Luận văn Quản lý giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh

Tính kỷ luật là một phẩm chất quan trọng của nhân cách, là nét đẹp văn hóa của người lao động trongxã hội hiện đại, nó góp phầntạo nêntrật tự, kỷ cương trongcộng đồng xã hội. Đúng nhưNhà triết học Erich Fromm đã nói: "Không có tính kỷ luật, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên chao đảo và thiếu tập trung. Nếu hành động của chúng ta tùy theo tâm trạng và sở thích thì tất cả những điều đó không có gì hơn là một trò tiêu khiển". Ông còn nói thêm rằng “Chúng ta sẽ chẳng bao giờ trở nên xuất sắc nếu ta không thực hiện những điều chúng ta đặt ra, những mục tiêu mà chúng ta hướng tới với tinh thần kỷ luật tự giác cao”. Giáo dục tính kỷ luật (TKL) cho sinh viên (SV) trong các trường đại học cần được nhận thức như là một nội dung quan trọng, đồng thời là một biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nhằm đáp ứng các yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong xã hội hiện nay, do tác động của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, giới thanh niên, SV bên cạnh những mặt tích cực như tính năng động, sáng tạo, ý thứclập nghiệp , mặt trái của nó lại làm nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực, trật tự, kỷ cương nhiều nơi, nhiều lúc bị vi phạm. Nghị quyết 25-NQ/TW của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa” đã nhận định có “một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm tới tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hóa dân tộc”. Điều này nói lên tính cấp thiết của việc giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa, trật tự, kỷ cương cho thanh niên, SV trong giai đoạn hiện nay

docx244 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––– TRẦN HOÀNG TINH QUẢN LÝ GIÁO DỤC TÍNH KỶ LUẬT CHO SINH VIÊN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––– TRẦN HOÀNG TINH QUẢN LÝ GIÁO DỤC TÍNH KỶ LUẬT CHO SINH VIÊN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH Ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 9140114 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Viết Vượng THÁI NGUYÊN - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Thái Nguyên, ngày.. tháng 5 năm 2019 Tác giả Trần Hoàng Tinh LỜI CẢM ƠN Tác giả luận án xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô giáo Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, đặc biệt tới PGS.TS Phạm Viết Vượngngười đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, động viên khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận án này. Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ, giảng viên Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Đại học Thái Nguyên, cùngcác trung tâm bạn đã cung cấp các tư liệu, để tác giả hoàn thành luận án. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Thái Nguyên, ngày 30 tháng 5 năm 2019 Tác giả Trần Hoàng Tinh MỤC LỤC PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỐ TT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 CBQL Cán bộ quản lý 2 CBQL SV Cán bộ quản lý sinh viên 3 ĐT, QLNH Đào tạo, quản lý người học 4 CTTT Chính trị tư tưởng 5 GDQPAN Giáo dục quốc phòng và an ninh 6 GV Giảng viên 7 HĐNK Hoạt động ngoại khóa 8 KL Kỷ luật 9 LLGD Lực lượng giáo dục 10 QP-AN Quốc phòng – An ninh 11 SV Sinh viên 12 TKL Tính kỷ luật 13 ND Nội dung DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Chế độ học tập, sinh hoạt và rèn luyện kỷ luật trong ngàycủa sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh 32 Bảng 2.1. Đối tượng và số lượng khảo sát 43 Bảng 2.2. Nhận thức của các lực lượng giáo dục và sinh viên về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc chấp hành kỷ luật 47 Bảng 2.3. Hiệu quả giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên của các trung tâm hiện nay 64 Bảng 2.4. Đánh giá mức độ cần thiết của hoạt động quản lý giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên 65 Bảng 2.5. Đánh giá công tác chỉ đạo lập kế hoạch giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên tại các trung tâm hiện nay 66 Bảng 2.6. Hiệu quả công tác quản lý giáo dục tính kỷ luậtcho sinh viên hiện nay 74 Bảng 2.7. Tổng hợp kết quả học tập môn học giáo dục quốc phòng và an ninh của 05 trung tâm 75 Bảng 2.8. Tổng hợp kết quả rèn luyện của