Luận văn Rèn kỹ năng lập ý ở loại bài nghị luận xã hội cho học sinh trung học phổ thông

Trong làm văn nghị luận nói chung và làm văn nghị luận xã hội nói riêng, kỹ năng lập ý là kỹ năng cơ bản và quan trọng cần rèn luyện giúp học sinh có thể viết tốt một bài văn nói chung và bài nghị luận xã hội nói riêng. Một trong những vấn đề cơ bản trong định hướng đổi mới của nền giáo dục của nước ta hiện nay là đổi mới phương pháp dạy – học. Ở phân môn làm văn, để làm được điều đó chúng ta phải tổ chức dạy học sao cho học sinh được trang bị một hệ thống kiến thức và kỹ năng cần thiết nhất đặc biệt phải giúp các em có thể vận dụng tốt nhất hệ thống kiến thức và phương pháp được cung cấp để các em có thể tự mình viết được một bài làm văn hoàn chỉnh theo bất cứ yêu cầu nào. 1.2. Một bài văn nghị luận, đặc biệt là nghị luận xã hội có chất lượng của học sinh THPT theo tác giả luận văn cần có 2 yếu tố sau đây: - Thứ nhất: Bài viết phải có ý - Thứ hai: Người viết phải biết diễn đạt những ý đã xác định thành Văn, trình bày thành bài văn hoàn chỉnh

pdf156 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1879 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Rèn kỹ năng lập ý ở loại bài nghị luận xã hội cho học sinh trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Lê Hải Thanh RÈN KỸ NĂNG LẬP Ý Ở LOẠI BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Lê Hải Thanh RÈN KỸ NĂNG LẬP Ý Ở LOẠI BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học môn Văn Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THÀNH THI Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thành Thi đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Khoa Ngữ văn trường ĐHSP TP.HCM, Phòng KHCN và SĐH trường ĐHSP TP.HCM đã tạo điều kiện và đã có những hướng dẫn cụ thể giúp tôi hoàn thành luận văn. Đồng thời, tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo ở một số trường THPT đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi tiến hành thực nghiệm giảng dạy, trả lời phỏng vấncũng như đã có những góp ý, đánh giá, nhận xét chân tình về những vấn đề của luận văn và các giáo án thực nghiệm trong quá trình tôi tiến hành thực hiện luận văn. Cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã luôn ủng hộ, chia sẻ, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. MỞ ĐẦU 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài 1.1. Trong làm văn nghị luận nói chung và làm văn nghị luận xã hội nói riêng, kỹ năng lập ý là kỹ năng cơ bản và quan trọng cần rèn luyện giúp học sinh có thể viết tốt một bài văn nói chung và bài nghị luận xã hội nói riêng. Một trong những vấn đề cơ bản trong định hướng đổi mới của nền giáo dục của nước ta hiện nay là đổi mới phương pháp dạy – học. Ở phân môn làm văn, để làm được điều đó chúng ta phải tổ chức dạy học sao cho học sinh được trang bị một hệ thống kiến thức và kỹ năng cần thiết nhất đặc biệt phải giúp các em có thể vận dụng tốt nhất hệ thống kiến thức và phương pháp được