Việt Nam có truyền thống lâu đời trong các ngành nghề khai thác và nuôi trồng thủy
sản. Ngành thủy sản đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của quốc gia:
hàng năm đóng góp hơn 3%GDP, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt
khoảng 1,47 tỉ USD (2000) và được xemlà nghề kinh tế mũi nhọn với bước trưởng
thành nhanh chóng nhất trong thập kỷ vừa rồi.
Đồngbằngsông Cửu Long là một đồng bằng châu thổ lớn, có hệ thống sôngngòi
chằng chịt, bờ biển dài vớinhững điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc phát triển thủy
sảnvà đã trở thành nơi sản xuất thủy sản chủ lực, chiếm hơn 80% sản lượng thủy sản
của cả nước. Nuôi trồng thủy sản đang ngày càng phát triển, thành phần nuôi cũng đa
dạng hơn. Long An là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, đây cũng là miền
đất có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản cả lợ và ngọt. Tôm biển
được xemlà đối tượng nuôi có giá trị kinh tế rất cao và đang ngày càng được chú
trọng. Các loài tôm biển được nuôi trước đây chủ yếu là tôm sú(Penaeus monodon).
Đây là đối tượng nuôi truyền thống của các nước châu Á và Việt Nam. Tôm sú thực
sự đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, góp phần xóa đói giảm nghèo thậm chí nhiều
hộ nông dân trở lên giàu nhờ vào tôm sú. Nhưng hiện nay thì tình hình nuôi tôm sú
trở nên xấu đi, gặp rất nhiều khó khăn và ngày đang bị thu hẹp về diện tích và sản
lượng do dịch bệnh và thị trường. Trước tình hình đó, nhiều hộ nuôi tôm sú đã ồ ạt
chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei). Đây là một đối tượng nuôi
khá mới với Việt Nam nhưng lại là đối tượngnuôi lâu đời và phổ biến ở các nước
trên thế giới đặc biệt là các nước ở Tây Bán Cầu, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan.
Tổng sản lượng tôm thẻ chân trắng chỉ đứng sau tổng sản lượng tôm sú nuôi trên thế
giới. Tôm thẻ chân trắng được nhận định là loài dễ nuôi, năng suất cao, giá cả hiện
có tính cạnh tranh (Bộ Thủy sản, 2004). Hơn nữa, khi nghề nuôi tôm sú đang gặp
khó khăn,người nuôi không có lời trong khi thẻ chân trắng thì nhu cầu ngày càng
nhiều. Vì vậy, dù mới du nhập vào Việt Namnăm 2000nhưng nó đã trở thành đối
tượng được người nuôi rất háo hức. Hiện nay,hoạt động nuôi thương phẩm tôm thẻ
chân trắng đangdiễn ra ở nhiều địa phương nhưQuảng Ninh, Hà Tĩnh,Bạc Liêu, Cà
Mau, Long An
75 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2226 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn So sánh một số chỉ tiêu kinh tế - Kỹ thuật của các mô hình nuôi thâm canh tôm sú (penaeus monodon) và tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) ở tỉnh Long An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
NGUYỄN THỊ THU
SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - KỸ THUẬT
CỦA CÁC MÔ HÌNH NUÔI THÂM CANH
TÔM SÚ (Penaeus monodon)
VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei)
Ở TỈNH LONG AN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ
2009
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
NGUYỄN THỊ THU
SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - KỸ THUẬT
CỦA CÁC MÔ HÌNH NUÔI THÂM CANH
TÔM SÚ (Penaeus monodon)
VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei)
Ở TỈNH LONG AN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Th.s. NGUYỄN THANH LONG
2009
3
LỜI CẢM TẠ
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Thanh Long đã hết lòng chỉ bảo,
hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ tại Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
Long An, Chi cục Thủy sản Long An, Trại sản xuất giống Bình Cách,Trạm khuyến
ngư Vùng Hạ và người dân địa phương tại Châu Thành, Tân Trụ, Cần Đước và Cần
Giuộc đã tận tình giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong quá trình đi thu thập thông tin và tiến hành
phỏng vấn.
Tôi xin cảm ơn tất cả các bạn trong nhóm luận văn lớp quản lý nghề cá và kinh tế
thủy sản K31 đã hỗ trợ tôi hoàn thành bản phỏng vấn cũng như giúp tôi hoàn thành
đề tài luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn vô vàn đến gia đình, những người thân, các
bạn trong lớp quản lý nghề cá K31 và các bạn tại phòng 20 – C11 đã động viện và hỗ
trợ tôi về vật chất lẫn tinh thần để hoàn thành luận văn.
