Nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của các nước tư bản nói riêng từ
sau chiến tranh thế giới thứ 2hai đã có rất nhiều biến đổi so với trước chiến tranh, một
trong nh ững nhân tố có vai trò quan trọng tạo nên những biến đổi đó là sự điều chỉnh
kinh tế của nhà nước. Với vai trò to lớn của mình, Nhà nước có thể kích thich hoặc kìm
hãm sự phát triển của kinh tế bằng hệ thống các công cụ và chính sách đã vạch ra.
Vai trò quản lý kinh tế của nhà nước bắt nguồn từ sự cần thiết phải phối hợp hoạt
động lao động chung và do tính chất xã hội hoá của sản xuất quy định. Lực lượng sản
xuất càng phát triển, trình độ xã hội hoá của sản xuất càng cao thì phạm vi thực hiện vai
trò này càng rộng và mức độ đòi hỏi của nó càng chặt chẽ và nghiêm ngặt.
Cũng nhờ sự điều chỉnh kinh tế kịp thời của nhà nước mà chủ nghĩa tư bản đã vượt
qua được nguy cơ sụp đổ và tạo nên một nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ với trình độ
sản xuất rất cao.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của nhà nước trong quá trình điều
chỉnh kinh tế, em đã đi sâu nghiên cứu đề tài “Sự điều chỉnh kinh tế của nhà nước tư
sản hiện đại”, với mong muốn mở rộng hiểu biết về vai trò của nhà nước đối với nền
kinh tế của các nước trên thế giới
41 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1940 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sự điều chỉnh kinh tế của nhà nước tư sản hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Sự điều chỉnh kinh tế của nhà
nước tư sản hiện đại
Lời mở đầu
Nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của các nước tư bản nói riêng từ
sau chiến tranh thế giới thứ 2hai đã có rất nhiều biến đổi so với trước chiến tranh, một
trong những nhân tố có vai trò quan trọng tạo nên những biến đổi đó là sự điều chỉnh
kinh tế của nhà nước. Với vai trò to lớn của mình, Nhà nước có thể kích thich hoặc kìm
hãm sự phát triển của kinh tế bằng hệ thống các công cụ và chính sách đã vạch ra.
Vai trò quản lý kinh tế của nhà nước bắt nguồn từ sự cần thiết phải phối hợp hoạt
động lao động chung và do tính chất xã hội hoá của sản xuất quy định. Lực lượng sản
xuất càng phát triển, trình độ xã hội hoá của sản xuất càng cao thì phạm vi thực hiện vai
trò này càng rộng và mức độ đòi hỏi của nó càng chặt chẽ và nghiêm ngặt.
Cũng nhờ sự điều chỉnh kinh tế kịp thời của nhà nước mà chủ nghĩa tư bản đã vượt
qua được nguy cơ sụp đổ và tạo nên một nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ với trình độ
sản xuất rất cao.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của nhà nước trong quá trình điều
chỉnh kinh tế, em đã đi sâu nghiên cứu đề tài “Sự điều chỉnh kinh tế của nhà nước tư
sản hiện đại”, với mong muốn mở rộng hiểu biết về vai trò của nhà nước đối với nền
kinh tế của các nước trên thế giới.
Nội dung của sự điều tiết kinh tế của Nhà nước
tư bản hiện đại
I - Sự điều tiết kinh tế của Nhà nước tư bản hiện đại là đòi hỏi khách
quan.
1.Cơ sở lý luận
Về vai trò của nhà nước tư bản được nhiều nhà kinh tế nổi tiếng nghiên cứu và đã
phán đoán được xu hướng vận động của nó ngay từ khi chủ nghiã tư bản mới xuất hiện.
