Các doanh nghiệp trước khi quyết định bỏ vốn đầu tư vào một lĩnh vực kinh
doanh hoặc dịch vụ nào đó ngoài việc trả lời các câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất
như thế nào? Sản xuất cho ai? Cũng cần phải biết mình sẽ bỏ ra bao nhiêu chi phí và
thu được bao nhiêu lợi ích. Dĩ nhiên, những lợi ích đó dù tồn tại dưới bất cứ hình thức
nào cũng cần phải lớn hơn chi phí bỏ ra. Hay nói cách khác, các doanh nghiệp bao
giờ cũng mong muốn thu được lợi nhuận tối đa với một chi phí thấp nhất có thể. Tối
đa hoá lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh
doanh. Hiệu quả kinh doanh vừa là động lực vừa là tiền đề để mọi doanh nghiệp có
thể tồn tại và phát triển trong một môi trường kinh tế mà sự cạnh tranh diễn ra vô
cùng khắc nghiệt, mọi rủi ro luôn luôn có thể xảy ra.
Từ ngày thành lập đến nay Công ty liên doanh Honda Việt nam đã khẳng định
được vị thế và uy tín của mình trên thị trường xe gắn máy tại Việt Nam. Điều này có
được chính là nhờ công ty đã luôn đạt được hiệu quả kinh doanh ở mức cao trong
thời gian dài, tổ chức tốt các biện pháp quản lý và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả
nhằm không ngừng bảo toàn vốn, phát triển nguồn vốn.
Mặt khác tận dụng năng lực sẵn có của mình trong sản xuất kinh doanh công
ty đã tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ được giá thành, đặc biệt là hoạt động đẩy
mạnh chiến lược nội địa hoá đã nâng tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm xe máy lên 70%.
22 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2890 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sự hình thành, phát triển, những đặc điểm, những khó khăn và thuận lợi của tình hình sản xuất kinh doanh của công ty liên doanh Honda Việt Nam trong những năm qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Sự hình thành, phát triển, những đặc điểm,
những khó khăn và thuận lợi của tình hình
sản xuất kinh doanh của công ty liên doanh
Honda Việt Nam trong những năm qua
LờI NóI Đầu
Các doanh nghiệp trước khi quyết định bỏ vốn đầu tư vào một lĩnh vực kinh
doanh hoặc dịch vụ nào đó ngoài việc trả lời các câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất
như thế nào? Sản xuất cho ai? Cũng cần phải biết mình sẽ bỏ ra bao nhiêu chi phí và
thu được bao nhiêu lợi ích. Dĩ nhiên, những lợi ích đó dù tồn tại dưới bất cứ hình thức
nào cũng cần phải lớn hơn chi phí bỏ ra. Hay nói cách khác, các doanh nghiệp bao
giờ cũng mong muốn thu được lợi nhuận tối đa với một chi phí thấp nhất có thể. Tối
đa hoá lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh
doanh. Hiệu quả kinh doanh vừa là động lực vừa là tiền đề để mọi doanh nghiệp có
thể tồn tại và phát triển trong một môi trường kinh tế mà sự cạnh tranh diễn ra vô
cùng khắc nghiệt, mọi rủi ro luôn luôn có thể xảy ra.
Từ ngày thành lập đến nay Công ty liên doanh Honda Việt nam đã khẳng định
được vị thế và uy tín của mình trên thị trường xe gắn máy tại Việt Nam. Điều này có
được chính là nhờ công ty đã luôn đạt được hiệu quả kinh doanh ở mức cao trong
thời gian dài, tổ chức tốt các biện pháp quản lý và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả
nhằm không ngừng bảo toàn vốn, phát triển nguồn vốn.
Mặt khác tận dụng năng lực sẵn có của mình trong sản xuất kinh doanh công
ty đã tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ được giá thành, đặc biệt là hoạt động đẩy
mạnh chiến lược nội địa hoá đã nâng tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm xe máy lên 70%.
Báo cáo thực tập tổng hợp này đề cập đến sự hình thành, phát triển, những đặc
điểm, những khó khăn và thuận lợi của tình hình sản xuất kinh doanh của công ty liên
doanh Honda Việt Nam trong những năm qua.
