm của Thái Lan .. 61
v
1.5.3. Kinh nghiệm Hàn Quốc 62
1.5.4. Kinh nghiệm của Đức ... 62
1.5.5. Kinh nghiệm của Vƣơng quốc Anh 63
1.5.6. Kinh nghiệm của Mỹ 64
Kết luận Chƣơng 1 ...................................................................................... 66
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỦA TRƢỜNG
CAO ĐẲNG NGHỀ THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT
LƢỢNG
68
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ THAM
GIA KHẢO SÁT .................................................................................
68
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển . 68
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ ........................................................................ 70
2.2. MÔ TẢ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ............ 71
2.2.1. Mục tiêu . 71
2.2.2. Nội dung, công cụ và phƣơng pháp ................................................. 71
2.2.3. Đối tƣợng và qui mô khảo sát .......................................................... 72
2.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC, NGÀNH NGHỀ VÀ CHẤT LƢỢNG ĐÀO
TẠO TẠI CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ THAM GIA
KHẢO SÁT ..........................................................................................
73
2.3.1. Cơ cấu tổ chức ... 73
2.3.2. Đội ngũ cán bộ viên chức . 74
2.3.3. Ngành nghề và quy mô đào tạo của các trƣờng ............................. 75
2.3.4. Cơ sở vật chất .................................................................................... 79
2.4. THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO TẠI
CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ THAM GIA KHẢO SÁT ....
80
2.4.1. Bối cảnh trong và ngoài .................................................................... 80
2.4.2. Đầu vào .. 83
2.4.3. Hoạt động đào tạo ............................................................................. 92
2.4.4. Kết quả đầu ra và mức độ hài lòng của các bên liên quan ............ 97
2.4.5. Hệ thống và công cụ kiểm soát chất lƣợng, đánh giá và phản hồi
thông tin ...............................................................................................
100
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO CHẤT
LƢỢNG ĐÀO TẠO TẠI CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
THAM GIA KHẢO SÁT ....................................................................
103
2.5.1. Mặt mạnh và nguyên nhân ............................................................... 103
2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân .................................................................. 106
Kết luận Chƣơng 2 ...................................................................................... 107
vi
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỦA TRƢỜNG CAO
ĐẲNG NGHỀ THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG .
109
3.1. ĐỊNH HƢỚNG VÀ NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP . 109
3.1.1. Định hƣớng đề xuất các giải pháp ... 109
3.1.1.1. Định hướng theo Nghị quyết 29-NQ/TW 109
3.1.1.2. Định hướng theo Luật Giáo dục nghề nghiệp .. 109
3.1.1.3. Định hướng theo môi trường văn hóa nghề . 110
3.1.2. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp 111
3.1.2.1. Đảm bảo tính khoa học .... 111
3.1.2.2. Đảm bảo tính hệ thống . 111
3.1.2.3. Đảm bảo tính kế thừa ... 111
3.1.2.4. Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi ... 112
3.2. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỦA TRƢỜNG CAO
ĐẲNG NGHỀ THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG ..
112
3.2.1. Đề xuất bộ tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ báo và thang đo/đánh giá về
đảm bảo chất lƣợng đào tạo của trƣờng cao đẳng nghề theo quy
trình “Bối cảnh - Đầu vào – Hoạt động đào tạo – Đầu ra” ..
112
3.2.1.1. Bộ tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo về đảm bảo chất lượng đào tạo
của trường cao đẳng nghề ..
112
3.2.1.2. Thang đo/đánh giá đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo của
trường cao đẳng nghề .........................................................................
120
3.2.2. Thiết lập hệ thống đảm bảo chất lƣợng chƣơng trình đào tạo
bên trong của trƣờng cao đẳng nghề ..............................................
122
3.2.3. Quy trình tự đánh giá quản lý đào tạo của trƣờng cao đẳng
nghề theo tiếp cận đảm bảo chất lƣợng .
129
3.2.4. Thiết lập cơ chế quản lý cân bằng giữa tập trung và phân cấp
trong quản lý đào tạo theo tiếp cận đảm bảo chất lƣợng đào tạo
của trƣờng cao đẳng nghề ................................................................
141
3.2.5. Nâng cao năng lực quản lý đào tạo của trƣờng cao đẳng nghề
theo tiếp cận đảm bảo chất lƣợng ...................................................
148
3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp .......................................................... 155
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp ................ 157
3.5. Thử nghiệm tác động và kiểm chứng giải pháp quản lý đảm bảo
chất lƣợng đào tạo tại các trƣờng cao đẳng nghề .