cung cấp để các em có thể tự mình viết được một bài làm văn hoàn chỉnh theo bất cứ yêu cầu nào. 1.2. Một bài văn nghị luận, đặc biệt là nghị luận xã hội có chất lượng của học sinh THPT theo tác giả luận văn cần có 2 yếu tố sau đây: - Thứ nhất: Bài viết phải có ý - Thứ hai: Người viết phải biết diễn đạt những ý đã xác định thành Văn, trình bày thành bài văn hoàn chỉnh. Nếu như ý nghiêng về việc tác động vào lý trí, vào nhận thức, thì văn thiên về việc tác động vào tình cảm. Ý thỏa mãn nhu cầu hiểu, văn đáp ứng nhu cầu cảm. Ý và văn gắn kết với nhau, tạo nên khoái cảm cho người đọc trong việc thưởng thức bài văn. Muốn có được ý hay người viết phải suy nghĩ, động não, tìm ra các ý rồi phải lựa chọn, sắp xếp chúng một cách hợp lý để làm sáng tỏ và nổi bật vấn đề cần nghị luận. Rèn kỹ năng lập ý cho học sinh cũng chính là góp phần hình thành đầu óc thiết kế, một thứ lao động có ý thức, vốn là đặc trưng lao động người. 1.3. Trong dạy học làm văn nói chung, vấn đề rèn luyện kỹ năng lập ý đã được quan tâm từ khá lâu, tuy vậy vẫn chưa được giải quyết trọn vẹn. Bên cạnh đó, việc dạy làm văn của giáo viên và việc học làm văn của học sinh lại hết sức qua loa, chiếu lệ. Để có thể giải quyết những vấn đề nêu trên, chúng ta không thể chỉ chú trọng đến lý thuyết mà điều quan trọng nữa là cần xác định được một hệ thống phương pháp với những thao tác cụ thể tương ứng với lý thuyết đó để hiện thực hóa lý thuyết trong việc dạy học. Hơn nữa khi tìm hiểu các tài liệu dạy học và các công trình nghiên cứu hiện hành trong nhà trường Việt Nam, tác giả luận văn nhận thấy việc giải quyết những vấn đề này còn nhiều chỗ chưa thật thỏa đáng cần phải được giải quyết tiếp. Qua thực tế giảng dạy và thực nghiệm điều tra ở một số trường THPT bằng những số liệu đã đo được, tác giả luận văn cũng nhận thấy, một trong những khó khăn và lúng túng nhất cho học sinh khi viết bài nghị luận xã hội là làm thế nào để có ý và sắp xếp các ý ấy thành một dàn bài hợp lý. Và thực tế cho thấy, phần lớn bài làm của học sinh thường không có ý, thiếu ý, trùng ý, lạc ý, ý lộn xộn, thậm chí không biết làm dàn ý. Luận văn này cố gắng góp phần hoàn chỉnh và đề xuất những hình thức rèn kỹ năng lập ý cho học sinh ở loại bài nghị luận xã hội. 1.4. Giải quyết tốt vấn đề trên, luận văn có ý nghĩa ở cả hai phương diện lý luận và thực tiễn với những đóng góp thể hiện ở mấy điểm sau: - Từng bước làm thay đổi nhận thức cũng như họat động dạy – học của giáo viên và học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học phân môn làm văn hiện nay. - Làm cho giáo viên và học sinh nhận thức thật đầy đủ tầm quan trọng của việc lập ý và dựng đoạn khi dạy – học làm văn nghị luận nói chung và khi viết bài nghị luận xã hội nói riêng. - Góp phần bổ sung, hoàn chỉnh và chuẩn hóa ý thuyết về kỹ năng lập ý cho bài nghị luận xã hội. Đồng thời cung cấp cho giáo viên và học sinh hệ thống kiến thức, thao tác, kỹ năng cũng như cách thức dạy – học lập ý tương ứng khi dạy – học và