I. sơ lược về quá trình hình thành và phát triển Công ty
Như chúng ta đã biết, nhãn hiệu Honda ở Việt Nam được hiểu đồng nghĩa là xe
gắn máy bởi độ bền, chất lượng xe cũng như mọi đặc điểm khác đều đã được kiểm
chứng từ lâu qua thực tế sử dụng. Nắm bắt được tình hình đó, ngay sau khi Đảng và
Nhà nước áp dụng chính sách mở cửa nền kinh tế, tập đoàn Honda Nhật Bản đã đặt
văn phòng đại diện tại Việt Nam chính thức từ năm 1993 nhằm mục tiêu nghiên cứu
và tiếp cận thị trường phục vụ cho quá trình kinh doanh sau này.
Sau một quãng thời gian dài cân nhắc và tìm kiếm đối tác, Công ty Honda Việt
nam, tên giao dịch đối ngoại "Honda Vietnam Company Ltd." chính thức được thành
lập theo giấy phép đầu tư số 1521/GP do Bộ kế hoạch và Đầu tư cấp vào ngày 22
tháng 3 năm 1996 gồm ba bên:
* Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt nam (VEAM), trụ sở đặt tại số 2
phố Triệu Quốc Đạt, Hà Nội
* Công ty Honda Motor Ltd., trụ sở đặt tại 1-1,2 Chome, Minamiaoyama, Minato-Ku,
Tokyo 107, Nhật Bản
* Công ty Asian Honda Motor. Ltd., trụ sở đặt tại tầng 14, toà nhà Thai Obayashi,
Rajdamri road, Bangkok 10330, Thái Lan
Trụ sở chính của Công ty đặt tại xã Phúc Thắng, huyện Mê linh, tỉnh Vĩnh phúc. Công
ty có một chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng vốn đầu tư theo giấy phép là 104.003.000 USD và vốn pháp định là 31.200.000
USD, trong đó:
* Bên Việt nam góp 9.360.000 USD bằng quyền sử dụng 20 ha đất trong 40 năm tại xã
Phúc Thắng, chiếm 30%.
* Honda Motor góp 13.104.000 USD, chiếm 42%.
* Asian Honda góp 8.736.000 USD chiếm 28%.
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, lắp ráp xe gắn máy nhãn hiệu Honda, phụ
tùng xe gắn máy và cung cấp các dịch vụ bảo hành sửa chữa xe gắn máy. Thời hạn
hoạt động trong 40 năm
II. tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
1. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty
Sản phẩm chính mà Công ty sản xuất và kinh doanh là xe gắn máy và phụ tùng
xe gắn máy.
Ngày 24 tháng 12 năm 1997, Công ty chính thức sản xuất chiếc xe "Super
Dream" đầu tiên và bắt đầu từ tháng 2 năm 1998, nhãn hiệu "Siêu giấc mơ" này đã
được tung ra thị trường và nhanh chóng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Đây
thực sự là một hiện tượng của thị trường xe máy nói riêng và thị trường hàng tiêu dùng
nói chung khi người mua xe phải xếp hàng đến một tháng để chờ đến lượt mình mua.
Song song với loại xe này, bắt đầu từ tháng 10 năm 1999, Công ty đã giới thiệu
ra thị trường mẫu xe thứ hai mang tên "Future" với kiểu dáng thể thao đặc biệt thích
hợp với tầng lớp thanh niên thành thị.
Và kết quả đem lại thậm chí còn vượt quá mong đợi của Công ty cũng như của
toàn bộ thị trường xe gắn máy nói chung ở Việt Nam. Số ngưòi muốn mua xe vượt quá
nhiều lần số xe có thể cung ứng ra thị trường. Khách hàng phải đặt tiền trước từ 10 đến
20 ngày để có thể mua hàng cho dù Công ty và các nhà sản xuất phụ tùng đã dồn hết
nhân lực và máy móc tập trung vào đời xe mới này. Hơn thế nữa, sản phẩm "truyền
thống" của Công ty là xe "Super Dream" vẫn chiếm được lòng tin tuyệt đối của khách
hàng khi số lượng xe bán được tiếp tục ổn định ở mức cao như trước khi đời xe thứ hai
này ra đời.
