Luận văn Sự tiếp xúc ngôn ngữ trên bình diện từ vựng giữa tiếng Việt và tiếng Khmer ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

Việt Nam là một quốc gia đa tộc, đa ngữ. Theo các tài liệu đã được công bố, Việt Nam có khoảng 54 dân tộc khác nhau và sử dụng khoảng 60 ngôn ngữ. Theo lí thuyết về các nguyên nhân dẫn đến tiếp xúc ngôn ngữ, các ngôn ngữ tồn tại trên cùng một lãnh thổ quốc gia chắc chắn sẽ có hiện tượng tiếp xúc với nhau. Riêng ở vùng đất Nam Bộ, lịch sử hình thành vùng đất này đã hình thành nên một vùng đất hợp cư của các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, Chăm,.Quá trình cộng cư dài lâu giữa các dân tộc này đã dẫn đến một hệ quả tất yếu là sự tiếp xúc giữa các ngôn ngữ, trong đó có sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Khmer. Sự tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ thể hiện trên tất cả các bình diện của ngôn ngữ như bình diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ dụng. Và quá trình này đã đưa đến các hệ quả của nó trong đó có hiện tượng vay mượn. Thực tế, hàng loạt từ tiếng Việt đã đi vào kho từ vựng của tiếng Khmer vùngNam Bộ và trong kho từ vựng tiếng Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng chứa đựng một lớp từ có nguồn gốc từ tiếng Khmer.

pdf103 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2914 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sự tiếp xúc ngôn ngữ trên bình diện từ vựng giữa tiếng Việt và tiếng Khmer ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- NGUYỄN THỊ THOA SỰ TIẾP XÚC NGÔN NGỮ TRÊN BÌNH DIỆN TỪ VỰNG GIỮA TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG KHMER Ở MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- NGUYỄN THỊ THOA SỰ TIẾP XÚC NGÔN NGỮ TRÊN BÌNH DIỆN TỪ VỰNG GIỮA TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG KHMER Ở MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Dư Ngọc Ngân Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011 MỤC LỤC 1TMỤC LỤC1T ............................................................................................................................ 3 1TPHẦN MỞ ĐẦU1T .................................................................................................................. 5 1T .Lí do chọn đề tài1T.................................................................................................................................... 5 1T2.Lịch sử vấn đề1T ....................................................................................................................................... 6 1T3. Nhiệm vụ nghiên cứu1T ........................................................................................................................... 8 1T4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu1T ....................................................................................... 9 1T5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu1T ......................................................................................... 9 1T6. Đóng góp của đề tài1T ............................................................................................................................ 10 1T7. Cấu trúc của luận văn1T ......................................................................................................................... 11 1TCHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TIẾP XÚC NGÔN NGỮ, TIẾP XÚC NGÔN NGỮ Ở NAM BỘ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VỀ VAY MƯỢN TỪ VỰNG1T ............... 13 1T .1. Tiếp xúc ngôn ngữ1T ........................................................................................................................... 13 1T .1.1 Khái niệm về tiếp xúc ngôn ngữ1T ................................................................................................ 13 1T .1.2. Tính tất yếu của sự tiếp xúc ngôn ngữ1T ...................................................................................... 14 1T .2. Tiếp xúc ngôn ngữ ở Nam Bộ 1T .......................................................................................................... 16 1T .2.1. Sự hợp cư và bức tranh tiếp xúc ngôn ngữ ở vùng đất Nam Bộ 1T ................................................ 16 1T .2.2. Đặc điểm của tiếng Việt, tiếng Khmer và những điểm tương đồng, dị biệt giữa chúng1T ............. 18 1T .2.2.1. Quan hệ nguồn gốc giữa tiếng Việt và tiếng Khmer1T .......................................................... 18 1T .2.2.2. Đặc điểm của tiếng Việt1T.................................................................................................... 20 1T .2.2.3. Đặc điểm của tiếng Khmer1T ............................................................................................... 28 1T .2.2.4. Những điểm tương đồng và dị biệt giữa tiếng Việt và tiếng Khmer – tiếng Khmer Nam Bộ 1T ..................................................................................................................................................... 35 1T .3. Những vấn đề lí thuyết về vay mượn từ vựng1T .................................................................................. 37 1T .3.1. Khái niệm “vay mượn từ vựng”1T ............................................................................................... 37 1T .3.2. Vay mượn từ vựng với vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ1T ..................................................................... 