Luận văn Quản lý nguyên vật liệu tại nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi DABACO của công ty cổ phần DABACO Việt Nam

1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế nước ta đã và đang chuy ển dần từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự đổi mới sâu sắc của cơ chế quản lý tài chính đã có tác động rất lớn đến các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và loại hình kinh doanh. Với nhiều hình thức đa dạng, loại hình hoạt động phong phú, thay đổi linh hoạt, các doanh nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc thiết lập một nền kinh tế thị trường năng động trên đà ổn định và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng luôn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn bởi quy luật cạnh tranh khốc liệt. Để tồn tại và phát triển được thì các doanh nghiệp phải tìm cho mình m ột hướng đi riêng, một phương thức quản lý phù hợp. Lợi nhuận luôn là mục đích cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh nên mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa chi phí và lợi nhuận càng được quan tâm. Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp sản xuất cùng chủng loại sản phẩm, các doanh nghiệp đều ra sức tìm kiếm chiến lược kinh doanh để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, thu hút người tiêu dùng trên thị trường. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần quản lý tốt tất cả các khoản mục chi phí trong quá trình sản xuất mà khởi đầu là chi phí các y ếu tố đầu vào như: nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, nhân công Chi phí NVL là một trong ba yếu tố cơ bản và chiếm tỷ trọng lớn trong quá trình sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Nó ngày càng trở nên quan trọng trong điều kiện hiện nay khi mà chất lượng và giá thành có tính chất quyết định tới sự sống còn của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều không ngừng phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, trong đó tiết kiệm chi phí NVL là điều mà các doanh nghiệp đều quan tâm, đặc biệt là trong điều kiện các nguồn tài nguyên dùng làm nguyên liệu đầu vào đang ngày càng trở nên khan hiếm do sự khai thác bừa bãi như hiện nay. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản lý cần có những biện pháp tăng cường công tác quản lý trong tất cả các khâu từ thu mua, sử dụng, bảo quản, dự trữ lưu kho để việc sử dụng NVL thực sự hiệu quả, góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Trong hơn 10 năm trở lại đây, ngành chăn nuôi nước ta có tốc độ phát triển khá nhanh và được xác định là ngành sản xuất có tiềm năng và lợi thế trong ngành nông nghiệp. Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi thì đòi hỏi ngành sản xuất TACN cũng phải phát triển để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu của ngành chăn nuôi. Đứng trước thực trạng chung nói trên, sự cạnh tranh về thị trường tiêu thụ cũng như tìm kiếm nguồn nguy ên liệu cho sản xuất càng trở lên khó khăn, phức tạp và cũng là vấn đề nan giải đối với công ty cổ phần DABACO Việt Nam. Là một đơn vị hàng năm đóng góp một phần không nhỏ vào thu nhập của Công ty, Nhà máy sản xuất TACN DABACO với nhiệm vụ chính là sản xuất, chế biến các loại thức ăn cho gia súc, gia cầm thì nguồn NVL đầu vào là y ếu tố quan trọng, có tính chất quyết định đến hoạt động của Nhà máy. Hơn thế nữa, NVL dùng trong quá trình sản xuất tại Nhà máy chủ yếu là sản phẩm của ngành nông nghiệp với tính chất thời vụ cao, chịu ảnh hưởng và phụ thuộc nhiều vào y ếu tố tự nhiên. Chính vì vậy, tăng cường công tác quản lý và hạch toán NVL đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nhằm hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành có ý nghĩa quan trọng và là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay đối với Công ty. Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Quản lý NVL tại Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi DABACO của Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng NVL thông qua việc phân tích ưu, nhược điểm, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý, hiệu quả sử dụng NVL sản xuất TACN DABACO của Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý và quản lý NVL trong sản xuất. - Thực trạng công tác quản lý, sử dụng NVL tại Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc DABACO-Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam. - Đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý, sử dụng có hiệu quả NVL tại Công ty. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý, sử dụng NVL tại từng bộ phận, từng khâu trong quá trình sản xuất TACN DABACO của Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1. Phạm vi nội dung Tập trung nghiên cứu tình hình quản lý, sử dụng NVL tại Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc DABACO của Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam. 1.3.2.2. Phạm vi không gian Tại Nhà máy sản xuất TACN DABACO thuộc Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam. 1.3.2.3. Phạm vi thời gian - Đề tài sử dụng số liệu nghiên cứu của 3 năm (2006, 2007 và 2008). - Thời gian thực hiện đề tài: từ 15/01/2008 đến 15/05/2008.

