Luận văn Quy định về thuế của WTO và lộ trình thực hiện các cam kết về thuế của Việt Nam

Kể từ ngày 11/01/2007 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới – WTO. Về tổng thể, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang tác động đến chiến lƣợc phát triển nền kinh tế Việt Nam năm 2010-2015 và 2020, mà cụ thể là tác động đến chiến lƣợc phát triển sản xuất của các ngành hàng nông nghiệp và công nghiệp của Việt Nam. Việc chủ động thực hiện tốt và đẩy nhanh quá trình cải cách nền kinh tế theo hƣớng tự do thƣơng mại hàng hóa theo cơ chế kinh tế thị trƣờng sẽ giúp cho Việt Nam dễ dàng hơn và hiệu quả hơn trong quá trình hội nhập. Bên cạnh đó, các cam kết thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế đang là động cơ thúc đẩy quá trình cải cách và tăng trƣởng kinh tế Việt Nam. Cắt giảm thuế quan là một nội dung trọng tâm trong quá trình hội nhập kinh tế và cũng là cam kết quan trọng nhất của Việt Nam khi gia nhập WTO. Cắt giảm thuế quan thực chất là việc chấp nhận sự cạnh tranh bình đẳng của hàng hóa nhập khẩu ở thị trƣờng trong nƣớc, có tác động trực tiếp đến tình hình sản xuất, đầu tƣ và lƣu thông hàng hóa của các doanh nghiệp trong nƣớc, đồng thời tạo ra sự hấp dẫn đối với các hoạt động dịch vụ và đầu tƣ của nƣớc ngoài. Thực tế, không có một cách thức cắt giảm thuế quan chung cho tất cả các nƣớc vì còn có sự khác nhau rất nhiều về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nƣớc. Tuy nhiên việc thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan với WTO sẽ gây ra những tác động rất lớn đối với sự phát triển của đất nƣớc ta, cả ở những tác động tích cực và các tác động tiêu cực. Vì vậy, cần phải có những phân tích, đánh giá một cách toàn diện, cụ thể các tác động của quá trình cắt giảm thuế quan trong quá trình hội nhập kinh tế đối với tổng thể nền kinh tế, các khu vực doanh nghiệp, ngƣời tiêu dùng với các ngành kinh tế của Việt Nam.

pdf112 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2399 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quy định về thuế của WTO và lộ trình thực hiện các cam kết về thuế của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG ---------------- LƢU XUÂN MẬU QUY ĐỊNH VỀ THUẾ CỦA WTO VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT VỀ THUẾ CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế Thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế Mã số: 60.31.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Vũ Sỹ Tuấn Hà Nội - 2007 1 MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................................... 1 LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 5 CHƢƠNG 1: NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ THUẾ QUAN CỦA TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI ......................................................................................................... 8 1.1. Tổng quan về Tổ chức Thƣơng mại Thế giới ................................................... 8 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................... 8 1.1.2. Cơ cấu tổ chức của WTO ....................................................................... 11 1.1.3. Một số Hiệp định cơ bản của WTO ........................................................ 12 1.1.4. Mục tiêu hoạt động và chức năng cơ bản của WTO ................................ 14 1.1.4.1. Mục tiêu hoạt động của WTO ......................................................... 14 1.1.4.2. Những chức năng cơ bản của WTO ................................................. 14 1.1.5. Nguyên tắc hoạt động của WTO ............................................................. 15 1.1.5.1. Nguyên tắc không phân biệt đối xử. ................................................ 15 1.1.5.2. Nguyên tắc mở cửa thị trƣờng. ........................................................ 17 1.1.5.3. Nguyên tắc dễ dự đoán. ................................................................... 17 1.1.5.4. Nguyên tắc cạnh tranh công bằng. ................................................... 18 1.1.5.5. Dành cho các thành viên đang phát triển và các nƣớc đang chuyển đổi một số ƣu đãi. ................................................................................................... 18 1.2. Quy định về thuế quan của WTO ................................................................... 18 1.2.1. Quan điểm về thuế quan của WTO ......................................................... 