sinh viên khi học tại 05 trung tâm 76 Bảng 4.1. So sánh mức độ tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 124 Bảng 4.2. Bảng so sánh trung bình chung kết quả đánh giá lớp thử nghiệm 1 và đối chứng 1 về TKL của SV tại trung tâm 129 Bảng 4.3. Tổng hợp kết quả học tập môn học GDQPAN của SV hai lớp thử nghiệm và đối chứng, sau lần thử nghiệm 1 134 Bảng 4.4. Tổng hợp kết quả rèn luyện KL của SV hai lớp thử nghiệm và đối chứng sau lần thử nghiệm 1 135 Bảng 4.5. So sánh trung bình chung kết quả đánh giá lớp thử nghiệm 2 vàđối chứng 2 về TKL của SV tại Trung tâm GDQPAN 136 Bảng 4.6. Tổng hợp kết quả học tập môn học GDQPAN của SV hai lớp thử nghiệm và đối chứng sau lần thử nghiệm 2 139 Bảng 4.7. Tổng hợp kết quả rèn luyện KL của SV hai lớp thử nghiệm và đối chứng sau lần thử nghiệm 2 139 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ Biểu đồ: Biểu đồ 2.1: So sánh điểm trung bình đánh giá mức độ hiểu biết của sinh viên về các yêu cầu của kỷ luật 49 Biểu đồ 2.2: So sánh điểm trung bình đánh giá hành vi kỷ luật của sinh viên trong các hoạt động học tập, rèn luyện 51 Biểu đồ 2.3: So sánh điểm trung bình mức độ cần thiết của các nội dung giáo dục tính kỷ luật 54 Biểu đồ 2.4: So sánh điểm trung bình kết quả đạt được ở các nội dung giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên 57 Biểu đồ 2.5: So sánh điểm trung bình tần suất thực hiện các phương pháp và hình thức giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên 63 Biểu đồ 2.6: So sánh điểm trung bình công tác chỉ triển khai thực hiện giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên 68 Biểu đồ 2.7: So sánh điểm trung bình mức độ phù hợp của các nội dung quản lý giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên 69 Biểu đồ 2.8: So sánh điểm trung bình mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến hoạt động quản lý giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên 71 Biểu đồ 2.9: So sánh điểm trung bình mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến hoạt động quản lý giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên 72 Biểu đồ 2.10: Trung bình kết quả học tập 3 năm học của sinh viên 5 trung tâm 76 Biểu đồ 2.11: Trung bình kết quả rèn luyện 3 năm học của sinh viên 5 trung tâm 76 Biểu đồ 4.1: So sánh kết quả đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thicủa các biện pháp 123 Sơ đồ: Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninhtrên toàn quốc 40 Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức của các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninhthuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo 41 Sơ đồ 3.1: Tổ chức hệ thống Bảo tàng Quân đội Nhân dân Việt Nam 106 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Tính kỷ luật là một phẩm chất quan trọng của nhân cách, là nét đẹp văn hóa của người lao động trongxã hội hiện đại, nó góp phầntạo nêntrật tự, kỷ cương trongcộng đồng xã hội. Đúng nhưNhà triết học Erich Fromm đã nói:  "Không có tính kỷ luật, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên chao đảo và thiếu tập trung. Nếu hành động của chúng ta tùy theo tâm trạng và sở thích thì tất cả những điều đó không có gì hơn là một trò tiêu khiển". Ông còn nói thêm rằng “Chúng ta sẽ chẳng bao giờ trở nên xuất sắc nếu ta không thực hiện những điều chúng ta đặt ra, những mục tiêu mà chúng ta hướng tới với tinh thần kỷ luật tự giác cao”.  Giáo dục tính kỷ luật (TKL) cho sinh viên (SV) trong các trường đại học cần được nhận thức như là một nội dung quan trọng, đồng thời là một biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nhằm đáp ứng các yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong xã hội hiện nay, do tác động của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, giới thanh niên, SV bên cạnh những mặt tích cực như tính năng động, sáng tạo, ý thứclập nghiệp, mặt trái của nó lại làm nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực, trật tự, kỷ cương nhiều nơi, nhiều lúc bị vi phạm. Nghị quyết 25-NQ/TW của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa” đã nhận định có “một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm tới tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hóa dân tộc”. Điều này nói lên tính cấp thiết của việc giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa, trật