166
Kết luận Chƣơng 3 ...................................................................................... 171
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 173
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 177
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 189
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. Từ viết tắt Tiếng Việt
Từ viết tắt Tên đầy đủ
CBQL Cán bộ quản lý
CĐN Cao đẳng nghề
CLĐT Chất lượng đào tạo
CĐR Chuẩn đầu ra
CTĐT Chương trình đào tạo
CSVC Cơ sở vật chất
CBQL Cán bộ quản lý
CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
ĐH Đại học
ĐBCL Đảm bảo chất lượng
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
GD&HT Giảng dạy và học tập
GDĐH Giáo dục đại học
HTCL Hệ thống chất lượng
KT-XH Kinh tế - Xã hội
KĐCL Kiểm định chất lượng
LĐTB&XH Lao động Thương binh và Xã hội
QL Quản lý
QLCL Quản lý chất lượng
QLĐT Quản lý đào tạo
NG Nhà giáo
NV Nhân viên
SDLĐ Sử dụng lao động
viii
2. Từ viết tắt Tiếng Anh
Từ viết tắt Tên đầy đủ Tiếng Anh Tên đầy đủ Tiếng Việt
ILO
International Labour
Organization
Tổ chức Lao động Quốc tế
TQM Total Quality Management Quản lý chất lượng tổng thể
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 1.1. Các nguyên tắc QLCL trong giáo dục và đào tạo 29
Hình 1.2. Hệ thống các cấp độ QLCL .. 31
Hình 1.3. Bản chất ĐBCL đào tạo của trường CĐN 36
Hình 1.4. Khung các thành tố quản lý đào tạo của trường CĐN theo tiếp
cận ĐBCL
42
Hình 1.5. Cấu trúc tổ chức thứ bậc truyền thống và ngược chiều của ĐBCL 44
Bảng 2.1. Qui mô khảo sát thực trạng ĐBCL đào tạo/CTĐT của trường
CĐN ..............................................................................................................
73
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức ............................................................................. 73
Bảng 2.2. Trình độ cán bộ viên chức của các trường CĐN .......................... 74
Bảng 2.3. Ngành nghề đào tạo ...................................................................... 75
Bảng 2.4. Quy mô, chất lượng đào tạo .......................................................... 78
Biểu đồ 2.1. Đánh giá của CBQL, NG, NV và Bên SDLĐ về sứ mạng, giá
trị, tầm nhìn, mục tiêu, chiến lược, quy hoạch phát triển trường
CĐN
81
Biểu đồ 2.2. Đánh giá của CBQL, NG, NV đánh giá về cơ cấu tổ chức và
cơ chế quản lý của trường CĐN .
82
Biểu đồ 2.3. Đánh giá của CBQL, NG, NV, Bên SDLĐ và Người học về
tổ chức phát triển CĐR
83
Biểu đồ 2.4. Đánh giá của CBQL, NG, NV, Bên SDLĐ và Người học về
tổ chức phát triển CTĐT dựa vào CĐR ......................................
85
Biểu đồ 2.5. Đánh giá của CBQL, NG, NV, Bên SDLĐ và người học về
ĐBCL tuyển sinh .........................................................................
86
Biểu đồ 2.6a. Đánh giá của CBQL, NG, NV và Người học về ĐBCL
CBQL và NG ..............................................................................
87
x
Biểu đồ 2.6b. Đánh giá của CBQL, NG, NV và Người học về ĐBCL đội
ngũ NV ........................................................................................
89
Biểu đồ 2.6c. Đánh giá của CBQL, NG, NV về phát triển nghề nghiệp cho
CBQL, NG và NV ..
90
Biểu đồ 2.7. Đánh giá của CBQL, NG, NV và Người học về ĐBCL
CSVC, phương tiện dạy học/thực hành và tài chính ...................
91
Biểu đồ 2.8. Đánh giá của CBQL, NG, NV, Bên SDLĐ và Người học về
chiến lược đào tạo/giảng dạy và học tập
93
Biểu đồ 2.9. Đánh giá của CBQL, NG, NV, Bên SDLĐ và Người học về
tổ chức đào tạo/giảng dạy và học tập ..........................................
94
Biểu đồ 2.10. Đánh giá của CBQL, NG, NV, Bên SDLĐ và Người học về
đánh giá tiến trình của người học ................................................
95
Biểu đồ 2.11. Đánh giá của CBQL, NG, NV, Bên SDLĐ và Người học về
ĐBCL các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ người học ...........................
