Luận văn Quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đặt ra những yêu cầu to lớn đối với công tác quản lý Nhà nước về mọi mặt của đời sống kinh tế -xã hội, trong đó quản lý nhà nước về đất đai là một nội dung quan trọng nghiên cứu các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các mối quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đất đai ngày càng nóng bỏng phức tạp liên quan trực tiếp tới lợi ích của từng đối tượng sử dụng đất. Các quan hệ đất đai chuyển từ chỗ là quan hệ khai thác chinh phục tự nhiên chuyển thành các quan hệ kinh tế xã hội về sở hữu và sử dụng một loại tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng. Để phù hợp với quá trình đổi mới kinh tế, Đảng và nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề đất đai và đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để quản lý đất đai, điều chỉnh các mối quan hệ đất đai theo kịp với tình hình thực tế. Bên cạnh đó Đảng và nhà nước luôn khuyến khích động viên các đối tượng sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm đạt hiệu quả cao theo pháp luật. Tuy vậy đất đai là sản phẩm của tự nhiên và nó tham gia vào tất cả các hoạt động kinh tế xã hội do đó các quan hệ đất đai luôn chứa đựng trong nó mhững vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có sự giải quyết kịp thời đảm bảo đươc các lợi ích của người sử dụng đất. Luật đất đai năm 1993 và bộ luật dân sự năm 1995 cũng đã có những quy định đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Nhưng sau khi luật đất đai năm 1993 ban hành cùng với luật sửa đổi bổ sung năm 1998 và 2001 đặc biệt là do tác động của cơ chế thị trường, công tác quản lý nhà nước về đất đai vẫn còn bị buông lỏng chưa được quan tâm đúng mức. Thêm vào đó, ý thức pháp và hiểu biết pháp luật đất đai của các đối tượng sử dụng còn hạn chế dẫn đến những vi phạm pháp luật trong việc sử dụng đất gây nhiều hậu quả xấu về mặt kinh tế xã hội. Nhất là đối với thủ đô Hà Nội, với vai trò là trung tâm kinh tế – chính trị – văn hoá xã hội của cả nước, yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý và sử dụng một cách hiệu quả đầy đủ, hợp lý đất đai là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội.

pdf101 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1950 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Luận văn Quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội 2 Lời nói đầu Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đặt ra những yêu cầu to lớn đối với công tác quản lý Nhà nước về mọi mặt của đời sống kinh tế -xã hội, trong đó quản lý nhà nước về đất đai là một nội dung quan trọng nghiên cứu các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các mối quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đất đai ngày càng nóng bỏng phức tạp liên quan trực tiếp tới lợi ích của từng đối tượng sử dụng đất. Các quan hệ đất đai chuyển từ chỗ là quan hệ khai thác chinh phục tự nhiên chuyển thành các quan hệ kinh tế xã hội về sở hữu và sử dụng một loại tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng. Để phù hợp với quá trình đổi mới kinh tế, Đảng và nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề đất đai và đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để quản lý đất đai, điều chỉnh các mối quan hệ đất đai theo kịp với tình hình thực tế. Bên cạnh đó Đảng và nhà nước luôn khuyến khích động viên các đối tượng sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm đạt hiệu quả cao theo pháp luật. Tuy vậy đất đai là sản phẩm của tự nhiên và nó tham gia vào tất cả các hoạt động kinh tế xã hội do đó các quan hệ đất đai luôn chứa đựng trong nó mhững vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có sự giải