18 1.2.1.1. Đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia. ....................................... 18 1.2.1.2. Dùng thuế làm biện pháp bảo hộ. .................................................... 19 1.2.1.3. Giảm bớt hàng rào thƣơng mại ........................................................ 20 1.2.1.4. Quan điểm cạnh tranh công bằng .................................................... 22 1.2.1.5. Những quy định về những đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nƣớc đang và chậm phát triển ............................................................................ 25 1.2.2. Một số phƣơng thức kỹ thuật áp dụng cho các biện pháp thuế quan........ 26 1.2.2.1. Thuế hóa ......................................................................................... 26 1.2.2.2. Ràng buộc thuế quan ....................................................................... 26 2 1.2.2.3. Cắt giảm thuế quan hơn nữa ............................................................ 27 1.2.3. Các phƣơng pháp cắt giảm thuế quan cơ bản .......................................... 27 1.2.3.1. Cắt giảm dựa trên cơ sở bản chào và bản yêu cầu ............................ 27 1.2.3.2. Phƣơng pháp cắt giảm bình quân ..................................................... 28 1.2.3.3. Đàm phán cắt giảm thuế quan theo công thức ................................. 29 1.2.3.4. Hài hoà hoá thuế quan ..................................................................... 30 1.2.3.5. Cắt giảm thuế quan theo ngành ....................................................... 30 1.2.3.6. Phƣơng pháp kết hợp....................................................................... 31 CHƢƠNG 2: CAM KẾT VỀ THUẾ CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN ............................................................................................ 32 2.1. Cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO ..................................................... 32 2.1.1. Tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam ................................................. 32 2.1.2. Cam kết chung của Việt Nam khi gia nhập WTO ................................... 33 2.1.2.1. Cam kết đa phƣơng ......................................................................... 33 2.1.2.2. Cam kết về mở cửa thị trƣờng dịch vụ ............................................. 35 2.1.3. Cam kết về thuế quan của Việt Nam khi gia nhập WTO ......................... 40 2.1.3.1. Mức cam kết chung ......................................................................... 40 2.1.3.2. Những cam kết thuế đối với thƣơng mại hàng hoá........................... 42 2.1.4. Đánh giá các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO ......................... 46 2.2. Tác động của việc thực hiện các cam kết về thuế quan đối với phát triển kinh tế của Việt Nam ........................................................................................................... 47 2.2.1. Tác động chung đối với nền kinh tế ........................................................ 47 2.2.1.1. Tác động đối với Nhà nƣớc ............................................................. 48 2.2.1.2. Tác động đối với khu vực doanh nghiệp .......................................... 52 2.2.1.3. Tác động đối với ngƣời tiêu dùng .................................................... 54 2.2.2. Những tác động chủ yếu tới các ngành kinh tế........................................ 55 2.2.2.1. Tác động đối với lĩnh vực nông nghiệp ........................................... 55 2.2.2.2. Đối với lĩnh vực công nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ ..................... 56 2.2.2.3. Đối với lĩnh vực đầu tƣ ................................................................... 61 2.3. Tình hình thực hiện cam kết thuế quan của Việt Nam sau 2 tháng gia nhập ... 62 3 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN CÁC LỘ TRÌNH CAM KẾT VỀ THUẾ CỦA VIỆT NAM ............................................................................................. 69 3.1. Kinh nghiệm thực tế cắt giảm thuế quan của một số nƣớc trên thế giới .......... 69 3.1.1. Kinh nghiệm của Ấn Độ ......................................................................... 69 3.1.1.1. Đổi mới quan điểm về tự do hóa thƣơng mại ................................... 