Phân hóa lãnh thổ về kinh tế-xã hội của một vùng, một quốc gia luôn là
vấn đề rất quan trọng trong công tác quy hoạch và quản lý kinh tế-xã hội. Do đó
từ lâu trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều tác giả và nhiều công trình
nghiên cứu cả về lý luận và thực tiển. Nhiều nhà khoa học đã cố gắng đi tìm bản
chất của các khái niệm và các nguyên nhân của sự phân hóa nói trên. Nghiên
cứu sự phân hóa về kinh tế-xã hội nhằm đưa ra những biện pháp phù hợp thúc
đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa các ngành kinh tế ở nước ta là
nhiệm vụ cần thiết, thường xuyên, lâu dài của các nhà khoa học, các nhà quản lý.
Nam Bộ là vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước, là vùng động lực
tăng trưởng kinh tế lớn nhất của nước ta, là vùng có tiềm năng to lớn cả về công
và nông nghiệp. Trong những năm qua Nam Bộ đã có bước phát triển vược bậc
về nhiều ngành có lợi thế và đã đóng góp rất to lớn cho đất nước (ĐNB đóng góp
52% sản lượng công nghiệp, TNB đóng góp hơn 50% sản lượng lương thực và
phần lớn lương thực xuất khẩu của cả nước). Mặc dù vậy, các ngành kinh tế trong
vùng vẫn chưa phát triển theo quy hoạch chung dẫn đến các ngành, các trung tâm
kinh tế có chức năng giống nhau phát triển chồng chéo trong vùng, hậu quả là
chua phát huy hết tiềm năng của vùng và giữa các khu vực trong vùng chưa hỗ
trợ cho nhau cùng nhau phát triển
144 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sự phân hoá kinh tế – Xã hội ở Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
WX
TRƯƠNG VĂN TUẤN
SỰ PHÂN HOÁ KINH TẾ – XÃ HỘI
Ở NAM BỘ
CHUYÊN NGÀNH : ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI
MÃ SỐ : 01.07.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN KIM HỒNG
TP. HCM - 2004
MỞ ĐẦU
Phân hóa lãnh thổ về kinh tế-xã hội của một vùng, một quốc gia luôn là
vấn đề rất quan trọng trong công tác quy hoạch và quản lý kinh tế-xã hội. Do đó
từ lâu trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều tác giả và nhiều công trình
nghiên cứu cả về lý luận và thực tiển. Nhiều nhà khoa học đã cố gắng đi tìm bản
chất của các khái niệm và các nguyên nhân của sự phân hóa nói trên. Nghiên
cứu sự phân hóa về kinh tế-xã hội nhằm đưa ra những biện pháp phù hợp thúc
đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa các ngành kinh tế ở nước ta là
nhiệm vụ cần thiết, thường xuyên, lâu dài của các nhà khoa học, các nhà quản lý.
Nam Bộ là vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước, là vùng động lực
tăng trưởng kinh tế lớn nhất của nước ta, là vùng có tiềm năng to lớn cả về công
và nông nghiệp. Trong những năm qua Nam Bộ đã có bước phát triển vược bậc
về nhiều ngành có lợi thế và đã đóng góp rất to lớn cho đất nước (ĐNB đóng góp
52% sản lượng công nghiệp, TNB đóng góp hơn 50% sản lượng lương thực và
phần lớn lương thực xuất khẩu của cả nước). Mặc dù vậy, các ngành kinh tế trong
vùng vẫn chưa phát triển theo quy hoạch chung dẫn đến các ngành, các trung tâm
kinh tế có chức năng giống nhau phát triển chồng chéo trong vùng, hậu quả là
chua phát huy hết tiềm năng của vùng và giữa các khu vực trong vùng chưa hỗ
trợ cho nhau cùng nhau phát triển..
Sự phát triển các ngành kinh tế không đồng đều về lãnh thổ là một tất yếu
khách quan phù hợp với năng lực của từng vùng,
Dựa vào việc đánh giá các nguồn lực của tự nhiên, kinh tế-xã hội, dựa vào
qui hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các tỉnh trong vùng đề tài “Sự phân hóa
kinh tế-xã hội ở Nam Bộ” hy vọng bước đầu đặt nền móng cho công tác quy
hoạch chung của vùng sinh thái Nam Bộ để góp phần phát triển kinh tế-xã hội
một cách cân bằng bền vững trong toàn vùng.