quyết kịp thời đảm bảo đươc các lợi ích của người sử dụng đất. Luật đất đai năm 1993 và bộ luật dân sự năm 1995 cũng đã có những quy định đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Nhưng sau khi luật đất đai năm 1993 ban hành cùng với luật sửa đổi bổ sung năm 1998 và 2001 đặc biệt là do tác động của cơ chế thị trường, công tác quản lý nhà nước về đất đai vẫn còn bị buông lỏng chưa được quan tâm đúng mức. Thêm vào đó, ý thức pháp và hiểu biết pháp luật đất đai của các đối tượng sử dụng còn hạn chế dẫn đến những vi phạm pháp luật trong việc sử dụng đất gây nhiều hậu quả xấu về mặt kinh tế xã hội. Nhất là đối với thủ đô Hà Nội, với vai trò là trung tâm kinh tế – chính trị – văn hoá xã hội của cả nước, yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý và sử dụng một cách hiệu quả đầy đủ, hợp lý đất đai là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Mục tiêu đó đã và đang được Đảng bộ và nhân dân thành phố Hà Nội quyết tâm thực hiện và đã đạt được những kết quả không nhỏ, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội. Để có thể đạt được mục tiêu mà thành phố Hà Nội đề racần phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp chính quyền, các bộ ngành có liên quan. Vì những lý do trên, em đã chọn đề tài:”Quản lý Nhà 3 nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm chuyên đề tốt nghiệp. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là: - Tổng kết khái quát cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước về đất đai. - Phân tích thực trạng của công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Đề xuất một số giải pháp kiến nghị để nâng cao hiệu quả quản lý đất đai, làm cho đất đai được sử dụng một cách hợp lý hơn. Phương pháp nghiên cứu đề tài này dựa trên cơ sở lý luận Mác –Lênin về nhà nước và pháp luật, các quan điểm đổi mới của Đảng trong cơ chế thị trường nhất là trong lĩnh vực quản lý đất đai, quan điểm xây dựng và phát ttiển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phương pháp chủ yếu để nghiên cứu đề tài này là phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thông kê, phương pháp kết hợp lý luận và thực tiễn để làm rõ những vấn đề nghiên cứu. Ngoài lời nói đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương: - ChươngI: Cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội. - ChươngII: Thực trạng của công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố. - ChươngIII: Giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý đất đai trên địa bàn thành phố. CHƯƠNGI: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. I. Vai trò của đất đai trong sản xuất, đời sống và phân loại đất. 1. Vai trò của đất đai trong sản xuất và đời sống. 4 Đất đai do tự nhiên tạo ra, có trước con người và là cơ sở để tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người cho thấy đất đai là một tài nguyên vô giá và chứa đựng sẵn trong đó các tiềm năng của sự sống, tạo điều kiện cho sự sống của thực vật, động vật và con người trên trái đất. Chính vì vậy,đất đai có vai trò ngày càng quan trọng. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, tham gia vào hoạt động của đời sống Kinh tế xã hội, có vị trí có định, không di chyển được cũng không thể tạo ra thêm tuy nhiên đất đai lại có khả năng tái tạo thông qua độ phì của đất. Con người không thể tạo ra đất đai nhưng bằng lao động của mình con người tác động vào đất, cải tạo đất để tạo ra các sản phẩm cần thiết phục vụ cho cuộc sống của con người. Vì thế đất đai vừa là sản phẩm của tự nhiên lại vừa là sản phẩm của lao động. Luật đất đai năm 1993 đã khẳng định vai trò to lớn của đất đai như sau: “ Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phàn quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng các cơ sở hạ tầng xã hội, an ninh quốc phòng…” Đối với mỗi lĩnh vực, đất đai lại có vai trò quan trọng khác nhau. Trong ngành nông nghiệp, đất đai có vai trò đặc biệt quan trọng, nó vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động. Con người khai phá đất hoang để chăn nuôi trồng trọt, cũng nhờ có đất mà cây trồng mới có thể sinh trưởng và phát triển được, cung cấp lương thực thực phẩm để nuôi sống con người. Cho nên nếu không có đất, các hoạt động sản xuất nông nghiệp sẽ không thể tiến hành được. Trong công nghiệp và các ngành khai khoáng, đất được khai thác để làm gạch ngói, đồ gốm phục vụ cho ngành xây dựng. Đất còn làm nền móng, là địa điểm để tiến hành các hoạt động thao tác, là chỗ đứng cho công nhân trong sản xuất công nghiệp. Trong cuộc sống, đất đai còn là địa bàn phân bố khu dân cư, là nơi để con người xây dựng nhà ở, hệ thống đường sá giao thông, các toà nhà cao tầng, các công trình văn hoá kiến trúc tạo nên bộ mặt tổng thể của một quốc gia. Ngoài ra, đất đai còn là nơi để xây dựng các tụ điểm vui chơi giải trí, thể dục thể thao, xây dựng các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh để thoả mãn nhu cầu cuộc sống hàng ngày của con người. Mặt khác, đất đai còn là bộ phận lãnh thổ quốc gia. Nói đến chủ quyền của một quốc gia là phải nói đến sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia đó. Để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, nhà nước phải sử dụng quyền lực của mình để bảo vệ đất đai, ngăn chặn sự xâm lấn của các thế lực bên ngoài. Trải qua các cuộc đấu tranh dựng nước và 5 giữ nước, đất đai của nước ta ngày nay là thành quả của bao thế hệ đã hi sinh xương máu, dày công vun đắp mới có được. Từ đó đất đai trở thành giá trị thieng liêng và vô cùng quý giá, đòi hỏi chúng ta phải giữ gìn, sử dụng hợp lý đất đai. Vai trò to lớn của đất đai chỉ có thể phát huy một cách đầy đủ khi mà có sự tác động tích cực của con người một cách thường xuyên. Nếu như con người sử dụng, khai tháckiệt quệ độ phì nhiêu của đất mà không bồi dưỡng cải tạo đất thì vai trò to lớn của đất đai sẽ không thể được phát huy. Sự hạn chế về mặt diện tích đất cùng với sự hạn chế trong việc khai thác tiềm năng đất do tiến bộ khoa học kỹ thuật đòi hỏi con người phải biết tính toán đánh giá đầy đủ về đất đai để có thể khai thác hiệu quả nhất. 2. Phân loại đất: Phân loại đất để phục vụ cho mục tiêu quản lý, khai thác sử dụng cho từng mục đích cụ thể. Mục đích của phân loại là nắm vững tính chất đặc điểm của từng loại đấ, thực trạng khai thác quản lý sử dụng đất để tìm ra những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng từng loại đất. Đất đai ở nước ta bao gồm nhiều loại. Điều 11 luật đất đai năm 1993 quy định: Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, đất được phân thành các loại sau đây: - Đất nông nghiệp. - Đất lâm nghiệp. - Đất khu dân cư nông thôn. - Đất đô thị. - Đất chuyên dùng. - Đất chưa sử dụng. Mỗi loại phải được bảo vệ, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao giá trị của đất và nhà nước đều phải quản lý theo từng loại để tránh việc chuyển đổi mục đích sử dụng một cách tuỳ tiện. a. Đất nông nghiệp: Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp. Đất nông nghiệp vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động cho nên nó có vai trò hết sức quan trọng để tạo ra lương thực thực phẩm nuôi sống 6 con người. Trên địa bàn thành phố Hà Nội, đất nông nghiệp chủ yếu tập trung ở năm huyện ngoại thành là Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Sóc Sơn, Từ liêm. Đất nông nghiệp cũng hình thành một loại quỹ đất và có sự biến động theo hướng sau: - Do quá trình đô thị hoá, do sự phát triển cả hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn, sự hình thành các trung tâm công nghiệp mới làm cho quỹ đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp lại. Đây là xu hướng diễn ra phổ biến hiện nay, không chỉ ở trên địa bàn thàmh phố Hà Nội mà còn diễn ra trên phạm vi toàn quốc. Nhưng vấn đề đặt ra là cần phải bố trí sắp xếp địa điểm xây dựng đô thị và các khu công nghiệp như thế nào để không ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, do sức ép về lao động và việc làm, do dân số ngày càng tăng nên phải cung cấp một lượng nông sản đủ lớn trong khi đó quỹ đất nông nghiệp ngày càng giảm. Chính vì vậy việc khai khẩn đất hoang, đất chưa sử dụng là mọt việc làm tích cực để mở rộng diện tích đất nông nghiệp. Quỹ đất nông nghiệp được cấu thành từ các loại đất khác nhau tuỳ theo mục đích sử dụng. Khi mục đích sử dụng đất nông nghiệp thay đổi làm cho số lượng loại đất này tăng lên, loại đất kia giảm đi. Vì vậy quỹ đất nông nghiệp cũng có sự biến dộng trong nội bộ của nó theo hướng: Giảm dần diện tích trồng cây lương thực để chuyển sang trồng các loại cây trồng khác. Diện tích đất nông nghiệp sẽ được tăng cường cho ngành sản xuất nào đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật đã tác động đến vấn đề này. Trước đây do trình độ sản xuất thấp cho nên người ta đã phải trồng cây lương thực trên trên hầu hết quỹ đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu luơng thực cho mọi tầng lớp nhân dân. Nhưng khi áp dụng khoa học kĩ thuật, người ta có thể tạo ra những cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao, thay thế cho những cây trồng có giá trị thấp. Đất nông nghiệp được phân thành các loại sau: - Theo thời hạn canh tác của từng loại cây trồng: + Đất trồng cây hàng năm. + Đất trồng cây lâu năm. - Theo công dụng của đất: + Đất trồng cây lương thực. + Đất trồng cây thực phẩm. 7 + Đất trồng cây công nghiệp. + Đất trồng cây dược liệu,cây cảnh. + Đất đồng cỏ. + Đất trồng cây ăn quả. + Đất chăn nuôi. - Theo tiêu chuẩn phân hạng đất: + Đất trồng cây hàng năm được phân ra làm 6 hạng. + Đất trồng cây lâu năm được phân ra làm 5 hạng. + Căn cứ phân hạng đất theo nghị định 73CP là: Chất đất. Vị trí. Địa hình. Điều kiện tưới tiêu. Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng tronng nền kinh tế quốc dân. Chính vì thế quản lý đất nông nghiệp phải được chú trọng và quan tâm chặt chẽ để nhằm phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Thực hiện đa canh, đa dạng hó a sản phẩm, kết hợp nông nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp chế biến để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đạt hiệu quả cao. b. Đất lâm nghiệp: Đất lâm nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất lâm nghiệp, gồm đất có rừng tự nhiên, đất đang có rừng trồng và đất để sử dụng vào mục đích lâm nghiệp như trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng để phuc hồi tự nhiên, nuôi dưỡng làm giàu rừng, nghiên cứu thí nghiệm về lâm nghiệp. Rừng không những tạo môi trường sinh thái cân bằng, điều hoà khí hậu dòng chảy mà còn cung cấp cho con nguời những loại gỗ quý, những cây dược liệu có giá trị cao, các loài động vật quý hiếm và hệ thực vật đa dạng phong phú. Ở thành phố Hà Nội, đất lâm nghiệp còn chiếm một tỉ lệ nhỏ trong diện tích đất tự nhiên của toàn thành phố và chủ yếu phân bố ở huyện Sóc Sơn. Ở khu vực nội thành còn có hệ thốngcông viên cây xanh, cây xanh sinh thái ở các đường phốcó tác dụng làm giảm bớt sự ô nhiễm của thành phố. 8 Trong những năm gần đây, việc khai thác sử dụng đất lâm nghiệp trên toàn địa bàn thành phố đã có nhiều tiến bộ theo trào lưu chung của công cuộc đổi mới. Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật đã có tác dụng tích cực đến việc khai thác đất lâm nghiệp, việc nhân giống cây trồng, lựa chọn cây trồng phù hợp với từng vùng đã đem lại nhứng hiệu quả to lớn trong việc trồng rừng. Nhưng diện tích rừng vẫn có xu hướng giảm xuống nhất là ở khu vực có đất lâm nghiệp điển huyện là ở huyện Sóc Sơn. Xu hướng biến đổi tích cực như chuyển một bộ phận đất lâm nghiệp sang trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả, thúc đẩy việc hình thành những vùng nông thôn mới, hình thành quan hệ chặt chẽ giữa nông nghiệp với lâm nghiệp. Sự biến đổi tiêu cực của đất lâm nghiệp như diện tích đất trống đồi trọc ngày càng tăng, khai thác rừng bừa bãi làm trữ lượng các cây gỗ quý và các loài động vật quý hiếm ngày càng giảm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái. Quỹ đất lâm nghiệp có đặc điểm: - Phân bố ở vùng trung du miền núi, dân cư thưa thớt, cơ sở hạ tầng kém phát triển gây khó khăn cho việc khai thác đất lâm nghiệp. - Địa hình phức tạp, độ dốc lớn, chất đất không đồng đều. - Nhiều vùng vẫn còn đất trống đồi trọc trơ sỏi đá chưa được phủ xanh. - Bình quân diện tích đất lâm nghiệp / đầu người thấp. Đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ yếu do ban Quản lý rừng phòng hộ, rừng đăc dụng và UBND huyện Sóc Sơn quản lý. c. Đất khu dân cư nông thôn: Đất khu dân cư nông thôn là đất thuộc vùng nông thôn được sử dụng để xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ cho sinh hoạt ơ nông thôn. Ngoài ra một bộ phận đáng kể đất khu dân cư nông thôn dùng cho chăn nuôi như gà, lợn, trâu bò… Đất ở của hộ gia đình nông dân là đất để làm nhà ở, chuồng trại chăn nuôi, kho tàng nhà xưởng. - Đất khu dân cư nông thôn có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống của người dân. + Đối với sản xuất: Đất khu dân cư nông thôn là địa điểm để chăn nuôi và trồng trọt trong phạm vi diện tích của mỗi gia đình nông thôn. Đất khu dân cư nông thôn còn là nơi để xây dựng nhà ở đảm bảo các yêu cầu cuộc sống của người 9 nông dân, để có thể tái sản xuất sức lao động phục vụ cho các quá trình sản xuất tiếp theo. + Đối với đời sống: Đất khu dân cư nông thôn là địa điểm để xây dựng các công trình văn hoá vui chơi giải trí, thoả mãn các nhu cầu sinh hoạt của người dân. Quá trình đô thị hoá cùng với những tác động của cơ chế thị trường cũng làm cho đất khu dân cư nông thôn có nhiều biến động. Một bộ phận diện tích đất khu dân cư nông thôn chuyển sang đất đô thị để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng như đường sá giao thông, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu nhà cao tầng. Điều đó làm cho bộ mặt khu dân cư nông thôn có nhiều thay đổi tích cực, làm rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Nhưng nó cũng mang lại những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường. Đó là do quá trình đô thị hoá làm cho giá đất ngày càng tăng dẫn đến người dân ở khu vực nông thôn bán nhà bán đất, làm xáo trộn cuộc sống của họ, làm nảy sinh các cuôc tranh chấp đất đai ở nông thôn. Đất khu dân cư nông thôn phải được quy hoạch để sử dụng một cách hợp lý, sắp xếp địa điểm không gian cho phù hợp với từng mục đích sử dụng. Hệ thống đường sá, trường học, bệnh viện … phải được bố trí gần nơi ở của người dân. Để sử dụng một cách hợp lý đất khu dân cư nông thôn, công tác quản lý nhà nước về đất khu dân cư nông thôn phải được tăng cường từ cấp xã để ổn định đời sống xã hội nông thôn. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho những người ở nông thôn có chỗ ở trên cơ sở tận dụng những khu dân cư sẵn có. Mỗi hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng khônng quá 400m2 theo quy định của chính phủ tuỳ theo từng vùng. d. Đất đô thị: Đất đô thị là đất nội thành, nội thị xã, thị trấn được quy hoạch sử dụng để xây dựng nhà ở, trụ sở cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, an ninh quốc phòng và các mục đích khác. Ngoài ra theo quy định tại nghị định 88CP ngày 17/8/1994 của chính phủ về quản lý đất đô thị và đất ngoại thành, ngoại thị xã, những loại đất này nếu đã có quy hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để phát triển đô thị cũng được tính vào đất đô thị. 10 Quá trình đô thị hoá làm tăng thêm các đô thị, sự phát triển của các đô thị là do yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của từng vùng để phù hợp với sự phát triển chung của cả nước. Sự phát triển tất yếu nay làm cho đất đô thị tăng lên và đất nông lâm nghiệp giảm đi. Đất đô thị có những đặc điểm sau: - Nguồn gốc đất đô thị là từ đất tự nhiên hoặc đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng sau khi có dự án quy hoạch và dự án đầu tư, phải được xây dựng cơ sở hạ tầng trước khi sử dụng. - Muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép. - Từng lô đất, từng khu đất trong đô thị có vị trí cố định, mỗi vị trí có đặc thù riêng, không giống với bất cứ một vị trí nào. - Đất đô thị là tài sản đặc biệt có giá trị cao, giá trị từng lô đất phụ thuộc vào mục đích sử dụng của chúng. - Đất đô thị đan xen nhiều hình thức sử dụng. Giá trị sử dụng và mục đích sử dụng từng lô đất có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá đất đô thị. Theo mục đích sử dụng, đất đô thị được phân thành các loại sau: Đất sử dụng vào mục đích công cộng:như đường giao thông, bến xe, công viên, các công trình giao thông tĩnh, cấp thoát nước, đương dây tải điện. - Đất sử dụngcho quốc phòng an ninh, các cơ quan ngoại giao và các khu hành chính đặc biệt. - Đất ở dân cư. - Đất chuyên dùng. - Đất nông, lâm ngư nghiệp đô thị. - Đất chưa sử dụng đến. Trong đô thị, đất đai được sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh, chuyên dùng, đất ở chiếm một tỉ lệ cao. Vì đây chính là đất để xây dựng các công trình tạo nên bộ mặt của đô thị. Ngoài ra còn có một số diện tích đất được sử dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Việc sử dụng đất nông, lâm nghiệp trong khu vực đô thị phải tuân theo các quy định về bảo vệ mỹ quan đô thị và các quy định về quản lý – quy hoạch sử dụng đất đô thị. 11 Đất đô thị được phân thành các loại sau: - Căn cứ vào quy hoạch xây dựng dô thị, đất đô thị gồm: + Đất dân dụng: bao gồm đất để xây dựng các khu ở, các trung tâm phục vụ công cộng, cây xanh, giao thông, cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị. + Đất ngoài khu dân dụng: bao gồm đất xây dựng công nghiệp, kho tàng bến bãi, các trung tâm đối ngoại, an ninh quốc phòng, các cơ quan ngoài đô thị và các loại đất khác. - Căn cứ vào nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất: + Đất cho thuê, chủ yếu để xây dựng các công trình sản xuất kinh doanh dịch vụ và giao đất sử dụng có thời hạn. + Đất giao có thu tiền sử dụng đất. + Đất giao không thu tiền sử dụng. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, các đô thị ngày càng mở rộng về quy mô dân số và diện tích. Hà Nội là thủ đô của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là một trung tâm kinh tế – chính trị- văn hoá xã hội của cả nước, Hà Nội là một đô thị lớn. Thành phố đang mở rông theo hướng phát triển không gian hợp lý, các chùm đô thị vệ tinh đang hình thành xung quanh Hà Nội. e. Đất chuyên dùng: Đất chuyên dùng là đất được xác định sử dụng vào mục đích không phải là nông nghiệp, lâm nghiệp, làm nhà ở bao gồm: Đất xây dựng các công trình công nghiệp khoa học kĩ thuật, hệ thống giao thông, hệ thống thuỷ lợi, đê điều, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng, y
Luận văn liên quan