Đổi mới căn bản toàn diện là yêu cầu và xu hướng tất yếu của nền giáo dục hiện
nay. Nội dung trọng tâm của đổi mới căn bản toàn diện là quan tâm đến sự phát triển
năng lực người học phù hợp với yêu cầu hiện đại hóa nguồn nhân lực trong bối cảnh
đương đại của đất nước. Đối với bộ môn Ngữ văn, mục tiêu đặt ra không đơn thuần là
tích lũy kiến thức mà quan trọng là giúp học sinh phát triển năng lực chung, năng lực
đặc thù như năng lực giao tiếp, năng lực cảm thụ thẩm mĩ – khám phá vẻ đẹp của con
người và thế giới xung quanh . Trong thời gian qua, ngành giáo dục đã có nỗ lực về
nhiều mặt: tìm cách đổi mới suy nghĩ, thay đổi hướng tiếp cận tác phẩm, tổ chức các
cuộc hội thảo để trao đổi và nhất là sắp tới việc xây dựng lại chương trình dạy học
bộ môn Ngữ văn để khắc phục, hạn chế bớt những điểm bất cập trước đây. Còn rất
nhiều việc chúng ta phải làm, nhưng trong hiện tại, việc cố gắng thay đổi, làm mới,
khơi gợi hứng thú và định hướng cho các em một phương pháp học tích cực là điều
chúng ta phải xem xét, tìm hướng thực hiện
197 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sử dụng nhật kí đọc sách trong dạy học văn học dân gian ở trường trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trần Thị Lan Anh
SỬ DỤNG NHẬT KÍ ĐỌC SÁCH
TRONG DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trần Thị Lan Anh
SỬ DỤNG NHẬT KÍ ĐỌC SÁCH
TRONG DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn học
Mã số :60 14 01 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu
trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào
khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện luận văn
Trần Thị Lan Anh
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã giúp tôi trang bị kiến thức, tạo
môi trường học tập thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận
văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Ngọc
Điệp, người đã khuyến khích, chỉ dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu đề tài này.
Xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô, các em học sinh trường THCS Hoàng
Văn Thụ, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình
khảo sát và thực nghiệm.
Tôi xin gửi lời tri ân đến tất cả người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã động
viên, an ủi, khuyến khích, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
luận văn.
Học viên thực hiện luận văn
Trần Thị Lan Anh
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Quy ước viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Mở đầu ............................................................................................................................ 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ...................................................................................... 11
1.1. Quan điểm dạy học tích cực ................................................................................ 11
1.1.1. Bản chất của quan điểm dạy học tích cực..................................................... 11
1.1.2.Hệ thống các phương pháp dạy học tích cực ................................................. 15
1.2.Lí thuyết tiếp nhận văn học .................................................................................. 24
1.2.1. Khái niệm và đặc trưng ................................................................................. 24
1.2.2. Tiếp nhận văn học trong nhà trường ............................................................. 28
1.2.3. Tiếp nhận văn học dân gian trong nhà trường .............................................. 31
1.3. Nhật kí đọc sách .................................................................................................. 35
1.3.1. Giới thiệu về Nhật kí đọc sách...................................................................... 35
1.3.2.Tình hình sử dụng nhật kí đọc sách ............................................................... 41
1.3.3.Vai trò của Nhật kí đọc sách .......................................................................... 43
1.3.4.Mối quan hệ giữa nhật kí đọc sách và tiếp nhận văn học dân gian trong
nhà trường .................................................................................................... 44
Chương 2. VẬN DỤNG HÌNH THỨC NHẬT KÍ ĐỌC SÁCH VÀO VIỆC
THIẾT KẾ BÀITẬP DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN Ở TRƯỜNG
THCS ............................................................................................................................ 47
