1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã tiến hành triển khai, xây dựng nhiều công trình thuỷ điện lớn và nhỏ trên hầu khắp lưu vực các sông ở nhiều vùng trong cả nước nhằm góp phần đảm bảo nhu cầu năng lượng phục vụ sản xuất và đời sống.
Các dự án thủy điện thường được triển khai xây dựng tại miền núi, nơi mật độ dân cư thấp, phần lớn là dân tộc ít người, tuy nhiên không tránh khỏi những cộng đồng dân cư sinh sống trong phạm vi lòng hồ thuỷ điện. Do đó rất cần có những chính sách và biện pháp trong công tác di dân, tái định cư nhằm ổn định đời sống, giảm thiểu tác động tiêu cực đến các nguồn tài nguyên, môi trường, “bảo đảm cho người dân có cuộc sống nơi ở mới tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ” như chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng các công trình thuỷ điện đã và đang làm nảy sinh một số vấn đề bất cập về môi trường, văn hoá và đặc biệt là đời sống của người dân sinh sống ở những vùng lòng hồ thuỷ điện. Công tác đền bù và tái định cư bắt buộc tuy cũng được Chính phủ quan tâm đầu tư nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết, trong đó vấn đề đảm bảo chính sách, vấn đề sinh kế cho những người dân phải tái định cư đến nơi ở mới thật sự chưa được quan tâm đúng mức và đến nay chưa được thực hiện một cách hoàn chỉnh và bền vững.
Kinh nghiệm trên thế giới và bản thân của Việt Nam đã cho thấy công tác tái định cư là quá trình rất phức tạp, mất nhiều thời gian, đòi hỏi phải tiến hành các nghiên cứu rất tỉ mỉ về người dân tái định cư, về dân tộc, văn hoá, bản sắc, đặc tính dân tộc và tập quán của họ trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất, đặc biệt đối với các chương trình tái định cư có quy mô lớn.
Việc đảm bảo sinh kế đóng vai trò rất quan trọng nhằm giảm thiểu nguy cơ rủi ro cho người dân phải tái định cư bắt buộc, giảm thiểu tối đa những tác động không mong muốn đối với người dân phải tái định cư thông qua việc tạo lập một sinh kế bền vững, ổn định phát triển sản xuất, đảm bảo phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường bền vững.
Thực hiện Nghị quyết số 13/2002/QH11 của Quốc hội về chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La, ngày 15/1/2004 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 92QĐ-TTg về việc phê duyệt đầu tư thủy điện Sơn La với mức nước dâng là 215m. Theo đó, tổng mức đầu tư thủy điện Sơn La là 36.433 tỉ đồng, trong đó gần 12.000 tỉ đồng phục vụ giải phóng mặt bằng và di dân tái định cư. Theo kết quả rà soát bổ sung quy hoạch di dân tái định cư công trình thủy điện Sơn La tháng 3/2006 của Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp thì hồ chứa ảnh hưởng đến 8 huyện thị xã thuộc 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và phải di chuyển 259 bản với 17.828 hộ. Trong đó nhiều nhất là Sơn La có 162 bản với 11.408 hộ. Theo thiết kế, hồ chứa Sơn La sẽ gây ngập lụt trên 23.000 ha đất tự nhiên, trong đó có 7.700 đất đang sản xuất nông nghiệp với 1.700 ha ruộng lúa màu, 4.900 ha đất nương rẫy và gần 500 ha đất cây lâu năm. Mức độ thiệt hại về đất sản xuất là rất lớn vì các hộ dân ở đây thu nhập chính là từ canh tác nông nghiệp tự cấp tự túc, thu nhập bình quân khoảng 1,5-2 triệu đồng/hộ/năm. Người dân phải di chuyển chiếm khoảng 90% là đồng bào dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp, đời sống kinh tế, điều kiện văn hóa xã hội còn nhiều khó khăn [20].
