Luận văn Sử dụng phương pháp “bàn tay nặn bột” trong dạy học môn hóa học lớp 8 trung học cơ sở

Ngày nay, khi nền kinh tế tri thức đang dần dần chiếm ưu thế tại các quốc gia trên thế giới, vai trò và chức năng của nhà trường nói chung và người giáo viên nói riêng đã có những thay đổi to lớn. Từ vai trò truyền thụ kiến thức một chiều, người giáo viên đã trở thành người tổ chức, điều khiển các hoạt động giáo dục, dạy học sinh cách học, cách thu nhận, xử lý các tri thức, cách áp dụng kiến thức vào đời sống. Người giáo viên phải chịu trách nhiệm nhiều hơn trong việc thiết kế nội dung, phương pháp dạy học làm thay đổi, đáp ứng sở thích hứng thú của người học. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”. Theo định hướng trên, nhiều phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại trên thế giới như “phương pháp dạy học kiến tạo”, “phương pháp dạy học hợp đồng”, “phương pháp dạy học theo góc” và gần đây là “phương pháp Bàn tay nặn bột” từng bước được vận dụng vào quá trình dạy học ở trường trung học cơ sở.

pdf159 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2569 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sử dụng phương pháp “bàn tay nặn bột” trong dạy học môn hóa học lớp 8 trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Minh An SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT” TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC LỚP 8 TRUNG HỌC CƠ SỞ LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Minh An SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT” TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC LỚP 8 TRUNG HỌC CƠ SỞ Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học Mã số : 60 14 01 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG THỊ CHIÊN Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành với sự cố gắng, nỗ lực hết mình của bản thân tác giả cùng sự giúp đỡ tận tình của nhiều thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, các em học sinh và những người thân trong gia đình. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến: - PGS.TS. Trịnh Văn Biều: thầy đã dành thời gian hướng dẫn, góp ý tận tình, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn. - TS. Hoàng Thị Chiên: cô đã tận tình hướng dẫn, góp ý, giúp đỡ tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Hóa cùng phòng Sau đại học trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các học viên hoàn thành khóa học. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng tập thể giáo viên, học sinh các trường THCS Nguyễn An Ninh – Quận 12, THCS An Nhơn – Quận Gò Vấp, THCS Khánh Bình – Quận 8 đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình thực nghiệm sư phạm. Xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến bạn bè và đồng nghiệp, những người đã luôn quan tâm, giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt chặng đường vừa qua. Và trên hết, tác giả xin gởi lời cảm ơn chân thành đến ba mẹ, người thân và người bạn đời, những người đã luôn yêu thương, chia sẻ, động viên, luôn giúp đỡ tạo nhiều điều kiện tốt nhất để tác giả có cơ hội hoàn thành luận văn. TP.Hồ Chí Minh, năm 2014. Tác giả Nguyễn Thị Minh An MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI............................ 5 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .................................................................... 5 1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................. 5 1.1.2. Ở Việt Nam .............................................................................................. 6 1.2. Giáo dục thế kỉ XXI ........................................................................................ 8 1.2.1. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo Nghị quyết Trung ương khóa XI ................................................................................. 8 1.2.2. Bốn cột trụ của giáo dục ........................................................................ 12 1.2.3. Một số xu hướng của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay .............. 13 1.2.4. Đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực người học .......... 14 1.3. Lý thuyết cơ bản về phương pháp “Bàn tay nặn bột” ................................... 26 1.3.1. Khái quát về phương pháp “Bàn tay nặn bột” ....................................... 26 1.3.2. Cơ sở khoa học của phương pháp “Bàn tay nặn bột” ............................ 26 1.3.3. Các nguyên tắc cơ bản của phương pháp “Bàn tay nặn bột” ................. 30 1.3.4. Tiến trình dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” ...................... 31 1.3.5. Những đặc điểm của phương pháp “Bàn tay nặn bột” ........................... 34 1.3.6. Các kỹ thuật dạy học và các kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh trong phương pháp “Bàn tay nặn bột” ................................................... 35 1.3.7. Vai trò của thiết bị dạy học trong phương pháp “Bàn tay nặn bột” ....... 43 1.4. Thực trạng tổ chức dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” ở một số trường THCS ................................................................................. 