Và đặc biệt, từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, lý luận đó đã phát triển bằng
nhiều trường phái gắn liền với sự chỉ đạo thực tiễn của Nhà nước, và có hai loại quan
điểm cơ bản sau :
a> Quan điểm Macxit về vai trò kinh tế của Nhà nước trong Chủ nghĩa Tư bản :
Do những đòi hỏi cấp bách cũng như do sự phát triển của mức sản xuất đặt ra, nên
trong thời kỳ trước Mac-Lenin người ta chỉ tìm thấy sự nhấn mạnh của Nhà nước như
"một công cụ bóc lột giai cấp bị thống trị" . Song, không phải vì thế mà vai trò kinh tế của
Nhà nước tư bản không được đề cập hoặc bị xem nhẹ trong lý luận Macxit.
Angghen đã luận giải về chức năng xã hội của Nhà nước, người viết :"từ trước tới
nay, các xã hội vận động trong những sự đối lập giai cấp, đã cần đến Nhà nước nghĩa là
một tổ chức của giai cấp bóc lột để duy trì những điều kiện sản xuất bên ngoài của nó,
Nhà nước là đại biểu chính thức của toàn thể xã hội , là sự tổng hợp của toàn thể xã hội
thành một nghiệp đoàn có thể trông thấy được, nhưng nó chỉ là như thế chừng nào nó là
Nhà nước của bản thân cái giai cấp đại biểu trong thời đại của mình cho toàn thể xã hội.
Khi phân tích vai trò kinh tế của Nhà nước F.Ăngghen còn nhấn mạnh : Xã hội đẻ ra
những chức năng chung nhất định mà thiếu chúng thì không thể được. Những người được
chỉ định để thực hiện chức năng đó đã tạo ra trong lòng xã hội một lĩnh vực phân công lao
động mới và đồng thòi họ cũng có lợi ích đặc biệt trong mối quan hệ với những người
giao trách nhiệm cho họ và trở nên độc lập hơn trong quan hệ đối với người đó. Nhà nước
xuất hiện, với lực lượng mới có tính độc lập này tác động lại những điều kiện và quá trình
sản xuất nhờ độc lập tương đối vớn có của mình, đó là tác động của hai thế lực không
giống nhau, một mặt là quá trình kinh tế , mặt kia là lực lượng chính trị mới.
Qua đó ta thấy Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết kinh tế :
=> Một là : Nhà nước sinh ra nhằm thực hiện những chức năng xã hội chung, nhưng
khi tồn tại là một lực lượng chính trị mới, nó không chỉ có được nhờ những lợi ích đặc
biệt mà còn có tính độc lập tương đối trong quan hệ với các lực lượng xã hội, người đã
giao phó trách nhiệm cho nó. Nếu Nhà nước sinh ra nhằm thực hiện những chức năng xã
hội chung thì một trong những chức năng xã hội chung đó là làm chức năng một nhạc
trưởng đứng ra điều hành phối hợp không phải một khâu, một quá trình sản xuất đơn lẻ,
mà là cả quá trình sản xuất xã hội - Phải là chức năng xã hội chung quan trọng nhất mà
Nhà nước phải đảm nhận. Song sự điều hành đó của Nhà nước sâu hay nông, toàn diện
hay bộ phận, gián tiếp hay trực tiếp là tuỳ thuộc vào nhu cầu của sản xuất. Và nhu cầu này
lại do sự đòi hỏi giải phóng sức sản xuất xã hội đặt ra. Nếu trong giai đoạn hình thành của
Chủ nghĩa Tư bản, các quan hệ sản xuất phong kiến còn chiếm ưu thế đã kìm hãm sự phát
triển của các quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa và do đó kìm hãm sự phát triển của sữc
sản xuất thì Nhà nước với tư cách là một tổ chức quan trọng nhất của kiến trúc thượng
tầng giữ vai trò tạo điều kiện cho sự ra đời của các quan hệ kinh tế Tư bản chủ nghĩa, bảo
vệ nó phát triển.