tự, kỷ cương cho thanh niên, SV trong giai đoạn hiện nay. Trong những năm gần đâyở nước ta đã thành lập các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQPAN) trên phạm vi cả nước, để GDQPAN cho SVcác trường đại học và cao đẳng. Mục đích của GDQPAN là giúp SV có những hiểu biết về quốc phòng và an ninh (QP-AN), có kiến thức cơ bản về đường lối QP-AN, công tác quản lý nhà nước về QP-AN, có những kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết, đồng thời giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân, nâng cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Hàng năm, SV của các trường đại học được đưa vào các trung tâm GDQPAN học tập, rèn luyện trong khoảng thời gian từ 4 đến 5 tuần, các em được ăn, ở, tập luyện, được sinh hoạt trong một môi trường có nội quy sinh hoạt chặt chẽ như trong các nhà trường quân đội, tuy nhiên, còn nhiều SV do chưa có thói quen và kỹ năng sống nề nếp, trật tựnên gặp những khó khăn trong sinh hoạt, thậm chí còn vi phạm nội quy, kỷ luật (KL) của trung tâm. Do đó, cần phải giáo dục TKL cho SV trong các trung tâm trước hết để nâng cao chất lượng các đợt tập huấn, sau đó là để hình thành ý thức và hành vi sống và lao động có KL sau này. Giáo dục TKL cho SV là một biện pháp đảm bảo cho sự thành công của cáckhóa học, cho chất lượng đào tạo của các trường đại học, nhưng sâu xa hơn là đểhình thành một phẩm chất quan trọng của người lao động chuyên nghiệp trong xã hội công nghiệp mà chúng ta đang hướng tới. Về mặt lý luận, cho đến nay ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về giáo dục TKL cho học sinhở các trường phổ thông, SV ở các trường đại học và học viên ở các nhà trường quân đội. Đặc biệt từ khi Luật GDQPAN được ban hành, đã có một số công trình nghiên cứu về GDQPAN cho SV, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về quản lý giáo dục TKL cho SV trong các trung tâm GDQPAN. Trong những năm qua, công tác giáo dục, rèn luyện TKL cho SV tại các trung tâm đã được các cấp lãnh đạo quan tâm và đã thực hiện thành công các mục tiêu, yêu cầu của cáckhóa học. Tuy nhiên, công tác quản lý giáo dục, rèn luyện TKL cho SV tại các trung tâm vẫn còn có những hạn chế, bất cập do nhiều nguyên nhân chủ quan,khách quan khác nhau, vì vậy việc quản lý giáo dục TKL cho SV cần được nghiên cứu một cách có hệ thống, để tìm ra những biện pháp quản lý cho phù hợp. Xuất phát từ những lý do trên, là cán bộ đang công tác tại một trung tâm GDQPAN chúng tôi chọn đề tài: "Quản lý giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh" làm luận án tiến sĩ của mình. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạnggiáo dục TKL cho SV tại cáctrung tâm GDQPAN, luận án đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục nhằm hình thành TKL cho SV, góp phần nâng cao chất lượng các khóa học tại trung tâm và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ở các trường cao đẳng, đại học. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động giáo dục TKL cho SV tại cáctrung tâm GDQPAN. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động giáo dục TKL cho SV tại trung tâm GDQPAN. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Quản lý giáo dục TKL cho SV tại hệ thống cáctrung tâm GDQPAN. - Về địa bàn nghiên cứu: Hiện nay trên phạm vi cả nước có hai hệ thống trung tâm GDQPAN: một là của các trường đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, hai là của các trường quân đội do Bộ Quốc phòng quản lý. Luận án khảo sát tại 5 trung tâm do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý. Luận án nghiên cứu khảo sáttại 5 trung tâm: Trung tâm GDQPAN Đại học Huế, Trung tâm GDQPAN Đại học Sư Phạm Hà Nội 2, Trung tâm GDQPAN Đại học Quốc gia Hà Nội,Trung tâm GDQPAN Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,Trung tâm GDQPAN Đại học Thái Nguyên và tiến hành thực nghiệm tại Trung tâm GDQPAN Đại học Thái Nguyên. - Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2014 đến năm 2018 Giả thuyết khoa học Tính kỷ luật là một phẩm chất quan trọng của nhân cách, có cấu trúc tâm lý phức tạp, sự hình thành tính kỷ luật cho SV là một quá trình dưới sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó giáo dục và trải nghiệm là hai yếu tố cốt lõi. Quản lý giáo dục TKL cho SV ở các trung tâm GDQPAN là một vấn đề khoa học và thực tiễn, nếu ta có những biện pháp quản lý phù hợp với tâm lý lứa tuổi SV,phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo và tự giác của SV và phù hợp với môi trường giáo dục quân sự ở các trung tâm GDQPAN thì chất lượng giáo dục sẽ được cải thiện, góp phần thực hiện tốt mục tiêu GDQPAN theo Luật GDQPAN. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý giáo dục TKL cho SV tại cáctrung tâm GDQPAN. - Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý giáo dục TKL cho SV tại các trung tâm GDQPAN. - Đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục TKL cho SV tại các trung tâm GDQPAN. - Tiến hành khảo nghiệm và thử nghiệm, đánh giá hiệu quả áp dụng các biện pháp đề xuất. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu dựatrên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước về giáo dục và quản lý giáo dục. - Đề tài nghiên cứu dựa trên các quan điểm hệ thống - cấu trúc, quan điểm lịch sử - logic, quan điểm hoạt động – nhân cách, quan điểm kiến tạo, quan điểm thực tiễn về giáo dục, quản lý giáo dục. 7.2. Phương pháp nghiên cứu: 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa lý thuyết từ các nguồn tài liệu, các công trình nghiên cứu, các văn bản pháp quy để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp quan sát Mục đích: Tìm hiểu thực trạng việc chấp hành KL và những biện pháp quản lý giáo dục TKL cho SV trong học tập và sinh hoạt tại các trung tâm GDQPAN. Nội dung quan sát: + Thái độ và hành vi chấp hành KL trong học tập và sinh hoạt của SV trong thời gian học tại các trung tâm. + Các phương pháp quản lý giáo dục TKL cho SV trong học tập, rèn luyện của giảng viên (GV) và cán bộ quản lý sinh viên (CBQL SV). Hình thức quan sát: Thông qua dự giờ và theo dõi các hoạt động ngoài giờ lên lớp. 7.2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Mục đích của điều tra: Nhằm tìm hiểu nhận thức của các nhà quản lý, GV và SV về việc giáo dục TKL và quản lý, giáo dục TKL cho SV tại các trung tâm GDQPAN. Nội dung điều tra: + Đối với cán bộ quản lý (CBQL) trung tâm và GV: khảo sát trình độ nhận thức, thái độ và thực trạng công tác quản lý giáo dục TKL cho SV tại các trung tâm. + Đối với CBQL SV: Đánh giá việc chấp hành KL của SV trong thời gian học tập tại trung tâm GDQPAN. + Đối với SV: Nhận thức của SV về các mục đích, yêu cầu và sự cần thiết phải chấp hành KL, thái độ và thực trạng hành vi chấp hành KL, đánh giá công tác quản lý, phương pháp giáo dục TKL tại các trung tâm. 7.2.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Tổng kết, đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhânđể rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục TKL cho SV tại các trung tâm GDQPAN. 7.2.2.4. Phương pháp phỏng vấn Sử dụng phương pháp phỏng vấn để có thêm thông tin của các đối tượng nghiên cứu, nhằm làm sáng tỏ hơn kết quả khảo sát về thực trạng các nội dung có liên quan đến TKL, công tác giáo dục TKL và quản lý giáo dục TKL cho SV tại trung tâm GDQPAN. 7.2.2.5. Phương pháp khảo nghiệm Mục đích khảo nghiệm: Xác định mức độ tin cậy của các biện pháp quản lý giáo dục TKL cho SV tại các trung tâm GDQPAN được đề xuất trong đề tài. Nội dung khảo nghiệm: Xác định mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục TKL cho SV tại trung tâm GDQPAN trong thời gian học tập môn học GDQPAN. Đối tượng khảo nghiệm: SV của các Trường Đại học Sư phạm và Trường Đại học Kỹ thuật, Công nghiệp thuộc Đại học Thái Nguyên khi vào học tập tại Trung tâm GDQPAN Đại học Thái Nguyên. 7.2.2.6.Phương pháp thử nghiệm: Mục đích thử nghiệm: Nhằm xác định hiệu quả và cách thức tổ chức của các biện pháp quản lý giáo dục TKL cho SV tại các trung tâm GDQPAN. Nội dung thử nghiệm: Áp dụng một số biện pháp quản lý giáo dục TKL cho SV tại trung tâm GDQPAN được đề xuất trong đề tài. Đối tượng thử nghiệm: SV của các Trường Đại học Sư phạm và Trường Đại học Kỹ thuật, Công nghiệp thuộc Đại học Thái Nguyên khi vào học tập tại Trung tâm GDQPAN Đại học Thái Nguyên, để đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của biện pháp được đề xuất, từ đó chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoahọc. 7.2.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ Sử dụng công thức thống kê, chương trình Excel để xử lý các số liệu khảo sát thực trạng, kết quả thử nghiệm. 