Tác giả
NGUYỄN THỊ THU
TÓM TẮT
Đề tài “So sánh một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của các mô hình nuôi thâm canh
tôm sú (Penaeus monodon) và tôm thẻ chân trắng (Penaeus vanamei) ở tỉnh Long
An” được thực hiện từ tháng 01/2009 đến tháng 5/2009 tại 4 huyện Cần Đước, Cần
Giuộc, Châu Thành và Tận Trụ của tỉnh Long An. Đề tài đã phỏng vấn trực tiếp được
33 hộ nuôi tôm sú với 19 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh.
Qua khảo sát cho thấy tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trung bình của mô hình nuôi
tôm sú thâm canh là 6.139±2.981 m2, mô hình tôm chân trắng thâm canh là
8.684±7.480 m2 tron g đó tổng diện tích mặt nước nuôi trung bình/hộ đối với mô
hình tôm sú là 4.446±2.272 m2 và mô hình tôm chân trắng là 6.694±5.877 m2 và diện
tích ao lắng/ao xử lý trung bình một hộ nuôi tôm sú thâm canh là 875,76±644,22 m2
chiếm 14,74±8,65%/tổng diện tích nuôi trồng thủy sản và tôm chân trắng là
1.131,58±1.565,27 m2 chiếm 10,87±11,49%/tổng diện tích khu nuôi
Tổng diện tích mặt nước nuôi trung bình/hộ đối với mô hình tôm sú là 4.446±2.272
m2 và mô hình tôm chân trắng là 6.694±5.877 m2. Mật độ thả của vụ 1 là 25,00±7,44
con/m2 và vụ 2 là 24,38±7,30 con/m2 đối với mô hình tôm sú thâm canh và mô hình
tôm thẻ chân trắng thâm canh có mật độ nuôi trung bình là 72,00±47,09 con/m2 ở vụ
1 và vụ 2 là 71,08±40,00 con/m2. Tỷ lệ sống trung bình của tôm sú ở vụ 1 đạt
4
57,06±16,82% và vụ 2 là 58,00±17,09%, tôm chân trắng đạt 72,70±14,83% ở vụ 1 và
vụ 2 là 72,70±23,24%. Lợi nhuận mà mô hình nuôi tôm sú mang lại là
110,749±137,651 triệu/ha/năm đạt tỷ suất lợi nhuận là gấp 0.36 lần, tôm thẻ chân
trắng với lợi nhuận là 98,056±139,265 triệu/ha/năm đạt tỷ suất 0,27±0,39 lần.
Nhìn chung, hai mô hình nếu xét về mặt thống kê thì đều mang lại lợi nhuận như
nhau nhưng ở mô hình tôm chân trắng thì có những đặc điểm nổi trội hơn tôm sú đó
là nuôi được với mật độ cao và rất cao, thời gian nuôi ngắn hơn nên đòi hởi công lao
động ít hơn và nuôi được nhiều vụ hơn trong một năm, tôm ít bệnh hơn và tỷ lệ sống
cao hơn nhiều. Từ những ưu điểm trên có thể thấy nếu nuôi tôm chân trắng được đầu
tư đúng mức thì có thể mang lại lợi nhuận/năm cao hơn nhiều so với tôm sú. Đồng
thời với sự đầu tư là sự quản lý của cơ quan nhà nước và quy hoạch vùng nuôi cụ thể
để nghề nuôi tôm ở Long An phát triển bền vững ở cả đối tượng là tôm sú và tôm thẻ
chân trắng.