Để hoàn thành đề tài này tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
nhiều cơ quan đơn vị có liên quan vì vậy tôi xin chân thành cảm ơn khoa Địa lý
trường Đại học sư phạm T.P. Hồ Chí Minh,Trung tâm nghiên cứu kinh tế Miền
Nam, UBNN các tỉnh trong vùng, Khoa Địa lý trường Đại học khoa học-xã hội và
nhân văn, PGS. TS. Nghuyễn Kim Hồng, TS. Phạm Xuân Hậu, PGS. TS. Đặng
Văn Phan, TS. Trần Sinh, ThS. Lê Minh Vĩnh cùng tất cả các đồng nghiệp.
ĐẶC ĐIỂM CỦA LUẬN VĂN
1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài”Sự phân hoá về kinh tế - xã hội ở Nam Bộ”được thực hiện nhằm:
(1) đánh giá hiện trạng các nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội ở Nam Bộ và sự
phân hoá lãnh thổ của chúng,(2) tìm hiểu hiện trạng phát triển và sự phân hoá
một số ngành đặc trưng của vùng, qua đó tìm ra thế mạnh của các khu vực trong
vùng.(3) Tìm hiểu định hướng phát triển một số ngành kinh tế và hướng tổ chức
sản xuất lãnh thổ đến năm 2010. (4) đưa ra một số kiến nghị về biện pháp thực
hiện mục tiêu của định hướng.
2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài ứng dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống của địa lý kinh tế-
xã hội, đồng thời sử dụng lợi thế của phương pháp cho điểm, sử dụng công cụ
máy tính vào nghiên cứu địa lý kinh tế-xã hội.
3. Những đóng góp của luận văn
- Qua phân tích tỉm ra sự phân hoá các nguồn lực, xác định lợi thế của các khu
vực và các tiểu vùng của Nam Bộ.
- Tìm ra hiện trạng phân hoá về kinh tế-xã hội đến tiểu vùng, xác định vai trò
của các cực phát triển, cực tăng trưởng và vị trí trung tâm đối với các tiểu vùng
và của toàn vùng làm cơ sở cho công tác quy hoạch của Nam Bộ.
- Đưa ra một số kiến nghị về biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu của định
hướng.
- Sử dụng phương pháp cho điểm các ngành kinh tế để đưa ra chỉ số tổng hợp
nhằm đánh giá sự phân hoá kinh tê-xã hội của vùng bằng công cụ máy tính.
4. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã và đang được sử dụng trong quy hoạch
phát triển kinh tế-xã hội của các tỉnh của Nam Bộ.
- Khẳng định vai trò của các cực phát triển, vùng tăng trưởng, các vị trí
trung tâm đối với tổ chức sản xuất theo lãnh thổ.
- Làm cơ sở cho công tác quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội theo lãnh thổ
cùa Nam Bộ đến năm 2010.
- Đưa ra phương pháp đánh giá tổng hợp sự phân hóa kinh tế-xã hội bằng
cách cho điểm, sử dụng công cụ máy tính vào công tác nghiên cứu.
5. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 148 trang không kể các bản đồ, biểu đồ và các phụ lục; đã
tham khảo 27 tài liệu trong và ngoài nước. Nội dung bao gồm 3 phần và 5
chương, không kể phần mở đầu. PhầnI: Tổng quan, đối tượng, nội dung, phương
pháp nghiên cứu và cơ sở lý luận (2 chương). PhầnII: Kết quả nghiên cứu (3
chương). PhầnIII: Kết luận và kiến nghị.
PHẦN THỨ NHẤT
TỔNG QUAN, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG,
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
CHƯƠNG I
ĐỐI TƯƠNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quy luật tất yếu, khách quan đối với sự
phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Để đạt được thành công và hiệu quả
cao trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi mỗi quốc gia
phải xây dựng cho mình một cơ cấu kinh tế hợp lý, bố trí sắp xếp lại các ngành,
các vùng sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển, điều kiện hoàn cảnh thực tế
của từng vùng, của cả nước và của quốc tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, từ năm 1986, Đảng và Nhà
nước đã tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đổi mới nền kinh tế
nước ta từ một nền kinh tế tự cấp, tự túc, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần dưới sự quản lí của nhà nước. Để thực hiện đường lối
chủ trương trên, các ngành, các viện nghiên cứu, các địa phương tiến hành nghiên
cứu để qui hoặch các ngành, các khu vực tìm ra thế mạnh của từng vùng từ đó
xác đinh ngành nghề chuyên môn hoá nhằm khai thác một cách có hiệu quả nhất
tiềm năng của từng vùng phục vụ cho mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng và văn minh”. Tìm ra sự phân hoá lãnh thổ về kinh tế - xã hội là việc
làm cần thiết đầu tiên nhằm thực hiện mục tiêu trên; tìm ra sự phân hoá lãnh thổ
là để tìm ra được một cấu trúc lãnh thổ về kinh tế - xã hội hợp lý; tìm ra sự phân
hóa lãnh thổ về kinh tế – xãï hội là để phối hợp phát triển kinh tế - xã hội giữa
các vùng sao cho các ngành kinh tế, các trung tâm kinh tế không chồng chéo
nhau về chức năng nhằm phát huy tối đa các tiềm lực của từng khu vực, của từng
vùng và là của cả nước .