pdf102 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5450 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nguyên vật liệu tại nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi DABACO của công ty cổ phần DABACO Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA KẾ TOÁN & QUẢN TRỊ KINH DOANH    LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI DABACO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DABACO VIỆT NAM NGƯỜI THỰC HIỆN: SV. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUNG Lớp: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP B - K50 NGƯỜI HƯỚNG DẪN TS. BÙI BẰNG ĐOÀN HÀ NỘI - 2009 i LỜI CẢM ƠN Trong suốt 4 năm học tập và rèn luyện ở trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Nhân dịp này cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Kế Toán và Quản Trị Kinh Doanh, các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn, Tiến sỹ Bùi Bằng Đoàn, người đã quan tâm, chỉ bảo hướng dẫn nhiệt tình và dành nhiều thời gian quý báu giúp tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể ban lãnh đạo, các anh chị trong phòng ban, đặc biệt là phòng Kế toán tài chính, phòng Kế hoạch-Vật tư của Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi, giúp tôi tiếp cận tình hình thực tế để nghiên cứu đề tài này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và người thân, những người đã tạo điều kiện cho tôi học tập, quan tâm , động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua. Do thời gain có hạn nên Luận văn không tránh khỏi thiếu sót. Vậy kính mong được sự đóng góp ý kiến và chỉ đạo của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để Luận văn của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2009 Sinh viên Nguyễn Thị Phương Dung ii MỤC LỤC Lời cảm ơn........................................................................................................... i Mục lục ............................................................................................................... ii Danh mục bảng .................................................................................................. iv Danh mục sơ đồ .................................................................................................. v Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................. vi I. MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2 1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................... 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 3 II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 4 2.1. Tổng quan tài liệu .................................................................................... 4 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của nguyên vật liệu. .................................... 4 2.1.2. Phân loại, đánh giá NVL .......................................................................... 5 2.1.3. Quản lý và yêu cầu quản lý NVL ........................................................... 14 2.1.4. Nội dung công tác quản lý NVL ............................................................. 17 2.1.5. Quản lý với hiệu quả sử dụng NVL ........................................................ 24 2.1.6. Phân tích đánh giá tình hình quản lý và sử dụng NVL ............................ 24 2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 27 2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu ................................................................. 27 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 27 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................... 29 3.1. Đặc điểm đơn vị nghiên cứu ................................................................... 29 3.1.1. Đặc điểm của Công ty DABACO ........................................................... 29 3.1.2. Đặc điểm hoạt động của Nhà máy sản xuất TACN DABACO - Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam ................................................... 39 iii 3.2. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Nhà máy sản xuất TACN DABACO ............ 43 3.3. Ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đến hoạt động của Công ty và Nhà máy sản xuất TACN DABACO ................................................. 44 3.4. Phân loại và đánh giá NVL tại Nhà máy ................................................. 46 3.4.1. Phân loại NVL sử dụng tại Nhà máy ...................................................... 46 3.4.2. Đánh giá NVL tại Nhà máy .................................................................... 47 3.5. Thực trạng quản lý, sử dụng NVL tại Nhà máy TACN DABACO ......... 49 3.5.1. Công tác xây dựng định mức tiêu hao NVL: .......................................... 