Hoạt động ngân hàng là loại hình kinh doanh d ịch vụ đóng vai trò quan trọng và ảnh
hưởng lớn đối với nền kinh tế. Những năm gần đây, hệ thống ngân hàng thương mại nước ta
đã có sự thay đổi đáng kể, hoạt động của các ngân hàng đã từng bước được hoàn thiện, đa
dạng và phong phú hơn, thu hút được đông đảo tầng lớp dân cư cũng như các loại hình
doanh nghiệp tham gia vào quá trình chu chuyển vốn của nền kinh tế. Trong hoạt động ngân
hàng, tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất song lại hàm chứa rủi ro cao nhất. Rủi ro tín
dụng là không thể loại trừ trong kinh doanh ngân hàng. Một trong những biện pháp mà các
ngân hàng thường áp dụng để hạn chế rủi ro là sử dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay. Nhà
nước đã ban hành các văn bản pháp luật về bảo đảm tiền vay nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các
tổ chức tín dụng (TCTD) nhằm giúp các TCTD phòng ngừa rủi ro, có thể thu hồi các khoản
nợ đã cho khách hàng vay.
Trong thời gian thực tập tại chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ-một trong những đơn vị
hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhất trong hệ thống NHNN & PTNT Việt Nam trên địa
bàn thủ đô, được tiếp xúc và tìm hiểu thực tế tại chi nhánh, đặc biệt là hoạt động tín dụng.
Trên cơ sở khảo sát thực tiễn tại chi nhánh Láng Hạ và những kiến thức đã được học, em đã
chọn đề tài nghiên cứu cho chuy ên đề thực tập của mình đó là “Quy chế pháp lý về bảo đảm
tiền vay và thực tiễn áp dụng tại chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ”. Xuất phát từ nhu cầu
thực tiễn, chuyên đề tập trung nghiên cứu nhằm hệ thống hoá các quy định pháp luật về bảo
đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng ngân h àng; trên cơ sở phân tích thực trạng về bảo
đảm tiền vay tại chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ; từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp
nhằm hoàn thiện hoạt động bảo đảm tiền vay tại chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ nói
riêng và các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung.
107 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2196 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quy chế pháp lý về bảo đảm tiền vay và thực tiễn áp dụng ở chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề thực tập
Phạm Thị Như 1 Luật Kinh Doanh 45
Luận văn
Quy chế pháp lý về bảo đảm tiền
vay và thực tiễn áp dụng tại chi
nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ
Chuyên đề thực tập
Phạm Thị Như 2 Luật Kinh Doanh 45
Lời mở đầu
Hoạt động ngân hàng là loại hình kinh doanh dịch vụ đóng vai trò quan trọng và ảnh
hưởng lớn đối với nền kinh tế. Những năm gần đây, hệ thống ngân hàng thương mại nước ta
đã có sự thay đổi đáng kể, hoạt động của các ngân hàng đã từng bước được hoàn thiện, đa
dạng và phong phú hơn, thu hút được đông đảo tầng lớp dân cư cũng như các loại hình
doanh nghiệp tham gia vào quá trình chu chuyển vốn của nền kinh tế. Trong hoạt động ngân
hàng, tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất song lại hàm chứa rủi ro cao nhất. Rủi ro tín
dụng là không thể loại trừ trong kinh doanh ngân hàng. Một trong những biện pháp mà các
ngân hàng thường áp dụng để hạn chế rủi ro là sử dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay. Nhà
nước đã ban hành các văn bản pháp luật về bảo đảm tiền vay nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các
tổ chức tín dụng (TCTD) nhằm giúp các TCTD phòng ngừa rủi ro, có thể thu hồi các khoản
nợ đã cho khách hàng vay.
Trong thời gian thực tập tại chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ-một trong những đơn vị
hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhất trong hệ thống NHNN & PTNT Việt Nam trên địa
bàn thủ đô, được tiếp xúc và tìm hiểu thực tế tại chi nhánh, đặc biệt là hoạt động tín dụng.
Trên cơ sở khảo sát thực tiễn tại chi nhánh Láng Hạ và những kiến thức đã được học, em đã
chọn đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập của mình đó là “Quy chế pháp lý về bảo đảm
tiền vay và thực tiễn áp dụng tại chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ”. Xuất phát từ nhu cầu
thực tiễn, chuyên đề tập trung nghiên cứu nhằm hệ thống hoá các quy định pháp luật về bảo
đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng ngân hàng; trên cơ sở phân tích thực trạng về bảo
đảm tiền vay tại chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ; từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp
nhằm hoàn thiện hoạt động bảo đảm tiền vay tại chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ nói
riêng và các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong khoa
Luật trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, đặc biệt là TS. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ cùng ThS.