43 1.4.1. Mục đích điều tra ................................................................................... 43 1.4.2. Đối tượng điều tra .................................................................................. 43 1.4.3. Kết quả điều tra bằng phiếu điều tra ...................................................... 44 1.4.4. Kết quả phỏng vấn một số giáo viên ...................................................... 47 1.4.5. Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” ................................................................................... 47 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 50 Chương 2. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT” TRONG DẠY HỌC MÔN HOÁ HỌC LỚP 8 THCS ..................... 51 2.1. Phân tích chương trình môn Hoá học lớp 8 THCS ....................................... 51 2.1.1. Mục tiêu của chương trình Hóa học 8 .................................................... 51 2.1.2. Nội dung của chương trình Hóa học 8 ................................................... 52 2.1.3. Phân phối chương trình Hoá học 8 ........................................................ 53 2.1.4. Phân tích một số đặc điểm của chương trình Hoá học 8 ........................ 54 2.2. Các nguyên tắc khi sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Hoá học lớp 8 THCS ...................................................... 55 2.2.1. Nguyên tắc lựa chọn nội dung dạy học (chủ đề) theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” ............................................................ 55 2.2.2. Nguyên tắc lựa chọn thí nghiệm và yêu cầu khi sử dụng TBDH trong phương pháp “Bàn tay nặn bột” ................................................... 57 2.3. Đánh giá năng lực học sinh trong phương pháp “Bàn tay nặn bột” ............. 59 2.3.1. Đánh giá năng lực sử dụng ngôn ngữ nói của học sinh ......................... 60 2.3.2. Đánh giá năng lực sử dụng ngôn ngữ viết của học sinh ........................ 60 2.3.3. Đánh giá năng lực tiến hành thí nghiệm của học sinh ........................... 61 2.4. Một số biện pháp nâng cao tính hiệu quả và khả thi của phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học Hóa học 8 ........................... 62 2.4.1. Xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể trong năm học ................................ 62 2.4.2. Tổ chức lớp học phù hợp với đặc trưng của phương pháp .................... 63 2.4.3. Lựa chọn nội dung dạy học thích hợp .................................................... 65 2.4.4. Lựa chọn thời gian thực hiện phù hợp với phân phối chương trình ...... 67 2.4.5. Lựa chọn mức độ áp dụng phù hợp với đối tượng học sinh .................. 68 2.4.6. Đầu tư xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp ........................................... 69 2.4.7. Chuẩn bị thiết bị dạy học chu đáo .......................................................... 70 2.4.8. Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả ......................................................... 70 2.4.9. Thường xuyên giám sát, kiểm tra, nhắc nhở học sinh làm việc ............. 72 2.4.10. Phối hợp đánh giá kiến thức và đánh giá kỹ năng ................................. 73 2.5. Một số lưu ý khi dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” ................... 74 2.6. Một số bài lên lớp có sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” ................... 76 2.6.1. Bài lên lớp chủ đề “Chất tinh khiết và hỗn hợp” ................................... 76 2.6.2. Bài lên lớp chủ đề “Sự biến đổi chất” .................................................... 82 2.6.3. Bài lên lớp chủ đề “Phản ứng hóa học” ................................................. 85 2.6.4. Bài lên lớp chủ đề “Định luật bảo toàn khối lượng” .............................. 91 2.6.5. Bài lên lớp chủ đề “Tính chất của oxi” .................................................. 95 2.6.6. Bài lên lớp chủ đề “Thành phần không khí” .......................................... 99 2.6.7. Bài lên lớp chủ đề “Điều chế khí hidro” .............................................. 104 2.6.8. Bài lên lớp chủ đề “Tính chất của nước” ............................................. 107 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 112 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................................... 113 3.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................ 113 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ................................................................................ 113 3.3. Đối tượng thực nghiệm ............................................................................... 114 3.4. Tiến trình thực nghiệm ................................................................................ 115 3.4.1. Thiết kế chương trình thực nghiệm ...................................................... 115 3.4.2. Tiến hành phân tích đánh giá ............................................................... 116 3.4.3. Xử lý kết quả thực nghiệm ................................................................... 