=> Hai là, nhờ có tính độc lập tương đối trong quan hệ với các lực lượng xã hội mà
Nhà nước có khả năng tác động trở lại quá trình sản xuất xã hội. Đây không phải là sự tác
động một chiều mà là sự tác động qua lại, một bên là lực lượng chính trị chủ động đại
diện cho xã hội, một bên là các quá trình kinh tế khách quan.Trong giai đoạn độc quyền
Tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, quá trình tích tụ và tập trung tư
bản đã đạt tới quy mô lớn tính xã hội hoá của sản xuất đã đạt tới trình độ cao,trong nền
sản xuất diễn ra nhiều quá trình kinh tế xã hội vượt khỏi tàm tay của các nhà Tư bản
thậm chí của cả giai cấp tư sản, làm cho nền kinh tế lâm vào trạng thái khủng hoảng, xã
hội rơi vào tình trạng thiếu ổn định. Trước thực trạng đó, Nhà nước phải can thiệp sâu vào
sự vận động của nền kinh tế , khôi phục lại trạng thái cân bằng tương đối từ đó ổn định
trật tự xã hội.
b> Quan điểm tư sản về vai trò kinh tế của Nhà nước trong Chủ nghĩa Tư bản .
Khác với các nhà lý luận Macxit, những người tìm căn nguyên sự tăng cường vai trò kinh
tế và sự chín muồi các chức năng kinh tế vĩ mô của Nhà nước Tư bản ở các mối quan hệ
nội tại của quá trình tái sản xuất Chủ nghĩa Tư bản, J.M. Keynes tìm nó ở quy luật tâm lý
xã hội cơ bản tức là ở các mối liên hệ kinh tế xã hội nổi lên bề mặt của quá trình sản xuất
trực tiếp và ở thị trường, trong các hành vi hoạt động của các chủ thể kinh tế do quy luật
tâm lý chi phối. Keynes cho rằng Chủ nghĩa Tư bản phát triển đến một giai đoạn nhất
định thì cơ chế tự điều chỉnh của thị trường không đủ sức dập tắt khủng hoảng kinh tế và
thất nghiệp. Tại hoạ do khủng hoảng và thất nghiệp đổ lên đầu người lao động đã thúc
đẩy họ lật đổ chế độ Chủ nghĩa Tư bản.
Nguyên nhân đầu tiên của tai hoạ này là sự tăng trưởng của nền kinh tế làm cho
thu nhập tăng lên và cùng với nó làm tăng tiêu dùng nhưng mức tiêu dùng tăng lên không
cùng mức tăng thu nhập, thường thấp hơn mức tăng thu nhập, do bản chất tiết kiệm của
con người chi phối. Bản chất đó được thể hiện ở tám phẩm chât : Thận trọng, nhìn xa, tính
toán, tham vọng, tự lập, kinh doanh, kiêu hãnh và hà tiện. Đối với các tổ chức kinh tế xã
hội bốn yếu tố tăng nhu cầu là : Dộng lực kinh doanh, bảo đảm tiền mặt, cải tiến quản lý,
thận trọng tài chính đã làm cho tổng cầu xã hội không đủ.
Nguyên nhân thứ đến tình trạng tổng cầu không đủ là tỷ suất lợi nhuận thấp hơn tỷ
suất lợi tức làm cho các nhà tư bản thích duy trì tư bản của mình dưới hình thức tiền tệ.
Qua đó cho thấy tiết kệm không chỉ chịu ảnh hưởng của thu nhập mà còn chịu ảnh hưởng
của cả lợi tức. Hai nhân tố này quan hệ tỷ lệ thuận với mức tiết kiệm và tỷ lệ ngịch với
lượng đầu tư tư bản.
Ông còn cho rằng sự vận động của nền sản xuất Chủ nghĩa Tư bản có nhạy cảm rất
cao đối với mức lợi tức. Nền kinh tế sẽ gánh chịu hậu quả ngay nếu lợi tức tăng cao, số dư
tiết kiệm lớn, đầu tư giảm và số thất nghiệp sẽ tăng lên. Và điều đó gây ra nguy cơ bùng
nỗ xã hội. Muốn cho xã hội ổn định Nhà nước phải can thiệp vào nền kinh tế, vào thị
trường, phải huy động được các nguồn tư bản nhàn rỗi để mở mang các hoạt động sản
xuất kinh doanh, giải quyết công ăn việc làm tăng thu nhập cho dân cư, làm cho nhu cầu
tiêu dùng tăng lên, tăng giá cả hàng hoá, tăng thu nhập của nhà kinh doanh, tăng hiệu quả
của tư bản đầu tư, làm cho nó vận động nhịp nhàng và tăng trưởng theo chỉều hướng lành
mạnh . Sự can thiệp này phải tác động vào các nhân tố kích thích nhân tố tổng cầu đầy đủ.