5
MỤC LỤC
Tiểu mục Trang
LỜI CẢM TẠ .......................................................................................................... i
TÓM TẮT ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC .............................................................................................................. iii
DANH SÁCH BẢNG ...............................................................................................v
DANH SÁCH HÌNH .............................................................................................. vi
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ................................................................................vii
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................1
1.1 Giới thiệu .................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................2
1.3 Nội dung nghiên cứu .................................................................................2
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ..........................................................3
2.1 Tình hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng trên thế giới .........................3
2.1.1 Tôm sú ...................................................................................................3
2.1.2 Tôm thẻ chân trắng .............................................................................3
2.2 Tình hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam ..........................4
2.2.1 Tôm sú................................................................................................4
2.2.2 Tôm thẻ chân trắng .............................................................................5
2.3 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Long An ..................................................6
2.3.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản chung của Long An..............................6
2.3.2 Giới thiệu chung về tỉnh Long An .......................................................7
2.4 Đặc điểm sinh học của tôm sú và tôm thẻ chân trắng ...............................11
2.4.1 Tôm sú..............................................................................................11
2.4.2 Tôm thẻ chân trắng ...........................................................................12
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................14
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................14
3.2 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................14
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu...........................................................................14
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................14
Số liệu thứ cấp...........................................................................................14
3.2.3 Số mẫu khảo sát ................................................................................16
3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ...................................................16
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................17
4.1 Tình hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng hiện này ở tỉnh Long An ....17
4.1.1 Tình hình nuôi tôm sú.......................................................................17
4.1.2 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ....................................................19
4.2 Tình hình chung của nông hộ...................................................................19
6
4.2.1 Trình độ văn hóa...............................................................................19
4.2.2 Lao động...........................................................................................21
4.2.3 Loại hình tổ chức nuôi trồng thủy sản ...............................................22
4.2.4 Kinh nghiệm nuôi .............................................................................22
4.3 Khía cạnh kỹ thuật của các mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng
thâm canh ................................................................................................23
4.3.1 Thiết kế công trình ao nuôi ...............................................................23
4.3.2 Các thông số kỹ thuật........................................................................25
4.3.2.1 Thời điểm thả giống và thời gian thu hoạch ...............................25
4.3.2.2 Thời gian nuôi............................................................................27
4.3.2.3 Sên vét, cải tạo ao ......................................................................28
4.3.2.4 Thả giống...................................................................................29
4.3.3 Chăm sóc và quản lý.........................................................................32
4.3.3.1 Thức ăn......................................................................................32
4.3.3.2 Quản lý ao..................................................................................34
4.3.4 Thu hoạch.........................................................................................36
4.3.5 Một số bệnh thường gặp ...................................................................38
4.4 Khía cạnh kinh tế của các mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm
canh .........................................................................................................39
4.4.1 Chi phí cố đinh .................................................................................39
4.4.2 Chi phí biến đổi ................................................................................40
4.4.3 Tổng thu ...........................................................................................41
4.5 Hình thức phân phối sản phẩm ................................................................43
4.6 Nhận thức của nông hộ ............................................................................44
4.6.1 Khía cạnh môi trường .......................................................................44
4.6.2 Khía cạnh xã hội ...............................................................................46