117 3.5. Kết quả thực nghiệm ................................................................................... 118 3.5.1. Kết quả bài kiểm tra đánh giá kiến thức .............................................. 118 3.5.2. Kết quả bài kiểm tra kỹ năng ............................................................... 126 3.5.3. Kết quả thực nghiệm về mặt định tính ................................................. 128 3.5.4. Một số bài học rút ra từ thực nghiệm ................................................... 131 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 133 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 134 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 138 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTNB : Bàn tay nặn bột ĐC : Đối chứng GV : Giáo viên GQVĐ : Giải quyết vấn đề HS : Học sinh KN : Khả năng KT : Kiểm tra NL : Năng lực TN : Thực nghiệm TBDH : Thiết bị dạy học THCS : Trung học cơ sở SGK : Sách giáo khoa DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Các đợt tập huấn về phương pháp BTNB ............................................ 7 Bảng 1.2. Chương trình định hướng nội dung và chương trình định hướng năng lực .......................................................................... 15 Bảng 1.3. Các năng lực chung cần phát triển cho học sinh ................................ 16 Bảng 1.4. Các năng lực chuyên biệt của môn Hoá học ...................................... 20 Bảng 1.5. Sơ đồ tiến trình tìm tòi nghiên cứu khoa học ..................................... 27 Bảng 1.6. Vai trò của quan niệm ban đầu đối với giáo viên và học sinh ........... 30 Bảng 1.7. Các bước của tiến trình dạy học theo phương pháp BTNB ................ 32 Bảng 1.8. Tổng hợp phiếu thăm dò ở trường THCS ........................................... 44 Bảng 1.9. Ý kiến đánh giá về cơ sở vật chất của trường ..................................... 45 Bảng 1.10. Mức độ hiểu biết của GV về phương pháp BTNB ............................. 45 Bảng 1.11. Mức độ cần thiết sử dụng phương pháp BTNB .................................. 46 Bảng 1.12. Những khó khăn khi dạy học theo phương pháp BTNB .................... 46 Bảng 2.1. Phân phối các tiết học trong chương trình Hóa học 8 ........................ 54 Bảng 2.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực sử dụng ngôn ngữ nói của HS ........... 60 Bảng 2.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực sử dụng ngôn ngữ viết của HS .......... 61 Bảng 2.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực tiến hành thí nghiệm của HS ............. 61 Bảng 2.5. Những nội dung có thể áp dụng phương pháp BTNB ....................... 66 Bảng 2.6. Số lượng chủ đề dạy học và số cột điểm tương ứng trong chương trình Hoá học lớp 8 ................................................................ 73 Bảng 3.1. Các bài lên lớp được sử dụng trong quá trình thực nghiệm ............. 113 Bảng 3.2. Đối tượng tham gia thực nghiệm ...................................................... 115 Bảng 3.3. Bảng tần số điểm bài kiểm tra lần 1 ................................................. 119 Bảng 3.4. Bảng tần số điểm bài kiểm tra lần 2 ................................................. 120 Bảng 3.5. Bảng tần số điểm bài kiểm tra lần 3 ................................................. 121 Bảng 3.6. Bảng tổng hợp tần số ba bài kiểm tra ............................................... 122 Bảng 3.7. Bảng phân phối tần số, tần suất của ba bài kiểm tra ........................ 122 Bảng 3.8. Bảng phân loại kết quả học tập của học sinh .................................... 124 Bảng 3.9. Các tham số của các bài KT kiến thức ở lớp TN và ĐC .................. 125 Bảng 3.10. Tần số các bài KT đánh giá kỹ năng ở 2 lần KT .............................. 126 Bảng 3.11. Các tham số của các bài KT kỹ năng ............................................... 127 Bảng 3.12. Tâm trạng của HS trong các tiết học ............................................... 128 Bảng 3.13. Nhận xét của HS qua các bài lên lớp ............................................... 129 Bảng 3.14. Ý kiến của GV về tác dụng phương pháp BTNB ............................. 130 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang Hình 1.1. Giáo sư Georges Charpak ....................................................................... 5 Hình 1.2. Giáo sư Trần Thanh Vân ......................................................................... 6 Hình 2.1. Đốt khí hidro bằng ống vuốt nhọn dễ bị bắn ống vuốt nhọn ................. 58 Hình 2.2. Sử dụng ống nghiệm có nhánh đốt khí hidro an toàn hơn ..................... 58 Hình 2.3. Thí nghiệm xác định thành phần không khí bằng cách đốt nến ............. 59 Hình 2.4. Sắp xếp bàn ghế phù hợp với hoạt động thảo luận nhóm ...................... 63 Hình 2.5. Học sinh tranh luận sôi nổi để đưa ra kết luận ....................................... 65 Hình 2.6. Học sinh quay xuống bàn dưới cùng thảo luận ..................................... 71 Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài KT lần 1 ...................................................... 