Hai quan điểm trên ta thấy quan điểm thứ nhất mà Ăngghen là đại diện sẽ dẫn tới
việc vạch rõ bản chất của điều chỉnh kinh tế Chủ nghĩa Tư bản, chỉ rõ các quy luật kinh tế
Chủ nghĩa Tư bản quy định khả năng và giới hạn của điều chỉnh kinh tế bằng Nhà nước.
Còn quan điểm thứ hai là đại diện là Keynes thì lại đi tới việc vạch rõ cơ chế điều chỉnh
kinh tế và mô hình điều chỉnh hiệu quả mà Nhà nước tư bản sử dụng trong các hoạt động
kinh tế của mình. Keynes lấy xuất phát điểm cho hệ thống lý luận của mình từ việc phân
tích quy luật tâm lý xã hội cơ bản trên thực tế đó là cách tiếp cận những vấn đề then chốt
của hệ thống điều chỉnh kinh tế, là sự vận động của tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức
tiền tệ và ảnh hưởng của Nhà nước tư bản đến quá trình vận động thông qua hệ thống tài
chính , tín dụng. Đó không phải là hiện tượng bề ngoài của quá trình tái sản xuất xã hội
mà là mối quan hệ qua lại của kinh tế vĩ mô, của cơ chế kinh tế , thiếu nó không một
chính sách kinh tế xã hội nào của Nhà nước được cơ sở hiện thực trên cơ sở các mối liên
hệ này Keynes xây dựng được mô hình điều chỉnh kinh tế thông qua cấu trúc của hệ thống
các chính sách kinh tế dựa trên hai trụ cột cơ bản là chính sách tài chính và tiền tệ.
Tán thành với quan điểm của Keynes về việc Nhà nước phải can thiệp sâu vào quá trình
vận động của nền kinh tế , song M.Friedman cho rằng sự vận đông của nền kinh tế tư bản
chủ nghĩa có mối quan hệ tương hỗ với sự vận đông của khối lượng tiền tệ trong lưu
thông. Sở dĩ nền kinh tế lâm vào trạng thái trì trệ hoặc thường xuyên xảy ra các cuộc
khủng hoảng và các cú sốc kinh tế là do Nhà nước đưa vào lưu thông một khối lượng tiền
tệ quá lớn hoặc quá nhỏ. Nếu trong thực tế , Nhà nước đưa vào lưu thông một khối lượng
tiền tệ lơn hơn khối lượng cần thiết sẽ là cho thu nhập danh nghĩa tăng cao hơn thu nhập
thực tế, do đó sẽ kích thích lãi xuất thị trường (lãi suất danh nghĩa) tăng cao làm biến
dạng tỉ lệ lãi xuất từ đó dẫn đến đồng tiền mất giá, tăng tốc độ lạm phát và giá cả. Hệ quả
này không chỉ làm xấu đi nhanh điều kiện tái sản xuất xã hội mà còn làm mất ổn định xã
hội.