Vũ Văn Ngọc và các cán bộ tín dụng trong chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ đã giúp đỡ
em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập của mình.
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2007
Sinh viên: Phạm Thị Như.
Chuyên đề thực tập
Phạm Thị Như 3 Luật Kinh Doanh 45
Mục lục
PHẦN I : NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY
TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
I. Bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng ngân hàng
1. Tín dụng ngân hàng ..................................................................................1
1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng ..............................................................1
1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng .............................................................2
1.3. Nguyên tắc hoạt động của hoạt động tín dụng ngân hàng...................2
2. Vai trò của bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng ngân hàng ....3
II. Quy chế pháp lý về bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng ngân hàng
1. Các văn bản pháp luật về bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng
ngân hàng ......................................................................................... ............5
2. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc của bảo đảm tiền vay .......................7
2.1. Khái niệm về bảo đảm tiền vay ..............................................................7
2.2. Các nguyên tắc và đặc trưng của bảo đảm tiền vay .............................8
3. Hình thức của bảo đảm tiền vay ............................................................9
3.1. Các biện pháp cho vay có bảo đảm tiền vay bằng tài sản ...................10
3.1.1. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố...............................................11
3.1.2. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp ...........................................16
3.1.3. Bảo đảm tiền vay theo phương thức bảo lãnh .................................20
3.1.4. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay.....................25
3.2. Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản ............................................29
4. Hợp đồng bảo đảm tiền vay ..................................................................30
4.1. Khái niệm, phân loại hợp đồng bảo đảm tiền vay ..............................30
4.2. Căn cứ xác lập hợp đồng .....................................................................30
4.3. Nghĩa vụ được bảo đảm .......................................................................31
4.4. Thẩm định tài sản thế chấp/cầm cố/bảo lãnh ....................................31
4.5. Soạn thảo hợp đồng bảo đảm tiền vay ................................................31
Chuyên đề thực tập
Phạm Thị Như 4 Luật Kinh Doanh 45
4.6. Giao kết, thực hiện,giải chấp hợp đồng bảo đảm tiền vay ...................32
5. Xử lý tài sản bảo đảm ..............................................................................33
5.1. Khái niệm xử lý tài sản bảo đảm ...........................................................33
5.2. Đặc điểm xử lý tài sản bảo đảm tiền vay ...............................................34
5.3. Vai trò xử lý tài sản bảo đảm tiền vay ...................................................34
5.4. Thủ tục và phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay ......................35
6. Các phương thức giải quyết tranh chấp trong bảo đảm tiền vay ........36
PHẦN II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TIỀN
VAY TẠI CHI NHÁNH NHNH& PTNT LÁNG HẠ
I. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ
1. Tổng quan về NHNN & PTNT Việt Nam ...............................................38
1.1. Sự ra đời của NHNN & PTNT Việt Nam ..............................................38
1.2. Cơ cấu tổ chức, quản lý của NHNN & PTNT Việt Nam ......................38
2. Chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ .....................................................40
2.1. Sự ra đời và phát triển của chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ .......40
2.2. Cơ cấu tồ chức và điều hành của chi nhánh .........................................43
2.2.1. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ .................43
2.2.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng tổ thuộc chi nhánh .........................45
2.3. Cơ cấu lao động, nhân sự của chi nhánh ..............................................48
2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây..............................48
2.4.1. Hoạt động nguồn vốn............................................................................49
2.4.2. Hoạt động tín dụng ...............................................................................51
2.4.3. Hoạt động mua bán ngoại tệ và thanh toán quốc tế............................53
2.4.4. Công tác kế toán, ngân quỹ và phát triển dịch vụ thanh toán............54
II. Thực tiễn áp dụng chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay tại chi nhánh
NHNN & PTNT Láng Hạ
1. Cơ sở pháp lý về bảo đảm tiền vay tại chi nhánh Láng Hạ ...................56