Không dừng lại ở đó, Công ty hiện đang nghiên cứu, điều tra tiếp thị để cho ra
đời các loại xe khác nữa như xe chuyên dùng cho nam giới hay loại xe Scooter (xe tay
ga, không số) để phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu ngày càng tăng của đông đảo người tiêu
dùng.
Bên cạnh sản phẩm chủ yếu là xe máy, Công ty còn kinh doanh phụ tùng và dầu
nhớt chính hiệu Honda với mục đích chính nhằm phục vụ tốt hơn nữa người tiêu dùng
Việt Nam, tạo điều kiện cho việc duy trì cũng như khuếch trương hình ảnh của công ty
đối với đông đảo người tiêu dùng thuộc mọi thành phần.
2. Đặc điểm về thị trường của Công ty
Là một công ty sản xuất, Công ty Honda Việt Nam dồn nhiều công sức vào việc
nâng cao chất lượng sản phẩm hơn cả. Tuy nhiên, việc bán hàng cũng thu hút không
kém sự quan tâm của ban lãnh đạo cũng như toàn bộ nhân viên.
Với đặc thù của mình, Công ty Honda Việt Nam không có tham vọng trực tiếp
phục vụ tới người tiêu dùng cuối cùng mà Công ty chỉ duy trì mạng lưới bán hàng tới
các đại lý ủy nhiệm độc quyền (sau đây gọi tắt là HEAD).
Do các sản phẩm của Công ty là xe máy có giá trị lớn và đòi hỏi sự chăm sóc kỹ
càng hơn nên Công ty yêu cầu các HEAD của mình những điều kiện tương đối khắt
khe.
Thứ nhất, các HEAD phải có một vị trí kinh doanh thích hợp, nghĩa là có mặt
tiền và diện tích đạt được tiêu chuẩn nhất định và ở những khu vực thuận lợi cho việc
mua bán, đặc biệt là khoảng cách giữa các HEAD không quá gần nhau.
Thứ hai, HEAD phải có khả năng tài chính thực sự chắc chắn để có thể ứng
trước một khoản tiền thường là rất lớn cho việc trả tiền mua xe, đặt cọc tiền phụ tùng
cũng như đầu tư vào tài sản cố định ban đầu.
Thứ ba, các HEAD phải có một đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, đủ để
bảo hành và giải quyết trục trặc nếu có cho khách hàng. Đây quả thực là những yêu
cầu tương đối khó đối với đông đảo các doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể mặt tiền một
cửa hàng phải rộng tối thiểu là 8m hay doanh nghiệp phải có vốn lưu động ít nhất là
100.000 USD... Với một số vốn lớn như vậy, nếu để tồn đọng trong thời gian dài sẽ
gây thiệt hại không nhỏ cho cửa hàng. Nhưng như thế không có nghĩa là các doanh
nghiệp Việt Nam không thể và không muốn trở thành cửa hàng đại lý ủy nhiệm độc
quyền của Công ty Honda Việt Nam mà ngược lại.
Điều này có thể giải thích qua các ưu đãi mà Công ty dành cho các cửa hàng
của mình cũng như khả năng thu lợi nhuận trong lĩnh vực kinh doanh xe máy.
Trước hết, các cửa hàng ủy nhiệm độc quyền của Honda sẽ được Công ty chi
trả cho toàn bộ chi phí về bảng hiệu và 50% chi phí quảng cáo trên các phương tiện
thông tin đại chúng cho việc thành lập cửa hàng. Mặt khác, các cửa hàng có thể thu
được một khoản lợi nhuận đáng kể trong việc bán xe máy khi được hưởng một khoản
hoa hồng khá hợp lý cũng như lợi nhuận thu được từ việc sửa chữa, bảo dưỡng các loại
xe trong tương lai. Bên cạnh đó, Công ty Honda Việt Nam cũng có các chính sách đào
tạo thợ kỹ thuật cho các cửa hàng. Hàng năm, Công ty đều tổ chức các lớp đào tạo lần
lượt cho thợ bảo dưỡng của tất cả các HEAD cũng như các cửa hàng để có thể tiếp cận
với mọi công nghệ sửa chữa, bảo dưỡng tân tiến nhất do chính các chuyên gia nước
ngoài vào hướng dẫn đào tạo.