49 3.5.2. Công tác lập kế hoạch thu mua sử dụng dự trữ NVL .............................. 49 3.5.3. Tổ chức thực hiện quá trình thu mua-nhập xuất tồn kho NVL ................ 55 3.5.4. Tổ chức ghi chép quá trình thu mua-nhập xuất tồn kho nguyên vật ............ 69 3.5.5. Đánh giá chung tình hình công tác quản lý NVL tại Nhà máy ................ 74 3.5.6. Phân tích tình hình quản lý, sử dụng NVL tại Nhà máy .......................... 76 3.7. Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng NVL .............................................. 87 3.8. Một số ý kiến đề xuất nhằm tăng cường công tác quản lý, sử dụng NVL tại công ty ............................................................................ 89 IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 92 4.1. Kết luận ................................................................................................. 92 4.2. Kiến nghị ............................................................................................ 93 iv DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Tình hình nguồn vốn của Công ty qua 3 năm (2006-2008) .......... 36 Bảng 3.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm (2006-2008) ......................................................................... 38 Bảng 3.3 Tình hình lao động của Nhà máy trong 3 năm ( 2006-2008) ........ 40 Bảng 3.4 Kết quả hoạt động SXKD của Nhà máy qua 3 năm ..................... 43 Bảng 3.5 Danh mục một số nguyên vật liệu sử dụng tại Nhà máy ............. 47 Bảng 3.6 Định mức tiêu hao một số nguyên vật liệu cho 1,000 kg thức ăn ........................................................................................ 50 Bảng 3.7 Kế hoạch sử dụng một số nguyên vật liệu dùng để sản xuất một số sản phẩm năm 2008 ......................................................... 51 Bảng 3.8 Kế hoạch thu mua, sử dụng, dự trữ NVL tháng 10/2008 .............. 54 Bảng 3.9 Một số nhà cung cấp NVL quen của nước ngoài ......................... 56 Bảng 3.10 Tình hình một số NVL tháng 12 năm 2008 ................................. 76 Bảng 3.11 Tình hình thực hiện định mức tiêu hao một số loại NVL tháng 10/2008 của Nhà máy ........................................................ 78 Bảng 3.12 Chi phí một số loại nguyên liệu trước và sau khi thay đổi định mức ..................................................................................... 79 Bảng 3.13 Tổng hợp sản phẩm sản xuất của Nhà máy năm 2008 ................. 80 Bảng 3.14 Tình hình sử dụng khối lượng một số NVL năm 2008 ................. 81 Bảng 3.15 Phân tích tình hình sử dụng chi phí một số loại NVL năm 2008 ............................................................................................ 83 Bảng 3.16 Phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến chi phí NVL ....... 84 Bảng 3.17 Tập hợp chi phí sản xuất qua 2 năm (2007-2008) ....................... 86 v DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Chức năng của quản lý .................................................................... 14 Sơ đồ 2.2 Nội dung công tác quản lý NVL ..................................................... 17 Sơ đồ 3.1 Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam ........ 34 Sơ đồ 3.2 Quy trình công nghệ chế biến TACN của Nhà máy ...................... 41 Sơ đồ 3.3 Quy trình quản lý đối với quá trình thu mua-nhập kho NVL tại Nhà máy ....................................................................................... 59 Sơ đồ 3.4 Chu trình quản lý quá trình xuất kho NVL dùng cho Nhà máy .......... 67 Sơ đồ 3.5 Trình tự ghi sổ NVL tại Nhà máy ................................................... 74 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính BTC Bộ tài chinh ĐKKD Đăng ký kinh doanh GCCB Gia công chế biến GTGT Giá trị gia tăng HĐQT Hội đồng quản trị KH & ĐT Kế hoạch và đầu tư KH-VT Kế hoạch-vật tư LĐPT Lao động phổ thông SXKD Sản xuất kinh doanh TACN Thức ăn chăn nuôi TAĐĐ Thức ăn đậm đặc TAHH Thức ăn hỗn hợp TATS Thức ăn thủy sản TNDN Thu nhập doanh nghiệp UBCK Ủy ban chứng khoán UBND Ủy ban nhân dân 1 I. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế nước ta đã và đang chuyển dần từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự đổi mới sâu sắc của cơ chế quản lý tài chính đã có tác động rất lớn đến các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và loại hình kinh doanh. Với nhiều hình thức đa dạng, loại hình hoạt động phong phú, thay đổi linh hoạt, các doanh nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc thiết lập một nền kinh tế thị trường năng động trên đà ổn định và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng luôn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn bởi quy luật cạnh tranh khốc liệt. Để tồn tại và phát triển được thì các doanh nghiệp phải tìm cho mình một hướng đi riêng, một phương thức quản lý phù hợp. Lợi nhuận luôn là mục đích cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh nên mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa chi phí và lợi nhuận càng được quan tâm. Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp sản xuất cùng chủng loại sản phẩm, các doanh nghiệp đều ra sức tìm kiếm chiến lược kinh doanh để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, thu hút người tiêu dùng trên thị trường. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần quản lý tốt tất cả các khoản mục chi phí trong quá trình sản xuất mà khởi đầu là chi phí các yếu tố đầu vào như: nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, nhân công… Chi phí NVL là một trong ba yếu tố cơ bản và chiếm tỷ trọng lớn trong quá trình sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Nó ngày càng trở nên quan trọng trong điều kiện hiện nay khi mà chất lượng và giá thành có tính chất quyết định tới sự sống còn của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều không ngừng phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, trong đó tiết kiệm chi phí NVL là điều mà các doanh nghiệp đều quan tâm, đặc biệt là trong điều kiện các nguồn tài nguyên dùng làm nguyên liệu đầu vào đang ngày càng trở nên khan hiếm do sự khai thác bừa bãi như 2 hiện nay. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản lý cần có những biện pháp tăng cường công tác quản lý trong tất cả các khâu từ thu mua, sử dụng, bảo quản, dự trữ lưu kho… để việc sử dụng NVL thực sự hiệu quả, góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Trong hơn 10 năm trở lại đây, ngành chăn nuôi nước ta có tốc độ phát triển khá nhanh và được xác định là ngành sản xuất có tiềm năng và lợi thế trong ngành nông nghiệp. Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi thì đòi hỏi ngành sản xuất TACN cũng phải phát triển để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu của ngành chăn nuôi. Đứng trước thực trạng chung nói trên, sự cạnh tranh về thị trường tiêu thụ cũng như tìm kiếm nguồn nguyên liệu cho sản xuất càng trở lên khó khăn, phức tạp và cũng là vấn đề nan giải đối với công ty cổ phần DABACO Việt Nam. Là một đơn vị hàng năm đóng góp một phần không nhỏ vào thu nhập của Công ty, Nhà máy sản xuất TACN DABACO với nhiệm vụ chính là sản xuất, chế biến các loại thức ăn cho gia súc, gia cầm thì nguồn NVL đầu vào là yếu tố quan trọng, có tính chất quyết định đến hoạt động của Nhà máy. Hơn thế nữa, NVL dùng trong quá trình sản xuất tại Nhà máy chủ yếu là sản phẩm của ngành nông nghiệp với tính chất thời vụ cao, chịu ảnh hưởng và phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên. Chính vì vậy, tăng cường công tác quản lý và hạch toán NVL đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nhằm hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành có ý nghĩa quan trọng và là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay đối với Công ty. Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Quản lý NVL tại Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi DABACO của Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng NVL thông qua việc phân tích ưu, nhược điểm, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý, hiệu quả sử dụng NVL sản xuất TACN DABACO của Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam. 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý và quản lý NVL trong sản xuất. - Thực trạng công tác quản lý, sử dụng NVL tại Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc DABACO-Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam. - Đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý, sử dụng có hiệu quả NVL tại Công ty. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý, sử dụng NVL tại từng bộ phận, từng khâu trong quá trình sản xuất TACN DABACO của Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1. Phạm vi nội dung Tập trung nghiên cứu tình hình quản lý, sử dụng NVL tại Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc DABACO của Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam. 1.3.2.2. Phạm vi không gian Tại Nhà máy sản xuất TACN DABACO thuộc Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam. 1.3.2.3. Phạm vi thời gian - Đề tài sử dụng số liệu nghiên cứu của 3 năm (2006, 2007 và 2008). - Thời gian thực hiện đề tài: từ 15/01/2008 đến 15/05/2008. 