Trong quá trình tìm hiểu các vấn đề về địa lý kinh tế - xã hội, chúng tôi
nhận thấy vấn đề sự phân hoá lãnh thổ kinh tế - xã hội của Nam Bộ chưa được
nhiều nhà khoa học quan tâm đúng mức, hầu hết các công trình nghiên cứu
thường tập trung vào từng khu vực riêng lẻ. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
của các khu vực trong vùng chưa nhịp nhàng, chưa đồng bộ tạo ra các trung tâm
kinh tế, các khu công nghiệp, các nhà máy, các xí nghiệp có chức năng giống
nhau, chồng chéo nhau hạn chế khả năng phát triển của vùng. Vì những lý do đó,
tìm hiểu sự phân hóa về kinh tế - xã hội vùng Nam Bộ là việc làm rất cần thiết vì
đây là vùng được coi là có tiềm năng lớn nhất của nước ta, vùng đã và đang
đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế của đất nước, vì thế tôi đã mạnh dạn
chọn đề tài này làm luận án thạc sĩ .
II . MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
II.1. Mục tiêu :
- Thấy được ý nghĩa của việc tìm hiểu sự phân hoá về kinh tế – xã hội của
vùng sinh thái Nam Bộ đối với quá trình phát triển kinh tế của vùng,
- Đánh giá hiện trạng các nguồn lực và tìm hiểu sự phát triển kinh tế – xã
hội của Nam Bộ, tìm ra sự phân hoá lãnh thổ một số ngành kinh tế đặc trưng chủ
yếu, thấy được nguyên nhân của sự phân hóa đó. Qua sự phân hoá một số ngành
đặc trưng để thấy được thế mạnh của từng khu vực và của toàn vùng.
- Phân tích hướng phát triển và sự phân hóa của một số ngành kinh tế
trong những năm tới.
- Bước đầu đưa ra một số khuyến nghị về các giải pháp nhằm khai thác sự
phân dị về mặt lãnh thổ và phát huy tác dụng lan tỏa của các cực, các vùng tăng
trưởng, vùng phát triển.
II . 2 . Nhiệm vụ:
- Làm rõ khái niệm về không gian trong địa lý, nghiên cứu những lý luận
cơ bản về không gian kinh tế, về lý thuyết vùng, về tổ chức lãnh thổ nói chung và
ở Việt Nam.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân hoá lãnh thổ về kinh tế - xã
hội của vùng Nam Bộ.
- Tìm hiểu hiện trạng và sự phân hoá lãnh thổ về kinh tế - xã hội của vùng
thông qua phân tích sự phân hoá lãnh thổ của một số ngành cơ bản
- Đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần vào việc qui hoạch và khai thác
các nguồn lực của các khu vực trong vùng.
II . 3 . Phạm vi nghiên cứu :
Xuất phát từ các hạn chế khách quan (nguồn tư liệu, thời gian nghiên cứu)
và chủ quan (năng lực của bản thân) nên đề tài chỉ giới hạn ở một số nội dung
sau :
Về nội dung:
- Nghiên cứu một số lý thuyết, đưa ra một số khái niệm có liên quan đến
sự phân hóa lãnh thổ về kinh tế - xã hội.
- Đề tài tập trung nghiên cứu các nguồn lực của Nam Bộ, tìm ra những dị
biệt và tính đồng nhất trong nguồn lực, coi đó là nguyên nhân đầu tiên của sự
phân hóa về kinh tế - xã hội.
- Tìm hiểu hiện trạng một số ngành sản xuất chính mang tính đặc trưng
cho vùng, so sánh rút ra những khác biệt giữa các khu vực - Đông Nam Bộ và
Tây Nam Bộ.