2.1. Chương trình văn học dân gian ở trường THCS ................................................. 47
2.1.1. Nội dung và thời lượng chương trình ........................................................... 47
2.1.2. Đặc trưng của các thể loại văn học dân gian tiêu biểu trong chương
trình Trung học cơ sở ................................................................................... 51
2.2. Mục đích của việc sử dụng nhật kí đọc sách trong dạy học văn học dân
gian ..................................................................................................................... 58
2.3. Thiết kế Bài tập dành cho tác phẩm văn học dân gian dựa trên Nhật kí đọc
sách ..................................................................................................................... 61
2.3.1. Các bước thực hiện ....................................................................................... 61
2.3.2. Thiết kế bài tập nhật kí đọc sách cho tác phẩm văn học dân gian ................ 63
2.3.3. Yêu cầu đánh giá nhật kí đọc sách ............................................................... 69
2.4. Những điều cần lưu ý khi sử dụng Nhật kí đọc sách .......................................... 70
Chương 3. THỰC NGHIỆM ...................................................................................... 72
3.1. Mục đích, yêu cầu thực nghiệm .......................................................................... 72
3.1.1. Mục đích thực nghiệm .................................................................................. 72
3.1.2. Yêu cầu thực nghiệm .................................................................................... 73
3.2. Đối tượng, địa bàn và bài dạy thực nghiệm ........................................................ 73
3.2.1. Địa bàn và đối tượng thực nghiệm ............................................................... 73
3.2.2. Bài dạy thực nghiệm ..................................................................................... 74
3.3. Kế hoạch thực nghiệm ........................................................................................ 75
3.3.1. Thời gian thực nghiệm .................................................................................. 75
3.3.2. Quá trình thực nghiệm .................................................................................. 75
3.4. Nội dung và kết quả thực nghiệm ....................................................................... 77
3.4.1.Chuẩn bị và thảo luận nhật kí đọc sách ......................................................... 77
3.4.2. Hoạt động dạy học ........................................................................................ 89
3.4.3. Kết quả nhật kí đọc sách và bài kiểm tra sau thực nghiệm ........................ 102
3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm .......................................................................... 123
3.5.1. Hiệu quả tích cực trong sử dụng nhật kí đọc sách ...................................... 123
3.5.2. Những thử thách khi sử dụng nhật kí đọc sách vào dạy và học văn học
dân gian ở trường THCS ............................................................................ 123
3.5.3. Bài học kinh nghiệm ................................................................................... 124
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 128
PHỤ LỤC
QUY ƯỚC VIẾT TẮT
CHNVĐ
DHNVD
ĐC
GV
GS
PGS
PPDH
HS
NKĐS
NXB
SGK
THCS
THPT
TN
VHDG
Câu hỏi nêu vấn đề
Dạy học nêu vấn đề
Đối chứng
Giáo Viên
Giáo sư
Phó giáo sư
Phương pháp dạy học
Học sinh
Nhật kí đọc sách
Nhà xuất bản
Sách giáo khoa
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Thực nghiệm
Văn học dân gian
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Chương trình văn học dân gian lớp 6 ........................................................... 48
Bảng 1.2. Chương trình văn học dân gian lớp 7 ........................................................... 49
Bảng 3.1. Thống kê kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm học môn Ngữ văn ............. 74
Bảng 3.2. Thống kê của phiếu đánh giá chuẩn bị bài và thảo luận số 1 ...................... 83
Bảng 3.3. Tiêu chí đánh giá nhật kí đọc sách ............................................................. 103
Bảng 3.4. Thống kê số lượng và loại bài tập Nhật kí đọc sách .................................. 104