Vì những lẽ đó, hiện tại Công ty Honda Việt Nam có khoảng hơn 120 cửa hàng
bán xe và con số này đã lên tới 150 trong năm 2000. Trong đó, Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều nhất mạng lưới các cửa hàng (mỗi thành phố có
trên dưới 30 cửa hàng) và số còn lại nằm rãi rác ở hầu hết các tỉnh thành phố trên toàn
quốc. Công ty duy trì liên lạc khá chặt chẽ với các cửa hàng thông qua việc giám sát
và kiểm tra tình hình thực tế của các nhân viên phòng bán hàng. Do vậy, Công ty có
thể nắm bắt được một cách chính xác nhất nhu cầu, thị hiếu cũng như tình hình biến
động hàng ngày của khách hàng cũng như của thị trường xe gắn máy nói riêng và thị
trường hàng hóa nói chung.
3. Đặc điểm về lao động của Công ty
Khác với các liên doanh khác thường được thành lập từ bộ khung sẵn có của
bên Việt Nam, đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty Honda Việt Nam được xây
dựng hoàn toàn mới trên cơ sở thi tuyển tự do, công khai và hết sức công bằng. Do
vậy, đội ngũ nhân viên của Công ty nhìn chung có trình độ và năng lực thực sự, và đặc
biệt là rất trẻ với độ tuổi trung bình là 21 đối với công nhân và 26 đối với kỹ sư và
nhân viên văn phòng.
Hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề đạo tạo con người, lấy con người làm trung
tâm của công việc, Công ty Honda Việt Nam thường xuyên tổ chức các khóa học
nhằm nâng cao tay nghề cho người lao động, đặc biệt là các khóa huấn luyện tại nước
ngoài (Honda Nhật Bản và Thái Lan).
Trong ba năm từ 1997 đến 1999, Công ty đã cử gần 200 nhân viên đi học tập tại
Nhật Bản và Thái Lan. Trong năm 2000 vừa qua, để chuẩn bị cho kế hoạch sản xuất
động cơ xe máy tại Việt Nam, 20 người đã được cử đi đào tạo chính quy tại nhà máy
Honda Kumamoto tại Nhật Bản để nắm vững công nghệ chế tạo máy. Đây thực sự là
những đóng góp không nhỏ cho đất nước Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa và
hiện đại hóa.
Tuy nhiên, thực chất của bất kỳ một hoạt động nào của Công ty Honda nói
riêng và các doanh nghiệp nói chung đều nhằm mục đích đạt được lợi ích cho chính
bản thân mình. Họ đầu tư vào con người, vào máy móc nhằm nâng cao năng suất lao
động, nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua đó tối đa hóa lợi nhuận cho Công ty.
Nếu xét về mặt này, Công ty Honda Việt Nam đã đạt được mục đích.
Năng suất lao động ở Công ty khá cao. Chúng ta sẽ không so sánh với các
doanh nghiệp trong nước bởi sự khác biệt khá lớn về trình độ công nghệ cũng như độ
hiện đại của máy móc mà chỉ tính riêng trong tập đoàn Honda toàn cầu. ở khía cạnh
này, Công ty Honda Việt Nam không thua kém nhiều khi so với Honda Thái Lan hay
Honda Indonesia cho dù các công ty này có nhiều hơn Công ty Honda Việt Nam đến
20 năm kinh nghiệm. Lấy một ví dụ cụ thể, theo các thông số kỹ thuật, thời gian để lắp
ráp hoàn chỉnh một xe máy ở Honda Thái là 45 giây trong khi con số này ở Công ty
Honda Việt Nam hiện tại là 57 giây. Công ty đã cố gắng và đến cuối năm 2000 thời
gian thao tác đã rút ngắn xuống còn 52 giây.