2. Quy trình bảo đảm tiền vay tại chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ...57
Chuyên đề thực tập
Phạm Thị Như 5 Luật Kinh Doanh 45
2.1. Quy trình nhận tài sản bảo đảm tại chi nhánh ....................................57
2.2. Kết quả cho vay theo các hình thức bảo đảm tiền vay.......................61
2.3. Một số mẫu hợp đồng về bảo đảm tiền vay tại chi nhánh ................65
3. Các tranh chấp trong kinh doanh và việc giải quyết tranh chấp.....71
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN
THIỆN HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI CHI NHÁNH
NHNN & PTNT LÁNG HẠ
I. Đánh giá việc áp dụng các quy định pháp luật về bảo đảm tiền vay tại chi
nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ
1. Đánh giá những thành tựu đã đạt được...............................................73
2. Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục..............................................74
3. Các giải pháp hoàn thiện hoạt động bảo đảm tiền vay tại chi nhánh
NHNN & PTNT Láng Hạ ........................................................................77
3.1. Các giải pháp chung...........................................................................78
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm tiền vay ............79
3.2.1. Đối với cho vay có bảo đảm bằng tài sản........................................79
3.2.2. Đối với cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.............................81
II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động bảo đảm tiền vay tại chi nhánh
NHNN & PTNT Láng Hạ
1. Đối với Nhà nước, các Bộ ngành..........................................................82
2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và NHNN & PTNT Việt Nam
2.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam...........................................94
2.2. Đối với NHNN & PTNT Việt Nam ...................................................95
3. Đối với chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ ......................................96
4. Đối với khách hàng ..............................................................................97
KẾT LUẬN...............................................................................................98
Danh mục tài liệu tham khảo..................................................................99
Chuyên đề thực tập
Phạm Thị Như 6 Luật Kinh Doanh 45
Danh mục từ viết tắt
1. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - NHNN & PTNT.
2. Tổ chức tín dụng - TCTD.
3. World Bank – WB.
4. Doanh nghiệp Nhà nước – DNNN.
5. Ngân hàng Nhà nước – NHNN.
6. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh - DNNQD.
7. Thông tư liên tịch – TTLT.
8. Tổ chức kinh tế - TCKT.
9. Uỷ thác đầu tư – UTĐT.
10. Trung ương – TW.
11. Nợ quá hạn – NQH.
12. Uỷ ban nhân dân – UBND.
13. Cán bộ công nhân viên – CBCNV.
14. Hội đồng quản trị - HĐQT.
15. Tổ chức cán bộ - TCCB.
16. Trung tâm thông tin tín dụng – CIC
Chuyên đề thực tập
Phạm Thị Như 7 Luật Kinh Doanh 45
PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY
I. Chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng ngân hàng
1. Tín dụng ngân hàng
1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng tồn tại trong nền sản xuất hàng hoá, biểu hiện trước hết là sự vay mượn tạm thời
một số vốn tiền tệ hay tài sản. Tín dụng từ xa xưa dựa trên lòng tin là chủ yếu, ngày nay nó
được pháp luật bảo trợ. Hiện nay tồn tại các hình thức tín dụng chủ yếu sau: tín dụng ngân
hàng, tín dụng thương mại, tín dụng Nhà nước, tín dụng quốc tế. Trong đó, tín dụng ngân
hàng là mối quan hệ kinh tế về sử dụng vốn tạm thời giữa ngân hàng và các tổ chức, cá nhân
theo nguyên tắc hoàn trả nhằm thỏa mãn nhu cầu về vốn của doanh nghiệp và các cá nhân.
Tín dụng ngân hàng giữ một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế và đối với ngân hàng thì
tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu. Tất cả các nghiệp vụ khác của ngân hàng đều có tính chất bổ
sung cho nghiệp vụ tín dụng và đây là nghiệp vụ quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân
hàng.
Thông thường, tín dụng ngân hàng được phân theo thời gian khách hàng vay vốn, bao
gồm các loại sau:
- Tín dụng ngắn hạn: đây là hình thức cấp tín dụng có thời hạn dưới 1 năm, thường áp dụng
trong trường hợp nguồn vốn ngân hàng cho khách hàng vay được sử dụng để bù đắp sự thiếu
hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của các cá
nhân dân cư.
- Tín dụng trung hạn: Là hình thức cấp tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm, thường áp dụng
trong trường hợp nguồn vốn ngân hàng cho khách hàng vay được sử dụng để đầu tư mua
sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng kinh doanh, xây dựng
các dự án mới có thời gian thu hồi vốn nhanh của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
- Tín dụng dài hạn: Là hình thức cấp tín dụng có thời hạn trên 5 năm, chủ yếu đáp ứng các
nhu cầu dài hạn như các công trình xây dựng của Nhà nước, các tổ chức, đơn vị sự nghiệp,
các doanh nghiệp có quy mô lớn...
Chuyên đề thực tập
Phạm Thị Như 8 Luật Kinh Doanh 45
1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng.