Một thực tế sau khi cắm mốc ngập vùng hồ, xu thế của rất nhiều người dân muốn ở lại, không muốn di chuyển đi xa nơi “chôn rau cắt rốn”, một phần muốn sử dụng lại diện tích đất không bị ngập để phát triển sản xuất, vì vậy phương án đảm bảo sinh kế cho người dân tái định cư tại chỗ ven hồ cũng được các địa phương quan tâm, rà soát lại khả năng đất đai, cũng như các phương thức sản xuất phù hợp với điều kiện mới để tiếp nhận lại số hộ này.
Cơ sở để tổ chức sản xuất nông nghiệp trong vùng hồ là do các hồ chứa thủy điện được vận hành theo quy luật điều tiết hàng năm, theo đó mực nước hồ được điều chỉnh từ cao trình mực nước chết đến cao trình mực nước dâng bình thường theo các tháng trong năm. Quá trình tích nước trong mùa mưa và xả nước trong mùa khô phục vụ phát điện và chống lũ tạo ra khoảng đất không bị ngập trong thời gian nhất định trong năm có thể sử dụng để trồng trọt. Thực tế cũng cho thấy, các hộ dân ven các hồ chứa nước thủy điện Hòa Bình, Trị An, Ialy đã sử dụng trên 4.000 ha đất bán ngập để trồng trọt rất có hiệu quả, tạo thêm thu nhập, giảm áp lực quỹ đất sản xuất tái định cư, đảm bảo cuộc sống hàng ngày của người dân, góp phần ổn định xã hội, phát triển kinh tế cho người dân tái định cư. Với ý nghĩa như trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Sinh kế của các hộ dân tái định cư ở vùng bán ngập huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La”
1.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng, sinh kế của các hộ di dân tái định cư từ vùng bán ngập của công trình thuỷ điện Sơn La. Trên cơ sở đánh giá phân tích, đề xuất một số giải pháp tạo sinh kế nhằm ổn định sản xuất và đời sống của các hộ dân di chuyển đến nơi ở mới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận về sinh kế cho người dân nói chung và sinh kế của các hộ thuộc diện di dân vùng bán ngập tái định cư nói riêng.
- Đánh giá tình hình di dời, tái định cư và sinh kế của các hộ dân tại công trình thủy điện Sơn La.
- Đề xuất giải pháp phù hợp đảm bảo sinh kế cho các hộ dân thuộc diện tái định cư.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động sinh kế của các hộ gia đình tái định cư ở vùng bán ngập của công trình thuỷ điện Sơn La.
1.4. Địa điểm nghiên cứu
Huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La với diện tích tự nhiên là 153.590,00 ha.
- Phạm vi thời gian: Từ tháng 12 năm 2004 đến 8/2009.
1.6. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8/2008 đến 8/2009.
119 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4078 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sinh kế của các hộ dân tái định cư ở vùng bán ngập huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------(((----------
PHẠM MINH HẠNH
SINH KẾ CỦA CÁC HỘ DÂN TÁI ĐỊNH CƯ
Ở VÙNG BÁN NGẬP HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60.31.10
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN PHÚC THỌ
HÀ NỘI - 2009
LỜI CAM ĐOAN
- T«i xin cam ®oan r»ng, sè liÖu vµ kÕt qu¶ nghiªn cøu trong luËn v¨n nµy lµ trung thùc vµ cha hÒ ®îc sö dông ®Ó b¶o vÖ mét häc vÞ nµo.
- T«i xin cam ®oan r»ng, mäi sù gióp ®ì cho viÖc thùc hiÖn luËn v¨n nµy ®· ®îc c¶m ¬n vµ c¸c th«ng tin trÝch dÉn trong luËn v¨n nµy ®Òu ®· ®îc chØ râ nguån gèc.