8. Luận điểm bảo vệ - Tính kỷ luật của SV tạicáctrung tâm GDQPAN là sản phẩm của giáo dục và trải nghiệm, được thể hiện qua nhận thức, thái độ, hành vi của SV trong việctuân thủ mọi quy địnhcủa trung tâm,để góp phần hoàn thành mọi nhiệm vụ học tập vàthành công củakhóa học. - Môi trường giáo dục TKL cho SV tại trung tâm GDQPAN có hiệu quả vượt trội hơn so với các môi trường khác trong quá trình đào tạo ở các trường đại học. - Quản lý giáo dục TKL cho SV tại trung tâm GDQPAN là một tổ hợp các biện pháp,phù hợp vớiđặc điểm tâm lý lứa tuổi SV,vớimôi trườngquân sự góp phần tích cực vào việc thực hiện mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ GDQPAN và mục tiêu đào tạo của các trường đại học. 9. Câu hỏi nghiên cứu: - Bản chất của tính kỷ luật là gì ? quá trình hình thành TKL của SV tại các trung tâm GDQPAN diễn ra như thế nào ? - Giáo dục TKL cho SV tại các trung tâm GDQPAN có những đặc điểm gì ? có những yếu tố tác động nào ? - Thực trạng TKL, giáo dục TKL và quản lý giáo dục TKL cho SV ở các trung tâm GDPAN hiện nay ra sao ? - Quản lý giáo dục TKL cho SV ở các trung tâm GDQPAN cần sử dụng các biện pháp nào để đạt được hiệu quả cao nhất ? 10. Kết quả mới của luận án Về mặt lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận vềKL, TKL, giáo dục TKL và quản lý giáo dục TKL cho SV tại trung tâm GDQPAN. Về mặt thực tiễn: -Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng TKL, giáo dục TKL, quản lý giáo dục TKL và những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý giáo dục TKL cho SV tại trung tâm. - Đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục TKL cho SV phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi và môi trường thực tiễn tại trung tâm GDQPAN. 11. Kết cấu của luận án Luận án ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung (ND) chính của luận án được trình bày trong 4 chương. Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh. Chương 2. Thực trạng quản lý giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh. Chương 3. Biện pháp quản lý giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh. Chương 4. Khảo nghiệm và thử nghiệm. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TÍNH KỶ LUẬT CHO SINH VIÊN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNGVÀ AN NINH 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.1.1. Những nghiên cứu về kỷ luật và tính kỷ luật Kỷ luật và tính kỷ luật là những vấn đề quan trọng củađời sống xã hội, vì vậy đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu trêncác bình diện khác nhau. Ở góc độ Triết học, C.Mác và Ph.Ănghen cho rằng: Kỷ luật là một hiện tượng xã hội đặc biệt, là điều kiện đảm bảo cho mọi hoạt động của bất kỳ cộng đồng, tổ chức nào diễn ra thành công.[48, tr.350-351] V.I Lênin cũng khẳng định: “ Sự sản xuất tinh thần cũng biến đổi theo sự sản xuất vật chất, những tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng là những tư tưởng của giai cấp thống trị. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị sử dụng kỷ luật như một thứ vũ khí, một công cụ, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của mình” [39, tr.235]. “Tổ chức lao động xã hội của chế độ phong kiến dựa vào kỷ luật roi vọt, vào tình trạng ngu muội và khiếp nhược đến cùng cực của người lao động. Tổ chức lao động xã hội của chủ nghĩa tư bản dựa vào kỷ luật đói khát. Tổ chức lao động xã hội của chủ nghĩa cộng sản mà bước đầu là chủ nghĩa xã hội thì dựa vào sự tự giác, tự nguyện của những người lao động”.[39, tr.16] Trong lĩnh vực Xã hội học Erich Fromm cho rằng: “Không có kỷ luật, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên chao đảo và thiếu tập trung. Nếu hành động của chúng ta tùy theo tâm trạng và ý thích của mỗi người thì tất cả những điều đó không hơn gì một trò tiêu khiển và chúng ta sẽ chẳng bao giờ trở nên xuất sắc nếu ta không thực hiện những điều chúng ta đặt ra, những mục tiêu mà chúng ta hướng tới với tinh thần kỷ luật tự giác cao. Là một người lãnh đạo, để có thể “lãnh đạo” được người khác, hiển nhiên là chúng ta phải “lãnh đạo bản thân”, điều này chỉ thực hiện được khi chúng ta có TKL tự giác”. [79] Trong lĩnh vực giáo dục A.X. Macarenko cho rằng: “Kỷ luật là tập hợp những quy tắc hành vi, những thói quen đã được hình th
Luận văn liên quan