4. Đặc điểm về tài sản cố định của Công ty
Với tổng số vốn đầu tư đăng ký tính đến năm 2005 là 104 triệu USD cùng với
đặc điểm riêng biệt của một công ty sản xuất, tài sản cố định của Công ty Honda Việt
Nam được coi là rất lớn cả về mặt số lượng lẫn giá trị.
Tài sản cố định của Công ty được chia làm 2 loại:
a. Tài sản cố định hữu hình:
Là loại tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất và giữ vai trò quan trọng nhất
trong hoạt động của Công ty. Nằm trên mảnh đất rộng 20ha tại xã Phúc Thắng, huyện
Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, rõ ràng là giá trị xây dựng và kiến trúc của Công ty được
chú trọng đầu tiên.
Toàn bộ nhà xưởng và các công trình phụ trợ được nhà thầu chính Hazama
(Nhật Bản) thi công với tiêu chuẩn chất lượng được đặt lên hàng đầu. Với kinh nghiệm
được tích lũy qua việc xây dựng nhiều nhà máy Honda trên thế giới, Hazama đã chỉ
đạo và trực tiếp thi công công trình trong một thời gian ngắn. Chỉ trong 14 tháng xây
dựng, toàn bộ phần xây dựng và lắp đặt thiết bị đã hoàn thành với chất lượng không hề
thua kém Honda Thái Lan. Đặc biệt, phần nhà máy sản xuất, trái tim của Công ty với
diện tích xây dựng 20.000m2 và khoảng 400 đầu máy, đã được lắp đặt theo đúng với
thiết kế ban đầu. Trong số các máy móc thiết bị, phần thiết bị trong xưởng sơn được
coi là niềm tự hào của Công ty bởi độ tiên tiến ngang tầm với các thiết bị mới nhất tại
Honda Nhật Bản.
Bên cạnh đó, Công ty gặp phải một số vấn đề về khấu hao tài sản cố định khi
tính thuế thu nhập phải trả trong tương lai. Các thiết bị có độ hiện đại rất cao và do vậy
cũng rất nhanh chóng bị lạc hậu với tốc độ phát triển của khoc học công nghệ và sẽ
không đáp ứng được tiêu chuẩn Honda chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng. Trong khi
đó, các quy định của Chính phủ về khấu hao tài sản cố định lại đặt ra thời gian sử dụng
các thiết bị tương đối dài và không còn phù hợp một cách tuyệt đối đối với các thiết bị
có hàm lượng công nghệ cao như các thiết bị ở đây.
b. Tài sản cố định vô hình:
Công ty Honda Việt Nam có khá nhiều tài sản cố định, trong đó đáng kể nhất là
quyền sử dụng 20ha đất trị giá 9.360.000 USD là phần góp vốn vào liên doanh của bên
đối tác Việt Nam. Bên cạnh đó, các chi phí cải tạo và phát triển đất cũng như phát triển
phần mềm máy vi tính... cũng chiếm một tỷ lệ nhất định trong toàn bộ giá trị tài sản cố
định của Công ty.