T¸c gi¶ luËn v¨n
Ph¹m Minh H¹nh
LỜI CẢM ƠN
Trong qu¸ tr×nh häc tËp vµ thùc hiÖn luËn v¨n tèt nghiÖp t«i ®· nhËn ®îc sù gióp ®ì cña TS. NguyÔn Phóc Thä, c¸c thÇy c« gi¸o trong Bé m«n Kinh tÕ, c¸c thÇy c« gi¸o trong khoa Kinh tÕ vµ Ph¸t triÓn N«ng th«n, ViÖn Sau ®¹i häc, häc viªn cao häc líp K16B2, ViÖn Quy ho¹ch vµ ThiÕt kÕ N«ng nghiÖp, gia ®×nh néi ngo¹i, b¹n bÌ vµ ®ång nghiÖp.
T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n sù gióp ®ì tËn t×nh vµ quý b¸u ®ã.
Hµ néi, ngµy 05 th¸ng 12 n¨m 2009
T¸c gi¶ luËn v¨n
Ph¹m minh h¹nh
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình vii
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu của đề tài nghiên cứu 3
1.3 Đối tượng nghiên cứu 4
1.4 Địa điểm nghiên cứu 4
1.5 Phạm vi nghiên cứu 4
1.6 Thời gian nghiên cứu 4
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5
2.1 Cơ sở lý luận về sinh kế và tái định cư 5
2.2 Cơ sở thực tiễn về tái định cư 15
2.3 Đặc điểm dự án tái định cư của công trình thuỷ điện Sơn La 25
2.4 Tiêu chí sử dụng đất bán ngập sản xuất nông nghiệp vùng hồ Sơn La 32
2.5 Những kết luận rút ra sau khi nghiên cứu tổng quan 38
3 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
3.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 39
3.2 Phương pháp nghiên cứu 59
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 61
4.1 Khái quát tình hình sinh kế của hộ dân tái định cư ở Thuận Châu 61
4.1.1 Khái quát đặc điểm vùng bán ngập tái định cư ở huyện Thuận Châu 61
4.1.2 Sinh kế của dân di cư tại nơi ở mới 65
4.1.3 Tác động của chương trình TĐC đến thu nhập 76
4.2 Những kết quả và những hạn chế cần nhằm đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân tái định cư 78
4.2.1 Những kết quả đạt được 78
4.2.2 Những hạn chế cần giải quyết 79
4.3 Quy hoạch bố trí sử dụng đất bán ngập công trình thuỷ điện Sơn La trên địa bàn huyện Thuận Châu 83
4.3.1 Bố trí sản xuất trên đất bán ngập 83
4.3.2 Phương án tái định cư ven hồ 87
4.4 Đề suất một số giải pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ dân tái định cư vùng bán ngập thuỷ điện Sơn La 89
4.4.3 Giải pháp về nguồn lực tự nhiên 93
4.4.4 Giải pháp về nguồn lực vật chất 95
4.4.5 Giải pháp về nguồn lực tài chính 97
4.4.6 Giải pháp hỗ trợ các thiệt hại 97
5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 99
5.1 Kết luận 99
5.2 Đề nghị 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
PHỤ LỤC 107
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB Ngân hàng Phát triển châu Á
CTTĐ Công trình thuỷ điện
DT Diện tích
HTX Hợp tác xã
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
MNDBT Mực nước dâng bình thường
MNC Mực nước chết
NBAH Người bị ảnh hưởng
NĐ Nghị định
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NS Năng suất
PTNT Phát triển Nông thôn
QL Quốc lộ
SKBV Sinh kế bền vững
SL Sản lượng
TĐC Tái định cư
TĐSL Thuỷ điện Sơn La
TNMT Tài nguyên môi trường
UBND Uỷ ban nhân dân
WB Ngân hàng Thế giới
DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
2.1 Ảnh hưởng của công trình thuỷ điện Sơn La 13
2.2 Số lượng các hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp của Nhà máy thủy điện Sơn La 26
2.3 Tổng hợp diện tích đất bán ngập hồ Sơn La tại địa bàn các huyện có tái định cư ven hồ 35