viết bài nghị luận xã hội. - Phần nào định hướng cho học sinh kỹ năng “xử lý” linh họat các đề làm văn nghị luận theo từng yêu cầu về thời gian cụ thể và cũng phần nào giúp giáo viên – học sinh nhận thức được rằng: Khi dạy – học lập ý phải dạy – học bằng các thao tác cụ thể và thực hành theo mẫu nhưng đồng thời phải kiên quyết ngăn chặn và chống văn mẫu. - Với những đóng góp trên, luận văn sẽ góp phần khắc phục tình trạng yếu kém của học sinh trong việc lập ý cho loại bài nghị luận xã hội nói riêng và văn nghị luận nói chung. 2. Lịch sử vấn đề Văn NL là loại văn có vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi con người và cũng là loại văn có lịch sử lâu đời. Thế nhưng nếu chỉ tính riêng những bài nghiên cứu, những tài liệu dạy học và kĩ năng lập ý cho loại bài NLXH thì không phong phú. Bởi vì tuy có phân biệt hai loại NLXH và NLVH, nhưng trong thực tế kỹ năng lập ý bao giờ cũng chỉ được trình bày trong phần kỹ năng làm văn nói chung. Vì thế nhìn lại lịch sử vấn đề này chỉ có thể xem xét kỹ năng lập ý nói chung, từ đó “bóc tách” ra cho loại bài NLXH. Để luyện kĩ năng lập ý cho HS, các tài liệu thường đi theo ba hướng sau: 2.1 Rèn luyện lập ý bằng việc cho dàn bài mẫu 2.1.1 Thời phong kiến cách dạy lập ý cho văn NL được tiến hành chủ yếu theo cách: thầy đưa ra các bài văn mẫu, từ những bài văn mẫu này, thầy giáo căn cứ vào đặc điểm về nội dung và hình thức của từng loại mà phân tích và giảng giải cho trò. Học trò cứ thế mà luyện tập theo. Có thể thấy rõ cách học và dạy lập ý ở trên qua cuốn Việt Hán văn khảo của Phan Kế Bính [8] và cuốn Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm [34]. Kĩ năng lập ý được Phan Kế Bính đề cập ở mục thể cách văn chương và luận về phương pháp làm văn. Theo ông trước khi viết bài văn cần thực hiện ba bước sau: xác lập chủ ý, cấu tứ và bố cục. Dương Quảng Hàm cũng để hẳn chương 9 ở cuốn Việt Nam văn học sử yếu để nêu những đặc điểm và cách thức làm các lối văn cử nghiệp viết bằng chữ nho. Ở đó ta thấy rõ dàn ý của một bài văn thời phong kiến với những yêu cầu cụ thể về nội dung và cách thức viết. Người viết cứ thế mà làm, mà luyện tập theo mẫu đã có. Như vậy, có thể thấy rõ thực chất của việc dạy lập ý thời phong kiến ở một bài văn nghị luận là giúp người học nắm vững được đặc điểm và những yêu cầu về bố cục của từng loại văn mà thôi. 2.1.2 Thời Pháp thuộc, nhà trường Pháp-Việt được hình thành, ở đó Văn nghị luận được dạy với hai dạng: nghị luận nói chung (Composition) và bình luận (Dissertation). - Mặt khác, theo Thẩm Thệ Hà [33]còn có 3 loại khác cũng được coi là Văn nghị luận, đó là Thư luận (Dissertation-letter), bút chiến luận (Dissertation- polemique) đối luận (Disssertation Dialogue). Căn cứ vào các tài liệu và các sách làm văn của nhiều tác giả sống , học và làm văn nghị luận dưới thời Pháp thuộc, chúng tôi thấy rằng: - Tài liệu làm văn thời kì này không có nhiều và lý thuyết làm văn chưa hoặc không được chú ý, chẳng hạn: Nguyễn Đặng Thư [105] đã nhận xét: “Sách luyện về luận viết văn các lớp trên ban trung học còn rất hiếm” (ở đây chúng tôi muốn đề cập đến tài liệu bằng tiếng Việt), “Ở nhà trường xưa và nay, trong giờ luận Pháp và Việt văn các giáo sư chỉ cho đầu bài, có khi làm theo một dàn ý sơ lược rồi để mặc ta thao túng” . - Việc dạy lập ý ở thời kỳ này cũng chủ yếu là cung cấp bài mẫu, người học cứ theo đó mà làm, mà luyện tập. 2. 