4.6.3 Thuận lợi và khó khăn của các mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân
trắng ..........................................................................................................48
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VẢ ĐỀ XUẤT.....................................................51
5.1 Kết luận...................................................................................................51
5.2 Kiến nghị.................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................52
PHỤ LỤC .....................................................................................................54
7
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng lao động trong hộ nuôi tôm .............................21
Bảng 4.2: Tổng số ngày lao động/vụ của các hộ nuôi tôm (Ngày/vụ) ...........22
Bảng 4.3: Kinh nghiệm nuôi tôm của nông hộ (năm).....................................22
Bảng 4.4: Thiết kế công trình ao nuôi của hai mô hình TS và TCT................24
Bảng 4.5: Mật độ thả giống và kích cỡ con giống của mô hình TS và TCT ...30
Bảng 4.6: Nguồn con giống được thả của mô hình nuôi TS và TCT thâm canh
......................................................................................................................30
Bảng 4.7: Đánh giá chất lượng con giống TS và TCT ở vụ 1 và vụ 2 ...........31
Bảng 4.8: Tỷ lệ giữa các loại thức ăn dùng trong nuôi tôm............................33
Bảng 4.9: Lượng thức ăn cho ăn ở các vụ (kg/ha/vụ) .....................................34
Bảng 4.10: Tình hình thay nước ở các ao nuôi trong vụ 1 và vụ 2 năm 2008 .35
Bảng 4.11: Phương pháp xử lý nước cấp ở các ao nuôi trong các vụ .............35
Bảng 4.12: Phương pháp xử lý nước thải ở các ao nuôi .................................36
Bảng 4.13: Tình hình thu hoạch của hai mô hình tôm sú và tôm thẻ chân trắng
......................................................................................................................37
Bảng 4.14 : Các thành phần của chi phí cố định của hai mô hình TS và TCT 39
Bảng 4.15: Cơ cấu chi phí cố định (%) của hai mô hình nuôi TS và TCT ......39
Bảng 4.16: Các chi phí biến đổi của hai mô hình TS và TCT.........................40
Bảng 4.17: Cơ cấu chi phí biến đổi của hai mô hình nuôi TS và TCT............41
Bảng 4.18: Giá bán trung bình của TS và TCT ở hai vụ nuôi.........................42
Bảng 4.19: Hiệu quả kinh tế của hai mô hình nuôi (triệu/ha/vụ) ở vụ 1 .........43
Bảng 4.20: Hiệu quả kinh tế của hai mô hình nuôi (triệu/ha/vụ) ở vụ 2 .........43
Bảng 4.21: Hiệu quả kinh tế của hai mô hình nuôi (triệu/ha/năm) .................43
Bảng 4.22: Hình thức tiêu thụ sản phẩm của mô hình TS và TCT. ................44
Bảng 4.23: Hình thức phân phối sản phẩm của mô hình nuôi TS và TCT ......44
Bảng 4.24 Chi phí, thu nhập và lợi nhuận từ các ngành nghề khác của người
nuôi tôm sú....................................................................................................46
Bảng 4.25: Chi phí, thu nhập và lợi nhuận từ các ngành nghề khác của người
nuôi tôm chân trắng.......................................................................................47
Bảng 4.26: Đánh giá về tầm quan trọng của NTTS của hộ nuôi tôm sú .........47
Bảng 4.27: Đánh giá về tầm quan trọng của NTTS của hộ nuôi tôm thẻ chân
trắng ..............................................................................................................48
Bảng 4.28: Những thuận lợi trong mô hình tôm sú thâm canh .......................48
Bảng 4.29: Những thuận lợi trong mô hình tôm thẻ chân trắng thâm canh.....49
Bảng 4.30: Khó khăn của mô hình nuôi tôm sú thâm canh ............................49
Bảng 4.31: Khó khăn của mô hình nuôi tôm chân trắng thâm canh................50
8
DANH SÁCH HÌNH
Hình 3.1: Bản đồ hành chính Long An ...........................................................7
Hình 4.1: Tình hình biến động về diện tích và sản lượng tôm sú ở Long An .18
Hình 4.2: Tỷ lệ về trình độ học vấn của người nuôi tôm sú...........................20
Hình 4.3: Tỷ lệ về trình độ học vấn của người nuôi tôm thẻ chân trắng ........20
Hình 4.4:Tỷ lệ về đánh giá chất lượng sử dụng ao lắng trong nuôi tôm sú và
tôm thẻ chân trắng thâm canh .......................................................................25
Hình 4.5: Thời điển thả giống của những hộ nuôi tôm sú .............................26
Hình 4.6: Thời gian thu hoạch vụ của các hộ nuôi tôm sú thâm canh............26
Hình 4.7: Thời điển thả giống của những hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ...........27
Hình 4.8: Thời gian thu hoạch vụ của những hộ nuôi tôm thẻ chân trắng......27
Hình 4.9: Thời gian thực nuôi của tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở các vụ nuôi
.....................................................................................................................28
Hình 4.10: Tỷ lệ về số lần sên vét/năm của các hộ nuôi ................................29
Hình 4.11: Các phương pháp kiểm dịch giống vụ 1 ......................................32
Hình 4.12 Các phương pháp kiểm dịch giống vụ 2 .......................................32
Hình 4.13: Kiểm tra sức khỏe tôm nuôi ........................................................38
Hình 4.14: Tỷ lệ các ý kiến đánh giá môi trường nước cộng đồng hiện nay .45
Hình 4.15: Tỷ lệ các ý kiến đánh giá MT nước cộng đồng hiện nay so với
trước đây ......................................................................................................45
Hình 4.16: Tỷ lệ % các ý kiến đánh giá ảnh hưởng của mô hình NTTS đang
áp dụng đến môi trường nước cộng đồng ................................................................46
9
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
HT: Hình thức
LĐ: Lao động
MT: Môi trường
NTTS: Nuôi trồng thủy sản
TS: Tôm sú
TCT: Thẻ hân trắng
10
Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Việt Nam có truyền thống lâu đời trong các ngành nghề khai thác và nuôi trồng thủy
sản. Ngành thủy sản đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của quốc gia:
hàng năm đóng góp hơn 3%GDP, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt
khoảng 1,47 tỉ USD (2000) và được xem là nghề kinh tế mũi nhọn với bước trưởng
thành nhanh chóng nhất trong thập kỷ vừa rồi.