2.4 Diện tích đất bán ngập có khả năng sử dụng trồng trọt phân theo địa bàn các xã có tái định cư ven hồ Sơn La 36
3.1 Tổng hợp diện tích các loại đất huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La 43
3.2 Diện tích, cơ cấu sử dụng đất huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La 43
4.1 Tổng hợp một số chỉ tiêu của 3 xã trên địa bàn huyện Thuận Châu bị ảnh hưởng do Thuỷ điện Sơn La 62
4.2 Số hộ và số nhân khẩu phải di dời 62
4.3 Tổng hợp diện tích đất bán ngập hồ Sơn La tại địa bàn tỉnh Sơn La có tái định cư ven hồ 64
4.4 Diệntích đất bán ngập có khả năng sử dụng trồng trọt trên địa bàn huyện Thuận Châu có tái định cư ven hồ 65
4.5 Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các hộ điều tra 67
4.6 So sánh diện tích đất nông nghiệp trước và sau tái định cư 68
4.7 So sánh chất lượng đất trước và sau tái định cư 68
4.8 Đánh giá hiện trạng sử dụng công trình thuỷ lợi tại nơi ở cũ 70
4.9 Đánh giá hiện trạng sử dụng công trình thuỷ lợi tại nơi TĐC 70
4.10 Diện tích đất lâm nghiệp của các hộ điều tra 71
4.11 Tổng đàn, giá trị tổng đàn gia súc, gia cầm của các hộ điều tra 72
4.12 Quy mô chăn nuôi gia súc của các hộ điều tra 72
4.13 Quy mô chăn nuôi gia cầm của các hộ điều tra 73
4.14 Điều kiện nhà ở trước và sau tái định cư 74
4.15 Khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội trước và sau tái định cư 75
4.16 Mức thu nhập của các hộ điều tra trước và sau khi TĐC 77
4.17 Bố trí sử dụng đất bán ngập 83
4.18 Bố trí diên tích gieo trồng vùng bán ngập hồ Sơn La 86
4.19 Dự kiến DT - NS - SL cây trồng chính vùng bán ngập 86
4.20 Dự kiến giá trị sản xuất trên đất bán ngập 86
4.21 Dự kiến quỹ đất sản xuất tại các khu điểm tái định cư ven hồ Sơn La 87
DANH MỤC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
2.1 Các nguồn lực tạo thành sinh kế 5
4.1 Cơ cấu thu nhập của các hộ dân 77
4.2 So sánh thu nhập bình quân hộ và thu nhập bình quân khẩu 88
4.3 So sánh cơ cấu thu nhập của các hộ dân 88
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã tiến hành triển khai, xây dựng nhiều công trình thuỷ điện lớn và nhỏ trên hầu khắp lưu vực các sông ở nhiều vùng trong cả nước nhằm góp phần đảm bảo nhu cầu năng lượng phục vụ sản xuất và đời sống.
Các dự án thủy điện thường được triển khai xây dựng tại miền núi, nơi mật độ dân cư thấp, phần lớn là dân tộc ít người, tuy nhiên không tránh khỏi những cộng đồng dân cư sinh sống trong phạm vi lòng hồ thuỷ điện. Do đó rất cần có những chính sách và biện pháp trong công tác di dân, tái định cư nhằm ổn định đời sống, giảm thiểu tác động tiêu cực đến các nguồn tài nguyên, môi trường, “bảo đảm cho người dân có cuộc sống nơi ở mới tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ” như chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng các công trình thuỷ điện đã và đang làm nảy sinh một số vấn đề bất cập về môi trường, văn hoá và đặc biệt là đời sống của người dân sinh sống ở những vùng lòng hồ thuỷ điện. Công tác đền bù và tái định cư bắt buộc tuy cũng được Chính phủ quan tâm đầu tư nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết, trong đó vấn đề đảm bảo chính sách, vấn đề sinh kế cho những người dân phải tái định cư đến nơi ở mới thật sự chưa được quan tâm đúng mức và đến nay chưa được thực hiện một cách hoàn chỉnh và bền vững.