Bảng 3.5. Đánh giá chất lượng bài nhật kí đọc sách .................................................. 117
Bảng 3.6. Thống kê kết quả bài kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng .... 121
Bảng 3.7. Thống kê kết quả học tập trước và sau thực nghiệm ................................. 122
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Phiếu đánh giá chuẩn bị và thảo luận văn bản “Thánh Gióng” – Nhóm
3 – Lớp 6/3 ................................................................................................... 85
Hình 3.2. Nhật kí đọc sách văn bản “Những câu ca dao về tình cảm gia đình” –
Đặng Lan Đan Thanh ................................................................................. 106
Hình 3.3. Nhật kí đọc sách văn bản “Những câu ca dao về tình cảm gia đình” –
Tạ Đăng Bảo Trân ...................................................................................... 108
Hình 3.4. Nhật kí đọc sách văn bản “Những câu ca dao về tình cảm gia đình” –
Vương Nguyễn Thanh Trúc ....................................................................... 109
Hình 3.5. Nhật kí đọc sách văn bản “Những câu ca dao về tình cảm gia đình” –
Trương Tuấn Anh ...................................................................................... 110
Hình 3.6. Nhật kí đọc sách văn bản “Những câu ca dao về tình cảm gia đình” –
Nguyễn Thị Ngọc Trâm ............................................................................. 111
Hình 3.7. Nhật kí đọc sách văn bản “Thánh Gióng” – Nguyễn Phương Giang ........ 113
Hình 3.8. Nhật kí đọc sách văn bản “Thánh Gióng” - Lê Phạm Phương Thảo ......... 115
Hình 3.9. Nhật kí đọc sách văn bản “Thánh Gióng”- Lương Ngọc Thanh Trúc ....... 117
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đổi mới căn bản toàn diện là yêu cầu và xu hướng tất yếu của nền giáo dục hiện
nay. Nội dung trọng tâm của đổi mới căn bản toàn diện là quan tâm đến sự phát triển
năng lực người học phù hợp với yêu cầu hiện đại hóa nguồn nhân lực trong bối cảnh
đương đại của đất nước. Đối với bộ môn Ngữ văn, mục tiêu đặt ra không đơn thuần là
tích lũy kiến thức mà quan trọng là giúp học sinh phát triển năng lực chung, năng lực
đặc thù như năng lực giao tiếp, năng lực cảm thụ thẩm mĩ – khám phá vẻ đẹp của con
người và thế giới xung quanh. Trong thời gian qua, ngành giáo dục đã có nỗ lực về
nhiều mặt: tìm cách đổi mới suy nghĩ, thay đổi hướng tiếp cận tác phẩm, tổ chức các
cuộc hội thảo để trao đổi và nhất là sắp tới việc xây dựng lại chương trình dạy học
bộ môn Ngữ văn để khắc phục, hạn chế bớt những điểm bất cập trước đây. Còn rất
nhiều việc chúng ta phải làm, nhưng trong hiện tại, việc cố gắng thay đổi, làm mới,
khơi gợi hứng thú và định hướng cho các em một phương pháp học tích cực là điều
chúng ta phải xem xét, tìm hướng thực hiện.
Là một bộ phận của nền văn học Việt Nam, văn học dân gian (VHDG) ra đời từ
buổi bình minh của dân tộc, trải qua quá trình lâu dài mấy ngàn năm phát triển, đã trở
thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học nước nhà. Các cấp học đều đưa VHDG
vào trong nội dung giảng dạy với nhiều thể loại đa dạng, phong phú nhằm mang đến
cho các em những tinh hoa của văn hóa dân tộc, những giá trị vô giá được cha ông ta
đúc kết để lại cho đời sau. Bằng sự tâm huyết của mình, những nhà nghiên cứu nói
chung và giảng dạy nói riêng đã tạo ra những thành tựu đáng kể trong việc tìm một
hướng đi cho việc dạy học VHDG trong nhà trường.
VHDG mang trong mình những đặc trưng riêng của nó: tính tập thể, tính truyền
miệng, tính diễn xướng, tính nguyên hợpTrong quá trình giảng dạy, việc chú ý đến
đặc trưng thể loại đã được nhiều giáo viên lưu ý cố gắng thực hiện. Tuy vậy, trong yêu
cầu đổi mới giáo dục ngày nay, mục đích của việc học không còn dừng lại ở việc thu
nạp kiến thức, mà còn cần hình thành và phát triển kĩ năng:đọc – viết – nghe – nói; khả
năng giải mã tác phẩm, tư duy, phê phán, trình bày, hợp tác, đối thoạiở học sinh.
Đây là những điều cần có ở một con người hiện đại, nhưng để hình thành và phát triển
2
đòi hỏi một quá trình lâu dài. Đồng thời, việc phát triển các kĩ năng này không riêng
rẽ, chúng có sự tương tác, phối hợp với nhau. Dạy VHDG trong nhà trường cũng
không đi ra ngoài mục tiêu này. Vì vậy, ngoài việc chú ý đến tính đặc thù của tác
phẩm VHDG, từng bước, chúng ta đã vận dụng những phương pháp dạy học hiện đại:
dạy học nêu vấn đề, dạy học hợp tác vào việc giảng dạy VHDG nhằm phát triển các
kĩ năng cần thiết cho các em.