2. Rèn luyện lập ý có chú ý đến lí thuyết lập ý nói chung 2.2.1. Ở giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954) có thể kể đến một số cuốn sách dạy làm văn tiêu biểu như: Luận văn thị phạm của Nghiêm Toản [112], Nghị luận luân lí của Phan Ngô [70], Nghị luận khái quát của Nguyễn Đặng Thư [105], Nghị luận văn chương của Phạm Việt Tuyền [115] Trong số những cuốn sách kể trên, đáng chú ý nhất có lẽ là cuốn Luận văn thị phạm của Nghiêm Toản. Với cuốn sách này, tác giả đã nêu được một cách khái quát các bước tìm ý. Từ bảy đề cụ thể, Nghiêm Toản đã nêu lên bốn nhận xét về các trường hợp khó khăn khi phân tích đề và bảy điểm cần chú ý trong quá trình để tìm ý. Có thể nói trong giai đoạn này, cuốn Luận văn thị phạm là cuốn làm văn dạy cho HS cách lập ý chi tiết và bài bản nhất. Thậm chí phương pháp lập ý của ông có những điểm cho đến nay vẫn có giá trị như phân tích khái niệm, đặt câu hỏi Những cuốn sách còn lại (đã nêu) phần lớn là sách dạy thực hành từ các đề, các dàn bài mẫu, cũng có cuốn đề cập đến lí thuyết kĩ năng lập ý, nhưng không có gì mới so với Nghiêm Toản, thậm chí sơ sài hơn. 2.2.2 Giai đoạn 1954-1975, sách làm văn xuất hiện khá nhiều. Tiêu biểu như: Phương pháp làm văn nghị luận (1959) của Thẩm Thể Hà [33], Nghị luận luân lí và văn chương (1960) của Nguyễn Duy Nhường[73], Luân lí phổ thông (1962) của Lê Thái Ất [5], Nghị luận luân lí và phổ thông (1964) của Minh Văn và Xuân Tước [117], Bài viết văn thi tú tài (1967) Phạm Thế Ngũ [72], Luận văn chương và giải đề (1971) của Vũ Kí [52] Trong các cuốn sách làm văn nói trên, kĩ năng lập ý ít nhiều cũng được đề cập tới với những ưu điểm và nhược điểm riêng. Thẩm Thệ Hà đề cập đến ba kỹ năng: kĩ năng nhập đề, kĩ năng diễn đề và kết luận. Việc tìm ý, lập ý chủ yếu khai thác từ cách thức của các thao tác chứ không phải nội dung vấn đề. Trong cuốn sách Nghị luận luân lí và văn chương, kĩ năng lập ý chỉ được đề cập đến ở loại NL luân lí. Lê Thái Ất trong cuốn Luân lí phổ thông đã dành chương 4 và chương 5 để nêu cách tìm ý và dàn ý nhưng về cơ bản cách tìm ý của cuốn sách có nhiều điểm giống Nghiêm Toản. Cuốn sách làm văn có đề cập một cách trực tiếp đến cách lập ý là cuốn Nghị luận văn chương của Vũ Kí. Theo Vũ Kí, muốn hiểu đề cần trả lời 2 câu hỏi: Đề muốn gì? Và ta biết gì? Đồng thời, ở phần kĩ năng lập ý, tác giả nêu ra 2 bước: Bước 1: Hiểu rõ các danh từ trong đề để hiểu đề Bước 2: Hiểu xong phải lục soát tất cả những kiến thức văn chương nằm trong tiềm thức của mình, những hiểu biết thu thập được ở trường, ở tự đọc sách, ở sự nghiên