Kinh nghiệm trên thế giới và bản thân của Việt Nam đã cho thấy công tác tái định cư là quá trình rất phức tạp, mất nhiều thời gian, đòi hỏi phải tiến hành các nghiên cứu rất tỉ mỉ về người dân tái định cư, về dân tộc, văn hoá, bản sắc, đặc tính dân tộc và tập quán của họ trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất, đặc biệt đối với các chương trình tái định cư có quy mô lớn.
Việc đảm bảo sinh kế đóng vai trò rất quan trọng nhằm giảm thiểu nguy cơ rủi ro cho người dân phải tái định cư bắt buộc, giảm thiểu tối đa những tác động không mong muốn đối với người dân phải tái định cư thông qua việc tạo lập một sinh kế bền vững, ổn định phát triển sản xuất, đảm bảo phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường bền vững.
Thực hiện Nghị quyết số 13/2002/QH11 của Quốc hội về chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La, ngày 15/1/2004 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 92QĐ-TTg về việc phê duyệt đầu tư thủy điện Sơn La với mức nước dâng là 215m. Theo đó, tổng mức đầu tư thủy điện Sơn La là 36.433 tỉ đồng, trong đó gần 12.000 tỉ đồng phục vụ giải phóng mặt bằng và di dân tái định cư. Theo kết quả rà soát bổ sung quy hoạch di dân tái định cư công trình thủy điện Sơn La tháng 3/2006 của Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp thì hồ chứa ảnh hưởng đến 8 huyện thị xã thuộc 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và phải di chuyển 259 bản với 17.828 hộ. Trong đó nhiều nhất là Sơn La có 162 bản với 11.408 hộ. Theo thiết kế, hồ chứa Sơn La sẽ gây ngập lụt trên 23.000 ha đất tự nhiên, trong đó có 7.700 đất đang sản xuất nông nghiệp với 1.700 ha ruộng lúa màu, 4.900 ha đất nương rẫy và gần 500 ha đất cây lâu năm. Mức độ thiệt hại về đất sản xuất là rất lớn vì các hộ dân ở đây thu nhập chính là từ canh tác nông nghiệp tự cấp tự túc, thu nhập bình quân khoảng 1,5-2 triệu đồng/hộ/năm. Người dân phải di chuyển chiếm khoảng 90% là đồng bào dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp, đời sống kinh tế, điều kiện văn hóa xã hội còn nhiều khó khăn [20].
Một thực tế sau khi cắm mốc ngập vùng hồ, xu thế của rất nhiều người dân muốn ở lại, không muốn di chuyển đi xa nơi “chôn rau cắt rốn”, một phần muốn sử dụng lại diện tích đất không bị ngập để phát triển sản xuất, vì vậy phương án đảm bảo sinh kế cho người dân tái định cư tại chỗ ven hồ cũng được các địa phương quan tâm, rà soát lại khả năng đất đai, cũng như các phương thức sản xuất phù hợp với điều kiện mới để tiếp nhận lại số hộ này.
Cơ sở để tổ chức sản xuất nông nghiệp trong vùng hồ là do các hồ chứa thủy điện được vận hành theo quy luật điều tiết hàng năm, theo đó mực nước hồ được điều chỉnh từ cao trình mực nước chết đến cao trình mực nước dâng bình thường theo các tháng trong năm. Quá trình tích nước trong mùa mưa và xả nước trong mùa khô phục vụ phát điện và chống lũ tạo ra khoảng đất không bị ngập trong thời gian nhất định trong năm có thể sử dụng để trồng trọt. Thực tế cũng cho thấy, các hộ dân ven các hồ chứa nước thủy điện Hòa Bình, Trị An, Ialy đã sử dụng trên 4.000 ha đất bán ngập để trồng trọt rất có hiệu quả, tạo thêm thu nhập, giảm áp lực quỹ đất sản xuất tái định cư, đảm bảo cuộc sống hàng ngày của người dân, góp phần ổn định xã hội, phát triển kinh tế cho người dân tái định cư. Với ý nghĩa như trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Sinh kế của các hộ dân tái định cư ở vùng bán ngập huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La”
1.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng, sinh kế của các hộ di dân tái định cư từ vùng bán ngập của công trình thuỷ điện Sơn La. Trên cơ sở đánh giá phân tích, đề xuất một số giải pháp tạo sinh kế nhằm ổn định sản xuất và đời sống của các hộ dân di chuyển đến nơi ở mới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận về sinh kế cho người dân nói chung và sinh kế của các hộ thuộc diện di dân vùng bán ngập tái định cư nói riêng.