69 3.1.1.2. Chủ động từng bƣớc tự do hóa thƣơng mại ..................................... 70 3.1.1.3. Vận dụng các biện pháp bảo hộ phù hợp với qui tắc của WTO ........ 72 3.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc ................................................................ 73 3.1.2.1. Quan điểm phát triển thƣơng mại trong xu thế hội nhập .................. 73 3.1.2.2. Thực hiện tự do hóa thƣơng mại đơn phƣơng và chủ động .............. 73 3.1.2.3. Trung Quốc đã thực hiện các cam kết với WTO .............................. 75 3.1.2.4. Thúc đẩy cải cách ............................................................................ 77 3.1.2.5. Hiện đại hoá cơ cấu ngành nghề ...................................................... 77 3.1.2.6. Bảo hộ gắn với mục tiêu xuất khẩu.................................................. 78 3.1.2.7. Tỷ giá giữa đồng Nhân dân tệ (NDT) và USD ................................. 79 3.1.2.8. Tiếp tục khai mở thị trƣờng bên ngoài ............................................. 80 3.1.2.9. Đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao ............................. 81 3.2. Các giải pháp nhằm thực hiện các lộ trình cam kết thuế của Việt Nam .......... 81 3.2.1. Nhóm giải pháp đối với nhà nƣớc ........................................................... 81 3.2.1.1. Thúc đẩy tiến trình hoàn thiện hệ thống, cơ chế pháp luật. .............. 81 3.2.1.2. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính ............................................. 83 3.2.1.3. Tích cực phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí ..... 84 3.2.1.4. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc ........................ 85 3.2.1.5. Đặt trọng tâm đào tạo đội ngũ lao động cho phù hợp với tình hình và nhu cầu của WTO. ............................................................................................ 86 3.2.1.6. Tập trung sức phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, năng lƣợng ........ 87 3.2.1.7. Nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành nông nghiệp .................. 88 3.2.1.8. Phát triển các loại hình dịch vụ........................................................ 91 3.2.1.9. Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá công nghiệp ................ 91 3.2.1.10. Nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, giữ vững chủ quyền quốc gia và định hƣớng của sự phát triển ............................................................................. 95 4 3.2.2. Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp Việt Nam .................................... 95 3.2.2.1. Triển khai thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp .................................. 95 3.2.2.2. Tăng cƣờng sự hợp tác, gắn kết kinh tế giữa các doanh nghiệp ....... 97 3.2.2.3. Củng cố cơ chế hoạt động của các hiệp hội ngành hàng .................. 98 3.2.2.4. Các doanh nghiệp cần nâng cao khả năng cạnh tranh ...................... 99 3.2.2.5. Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực .............102 3.2.2.6. Đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý ......................................................103 3.2.2.7. Xây dựng thƣơng hiệu vững mạnh .................................................103 KẾT LUẬN ................................................................................................................105 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................107 5 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Kể từ ngày 11/01/2007 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới – WTO. Về tổng thể, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang tác động đến chiến lƣợc phát triển nền kinh tế Việt Nam năm 2010-2015 và 2020, mà cụ thể là tác động đến chiến lƣợc phát triển sản xuất của các ngành hàng nông nghiệp và công nghiệp của Việt Nam. Việc chủ động thực hiện tốt và đẩy nhanh quá trình cải cách nền kinh tế theo hƣớng tự do thƣơng mại hàng hóa theo cơ chế kinh tế thị trƣờng sẽ giúp cho Việt Nam dễ dàng hơn và hiệu quả hơn trong quá trình hội nhập. Bên cạnh đó, các cam kết thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế đang là động cơ thúc đẩy quá trình cải cách và tăng trƣởng kinh tế Việt Nam. Cắt giảm thuế quan là một nội dung trọng tâm trong quá trình hội nhập kinh tế và cũng là cam kết quan trọng nhất của Việt Nam khi gia nhập WTO. Cắt giảm thuế quan thực chất là