Đồng bằng sông Cửu Long là một đồng bằng châu thổ lớn, có hệ thống sông ngòi
chằng chịt, bờ biển dài với những điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc phát triển thủy
sản và đã trở thành nơi sản xuất thủy sản chủ lực, chiếm hơn 80% sản lượng thủy sản
của cả nước. Nuôi trồng thủy sản đang ngày càng phát triển, thành phần nuôi cũng đa
dạng hơn. Long An là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, đây cũng là miền
đất có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản cả lợ và ngọt. Tôm biển
được xem là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế rất cao và đang ngày càng được chú
trọng. Các loài tôm biển được nuôi trước đây chủ yếu là tôm sú (Penaeus monodon).
Đây là đối tượng nuôi truyền thống của các nước châu Á và Việt Nam. Tôm sú thực
sự đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, góp phần xóa đói giảm nghèo thậm chí nhiều
hộ nông dân trở lên giàu nhờ vào tôm sú. Nhưng hiện nay thì tình hình nuôi tôm sú
trở nên xấu đi, gặp rất nhiều khó khăn và ngày đang bị thu hẹp về diện tích và sản
lượng do dịch bệnh và thị trường. Trước tình hình đó, nhiều hộ nuôi tôm sú đã ồ ạt
chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei). Đây là một đối tượng nuôi
khá mới với Việt Nam nhưng lại là đối tượng nuôi lâu đời và phổ biến ở các nước
trên thế giới đặc biệt là các nước ở Tây Bán Cầu, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan...
Tổng sản lượng tôm thẻ chân trắng chỉ đứng sau tổng sản lượng tôm sú nuôi trên thế
giới. Tôm thẻ chân trắng được nhận định là loài dễ nuôi, năng suất cao, giá cả hiện
có tính cạnh tranh (Bộ Thủy sản, 2004). Hơn nữa, khi nghề nuôi tôm sú đang gặp
khó khăn, người nuôi không có lời trong khi thẻ chân trắng thì nhu cầu ngày càng
nhiều. Vì vậy, dù mới du nhập vào Việt Nam năm 2000 nhưng nó đã trở thành đối
tượng được người nuôi rất háo hức. Hiện nay, hoạt động nuôi thương phẩm tôm thẻ
chân trắng đang diễn ra ở nhiều địa phương như Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Bạc Liêu, Cà
Mau, Long An…
Thẻ chân trắng đúng là một đối tượng nuôi lý tưởng hiện nay nhưng vì đây là một
đối tượng nuôi còn rất mới, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Long
An nói riêng mới được cho phép nuôi đầu năm 2008, chưa có một quy trình nuôi tôm
hoàn chỉnh và còn nhiều bất cập hơn nữa đây lại là đối tượng dễ mắc những bệnh
tôm sú, ngoài ra còn mắc hội chứng taura gây dịch bênh lớn và có thể nhiễm sang đối
tượng tôm khác làm thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất thủy sản và môi trường tự
nhiên (Bộ thủy sản, 2004). Hiện nay, do những lợi nhuận trước mắt mà việc nhiều hộ
11
nuôi tự phát, không theo quy hoạch làm cho nỗi lo dịch bệnh tấn công sang tôm sú
càng thêm nặng nề đặc biệt là mức độ thâm canh ngày càng cao, rủi ro càng nhiều.
Do đó, một câu hỏi đặt ra giữa tôm sú và tôm thẻ chân trắng thì loài nào sẽ mang lại
hiệu quả cả về kỹ thuật và kinh tế lâu dài hơn? Vì vậy, để đưa nghề nuôi tôm biển ở
tỉnh Long An phát triển theo hướng lành mạnh, nhanh chóng và bền vững thì cần có
một sự quy hoạch vùng nuôi giữa hai loài hợp lý. Trước yêu cầu trên thì cấp thiết cần
có một sự điều tra, nghiên cứu và so sánh về hiện trạng kỹ thuật các mô hình thâm
canh của hai loài và hiệu quả kinh tế - xã hội mà các mô hình thâm canh đem lại ở
địa phương để làm cơ sở kh