- Đánh giá tình hình di dời, tái định cư và sinh kế của các hộ dân tại công trình thủy điện Sơn La.
- Đề xuất giải pháp phù hợp đảm bảo sinh kế cho các hộ dân thuộc diện tái định cư.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động sinh kế của các hộ gia đình tái định cư ở vùng bán ngập của công trình thuỷ điện Sơn La.
1.4. Địa điểm nghiên cứu
Huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La với diện tích tự nhiên là 153.590,00 ha.
- Phạm vi thời gian: Từ tháng 12 năm 2004 đến 8/2009.
1.6. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8/2008 đến 8/2009.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận về sinh kế và tái định cư
2.1.1. Sinh kế của người dân
- Khái niệm sinh kế:
Theo Bùi Đình Toái (2004) [15] Khái niệm về sinh kế của hộ hay một cộng đồng là một tập hợp của các nguồn lực và khả năng của con người kết hợp với những quyết định và những hoạt động mà họ sẽ thực hiện để không những kiếm sống mà còn đạt đến mục tiêu đa dạng hơn. Hay nói cách khác, sinh kế của một hộ gia đình hay một cộng đồng còn được gọi là kế sinh nhai của hộ gia đình hay cộng đồng đó.
- Đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế:
Để duy trì sinh kế, mỗi hộ gia đình thường có các kế sách sinh nhai khác nhau. Kế sách sinh nhai của hộ hay chiến lược sinh kế của hộ là quá trình ra quyết định về các vấn đề cấp hộ. Bao gồm những vấn đề như thành phần của hộ, tính gắn bó giữa các thành viên, phân bổ các nguồn lực vật chất và chi phí vật chất của hộ. Chiến lược sinh kế của hộ phải dựa vào năm loại nguồn lực (tài sản) cơ bản sau:
Hình 2.1: Các nguồn lực tạo thành sinh kế
- Nguồn nhân lực: bao gồm kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và sức khoẻ con người. Các yếu tố đó giúp cho con người có thể theo đuổi những chiến lược tìm kiếm thu nhập khác nhau và đạt những mục tiêu kế sinh nhai của họ. Ở mức độ gia đình nguồn nhân lực được xem là số lượng và chất lượng nhân lực có sẵn.
- Nguồn lực xã hội: là những nguồn lực định tính dựa trên những gì mà con người đặt ra để theo đuổi mục tiêu kế sinh nhai của họ. Chúng bao gồm uy tín của hộ, các mối quan hệ xã hội của hộ.
- Nguồn lực tự nhiên: là cơ sở các tài nguyên thiên nhiên của hộ hay của cộng đồng, được trông cậy vào để sử dụng cho mục đích sinh kế như đất đai, nguồn nước, cây trồng, vật nuôi, mùa màng... Trong thực tế, sinh kế của người dân thường bị tác động rất lớn bởi những biến động của nguồn lực tự nhiên. Trong các chương trình di dân tái định cư, việc di chuyển dân đã làm thay đổi nguồn lực tự nhiên của người dân và qua đó đã làm thay đổi sinh kế của họ.
- Nguồn lực vật chất: bao gồm tài sản hộ gia đình hỗ trợ cho sinh kế như nhà ở, các phương tiện sản xuất, đi lại, thông tin...