- Qua nguồn lực và hiện trạng tìm ra định hướng phát triển một số ngành
sản xuất chính và sự phân hóa của chúng trong tương lai, từ đó đưa ra những giải
pháp nhằm thực hiện định hướng phát triển của vùng.
Về thời gian và không gian.
- Các số liệu, tư liệu sử dụng chủ yếu trong những năm gấn đây (từ năm
1995 đến nay, trong đó chủ yếu là các năm 1998 đến năm 2002).
- Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu là Nam Bộ (dựa theo số liệu của niên giám
thống kê). Sự phân hóa lãnh thổ chỉ được xem xét chủ yếu ở bậc thứ nhất - giữa
hai vùng sinh thái, Đông và Tây Nam Bộ, sơ bộ đưa ra đề xuất ở bậc thứ hai.
III . LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI :
III . 1 . Trong nước.
Vùng kinh tế là một vấn đề chiến lược liên quan đến nhiều mặt trong nền
kinh tế- xã hội. Vì vậy trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu cả về lý luận và thực tiển về vấn đề này.
Ở nước ta từ sau đại hội Đảng V, đặc biệt từ sau Đại hội Đảng VII hàng
loạt các công trình nghiên cứu về vùng kinh tế, cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế đã ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển của đất
nước. Cụ thể sơ lược ta có thể kể đến các công trình như :“ Một số vấn đề về lý
luận về chênh lệch vùng và giải pháp hạn chế chênh lệch vùng ở Việt Nam. viện
chiến lược và phát triển. Bộ kế hoạch và đầu tư, 1998 “,“ Qui hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010, Bộ kế hoạch và đầu tư, 1997
““ Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
đến năm 2010. Bộ kế hoach và đầu tư, 1995. “,”Qui hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Boa5kế hoạch và đầu tư,
1996 “. “Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Bắc đến năm
2010 . Bộ kế hoạch và đầu tư, 1996 ““ Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội vùng Tây Bắc đến năm 2010. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 1996
““ Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội vùng Đồng Bằng Sông Hồng đến
năm 2010. Bộ khoa học công nghệ và môi trường,1996.“ Qui hoạch tổng thể phát
triển kinh tế -xã hội vùng Bắc Trung Bộ đến năm 22010. Bộ xây dựng. “Qui
hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ đến
năm 2010. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 1996“ “Qui hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2010. Bộ nông nghiệp và
phát triển nông thôn, 1996“. “Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tề - xã hội vùng
Đông Nam Bộ đến năm 2010. Bộ kế hoạch và đầu tư, 1996 “. “Qui hoạch tổng
thể phát triển kinh tế -xã hội vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010 .
Bộ kế hoạch và đầu tư, 1996 “. “Việt Nam - Lãnh thổ và các vùng địa lý” của Lê
Bá Thảo . “Cơ sở khoa học của tổ chức lãnh thổ Việt Nam“ của Lê Bá Thảo chủ
nhiệm đề tài.”Tổ chức lãnh thổ Đồng Bằng Sông Hồng và các tuyến trọng điểm“
của Lê Bá Thảo và nnk. “Tổ chức lãnh thổ địa bàn trọng điểm Miền Trung“ của
Lưu Bích Hồ và nnk. “Tổ chức lãnh thổ địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam“
của Đặng Hữu Ngọc và nnk “Một số vấn đề về vùng, phân vùng. Tổ chức lãnh
thổ và các lý thuyết có liên quan” của Nguyễn Văn Phú, 1997 “Đổi mới Kinh
tế Việt Nam và chính sách kinh tế đối ngoại” (T.S Võ Đại Lược và tập thể các
nhà khoa học tại học viện kinh tế thế giới), “Vấn đề công nghiệp hóa trong tiến
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta” (Nguyễn Quang Thái, Hồ Phương),
“Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội
Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020” (Viện chiến lược phát triển – Bộ kế
hoạch và đầu tư). Các nghiên cứu trên đều mang tính chất lý luận ở tầm vĩ mô
trên bình diện toàn quốc. Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu ở tầm vi mô
như các công trình nghiên cứu về một vùng, một tỉnh, một địa phương như :
“Nông nghiệp nông thôn Nam Bộ” của Lân Quang Huyên,”cơ cấu kinh tế
TPHCM trong mối quan hệ với vùng Nam Bộ và của cả nước” của viện kinh tế
TPHCM, v.v...Đặc biệt tất cả các tỉnh trong vùng và của cả nước đều có qui
hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội đến năm 2005 và 2010. Riêng đối với
Nam Bộ, mặc dù có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ với cơ cấu kinh tế khá hợp
lý và đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế của đất nước nhưng chưa có
một đề tài nghiên cứu chính thức về vấn đề này. Hầu hết các công trình nghiên
cứu về Nam Bộ đều tập trung vào một khía cạnh, một bộ phận của nền kinh tế
vùng như : “Qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội” của UBND các tỉnh trong vùng,
“qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng Bằng sông Cữu Long,
qui họach tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng kinh tế trọng điểm Phía
Nam“của Bộ Kế hoạch và Đầu tư,“cơ sở khoa học của việc hình thành và phát
triển của kinh tế trang trại ở Nam Bộ”hội thảo của Trương Đại học Kinh tế
TPHCM (3/1999)v.v... mà chưa có một công trình nghiên cứu tổng quát, toàn
diện về sự phát triển và sự phân hóa kinh tế -xã hội của vùng để thấy rõ bản chất
thống nhất của Nam Bộ từ đó hoạch định hướng phát triển của vùng trong tương
lai.