4 II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan tài liệu 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của nguyên vật liệu. * Khái niệm NVL là đối tượng lao động - một trong ba yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm và là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong doanh nghiệp sản xuất. * Đặc điểm Trong các doanh nghiệp sản xuất, NVL là tài sản dự trữ sản xuất thuộc nhóm hàng tồn kho, nhưng NVL có những đặc điểm riêng khác với các loại tài sản khác của doanh nghiệp là khi tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh NVL bị tiêu hao toàn bộ, không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu và chuyển toàn bộ giá trị một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Tuy nhiên giá trị chuyển dịch lớn hay nhỏ còn tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp về sản xuất tạo ra giá trị sản phẩm. * Vai trò của NVL Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh cũng phải đầu tư nhiều loại chi phí khác nhau, trong đó NVL chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất như trong giá thành sản xuất công nghiệp cơ khí từ 50% đến 60%, trong giá thành sản xuất công nghiệp nhẹ chiếm 70%, trong giá thành sản xuất công nghiệp chế biến chiếm tới 80%. Do vậy, cả số lượng và chất lượng sản phẩm đều bị quyết định bởi số NVL tạo ra nó nên yêu cầu NVL phải có chất lượng cao, đúng quy cách chủng loại, chi phí NVL được hạ thấp, giảm mức tiêu hao NVL thì sản phẩm sản xuất ra mới đạt yêu cầu, giá thành hạ, số lượng sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. NVL là tài sản thường xuyên biến động, nó đảm bảo cho dây chuyền sản xuất diễn ra liên tục, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Mặt khác, trong doanh nghiệp sản xuất chi phí NVL thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ 5 chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Vì thế tăng cường công tác kế toán, công tác quản lý NVL tốt nhằm đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả NVL để giảm bớt chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp. 2.1.2. Phân loại, đánh giá NVL 2.1.2.1. Phân loại Trong mỗi doanh nghiệp, do tính chất đặc thù trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên sử dụng nhiều NVL khác nhau. Mỗi NVL có nội dung kinh tế, công dụng, tính năng lý, hoá học khác nhau trong quá trình sản xuất. Do đó, việc phân loại NVL có cơ sở khoa học là điều kiện quan trọng để có thể hạch toán một cách chi tiết và quản lý một cách chặt chẽ phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp. Thứ nhất, căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị doanh nghiệp, NVL của doanh nghiệp bao gồm: - NVL chính: Là những NVL đóng vai trò quyết định, là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm. Ở các doanh nghiệp khác nhau thì sử dụng NVL chính không giống nhau, có thể sản phẩm của doanh nghiệp này là NVL cho doanh nghiệp khác, vì vậy đối với bán thành phẩm mua ngoài với mục đích để tiếp tục quá trình sản xuất sản phẩm cũng được coi là NVL chính. - NVL phụ: Là những loại vật liệu khi sử dụng chỉ có tác dụng phụ trong sản xuất, không cấu thành nên thực thể sản phẩm nhưng được sử dụng kết hợp với NVL chính nhằm nâng cao chất lượng, hoàn thiện sản phẩm. - Nhiên liệu: Bao gồm các loại ở thể lỏng, khí, rắn như xăng, dầu, than, củi, gas…có tác dụng cung cấp nhiệt lượng, phục vụ cho các phương tiện máy móc thiết bị hoạt động sản xuất kinh doanh. - Phụ tùng thay thế: Là các loại phụ tùng, chi tiết dùng để thay thế, sửa chữa máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải. - Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm những vật liệu, công cụ, phương tiện, thiết bị, vật kết cấu dùng cho công tác xây dựng cơ bản của doanh nghiệp. 6 - Vật liệu khác (Phế liệu): là những loại vật liệu chưa được sắp xếp vào các loại trên, thường là những loại vật liệu loại ra từ quá trình sản xuất hoặc là phế liệu thu hồi trong quá trình thanh lý tài sản cố định. Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và hạch toán chi tiết mà trong từng loại vật liệu nêu trên lại được chia thành từng nhóm với những quy cách, phẩm chất riêng. Mỗi loại trong nhóm được quy định một ký hiệu riêng tuỳ thuộc vào doanh nghiệp sao cho thuận lợi trong việc theo dõi. Cách phân loại này có tác dụng làm cơ sở xác định mức tiêu hao, định mức dự trữ cho từng loại NVL dùng sản xuất sản phẩm. Thứ hai, căn cứ vào nguồn hình thành NVL trong doanh nghiệp sản xuất, NVL có thể được chia thành: - NVL mua ngoài - NVL tự gia công chế biến - NVL thuê ngoài gia công chế biến - NVL do đơn vị khác góp vốn liên doanh - NVL được cấp phát, biếu tặng - NVL từ các nguồn khác. Phân loại theo cách này thuận lợi cho việc kiểm tra, theo dõi và xây dựng kế hoạch về NVL cho quá trình thu mua dự trữ, là cơ sở xây dựng kế hoạch sản xuất và tính giá vốn NVL nhập kho. Thứ ba, căn cứ vào mục đích, công dụng của NVL cũng như nội dung quy định phản ánh chi phí NVL trên các tài khoản kế toán, NVL gồm: - NVL trực tiếp dùng cho nhu cầu sản xuất sản phẩm: Là NVL dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản
Luận văn liên quan