- Nguồn lực tài chính: là những gì liên quan đến tài chính mà con người có được như: nguồn thu nhập tiền mặt, tiền tiết kiệm, tín dụng và các nguồn khác như lương, bổng, nguồn hỗ trợ, viện trợ từ bên ngoài cho hộ gia đình và cho cộng đồng.
Mỗi hộ dân là một bộ phận cấu thành nên cộng đồng họ đang sống, các tài sản và nguồn lực của họ cũng là một phần tài sản và nguồn lực của cộng đồng đó, vì vậy chiến lược sinh kế của mỗi hộ đều có sự tương đồng và phù hợp với nhau cũng như phù hợp với chiến lược sinh kế của cộng đồng.
Chiến lược sinh kế cộng đồng cũng dựa trên năm loại nguồn lực trên nhưng mang ý nghĩa rộng hơn cho cả cộng đồng, đó là số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của cộng đồng; Thể chế chính trị, phong tục, tập quán, uy tín của cả cộng đồng; Điều kiện tự nhiên của địa bàn cộng đồng sinh sống; Các cơ sở hạ tầng xã hội hỗ trợ cho sinh kế như giao thông, hệ thống cấp nước, hệ thống ngăn, tiêu nước, cung cấp năng lượng, thông tin...
- Xu hướng sinh kế của người dân huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
Đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số chủ yếu sản xuất nông nghiệp, làm rẫy và khai thác lâm sản phụ. Trình độ sản xuất còn rất thô sơ, thuần túy theo phương thức tự sản tự tiêu từ lâu đời, quảng canh, sống phụ thuộc vào thiên nhiên là chính. Bên cạnh đó trình độ học vấn và khả năng tiếp thu các yếu tố kỹ thuật, văn hoá rất hạn chế. Nhiều tập quán, hủ tục lạc hậu vẫn còn tồn tại và duy trì trong đời sống dân cư và các buôn làng. Việc thay đổi điều kiện, môi trường sống của người dân là một vấn đề lớn đối với cuộc sống của mỗi con người và các cộng đồng đó vì khả năng thích nghi của đồng bào rất hạn chế. Điều kiện sống của người dân còn cực kỳ khó khăn như đồng bào dân tộc Thái, Khơ Mú, Xá v.v…
Cộng đồng dân cư làng bản đồng bào các dân tộc sống trong địa bàn khó khăn của vùng Tây Bắc, đời sống kinh tế rất khó khăn, mặt bằng dân trí thấp, còn tồn tại duy trì nhiều phong tục tập quán sản xuất sinh hoạt lạc hậu, cơ sở hạ tầng thiếu thốn. Về cơ cấu nông nghiệp, hơn 95% số hộ tái định cư thuộc khu vực nông thôn, sản xuất nông nghiệp là nguồn sống chính, các ngành nghề khác ngoài nông nghiệp chưa phát triển . Để phục hồi sinh kế sau tái định cư, giải pháp cơ bản nhất là ổn định đời sống trước mắt và phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn bền vững.
Cộng đồng dân cư chủ yếu là các dân tộc bản địa, có tập quán sinh sống ở các vùng thấp, gần sông suối, gần các thung lũng hay phiêng bãi rộng, tập quán sản xuất là trồng lúa nước, ngô, đậu đỗ và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trình độ canh tác lúa nước của họ cũng đã có những bước phát triển gần bằng trình độ thâm canh của người Kinh (tuy nhiên năng suất vẫn thấp do điều kiện đất đai, khí hậu và nguồn nước còn khó khăn). Họ tận dụng những nơi đất thấp, bằng, có nguồn nước là các khe suối nhỏ hay mó nước tự nhiên để xây dưng các phai đập nhỏ và ruộng bậc thang để sản xuất 1 hoặc 2 vụ. Cũng có nơi chỉ tận dụng nước trời để sản xuất lúa vụ mùa trong mùa mưa. Canh tác nương rẫy vẫn là loại hình phổ biến nhất. Canh tác trên nương rẫy chủ yếu là trồng lúa nương, ngô, sắn và một vài loại cây có củ khác trên đất dốc. Năng suất cây trồng còn thấp.