cứu của mình để ứng phó với đề. 2.2.3 Từ sau 1975 Nhà xuất bản giáo dục ấn hành cuốn Tài liệu hướng dẫn giảng dạy TLV cấp III (tập 1) [107], Tài liệu hướng dẫn giảng dạy TLV cấp III (tập 2) [108]. Trong cuốn tài liệu này, các tác giả gợi ý kĩ năng làm bài bằng những điều chung chung trong những gợi ý ở ba phần: đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết thúc vấn đề. Trong những năm 1970-1976 xuất hiện một số bộ sách “Hướng dẫn ôn tập và làm bài thi vào các trường đại học, Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp”. Ở các bộ sách ôn thi ấy đều có phần kĩ năng làm văn trong đó có phần kĩ năng lập ý và các tác giả cũng đã chú ý đến việc hướng dẫn HS cách triển khai luận điểm, tìm ý và sắp xếp các ý nhưng chủ yếu vẫn là NLVH. 2.3. Rèn luyện kỹ năng lập ý được chú ý nhưng chủ yếu ở loại bài nghị luận văn học Với yêu cầu đổi mới việc dạy và học văn trên tất cả các bình diện, trong đó có phân môn làm văn, các tác giả cố gắng đi tìm và xác lập cho làm văn những cơ sở lí luận. Biểu hiện ở việc các đề đưa ra phân tích (chủ yếu là nghị luận văn học) và ở một vài kiểu bài (nghị luận văn học), các soạn giả đã có mục định hướng - lập ý. Tất nhiên không thể tránh được những nhược điểm nhất định, nhưng sách làm văn và các tài liệu học phân môn này ở giai đoạn cải cách giáo dục đã được viết theo tinh thần ấy. Cuốn giáo trình Làm văn đã vận dụng những thành tựu nghiên cứu của lí thuyết họat động lời nói và lí luận dạy tiếng, lí luận dạy đại học vào soi sáng cho các vấn đề của làm văn nói chung cũng như kĩ năng lập ý nói riêng. Kĩ năng này được các tác giả trình bày trong phần kĩ năng xây dựng luận điểm và lập chương trình biểu đạt. Nhìn chung cách xây dựng luân điểm ở đây được triển khai qui mô lớn, khoa học hơn, tuy vậy vẫn thấy rất lúng túng nếu đem cách xây dựng luận điểm ở đây vận dụng vào để giải quyết một đề nghị luận văn học nhất là loại phân tích, bình giảng tác phẩm văn học. Song song với việc cải tiến vấn đề dạy học – làm văn bậc đại học, ở cấp PTTH đã tiến hành triển khai sách cải cách giáo dục. Với hai bộ sách làm văn, một do trường ĐHSP Hà Nội biên soạn (gọi tắt là Trường) và một do Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học TP Hồ Chí Minh biên soạn (gọi tắt là Hội ), kỹ năng lập ý đã được đề cập đến nhiều hơn, cụ thể hơn, nhất là sách Trường. Hai bộ sách này mỗi cuốn đều có những ưu điểm và những hạn chế nhất định về việc rèn luyện kĩ năng lập ý. Cùng với bộ sách giáo khoa làm văn cho HS, Bộ GD và Đào tạo còn cho ra hàng loạt loại sách khác kèm theo như sách giáo viên, hướng dẫn dạy các bài trong sách giáo khoa học sinh; sách bồi dưỡng giáo viên dạy môn làm văn do trường ĐHSP Hà Nội biên soạn; tài liệu bồi dưỡng dạy sách giáo khoa cải cách giáo dục môn làm văn do Vụ giáo viên biên soạn; sách Làm văn 12 của Trần Thanh Đạm (chủ biên) (1992) [23], sách Dàn bài làm văn 12 của Trần Thanh Đạm (chủ biên) (1992) [22] nhưng tất cả cũng chỉ chú trọng đến NLVH. Mặc dù