III. Phân tích thực trạng kinh doanh của công ty những năm gần đây
Diễn biến nguồn vốn, sử dụng vốn và thông tin khiếu nại từ thị trường ở Công ty
Honda Việt Nam
bảng cân đối tài sản (dạng tóm tắt)
Chỉ tiêu Tại ngày 31/12/1998 Tại ngày 31/12/1999 Tại ngày
31/12/2000
Số tuyệt đối Tỷ
trọng
Số tuyệt đối Tỷ
trọng
Số tuyệt đối Tỷ
trọng
I tài sản
Tiền mặt và tiền
gửi ngân hàng
13,875,962 18.50%
24,698,547
30.85%
35,269,635
35.80%
Hàng tồn kho 16,227,437 21.63%
14,468,924
18.07%
16,582,000
16.83%
Các khoản phải thu 324,587 0.43%
412,500
0.52%
512,000
0.52%
Các tài sản lưu
động khác
1,481,093 1.97%
1,575,024
1.97%
3,572,650
3.63%
Tổng tài sản lưu
động
31,909,079 42.54% 41,154,995 51.41% 55,936,285 56.77
%
Tổng tài sản cố định 43,108,151 57.46% 38,900,281 48.59% 42,591,393 43.23
%
(Đã trừ chi phí khấu
hao)
Tổng tài sản 75,017,230 100.00
%
80,055,276 100.00
%
98,527,678 100.00
%
II công nợ và vốn chủ
sở hữu
Vay ngắn hạn 14,898,013 19.86%
4,197,690
5.24% - 0.00%
Phải trả nội bộ công
ty
10,987,524 14.65%
12,587,964
15.72%
15,684,210
15.92%
Thuế phải trả 1,222,369 1.63%
1,258,659
1.57%
3,524,850
3.58%
Các khoản phải trả
ngắn hạn khác
7,595,018 10.12%
8,547,697
10.68%
10,568,750
10.73%
Tổng công nợ 34,702,924 46.26% 26,592,010 33.22% 29,777,810 30.22
%
Tổng vốn chủ sở
hữu
40,314,306 53.74% 53,463,266 66.78% 68,749,868 69.78
%
tổng công nợ và vốn
chủ sở hữu
75,017,230 100.00
%
80,055,276 100.00
%
98,527,678 100.00
%
bảng cân đối tài sản (dạng so sánh)
Chỉ tiêu So sánh 99/98 So sánh 00/99
Số tuyệt
đối
Phần
trăm
Số tuyệt
đối
Phần
trăm
I tài sản
Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng
10,822,585
178.00
%
10,571,088
143%
Hàng tồn kho
(1,758,513
)
89.16%
2,113,076
115%
Các khoản phải thu
87,913
127.08
%
99,500
124%
Các tài sản lưu động khác
93,931
106.34
%
1,997,626
227%
Tổng tài sản lưu động
9,245,916
128.98
%
14,781,290
136%
Tổng tài sản cố định
(4,207,870
)
90.24
%
3,691,112
109%
(Đã trừ chi phí khấu hao)
Tổng tài sản
5,038,046
106.72
%
18,472,402
123%
II công nợ và vốn chủ sở hữu
Vay ngắn hạn
(10,700,32
28.18%
(4,197,690
0%
3) )
Phải trả nội bộ công ty
1,600,440
114.57
%
3,096,246
125%
Thuế phải trả
36,290
102.97
%
2,266,191
280%
Các khoản phải trả ngắn hạn
khác
952,679
112.54
%
2,021,053
124%
Tổng công nợ
(8,110,914
)
76.63
%
3,185,800
112%
Tổng vốn chủ sở hữu
13,148,960
132.62
%
15,286,602
129%
tổng công nợ và vốn chủ sở hữu
5,038,046
106.72
%
18,472,402
123%
warrantty claim (Supper dream and future)
Month 1998 1999 Jan-00 Feb-00 Mar-00 Apr-00 May-00 Jun-00 Jul-00 Aug-00 Sep-00
W'able
Q'ty
368488 963643 102392 108105 117032 124148 131845 155120 143316 148155 151830
W/C Q'ty 1980 3886 562 263 374 334 453 413 483 387 400
W/C % 0.54% 0.40% 0.55% 0.24% 0.32% 0.27% 0.34% 0.27% 0.34% 0.26% 0.26%
Target 0.30% 0.30% 0.20% 0.20% 0.20% 0.20% 0.20% 0.20% 0.20% 0.20% 0.20%
0.27%
0.58%
0.55%
0.24%
0.32%
0.27%
0.34%
0.27%
0.34%
0.26% 0.26%
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