Trong thời gian ngắn của một tiết học, học sinh khó lòng cảm nhận sâu sắc
những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm. Các em chưa biết cách tự tìm hiểu, còn tồn
tại tâm lí ỷ lại vào thầy cô và các loại sách hướng dẫn. Giáo viên cần có định hướng,
giúp học sinh có sự chuẩn bị bài tốt trước khi lên lớp, từ đó mở rộng kiến thức, phát
triển năng lực. Nhiệm vụ này khiến nhiều giáo viên rất trăn trở. Khi tìm hiểu các công
trình nghiên cứu vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, chúng tôi gặp được hình thức
sử dụng nhật kí đọc sách trong dạy văn. Đây là một phần của chương trình “Câu lạc
bộ sách” được phát triển với sự hợp tác của các nhà nghiên cứu của Đại học Michigan
State và trường Allen Street vào năm 1990-1991. Chương trình này tạo điều kiện
khuyến khích các em học sinh (nhóm lớp 3, 4, 5) đọc sách, báo và tham gia thảo luận
nhóm về những gì mình đọc được. Đây là một chương trình rất thú vị vì học sinh
không chỉ tham gia thảo luận mà các em còn được hướng dẫn các chiến lược đọc và
trường hợp nên sử dụng các chiến lược đã học. Kết quả, các em học sinh tham gia
nhiệt tình vào các hoạt động, thích thú với việc tìm sách để đọc; có sự tiến bộ rõ rệt
trong việc tiếp thu, tổng hợp, đánh giá các thông tin thu nhận được; phát triển ngôn
ngữ thảo luận [62,tr. 44-83]. Chúng tôi nhận thấy đây là một cách thức hay, giúp phát
triển kĩ năng trong quá trình đọc- hiểu văn bản, nếu được xây dựng hợp lý sẽ tích cực
hóa, gợi sự hứng thú cho học sinh trong việc giảng dạy bộ môn Ngữ Văn nói chung và
VHDG nói riêng. Đồng thời khi sử dụng nhật kí đọc sách, ta vẫn có thể kết hợp với
những phương pháp khác trong quá trình giảng dạy. Do vậy trong luận văn này, chúng
tôi xin trình bày vấn đề: “Sử dụng nhật kí đọc sách trong dạy học văn học dân gian
ở trường Trung học cơ sở”.
3
2. Lịch sử vấn đề
Ngữ văn là bộ môn có lịch sử lâu đời trong hầu hết các nền giáo dục. Bộ phận cơ
bản, chiếm vị trí quan trọng nhất chính là tác phẩm văn học. Đương nhiên, xung quanh
nó cũng có nhiều quan điểm, phương pháp tiếp cận. Ngày nay, chúng ta thường đề cập
đến vấn đề đọc- hiểu văn bản. Đây có thể coi là sự chuyển hướng từ lối “giảng văn”
truyền thống sang “đọc -hiểu”- học sinh trực tiếp tiếp cận tác phẩm như một người đọc
nhằm phát huy tính tích cực chủ động ở các em. Tuy vậy, việc thực hiện mục tiêu này
trong quá trình dạy- học không dễ dàng. Trong các tài liệu về đổi mới phương pháp
dạy học, các nhà giáo dục đã đưa ra hình thức dạy học hợp tác, thảo luận nhóm nhằm
xóa bỏ cách học thụ động, phát huy năng lực giao tiếp cũng như tiếp nhận, cảm thụ tác
phẩm văn học. Đối với nhật kí đọc sách, hợp tác, thảo luận là điều vô cùng quan trọng.
Thông qua hợp tác, thảo luận, năng lực của học sinh được bộc lộ và rèn luyện.
* Những công trình nghiên cứu về dạy học hợp tác trong nhà trường phổ
thông
Dạy học hợp tác theo tài liệu tiếng Anh “cooperative learning” còn được gọi với
một số tên khác nhau như: học tập hợp tác, dạy học theo nhóm, thảo luận nhóm.
Dạy học hợp tác là học sinh cùng nhau làm việc, chia sẻ để hoàn thành một mục tiêu.
Học sinh phải làm việc tích cực, không chỉ thể hiện tinh thần trách nhiệm với chính
mình mà cả với nhóm chung. David W. Johnson và Roger T. Johnson, những chuyên
gia về dạy học hợp tác đánh giá “dạy học cá nhân học sinh ganh đua với những người
khác để đạt được những thành công riêng cho bản thân còn dạy học hợp tác, học sinh
làm việc cùng nhau để mở rộng khả năng học tập của chính bản thân và của những
người khác”. (Dẫn theo “Cooperative learning in the classroom” - David W.