97
Biểu đồ 2.12. Đánh giá của CBQL, NG, NV, Bên SDLĐ và Người học về
kết quả đầu ra ..............................................................................
98
Biểu đồ 2.13a. Đánh giá của CBQL, NG, NV, Bên SDLĐ và Người học về
mức độ hài lòng của các bên liên quan .......................................
99
Biểu đồ 2.13b. Đánh giá mức độ hài lòng của Bên SDLĐ với người tốt
nghiệp ..........................................................................................
100
Biểu đồ 2.14. Đánh giá của CBQL, NG, NV về hệ thống và công cụ kiểm
soát chất lượng quá trình đào tạo ................................................
101
Biểu đồ 2.15. Đánh giá của CBQL, NG, NV, Bên SDLĐ và Người học về
phản hồi thông tin từ các bên liên quan .......................................
103
xi
Hình 3.1. Hệ thống ĐBCL CTĐT bên trong của trường CĐN ..................... 124
Hình 3.2. Các bước chuẩn bị dự thảo báo cáo ... 139
Bảng 3.1. Mẫu khung thông tin về hiện trạng tập trung và phân cấp trong
ĐBCL đào tạo/CTĐT của trường CĐN ..
144
Hình 3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp .................................................... 156
Bảng 3.2 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các giải pháp .............. 158
Bảng 3.3. Tóm tắt kết quả đánh giá của lãnh đạo, CBQL, NV, GV và Bên
SDLĐ về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp theo giá trị trung
bình ................................................................................................................
164
Bảng 3.4. Tổng hợp điểm các tiêu chuẩn, tiêu chí sau thử nghiệm 168
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Về mặt thực tiễn
Nguồn lực con người là quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong sự
tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Giáo dục đào tạo đóng vai trò
quyết định trong việc xây dựng nguồn lực con người. Trong những năm qua,
được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự nghiệp dạy nghề đã được phục hồi,
ổn định và có bước phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực
có kỹ thuật cho thị trường lao động. Tính đến tháng 7 năm 2015, ở Việt Nam có
171 trường cao đẳng nghề, 301 trường trung cấp nghề, 991 trung tâm dạy nghề
và hơn 700 cơ sở khác tham gia dạy nghề đang thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề
với quy mô tương đối lớn và cơ cấu ngành nghề phong phú. Tuy nhiên, chuẩn
đầu ra ở các trường chưa cao, không thống nhất, chưa thích ứng với thị trường
lao động, nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của các khu công
nghiệp - khu chế xuất cả về số lượng và chất lượng, lạc hậu so với các nước
trong khu vực, chưa có chính sách thu hút trọng dụng người tài, tạo môi trường
cạnh tranh, công bằng lành mạnh.
Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đang đòi hỏi bức xúc nhu cầu về nguồn
nhân lực – một lực lượng đông đảo có đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, có
phẩm chất đạo đức, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế trong xu thế
cạnh tranh và hội nhập. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề như là một tất yếu
khách quan, một yêu cầu hết sức cấp thiết, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng nguồn nhân lực mà còn ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu CNH,
HĐH đất nước. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, sự nghiệp dạy nghề đang
đứng trước những cơ hội và thách thức lớn, đó là:
- Chuyển hệ thống dạy nghề theo hướng cung sang hệ thống dạy nghề theo
hướng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và xã hội;
- Chuyển hệ thống dạy nghề tập trung vào khu vực chính quy, công lập
sang hệ thống dạy nghề phát triển cả dạy nghề chính quy và dạy nghề thường
xuyên;
2
- Chuyển hệ thống dạy nghề được quản lý tập trung, đầu tư chủ yếu từ ngân
sách Nhà nước sang hệ thống dạy nghề được quản lý phi tập trung, phân cấp
mạnh cho cơ sở; huy động mọi nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển dạy nghề;
- Chuyển hệ thống dạy nghề ít linh hoạt và khuôn cứng trong nhà trường
sang hệ thống dạy nghề linh hoạt với nhiều lối vào, lối ra tạo cơ hội thuận lợi
cho người học;
- Chuyển hệ thống dạy nghề đánh giá qua bằng cấp sau khi thi cử và không
công nhận kết quả học tập trước đó sang hệ thống dạy nghề đánh giá căn cứ vào
năng lực thực hiện và công nhận kết quả học tập ở bất kỳ đâu, bằng cách nào;
- Chuyển hệ thống dạy nghề mà các cơ sở dạy nghề được chỉ đạo và hỗ trợ
từ cấp trên sang hệ thống dạy nghề mà các cơ sở dạy nghề