Ngân hàng được coi là huyết mạch trong bộ máy tài chính của đất nước, đặc biệt trong
xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, hoạt động của hệ thống ngân hàng càng khẳng định hơn
nữa vai trò quan trọng của mình. Đó là:
- Tín dụng ngân hàng thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá, tiền tệ phát triển, góp phần
đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thông qua chức
năng phân phối lại vốn tiền tệ theo nguyên tắc hoàn trả, các nguồn vốn và vật tư được đưa
vào luân chuyển và được sử dụng hợp lý trong sản xuất. Tín dụng ngân hàng góp phần thỏa
mãn các nhu cầu vốn tiền tệ tạm thời của doanh nghiệp, đảm bảo tính liên tục của quá trình
sản xuất cũng như mở rộng sản xuất. Đồng thời tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng
trong việc tạo ra cơ cấu tối ưu trong phát triển kinh tế, là phương tiện để Nhà nước cung ứng
tiền cho nền kinh tế phù hợp với sự phát triển kinh tế.
- Tín dụng ngân hàng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhờ
nguồn vốn vay của ngân hàng mà doanh nghiệp có thể khắc phục khi gặp khó khăn trong
kinh doanh, hoặc doanh nghiệp có nguồn vốn để mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư đổi mới
công nghệ...giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển.
- Tín dụng ngân hàng góp phần mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế toàn cầu, vay nợ nước ngoài trở thành một nhu cầu khách quan đối với tất cả
các nước trên thế giới, nó lại càng tỏ ra bức thiết đối với các nước đang phát triển như Việt
Nam. Nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển và nâng cao mức
sống vật chất của nhân dân.
1.3. Nguyên tắc của hoạt động tín dụng ngân hàng
- Nguyên tắc thứ nhất: Cho vay phải theo phương hướng mục tiêu, kế hoạch sản xuất kinh
doanh của người vay vốn phù hợp với kế hoạch sản xuất phát triển kinh tế xã hội của Nhà
nước và phải có hiệu quả (phương án sản xuất kinh doanh khả thi).
- Nguyên tắc thứ hai: Cho vay có giá trị tương đương làm bảo đảm. Nguyên tắc này đặt ra
theo yêu cầu tất yếu khách quan của quy luật lưu thông tiền tệ, đòi hỏi các ngân hàng khi cấp
tín dụng phải dựa trên cơ sở tài sản thế chấp hợp pháp và có các vật tư có giá trị tương
Chuyên đề thực tập
Phạm Thị Như 9 Luật Kinh Doanh 45
đương. Các giá trị tương đương làm bảo đảm có thể là tài sản cố định, vật tư hang hoá trong
kho hay đang trên đường vận chuyển, các giấy tờ có giá, các quyền về tài sản...
- Nguyên tắc thứ ba: Cho vay có hoàn trả vốn và lãi sau một thời gian nhất định. Đây là
nguyên tắc thể hiện tính đặc trưng của tín dụng ngân hàng, đòi hỏi các khoản tiền ngân hàng
cho vay sau khi đã sử dụng vào mục đích của người vay phải được hoàn trả cho ngân hàng
theo đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng cả vốn và lãi vay.
2. Vai trò của bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng ngân hàng:
2.1. Bảo đảm tiền vay là cơ sở bảo đảm an toàn cho hoạt động cho vay của các TCTD.
Trong cơ chế thị trường, sự ra đời và phát triển của các loại hình ngân hàng, các TCTD
cùng với sự đa dạng của các hoạt động và các hình thức tín dụng đã tạo nên một thị trường
tín dụng sôi động. Nhưng điều đó cũng chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro có thể xảy ra với các
ngân hàng mà khả năng ngăn ngừa chống đỡ kém. Hơn nữa, ngành ngân hàng là một ngành
kinh tế nhạy cảm, hoạt động ngân hàng với bản chất của nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều
loại rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Rủi ro trong hoạt động tín dụng là tình trạng người đi
vay không có khả năng hoàn trả được lãi hoặc gốc, hoặc cả lãi và gốc một cách đầy đủ, đúng
hạn cho TCTD. Nguyên nhân có thể là do hoạt động kinh doanh thua lỗ nên khách hàng
không đủ tài chính để trả nợ, thậm chí có một số trường hợp người đi vay có khả năng tài
chính nhưng chây ỳ không trả nợ, hoặc tìm cách lừa đảo chiếm đoạt vốn ngân hàng. Vì thế
pháp luật của hầu hết các nước đều có quy định cụ thể về an toàn trong hoạt động tín dụng,
theo đó các TCTD khi cấp tín dụng đều phải tuân thủ những điều kiện nhất định. Thông
thường để có thể tránh những rủi ro không trả được nợ của người đi vay, các ngân hàng quy
định các điều kiện vay vốn, trong đó bảo đảm tiền vay được xem là một trong những điều
kiện quan trọng nhất. Bản chất của bảo đảm tiền vay là sử dụng những tài sản làm bảo đảm
để trả nợ thay cho các khoản vay mà người vay đã dùng vào sản xuất kinh doanh nhưng
không có khả năng trả nợ ngân hàng. Như vậy tài sản làm bảo đảm tiền vay phải có giá trị,
tức nó phải là hàng hoá và có thị trường tiêu thụ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Do đó khi có
rủi ro xảy ra thì TCTD có thể thu hồi được vốn thông qua tài sản mà bên vay đã dùng làm
vật bảo đảm ngay cả trong trường hợp bên đi vay không có khả năng trả nợ, đảm bảo an toàn
cho hoạt động cho vay.