các tài liệu trên nhằm mở rộng, nâng cao và rèn luyện nội dung cũng như phương pháp dạy và học môn làm văn, thế nhưng các tài liệu ấy cũng chỉ xoay quanh những gì sách giáo khoa làm văn của HS đã đề cập. Năm 1993 trong tài liệu giáo khoa thực nghiệm phân ban làm văn 10 do nhóm tác giả Đỗ Hữu Châu-Nguyễn Xuân Nam-Nguyễn Quang Ninh-Cao Đức Tiến-Hà Bình Trị biên soạn (NXB GD Hà Nội ấn hành) [17], kĩ năng lập ý tiếp tục được lưu và đề cập đến trong phần lập dàn ý nói chung cho văn nghị luận. Tuy nhiên đó cũng chỉ là những hướng dẫn còn rất khái quát. Phần nghị luận văn học sách đưa ra 4 kiểu bài nhưng không đề cập đến kĩ năng lập ý cho từng kiểu bài. Ngoài ra, chúng ta còn có thể đề cập đến cuốn sách Làm văn 12 do nhóm tác giả Trần Đình Sử-Phan Trọng Luận-Nguyễn Minh Thuyết biên soạn [91]. Cuốn sách đã dành riêng chương đầu tiên (từ trang 3 đến trang 52) để trình bày về Kỹ năng làm văn nghị luận. Và ở chương này, Nguyễn Minh Thuyết đã trình bày một cách khá chi tiết và hệ thống về việc lập cho bài văn nghị luận với những chỉ dẫn cụ thể về các bước lập ý, các bước lập dàn bài cho bài văn nghị luận nói chung và nghị luận văn học nói riêng. Như vậy, có thể thấy rõ, kĩ năng lập ý nói riêng và kĩ năng làm văn nói chung chủ yếu đã được đề cập ở các tài liệu dạy học trong nhà trường (từ phổ thông đến đại học). Ngoài ra trên một số tạp chí chuyên ngành đã đăng tải ít nhiều các bài nghiên cứu về vấn đề rèn luyện kĩ năng làm văn nói chung. Tuy vậy không có tài liệu nào bàn bạc riêng về kĩ năng lập ý đặc biệt là kỹ năng lập ý cho NLXH mà chủ yếu đưa ra những vấn đề kĩ năng làm văn nghị luận nói chung. 2.4. Rèn luyện kỹ năng lập ý ở loại bài NLXH Giai đoạn 1954 – 1975 (như trên đã đề cập) các cuốn sách và tài liệu dạy làm văn NLXH tiêu biểu nhất có thể kể đến là Nghị luận luân lí và văn chương (1960) của Nguyễn Duy Nhường [73], Luân lí phổ thông (1962) của Lê Thái Ất [5], Nghị luận luân lí và phổ thông (1964) của Minh Văn và Xuân Tước [117]. Thế nhưng hầu hết những tài liệu ở giai đoạn này đều đề cập đến kỹ năng lập ý cho bài NLXH một cách rất chung chung, chưa đi vào những dẫn dắt cụ thể. 1) Giai đoạn CCGD cùng với sự xuất hiện của các tài liệu phục vụ cho công tác dạy học làm văn nói chung, các tài liệu dạy học kỹ năng lập ý cho NLXH cũng xuất hiện nhưng rất hạn chế so với các tài liệu viết cho NLVH và chủ yếu được viết chung với NLVH, hầu như chưa có tài liệu nào viết riêng cho NLXH. Có thể kể đến những cuốn sách như: Làm văn của nhóm tác giả Đỗ ngọc Thống-Nguyễn Thành Thi-Phạm Minh Diệu (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán trường THPT của trường ĐHSP Tp. HCM (2006), Tập làm văn (giáo trình dành cho sinh viên khoa ngữ văn cao đẳng sư phạm) của Nguyễn Công Lý (1997), Làm văn THCS của Lê Xuân Soan (2002), Làm văn (Giáo trình đào tạo giáo viên THCS) của nhóm tác giả Lê A-Nguyễn Trí (2001), Làm văn 10 của Trần Thanh Đạm (chủ biên) (1990), Làm văn 11 của Trần Thanh Đạm (chủ biên) (1991), Làm