việc chấp nhận sự cạnh tranh bình đẳng của hàng hóa nhập khẩu ở thị trƣờng trong nƣớc, có tác động trực tiếp đến tình hình sản xuất, đầu tƣ và lƣu thông hàng hóa của các doanh nghiệp trong nƣớc, đồng thời tạo ra sự hấp dẫn đối với các hoạt động dịch vụ và đầu tƣ của nƣớc ngoài. Thực tế, không có một cách thức cắt giảm thuế quan chung cho tất cả các nƣớc vì còn có sự khác nhau rất nhiều về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nƣớc. Tuy nhiên việc thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan với WTO sẽ gây ra những tác động rất lớn đối với sự phát triển của đất nƣớc ta, cả ở những tác động tích cực và các tác động tiêu cực. Vì vậy, cần phải có những phân tích, đánh giá một cách toàn diện, cụ thể các tác động của quá trình cắt giảm thuế quan trong quá trình hội nhập kinh tế đối với tổng thể nền kinh tế, các khu vực doanh nghiệp, ngƣời tiêu dùng với các ngành kinh tế của Việt Nam. Xuất phát từ thực trạng đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Quy định về thuế của WTO và lộ trình thực hiện các cam kết về thuế của Việt Nam”. 2. Mục đích nghiên cứu 6 Nghiên cứu các quy định, quan điểm về thuế quan của Tổ chức thƣơng mại Thế giới – WTO nói chung và các cam kết thuế quan cụ thể, lộ trình thực hiện của Việt Nam khi đã là thành viên chính thức của WTO. Phân tích và đánh giá các tác động của các cam kết chính thức của Việt Nam khi gia nhập WTO nói chung và tác động của các cam kết thuế quan nói riêng đối với nền kinh tế Việt Nam. Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế các tác động tiêu cực trong quá trình thực hiện các cam kết thuế quan của Việt Nam và thực hiện đúng lộ trình cam kết. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu là các quy định về thuế quan của WTO và các cam kết thuế quan của Việt Nam khi gia nhập WTO. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đồng thời căn cứ vào đƣờng lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc ta. - Phƣơng pháp thống kê và thu thập tin tức, Phƣơng pháp so sánh và tổng hợp số liệu, Phƣơng pháp phân tích các hoạt động kinh tế 5. Đóng góp khoa học của luận văn Tổng hợp các quy định về thuế quan của WTO đƣợc quy định trong các Hiệp định quan trọng của WTO nhƣ Hiệp định chung về thuế quan và thƣơng mại 1994, Hiệp định Nông nghiệp, Hiệp định về dệt may, Hiệp định kỹ thuật thông tin… Luận văn cũng hệ thống một cách khá chi tiết và khoa học các cam kết chính thức của Việt Nam khi gia nhập WTO, đặc biệt là các cam kết về thuế quan của Việt Nam. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng năng lực cạnh tranh quốc gia của nhà nƣớc Việt Nam nói chung và của doanh nghiệp Việt Nam nói riêng trong quá trình thực hiện lộ trình cam kết thuế quan với WTO. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng: Chƣơng 1: Những quy định về thuế quan của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới 7 Chƣơng 2: Cam kết về thuế của Việt Nam khi gia nhập WTO và lộ trình thực hiện Chƣơng 3: Giải pháp nhằm thực hiện các lộ trình cam kết về thuế của Việt Nam. 8 CHƢƠNG 1: NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ THUẾ QUAN CỦA TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI 1.1. Tổng quan về Tổ chức Thƣơng mại Thế giới Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (World Trade Organization – WTO) là một tổ chức quốc tế, trụ sở ở Geneva, Thuỵ Sĩ, có chức năng giám sát các hiệp định thƣơng mại giữa các nƣớc thành viên theo các quy tắc thƣơng mại đã cam kết. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thƣơng mại để tiến tới tự do thƣơng mại. Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) đƣợc thành lập tại Vòng đàm phán Urugoay trong khuôn khổ Hiệp định chung về Thuế quan và Thƣơng mại (General Agreement on Tariffs and Trade – GATT) họp tại Marrakesh, Maroc) ngày 15-4-1994 và bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 01-01-1995. Về cơ bản, WTO là sự kế thừa và phát triển của GATT chứ không thay thế GATT, góp phần tiếp tục thể chế hoá và thiết lập trật tự mới trong hệ thống thƣơng mại đa phƣơng của thế giới. Nhƣng WTO lại khác GATT về nhiều phƣơng diện. Nếu GATT là một định chế khá linh động, chủ yếu là mặc cả và giao dịch, tạo ra nhiều cơ hội để các nƣớc “không tuân thủ” các quy chế cụ thể, thì WTO lại áp dụng các quy chế chung cho mọi thành viên, bị chi phối bởi các thủ tục hoà giải tranh chấp. Hơn nữa, sự ra đời của WTO còn tạo ra cơ chế pháp lý