M.Friedman đã đưa ra kết luận: Các biến số kinh tế vĩ mô như tổng sản lượng, công ăn
việc làm và giá cả…chủ yếu chịu sự ảnh hưởng của việc điều chỉnh tiền tề trong lưu
thông của Nhà nước, tức nó ảnh hưởng tới chính sách chủ yếu trong mô hình điều chỉnh
kinh tế của Nhà nước. Theo các nhà kinh tế trọng cung , thì lý thuyết và mô hình Keynes
nhằm vào giải quyết các vấn để kinh tế, xã hội ngắn hạn. Nó chỉ có hiệu quả và tác dụng
trong những điều kiện tái sản xuất xã hội ngắn hạn khi các điều kiện naỳ xấu đi thì mô
hình Keynes sẽ kém hiệu lực trong nhiều trường hợp trở nên phản tác dụng. Nhà nước
muốn tác động vào sự vận động vào nền kinh tế một cách có hiệu quả đặc biệt khi các
điều kiện tái sản xuất xã hội đang xấu đi thì chính phủ phải hoạch định các chính sách của
mình nhằm vào giải quyết các mục tiêu kinh tế xã hội dài hạn mà đối tượng của nó thuộc
phía cung trên thị trường.
Theo A.LAFFER các yếu tố cung, cầu biến động trong một chu trình khép kín và tự nó
tạo ra một thế năng cho quá trình phát triển của nền sản xuất. Nếu Nhà nước chỉ tác động
vào một vài nhân tố có tính cục bộ, nhất thời thì không mang lại kết quả mong muốn. Do
đó muốn cho nền kinh tế phát triển ổn định phải tác động vào các nhân tố mang lại hiệu
quả lâu dài mà phần lớn nhân tố đó thuộc yếu tố cung. Có ba yếu tố cơ bản tạo ra sự tăng
trưởng ổn định và lâu dài : Lao động, nguồn vốn, tiến bộ khoa học kỹ thuật, số khối lượng
lao động lớn, chất lượng lao động cao sẽ tạo ra nhiều giá trị cho nhà tư bản và sự giàu có
của đất nước, còn việc tạo ra được một cơ chế hợp lý để khai thác tối đa các nguồn vốn sẽ
là tiền đề để công nghiệp hoá và phát triển sản xuất. Và tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhân tố
cơ bản tăng năng suất lao động xã hội và cũng là nhân tố quan trọng tạo ra chất lượng nền
kinh tế .
Hơn nữa nền kinh tế thị trường cũng có những mặt trái và mặt phải của nó. Trước hết,
kinh tế thị trường áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, tăng năng suất lao độn, nâng cao trình độ
xã hội hoá sản xuất. Kinh tế thị trường lấy lợi nhuận làm động lực do đó để thu được lợi
nhuận đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên áp dụng các kỹ thuật mới hợp lý hoá
sản xuất làm cho năng xuất lao động xã hội tăng lên nhờ đó mà kinh tế thị trường tuy mới
ra đời đến nay khoảng năm thế kỷ đã tạo ra một lực lượng sản xuất xã hội cao chưa từng
thấy trong lịch sử loài người.
=>thứ hai, nền kinh tế thị trường có tính năng động và khả năng thích nghi nhanh
tróng. Trong nền kinh tế thị trường tồn tại một nguyên tắc người nào đưa ra thị trường
hàng hoá trước tiên người đó sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn. Mặt khác, nếu nhận thức
được sản phẩm của mình không có người mua hoặc lượng cầu giảm dần thì người sản
xuất sẽ không sản xuất nữa. Điều đó dẫn tới sự tiết kiệm hao phí lao động xã hội. Vì vậy,
trong kinh tế thị trường luôn luôn diễn ra sự đổi mới, nhiuề sản phẩm trước đây vẫn bán
nay mất đi vì không có nhu cầu, nhiều sản phẩm mới với chất lượng, quy cách, phẩm chất
ngày càng hoàn thiện hơn.
=>Thứ ba, trong nền kinh tế thị trường hàng hoá và dịch vụ. Đó là một nền kinh tế dư
thừa chứ không phải nền kinh tế thiếu hụt. Do vậy, nền kinh tế thị trường tạo điều kiện
nhu cầu vật chất để thoã mãn ngày một tốt hơn nhu cầu vật chất, văn hoá và sự phát triển
toàn diện của con người.