văn 10 (Sách giáo viên) của Trần Thanh Đạm (chủ biên) (1990), Làm văn 11 (Sách giáo viên) của Trần Thanh Đạm (chủ biên) (1991), Dàn bài làm văn 10 của Trần Thanh Đạm (chủ biên) (1990), Dàn bài làm văn 11 của Trần Thanh Đạm (chủ biên) (1991), Hướng dẫn làm văn 10 của nhóm tác giả Bùi Quang Huy và Trần Châu Thưởng (2007), Hướng dẫn làm văn 11của nhóm tác giả Bùi Quang Huy và Trần Châu Thưởng (2008), Hướng dẫn làm văn 12 của nhóm tác giả Bùi Quang Huy và Trần Châu Thưởng (2009), Rèn kỹ năng tập làm văn 10 của Lê Anh Xuân (chủ biên) (2008), Rèn kỹ năng tập làm văn 11 của nhóm tác giả Lê Huy-Ngô Thanh Tùng (2007), Rèn kỹ năng tập làm văn 12 của Lê Anh Xuân (chủ biên) (2008), Những bài văn mẫu 11 của nhóm tác giả Lê Huy-Ngô Thanh Tùng (2007), Hệ thống đề mở Ngữ văn 10 của Đỗ Ngọc Thống (chủ biên) (2007), Tuyển tập 32 đề làm văn chọn lọc 10 của Giang Lương Quốc (1997), Làm văn 12 của Trần Đình Sử (chủ biên) (2005), Rèn kỹ năng làm văn nghị luận của Bảo Quyến (2007), Hướng dẫn tập làm văn 9 của Hoàng Đức Huy (2005), Rèn luyện kỹ năng làm văn 9 của Lương Duy Cán (2006), Luyện viết bài văn hay của Trần Đình Sử (2006), Rèn luyện kỹ năng làm văn 10 của Lương Duy Cán (2007), Ngữ văn 10-11-12 của Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2006-2007-2008), Sách giáo viên Ngữ văn 10-11-12 của Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2006-2007-2008), Ngữ văn 6-7-8-9 của Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên) (2003-2004-2005-2006), Thiết kế mới về dạy học làm văn 12 của Trương Dĩnh (2001), Làm văn nghị luận lý thuyết và thực hành của Hà Thúc Hoan (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên của Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Để viết tiếng việt thật hay của Nguyễn Khánh Nồng (2006), Kỹ năng làm văn nghị luận phổ thông của Nguyễn Quốc Siêu (2001) Ở cuốn Làm văn của nhóm tác giả Đỗ Ngọc Thống-Nguyễn Thành Thi-Phạm Minh Diệu (2007) [104], nhóm tác giả của quyển sách này đã dành riêng chương thứ 4 (từ trang 165 đến trang 213) để bàn về văn nghị luận. Trong 48 trang ấy, nhóm tác giả chỉ đề cập đến việc lập ý cho bài văn NLXH trong 3 trang (từ trang 206 đến trang 208) với 2 bước sau: (Bước 1) Dựa vào yêu cầu và chỉ dẫn của đề để tìm ra vấn đề trọng tâm và các ý lớn mà bài viết cần làm sáng tỏ. (Bước 2) Tìm ý nhỏ bằng cách đặt ra các câu hỏi, vận dụng những hiểu biết về văn học và cuộc sống, xã hội để trả lời các câu hỏi đó. Với cuốn sách Tập làm văn (giáo trình dành cho sinh viên khoa ngữ văn cao đẳng sư phạm) (1997) [64] tác giả Nguyễn Công Lý khẳng định: để có một bài văn nghị luận hoàn chỉnh, người biết phải trải qua 2 công đoạn là khâu tạo ý và khâu hành văn. Sau đó, tác giả đã đi sâu vào trình bày kỹ khâu lập (tạo) ý. Tuy vậy, việc đưa ra các thao tác để giúp học sinh có thể thực hiện được việc lập ý thì rất sơ sài và chung chung. Trong cuốn Làm văn (Giáo trình đào tạo giáo viên THCS) [2], Lê A đã đề cập khá chi tiết đến kỹ năng
Luận văn liên quan