122 Hình 3.2. Đồ thị đường lũy tích bài KT lần 2 ...................................................... 123 Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài KT lần 3 ...................................................... 123 Hình 3.4. Đồ thị đường lũy tích tổng hợp 3 bài KT ............................................. 124 Hình 3.5. Biểu đồ phân loại kết quả học tập của HS qua các bài KT .................. 124 Hình 3.6. Đồ thị đường lũy tích các bài KT đánh giá kỹ năng ............................ 127 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, khi nền kinh tế tri thức đang dần dần chiếm ưu thế tại các quốc gia trên thế giới, vai trò và chức năng của nhà trường nói chung và người giáo viên nói riêng đã có những thay đổi to lớn. Từ vai trò truyền thụ kiến thức một chiều, người giáo viên đã trở thành người tổ chức, điều khiển các hoạt động giáo dục, dạy học sinh cách học, cách thu nhận, xử lý các tri thức, cách áp dụng kiến thức vào đời sống. Người giáo viên phải chịu trách nhiệm nhiều hơn trong việc thiết kế nội dung, phương pháp dạy học làm thay đổi, đáp ứng sở thích hứng thú của người học. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”. Theo định hướng trên, nhiều phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại trên thế giới như “phương pháp dạy học kiến tạo”, “phương pháp dạy học hợp đồng”, “phương pháp dạy học theo góc” và gần đây là “phương pháp Bàn tay nặn bột” từng bước được vận dụng vào quá trình dạy học ở trường trung học cơ sở. Ngày 01/12/2011, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức ban hành quyết định phê duyệt Đề án “Triển khai phương pháp Bàn tay nặn bột ở trường phổ thông giai đoạn 2011-2015”. Song song đó, Bộ Giáo dục và đào tạo cũng đã tạo điều kiện và tổ chức các buổi tập huấn vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học ở trường THCS nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục. Hoá học là môn khoa học gắn liền với thực nghiệm. Các thí nghiệm hoá học không chỉ là nguồn cung cấp tri thức mà còn là phương tiện giúp các em khẳng định các kiến thức và nâng cao lòng tin vào khoa học. Phương pháp “Bàn tay nặn bột” là một phương pháp dạy học tích cực, rất phù hợp với đặc thù bộ môn Hoá học và với đối tượng là các học sinh ở bậc trung học cơ sở, khi các em đang ở giai đoạn tìm hiểu mạnh mẽ các kiến thức khoa học, hình thành các khái niệm cơ bản về Hoá học. 2 Với những lí do trên, chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT” TRONG DẠY HỌC MÔN HOÁ HỌC LỚP 8 TRUNG HỌC CƠ SỞ”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu việc sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Hoá học 8 góp phần hình thành năng lực cho học sinh và nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học lớp 8 THCS. 3. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu tổng quan vấn đề. - Nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp “Bàn tay nặn bột”. - Phân tích các nội dung kiến thức, kỹ năng của chương trình Hoá học lớp 8 THCS. - Điều tra thực tế dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” môn Hóa học lớp 8 THCS tại một số quận, huyện thuộc thành phố Hồ Chí Minh. - Thiết kế một số bài lên lớp dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong chương trình Hoá học 8 nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo và rèn luyện một số kỹ năng (sử dụng ngôn ngữ hoá học, trình bày vấn đề, tiến hành thí nghiệm...) cho học sinh. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo tiến trình đã soạn thảo tại một số trường THCS trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để đánh giá hiệu quả và tính khả thi của phương pháp “Bàn tay nặn bột”. Từ đó, chỉnh sửa, bổ sung, rút kinh nghiệm, đề xuất các biện pháp để có thể vận dụng hiệu quả phương pháp này vào thực tiễn. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Hóa học lớp 8 THCS. - Đối tượng nghiên cứu: Việc sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học Hoá học lớp 8 THCS. 3 5. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: chương trình Hoá học lớp 8 THCS - Địa bàn nghiên cứu: ở một số trường THCS tại Tp.HCM - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 08/ 2013 đến 09/ 2014. 6. Giả thuyết khoa học Nếu sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học Hoá học lớp 8 THCS một cách khoa học, hợp lý sẽ giúp học sinh rèn luyện ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, rèn luyện kỹ năng thực hành, góp phần nâng cao kết quả học tập, nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa học lớp 8 THCS. 7. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu 7.1.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận - Đọc và nghiên cứu các tài liệu. - Phương pháp phân tích và tổng hợp. - Phương pháp phân loại, hệ thống hóa. 7.1.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Thực nghiệm sư phạm. - Truy cập thông tin trên internet. - Điều tra bằng câu hỏi và phỏng vấn. - Phương pháp chuyên gia. 7.1.3. Phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu 7.2. Phương tiện nghiên cứu - Các tài liệu có liên quan: báo, tạp chí, sách (sách giá
Luận văn liên quan