Tuy nhiên kinh tế thị trường cũng có mặt trái của nó. Đó trước hết là tình trạng khủng
hoảng và thất nghiệp. Khủng hoảng sản xuất thừa là đặc trưng của nền kinh tế thị trường
phát triển. ở đây hàng hoá sản xuất ra cung vượt cầu có thể thanh toán dẫn tới tình trạng
dư thừa hàng hoá. Gắn liền với khủng hoảng là thất nghiệp, một căn bệnh nan giải của thị
trường. Chính vì vậy mà các chủ thể kinh tế hoạt đông trong nền kinh tế thị trường luôn
luôn chịu nhiều động và rủi ro, họ cần được nhà nước cung cấp các thông tin kịp thời và
chính xác. Trước hết các thông tin đầy đủ về chính sách và sự thay đổi của các chính sách
của nhà nước đưa ra để điều chỉnh kinh tế . Thứ nữa là những biến động của thị trường
mà nhà nước ở tầm vĩ mô có thể biết và dự đoán được cũng cần phải thông báo kịp thời
cho các chủ thể kinh tế . Vì đối với các nhà kinh doanh điều chỉnh đó sẽ giúp họ đưa ra
các quyết định kịp thời để chỉ đạo sản xuât. Còn người tiêu dùng thông tin đó cũng giúp
họ thu xếp việc chi tiêu, mua sắm hợp lý, đặc biệt giúp họ lường trước được những nguy
cơ mất việc làm để có những ứng phó kịp thời. Nhà nước ngoaì việc thu thập thông tin và
cho các chủ thể kinh tế biết về những hoạt động kinh tế của mình cũng cần phải nắm được
những ý kiến của các nhà kinh doanh và nguyện vọng của nhân dân để ra các quyết sách
kịp thời. Đó là những quan hệ kinh tế hài hoà, hợp lý, bảo đảm nền kinh tế vận động, phát
triển và ổn định.
Một hậu quả khác của nền kinh tế thị trường là tình trạng ô nhiễm môi trường, không khí,
nguồn nước, tàn phá đất đai, rừng đầu nguồn vì đích lợi nhuận. Song việc thu nhiều lợi
nhuận thì có lợi cho cá nhân còn sự tàn phá của môi trường thì xã hội phải gánh chịu.
Cuối cùng là tình trạng độc quyền xoá bỏ tự do cạnh tranh làm nền kinh tế mất tính hiệu
quả.
Tất cả những hạn chế đó đòi hỏi phải có sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế để
đảm bảo sự ổn định, công bằng và hiệu quả.
Đặc điểm quan trọng nhất trong quá trình tiến triển của các tư tưởng kinh tế tư sản về điều
chỉnh kinh tế bằng Nhà nước hiện nay là sự phục hồi và tôn trọng các nguyên tắc tự điều
tiết của thị trường.
Nhà nước can thiệp vào kinh tế ở cả tầm vi mô và vĩ mô. ở tầm vĩ mô, Nhà nước sử dụng
các công cụ như lãi suất, chính sách tín dụng, điều tiết lưu thông tiền tệ, lạm phát, thuế,
bảo hiểm, trợ cấp, đầu tư phát triển … Còn ở tầm vi mô, Nhà nước trực tiếp phát triển các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và dịch vụ công cộng.
2. Cơ sở thực tiễn
a) Những chỉ tiêu về lượng thể hiện vai trò ngày càng tăng của Nhà nước đối với
quá trình tái sản xuất TBCN
Trong thực tiễn khó có thể lượng hoá chính xác hoạt động kinh tế của nhà nước đặc
biệt là hành vi điều chỉnh đối với các quá trình kinh tế, song qua sự biến đổi của các chỉ
tiêu về lượng ở các ngành, lĩnh vực mà Nhà nước trực tiếp tác động vào ta cũng có thể
nhận biết được ở mức tương đối xu hướng của hoạt động này . Có thể thấy rõ vai trò kinh
tế của Nhà nước qua các biểu hiện sau:
Thứ nhất, sau chiến tranh thế giới thứ hai, ở các nước tư bản chủ chốt, các xí nghiệp
nhà nước do chính phủ quốc hữu hoá và trực tiếp đầu tư xây dựng đã có vị trí quan trọng
trong nền kinh tế.