III . 2 . Trên thế giới.
Nhiều công trình nghiên cứu về vùng ở các nước phát triển (Anh, Pháp,
Mỹ, Nga, Nhật Bản vv.. đã và đang được các nhà khoa học quan tâm đúng mức,
thể hiện trong công trình”Lý thuyết phát triển vùng và ứng dụng” của Benjamin
Higgins và Donald J. Savoie-1997 (ấn phẩm trao đổi của NEW BRUSLAK và
LUÂN ĐÔN). Trong đó đáng chú ý là lý thuyết phát triển không cân đối; lý
thuyết về chuyển giao công nghệ.
III . 3 . Hướng nghiên cứu của đề tài.
Đây là vấn đề rất sâu và rộng, vì thế trong phạm vi một luận văn thạc sĩ,
với thời gian và tư liệu hạn chế chúng tôi chưa có điều kiện để nghiên cứu nhiều
vấn đề có liên quan như: Các cực phát triển của vùng và phạm vi tác động lan
tỏa của chúng; sự phát triển không cân đối về mặt lãnh thổ ở Nam Bộ và tác
dụng của nó đối với việc hình thành chỉnh thể kinh tế - xã hội ở Nam Bộ.
IV . CÁC QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
IV .1. Các quan điểm nghiên cứu.
IV .1 .1 . Quan điểm lãnh thổ.
Mọi sự vật và hiện tượng địa lý đều tồn tại và phát triển trong một không
gian nhất định, khoa học địa lí có nhiệm vụ tìm ra sự phân hóa và phân bố của
chúng, dự kiến sự phân bố của chúng trong không gian.
Trên quan điểm coi Nam Bộ là một thể tổng hợp tương đối hoàn chỉnh,
trong đó các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội có mối quan hệ chặt chẽ, tác động
ảnh hưởng, chi phối lẫn nhau. Do vậy, cần phân tích các khía cạnh, lựa chọn các
nhân tố có ảnh hưởng đến lãnh thổ trên địa bàn nghiên cứu, từ đó rút ra những
định hướng phát triển có tính tổng hợp nhằm khai thác tốt nhất những tiềm năng
của vùng.
IV .1 .2 . Quan điểm hệ thống.
Nghiên cứu đề tài phải đảm bảo được tính hệ thống. Tính hệ thống làm
cho quá trình nghiên cứu đề tài trở nên logic, thông suốt và sâu sắc. Nam Bộ
được coi là một tập hợp bao gồm các hệ thống con (các vùng, các tỉnh, huyện, thị
xã, thị trấn ). Các hệ thống có mối quan hệ qua lại, có tác động ảnh hưởng giữa
các yếu tố trong hệ thống và giữa các hệ thống. Do đó, để đánh giá chính xác
vấn đề nghiên cứu cần xem xét vấn đề trong hệ thống của nó.
IV .1 .3 . Quan điểm lịch sử viễn cảnh.
Mọi sự vật, hiện tượng địa lý dù lớn, nhỏ đều có nguồn gốc phát sinh, phát
triển riêng của nó. Vận dụng quan điểm lịch sử vào việc nghiên cứu đề tài để
thấy được những biến đổi của các yếu tố kinh tế - xã hội qua từng giai đoạn phát
triển, từ đó đánh giá chính xác các triển vọng phát trie