140000
160000
180000
1998 1999 36526 36557 36586 36617 36647 36678 36708 36739 36770
0.00%
0.10%
0.20%
0.30%
0.40%
0.50%
0.60%
0.70% Warranti
able Q'ty
W/C Q'ty
W/C %
Target
* §èi ví i riª ng ®êi xe Supper Dream
War r ant y Cl a im (GBG)
Year 1998 1999 Jan-00 Feb-00 Mar-00 Apr-00 May-00 Jun-00 Jul-00 Aug-00 Sep-00
W'able
Q'ty
368488 751643 83015 84371 87279 88441 90271 90306 90108 88097 85444
W/C claim 1980 3457 210 158 228 192 258 240 263 215 162
Rate (%) 0.54% 0.46% 0.25% 0.19% 0.26% 0.22% 0.29% 0.27% 0.29% 0.24% 0.19%
Target 0.30% 0.30% 0.20% 0.20% 0.20% 0.20% 0.20% 0.20% 0.20% 0.20% 0.20%
* §èi ví i riª ng ®êi xe Future
war r ant y c l a im (f ut ur e)
Year 1998 1999 Jan-00 Feb-00 Mar-00 Apr-00 May-00 Jun-00 Jul-00 Aug-00 Sep-00
W'able
Q'ty
212000 19372 23734 29753 35707 41574 64814 53208 60058 66386
W/C claim 429 352 105 146 142 168 173 220 172 238
Act 0.20% 1.82% 0.44% 0.49% 0.40% 0.40% 0.27% 0.41% 0.29% 0.36%
Target 0.30% 0.30% 0.20% 0.20% 0.20% 0.20% 0.20% 0.20% 0.20% 0.20% 0.20%
0.27% 0.44% 0.25% 0.19% 0.26% 0.22% 0.29% 0.27% 0.29% 0.24% 0.19%
0.27%
0.44%
0.25%
0.19%
0.26%
0.22%
0.29%
0.27%
0.29%
0.24%
0.19%
0
50
100
150
200
250
300
350
1998 1999 36526 36557 36586 36617 36647 36678 36708 36739 36770
0.00%
0.05%
0.10%
0.15%
0.20%
0.25%
0.30%
0.35%
0.40%
0.45%
0.50%
W/C
claim
Target
Rate
(%)
0.27%
0.44%
1.82%
0.44% 0.49% 0.40% 0.40%
0.27%
0.41%
0.29%
0.36%
0
50
100
150
200
250
300
350
1998 1999 36526 36557 36586 36617 36647 36678 36708 36739 36770
0.00%
0.20%
0.40%
0.60%
0.80%
1.00%
1.20%
1.40%
1.60%
1.80%
2.00%
W/C
claim
Target
Act
Qua các bảng trên ta thấy:
Trong năm 1999, nguồn vốn và sử dụng vốn tăng hơn 5 triệu USD tức là tăng 7%
so với năm 1998. Tại phần sử dụng vốn, phần tăng lớn nhất là tăng tài sản bằng tiền:
tăng tới gần 11 triệu USD hay 78%.
Đây là một kết quả rất đáng mừng và làm tăng nhanh chóng tính thanh quản của
Công ty. Bên cạnh đó, hàng tồn kho của Công ty giảm 11%. Xét về khía cạnh tài
chính, chỉ tiêu này càng thấp càng chứng tỏ sự thành công.
Tại phần nguồn vốn, có hai sự thay đổi lớn theo hướng tích cực.
Thứ nhất, trong năm 1999 Công ty đã trả được 10,7 triệu USD nợ làm giảm
72% số nợ xuống còn 4,2 triệu USD. Có nghĩa là sau khi đã trả tới gần 11 triệu USD
tiền nợ, tài sản tiền của Công ty vẫn tăng 11 triệu USD nữa.
Thứ hai là vốn chủ sở hữu tăng hơn 13 triệu USD tương đương 33%. Đây thực
chất là lợi nhuận của Công ty trong năm 1999.
Mặt khác, các khoản phải trả có tăng tuy không nhiều đã thể hiện sự tin cậy của
bạn hàng trong quá trình giao dịch với Công ty. Tự tin vào vị trí của mình, Công ty
Honda Việt Nam đã lập ra một quy chế mua hàng mà rất ít doanh nghiệp có thể áp
dụng. Cụ thể Công ty sẽ thanh toán cho hầu hết các nhà cung cấp vào ngày 20 của
tháng sau tháng nhận hàng. (Hiện nay Công ty có 19 nhà cung cấp phụ tùng trong
nước, cung cấp khoảng 50% số lượng phụ tùng, còn lại là nhập khẩu trực tiếp từ Thái
lan và Nhật bản). Các khoản nợ thương mại này