Tại Pháp, số cán bộ công nhân viên trong khu vực quốc doanh chiếm tới 11% tổng số
cán bộ công nhân viên cả nước, số doanh nghiệp quốc doanh chiếm 18% trong tổng số
doanh nghiệp công, thương nghiệp toàn quốc.
ở Italia con số tương ứng là 11,5% và 8%.
ở CHLB Đức, Bỉ, Hà Lan khoảng 8 - 9% và 5 - 9%.
Về đầu tư nhà nước trên tổng số vốn đàu tư sản xuất ở các quốc gia trên bình quân
khoảng 15 - 34%.
Thứ hai, nhà nước chuyển một phần rất lớn thu nhập tài chính thành Tư bản tài chính.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, số tư bản tài chính do nhà nước nắm giữ tăng lên và trở
thành bộ phận quan trong trong cấu thành tư bản nhà nước. Theo thống kê của quĩ tiền tệ
quốc tế IMF đến năm 1989 số thu nhập tài chính do chính phủ trung ương các nước tư
bản nắm giữ chiếm tỉ trong 27% tổng giá trị sản xuất của các nước này. Trong đó, Mĩ là
20,45%; CHLB Đức là 29,23%; Pháp là 40,87%; Italia là 38,16%; Anh là 35,75% và
chiếm 1/4 - 2/5 GNP của các nước đó.
Ngoài ra, qua NHTW, nhà nước tư bản phát hành tiền và kiểm soát lưu thông tiền tệ.
Nhà nước cần lập ra các tổ chức tài chính chính phủ, những tổ chức tài chính này đã phát
huy vài trò quan trong trọng đời sống kinh tế. Trong năm tài khoá 1981, kim ngạch cho
vay đầu tư của các tổ chức tài chính công cộng của Nhật bản bằng 43% tổng kim ngạch
đầu tư cho vay trong cả nước.
Việc nhà nước giữ vị trí chủ đạo trong điều chỉnh hệ thống tài chính tiền tệ đã tạo ra
cho nhà nước một ưu thế tuyệt đối trước các tổ chức độc quyền, và nhờ hệ thống này, nhà
nước có thể chủ động điều chỉnh được hoạt động kinh doanhcủa tư bản tư nhân, dù đó là
tập đoàn tư bản lớn.
=>Thứ ba, trong quá trình điều chỉnh sự vận động của nền kinh tế nhà nước sử dụng
các công cụ như tài chính, tiền tệ…để can thiệp và điều chỉnh kinh tế. Theo thống kê, qui
mô và mức độ nhà nước can thiệp vào kinh tế, năm 1988, tỷ trọng chi ngân sách của Mỹ
là 36,2% GNP, khối cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) là 49,9% GNP.
Số người làm việc cho chính phủ trung ương chiếm 1,5% so với số người có năng lực
làm việc (không kể quân nhân) trong vòng 20 năm con số này đã tăng gấp 3 lần .
Chi tiêu của nhà nước tăng lên, ở Mỹ từ 3 tỷ USD (1913) đến cuối năm 70 đã tăng
lên trên 400 tỷ USD.
Những biến đổi về lượng phản ánh không chỉ sự tăng trưởng hoạt động kinh tế của
nhà nước tư bản mà còn nói lên sự tăng trưởng vai trò của nhà nước đối với vận động của
nền kinh tế TBCN.
b)Những chỉ tiêu chất lượng phản ánh điều chỉnh kinh tế của nhà nước ngày
càng trở thành nhân tố quyết định đối với quá trình tái sản xuất TBCN.
Trước chiến tranh thế giới thứ hai, nhà nước tư bản đã tích cực can thiệp vào đời sống
kinh tế xã hội. Song xét về vai trò của các nước trong quá trình tái sản xuất TBCN thì đó
chỉ là hoạt động có tính chất bên ngoài, ứng phó nhất thời đối với các đột biến kinh
tế.Vào thời kì khủng hoảng kinh tế, nhà nước ra sứ