Johnson, Roger T. Johnson, Edythe J Holubec – Người dịch: Nguyễn Thị Hồng Nam –
Tài liệu môn “Dạy học hợp tác”). Hình thức hợp tác mở rộng diện tương tác trong quá
trình học tập giữa thầy – trò, trò – trò làm tăng cơ hội học tập cho học sinh. Chính
trong quá trình này, kĩ năng xã hội được rèn luyện và phát triển. Mặt khác, trong xã
hội hiện đại, hợp tác là một kĩ năng sống cần thiết đối với mỗi người để tạo thành sức
mạnh hoàn thành những mục tiêu lớn. Đó chính là lý do hình thức dạy học hợp tác
được sử dụng rộng rãi trong dạy học nói chung, dạy học Ngữ văn nói riêng.
4
Cuốn Dạy và học tích cực: Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, Nxb Đại
học Sư phạm, năm 2010, có bài viết về Dạy học hợp tác. Bài viết khẳng định “học tập
hợp tác nhấn mạnh vai trò chủ thể của học sinh trong dạy và họcnhiệm vụ giao cho
học sinh cần khuyến khích sự phối hợp của các thành viên trong nhóm” [3, tr. 92].
Hoạt động hợp tác thành công khi các thành viên đạt được các yếu tố: có sự phụ thuộc
lẫn nhau một cách tích cực, thể hiện được trách nhiệm cá nhân, khuyến khích sự tương
tác, rèn luyện được kĩ năng xã hội và kĩ năng đánh giá.
Trong giáo trình Tổ chức học hợp tác trong dạy học Ngữ văn, của Nguyễn Thị
Hồng Nam, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, năm 2006, tác giả đã đề cập đến những
vấn đề chung của dạy học hợp tác về mặt khái niệm, những lí do dạy học hợp tác trở
thành một hình thức dạy học phổ biến trên thế giới ngày nay, những yếu tố tạo nên
thành công, cách bố trí chỗ ngồi, cách chia và loại hình nhómTác giả đã trình bày cụ
thể cách vận dụng hình thức dạy học hợp tác trong dạy học Ngữ văn như: vai trò tổ
chức, hướng dẫn của giáo viên; tầm quan trọng trong thiết kế, xây dựng dạng bài tập
thảo luận; các bài tập cụ thể áp dụng trong từng phân môn; quy trình thảo luận cũng
như tác dụng của hình thức này đối với giáo viên và học sinh. Gắn liền với phương
pháp dạy học là kiểm tra đánh giá đa dạng về hình thức: đánh giá quá trình và đánh giá
thường xuyên; về chủ thể: giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá lẫn nhau, học
sinh tự đánh giá. Việc trình bày từ lí thuyết chung đến môn học, kết hợp với các bài
tập cụ thể, phiếu khảo sát, thăm dò ý kiến giúp giáo trình có tính thực tiễn và thuyết
phục. Qua đó, tác giả khẳng định “hợp tác là một hình thức tổ chức dạy học phát huy
được tính chủ động tích cực của học sinh, tạo cho giáo viên một phong cách dạy học
mới, luôn sáng tạo linh hoạt để tạo cho lớp một không khí học tập sôi động và tích
cực” [52, tr.39].
Luận văn Giáo dục học “Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác vào việc dạy
học tác phẩm văn học dân gian ở trường phổ thông”, năm 2013, của Tạ Thị Ngọc
Thanh, trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. Tác giả nghiên cứu cơ sở lí luận và
thực tiễn giảng dạy văn học dân gian làm cơ sở cho việc áp dụng dạy học hợp tác.
Đồng thời xây dựng quy trình tổ chức dạy học hợp tác trong dạy học tác phẩm văn học
dân gian. Trong phần thực nghiệm, tác giả thiết kế giáo án bằng hình thức dạy học hợp
5
tác có các dạng bài tập thảo luận cụ thể; kiểm tra đánh giá giữa lớp thực nghiệm và lớp
đối chứng, rút ra thành công cũng như khó khăn gặp phải khi áp dụng phương pháp
dạy học này.
Dạy học hợp tác được xây dựng dựa trên “bản chất sinh học tự nhiên trong mỗi
con người. Mỗi cơ thể cá nhân được tạo thành từ một hệ thống, tất cả hợp lại đảm bảo
sự sống và sức khỏe” [70, tr. 410]. Hợp tác cũng là điều không thể thiếu, quyết định
thành bại trong cuộc sống của con người