điều chỉnh thƣơng mại thế giới không chỉ trong lĩnh vực thƣơng mại hàng hoá, mà còn cả trong các lĩnh vực mới là dịch vụ, đầu tƣ và sở hữu trí tuệ, đồng thời đƣa vào khuôn khổ thƣơng mại đa phƣơng hai lĩnh vực dệt may và nông nghiệp. Hiện nay, WTO là tổ chức quốc tế duy nhất quản lý luật lệ giữa các quốc gia trong thƣơng mại quốc tế và là một tổ chức thƣơng mại lớn nhất toàn cầu. Đó là những hiệp định đã và đang tiếp tục đƣợc đàm phán và ký kết giữa các quốc gia hoặc lãnh thổ quan thuế thành viên. Tính đến nay WTO đã có 150 thành viên, bao gồm 76 thành viên sáng lập và 74 thành viên tham gia. Khối lƣợng thƣơng mại giao dịch giữa các thành viên WTO hiện chiếm gần 98% giao dịch thƣơng mại quốc tế. 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Tƣ tƣởng về tự do thƣơng mại do WTO theo đuổi có xuất xứ từ rất lâu. Năm 1944, tại Hội nghị Bretton Woods, bang New Hampshire, Mỹ, cùng với sự ra đời của 2 tổ chức tài chính quốc tế là Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (nay gọi là Ngân hàng Thế giới-WB) và Quỹ tiền tệ Quốc tế - IMF, một tổ chức chung về lĩnh vực thƣơng 9 mại cũng đƣợc đề xuất thành lập với tên gọi Tổ chức thƣơng mại Quốc tế (International Trade Organization – ITO). Hiến chƣơng ITO đƣợc nhất trí tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc về thƣơng mại và việc làm tại Habana, Cuba tháng 3 năm 1948. Tuy nhiên, do không đƣợc tất cả quốc hội của các nƣớc phê chuẩn nên ITO, với tƣ cách là một tổ chức, đã không thể hình thành. Mặc dầu vậy, tinh thần cơ bản của Hiến chƣơng ITO về điều chỉnh thƣơng mại quốc tế vẫn tồn tại thông qua sự hình thành định chế thƣơng mại quốc tế Hiệp định chung về Thuế quan và Thƣơng mại (GATT). Từ khi ra đời (1-1-1948 với 23 nƣớc tham gia thoả thuận ban đầu), GATT đóng vai trò là khung pháp lý chủ yếu của hệ thống thƣơng mại đa phƣơng trong suốt gần 50 năm. Các nƣớc tham gia GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán, ký kết thêm nhiều thoả ƣớc thƣơng mại mới. Tại vòng đàm phán thứ 8 của GATT khai mạc ở Punta Del Este, Uruguay – Vòng đàm phán Uruguay, bắt đầu năm 1986 và kết thúc năm 1994, các bên tham gia GATT đã nhất trí thành lập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) thay thế cho GATT. Các nguyên tắc và các hiệp định của GATT đƣợc WTO kế thừa, quản lý và mở rộng. Tuy là một hiệp định có vai trò bao trùm trong đời sống thƣơng mại quốc tế, trong đó đề ra những nguyên tắc cơ bản của thƣơng mại quốc tế và những nguyên tắc đó vẫn tồn tại cho đến ngày nay, nhƣng GATT lại chƣa bao giờ là một tổ chức. Sự điều hành GATT khiến ngƣời Việt Nam có cảm giác đây nhƣ là một tổ chức. GATT điều hành các vòng đàm phán kéo dài nhiều năm với sự tham gia của hàng chục quốc gia từ khắp các châu lục. Do tầm vóc lớn lao của nó cũng nhƣ giá trị những khối lƣợng thƣơng mại mà nó điều tiết, GATT có riêng một Ban thƣ ký để theo dõi, giám sát việc thực hiện Hiệp định. Và để diễn tả hình thức tồn tại này của GATT, có ngƣời gọi GATT là một “định chế”. Về điểm này, WTO không giống nhƣ GATT vì WTO thực sự là một tổ chức, ra đời thay thế GATT, nhằm thể chế hoá GATT, biến GATT thành một tổ chức thực sự và có cơ cấu tổ chức hoạt động cụ thể và đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1995. Vì thế mà các nƣớc tham gia GATT chỉ đƣợc gọi là các bên ký kết, còn các nƣớc, các tổ chức và vùng lãnh thổ tham gia WTO thì đƣợc gọi là thành viên. Trong lịch sử tồn tại 47 năm của mình, GATT đã trải qua 8 vòng đàm phàn với các nội dung cụ thể nhƣ trong bảng 1.1: 10 Bảng 1.1. Các vòng đàm phán của GATT Vòng đàm phàn Thời gian Số nƣớc Chủ đề đàm phán Trị giá thƣơng mại đƣợc tính Bình quân cắt giảm thuế quan Bình quân thuế quan sau đó Geneva 1947 23 Thuế quan 10 tỷ USD 35% - Annecy 1949 33 Thuế quan - 35% - Torquay 1950 34 Thuế quan - 35% - Geneva 1956 22 Thuế quan 10 tỷ USD 35% - Dillon 1960- 61 45 Thuế quan - 35% - Kenedy 1962- 67 48 Thuế quan và các biện pháp chống bán phá giá - 35% 8,7% Tokyo 1973- 79 99 Thuế quan và các biện pháp phi thuế quan, các hiệp định khung thuế quan 2,5 tỷ USD 34% 6,3% Uruguay 1986- 94 123 Các biện pháp phi thuế quan, dịch vụ sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp, nông nghiệp, hàng dệt may… 4,9 tỷ USD 38% 3,9% Nguồn: John H.Jackson, (Phạm Viễn Phương, Huỳnh Văn Thanh dịch), Hệ thống thương mại thế giới-Luật và chính sách về các quan hệ kinh tế quốc tế, NXB Thanh niên, 2001.tr.114 11 1.1.2. C
Luận văn liên quan