Chuyên đề thực tập
Phạm Thị Như 10 Luật Kinh Doanh 45
2.2. Bảo đảm tiền vay kích thích hoạt động cho vay của các TCTD
Theo Luật các TCTD năm 1997 (khoản 8 Điều 20), hoạt động tín dụng là việc TCTD sử
dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng. Trong đó vốn tự có bao gồm
giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số tài sản nợ khác của TCTD theo quy
định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ. Chức năng cơ bản
của nguồn vốn tự có của TCTD là để đảm bảo cho các nghĩa vụ trả nợ của chính các tổ chức
đó đối với những người gửi tiền. Trong hoạt động ngân hàng, nguồn vốn tự có là cơ sở để
cho các TCTD giữ được khả năng trả nợ, khả năng thanh toán ngay cả trong trường hợp hoạt
động kinh doanh ngân hàng không đem lại lợi nhuận. Nguồn vốn huy động bao gồm tiền gửi
của khách hàng, tiền vay của các TCTD khác, tiền huy động từ việc phát hành trái phiếu và
tiền vay tại ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên để huy động được các nguồn tiền này, TCTD
phải chứng minh số vốn tự có của mình và nhờ vào đó khách hàng có thể tin tưởng vào khả
năng thanh toán của TCTD trong tình huống gay cấn. Vậy TCTD thực hiện hoạt động tín
dụng trên cơ sở nguồn vốn huy động là chủ yếu, tức TCTD đi vay để cho vay. Thông qua
việc đi vay để cho vay này, TCTD phân phối các nguồn vốn cho các nhu cầu đầu tư của nền
kinh tế. Các quy định về bảo đảm tiền vay có tác dụng rất quan trọng trong việc kích thích
hoạt động cho vay của các TCTD bởi vì nếu các bên tham gia quan hệ tín dụng ngân hàng
tuân thủ các điều kiện vay vốn, đặc biệt là điều kiện về bảo đảm tiền vay thì rủi ro tín dụng
sẽ được loại trừ.
2.3. Bảo đảm tiền vay có vai tròquantrọng trong việc hạn chế tranh chấp xảy ra, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia trong quan hệ tín dụng ngân hàng.
Bảo đảm tiền vay bằng tài sản được thể hiện bằng các hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo
lãnh mà Nghị định 165/1999/NĐ-CP gọi là các giao dịch bảo đảm. Các bên trong hợp đồng
tín dụng ngân hàng có quyền thoả thuận áp dụng biện pháp bảo đảm cũng như thoả thuận
các điều khoản trong giao dịch bảo đảm. Các giao dịch bảo đảm này là căn cứ pháp lý quan
trọng để giải quyết tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng tín dụng
ngân hàng. Theo điều 5 Nghị định 178/1999/NĐ-CP quy định: “Nhà nước bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của các bên trong việc bảo đảm tiền vay. Không một tổ chức, cá nhân nào
được can thiệp trái pháp luật vào việc bảo đảm tiền vay và việc xử lý tài sản bảo đảm tiền
Chuyên đề thực tập
Phạm Thị Như 11 Luật Kinh Doanh 45
vay của các bên”. Do đó các tranh chấp được hạn chế, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
cho vay vốn của các TCTD cũng như sự phát triển của kinh tế - xã hội.
II. Quy chế pháp lý về bảo đảm tiền vay
1.Các văn bản pháp luật về bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng ngân hàng
Từ khi ra đời cho đến nay, đã có rất nhiều văn bản pháp luật đề cập đến hoạt động bảo
đảm tiền vay, bởi