Như vậy trồng trọt trong đó sản xuất lương thực là hoạt động chính trong hoạt động sản xuất mà canh tác cây lúa và ngô là 2 cây trồng chủ lực, trong đó ngô là nông sản hàng hóa chiến lược.
2.1.2. Di dân tái định cư trong các công trình thủy điện
2.1.2.1. Di dân
Dân số biến động do cơ bản là do tăng tự nhiên và tăng cơ học. Tăng trưởng tự nhiên của dân số gắn liền với quá trình sinh học sinh ra, tồn tại và mất đi của con người theo thời gian. Quá trình này thông qua hiện tượng sinh và chết. Di biến động dân cư còn do tác động cơ học của quá trình di dân. Trong mọi quốc gia, những luồng di cư tạo nên sự phân bố lại dân cư, đồng thời làm tăng giảm mật độ dân cư giữa các vùng miền địa lý. Di dân về bản chất không phải là hiện tượng sinh học như sinh, chết. Di dân có thể diễn ra nhiều lần, lặp đi lặp lại trong cuộc đời của một cá nhân, trong khi sinh đẻ và tử vong chỉ diễn ra một lần [1].
Di dân là quá trình phân bố lại lực lượng lao động, dân cư và là nhân tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Di dân và quá trình tập trung dân số ở địa bàn nơi đến luôn đặt ra những thách thức mới cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đặc biệt trong mối quan hệ với các nguồn lực tự nhiên, môi trường của các vùng miền đất nước.
Theo nghĩa rộng, di dân là sự chuyển dịch bất kỳ của con người trong một không gian, thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn. Với khái niệm này, di dân đồng nhất với sự di động dân cư. Theo nghĩa hẹp, di dân là sự di chuyển dân dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một khoảng thời gian nhất định [1]. Tóm lại, khái niệm di dân có thể được tóm tắt theo các điểm chung như sau:
- Người di dân di chuyển ra khỏi một địa dư nào đó đến nơi khác sinh sống.
- Người di chuyển bao giờ cũng có những mục đích, họ đến một nơi nào đó và định cư tại đó trong một thời gian để thực hiện mục đích đó.
- Di dân gắn liền với sự thay đổi công việc, nơi làm việc, công việc nghề nghiệp, sở thích, lối sống,...
Có nhiều cách phân loại di dân theo các góc độ khác nhau [1], như:
- Theo khoảng cách di chuyển, gồm có: di dân nông thôn - thành thị, di dân nông thôn - nông thôn,...
- Theo độ dài thời gian cư trú, gồm có: di chuyển ổn định, di chuyển tạm thời, di dân mùa vụ,...
- Theo tính chất di dân:
+ Di dân tự nguyện: là trường hợp người di chuyển tự nguyện di chuyển theo đúng mong muốn hay nguyện vọng của mình.
+ Di dân ép buộc: diễn ra trái với nguyện vọng di chuyển của người dân. Loại hình di chuyển này thường đem lại những hậu quả không mong muốn cho xã hội và cần được hạn chế tối đa.
- Theo đặc trưng di dân:
+ Di dân có tổ chức: là hình thái di chuyển dân cư được thực hiện theo kế hoạch và theo chương trình mục tiêu nhất định do nhà nước, chính quyền các cấp vạch ra và tổ chức, thực hiện với sự tham gia của các tổ chức đoàn thể xã hội. Về nguyên tắc, người dân di chuyển có tổ chức được nhà nước và chính quyền địa phương nơi nhập cư giúp đỡ. Di dân có tổ chức có thể giảm bớt khó khăn cho những người nhập cư, tăng nguồn lực lao động địa phương, có thể tránh được việc khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi gây ản