38 1T .3.2.1. Tiếp xúc ngôn ngữ1T ............................................................................................................ 38 1T .3.2.2. Vay mượn từ vựng với các hệ quả khác của sự tiếp xúc ngôn ngữ1T..................................... 40 1T .3.4. Các phương thức vay mượn từ vựng1T ........................................................................................ 43 1T .3.4.1. Dịch nghĩa (can – ke ngữ nghĩa)1T ....................................................................................... 43 1T .3.4.2. Phiên âm1T .......................................................................................................................... 43 1T .3.4.3. Chuyển tự1T ......................................................................................................................... 43 1T .3.4.4. Mượn nguyên dạng của nguyên ngữ1T ................................................................................. 44 1TCHƯƠNG 2: LỚP TỪ NGỮ TIẾNG KHMER VAY MƯỢN TIẾNG VIỆT VÀ LỚP TỪ NGỮ TIẾNG VIỆT VAY MƯỢN TIẾNG KHMER1T ................................................ 46 1T2.1. Kết quả khảo sát và thống kê lớp từ tiếng Khmer vay mượn của tiếng Việt và lớp từ tiếng Việt vay mượn của tiếng Khmer1T ........................................................................................................................... 46 1T2.2. Phương thức vay mượn từ ngữ giữa tiếng Việt và tiếng Khmer1T ........................................................ 46 1T2.2.1. Phương thức tiếng Khmer vay mượn từ ngữ tiếng Việt1T ............................................................ 46 1T2.2.1.1.Vay mượn theo kiểu dịch nghĩa từ tiếng Việt sang tiếng Khmer1T......................................... 46 1T2.2.1.2. Vay mượn từ và phát âm theo cách phát âm của người Khmer1T .......................................... 50 1T2.2.1.3. Vay mượn nghĩa và giữ nguyên cách phát âm1T .................................................................. 54 1T2.2.1.4. Vay mượn bằng cách dịch một hoặc một vài thành tố và mô phỏng cách phát âm đối với thành tố còn lại trong tổ hợp từ tiếng Việt1T ..................................................................................... 59 1T2.2.1.5. Vay mượn theo kiểu kết hợp giữa từ tiếng Khmer với từ tiếng Việt1T .................................. 60 1T2.2.1.6. Nhận xét1T ........................................................................................................................... 63 1T2.2. 2. Phương thức tiếng Việt vay mượn từ ngữ tiếng Khmer1T............................................................ 66 1T2.2.2.1. Vay mượn theo kiểu dịch nghĩa từ tiếng Khmer sang tiếng Việt1T ........................................ 66 1T2.2.2.2. Vay mượn từ và phát âm theo cách phát âm của người Việt1T .............................................. 67 1T2.2.2.3. Vay mượn nghĩa và giữ nguyên cách phát âm1T ................................................................... 70 1T2.2.2.4. Vay mượn bằng cách dịch một thành tố và mô phỏng cách phát âm đối với thành tố còn lại trong tổ hợp từ tiếng Khmer1T .......................................................................................................... 70 1T2.2.2.5. Vay mượn theo kiểu kết hợp giữa từ tiếng Việt với từ tiếng Khmer1T .................................. 73 1T2.2.2.6.Nhận xét1T ............................................................................................................................ 78 1TKẾT LUẬN1T ........................................................................................................................ 81 1T ÀI LIỆU THAM KHẢO1T ................................................................................................. 84 1TPHỤ LỤC1T ........................................................................................................................... 87 1TBẢNG PHỤ LỤC 1.31T ......................................................................................................... 94 1TBẢNG PHỤ LỤC 1.51T ......................................................................................................... 96 1TBẢNG PHỤ LỤC 2.21T ......................................................................................................... 97 1TBẢNG PHỤ LỤC 2.31T ......................................................................................................... 98 1TBẢNG PHỤ LỤC 2.51T ....................................................................................................... 101 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Việt Nam là một quốc gia đa tộc, đa ngữ. Theo các tài liệu đã được công bố, Việt Nam có khoảng 54 dân tộc khác nhau và sử dụng khoảng 60 ngôn ngữ. Theo lí thuyết về các nguyên nhân dẫn đến tiếp xúc ngôn ngữ, các ngôn ngữ tồn tại trên cùng một lãnh thổ quốc gia chắc chắn sẽ có hiện tượng tiếp xúc với nhau. Riêng ở vùng đất Nam Bộ, lịch sử hình thành vùng đất này đã hình thành nên một vùng đất hợp cư của các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, Chăm,...Quá trình cộng cư dài lâu giữa các dân tộc này đã dẫn đến một hệ quả tất yếu là sự tiếp xúc giữa các ngôn ngữ, trong đó có sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Khmer. Sự tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ thể hiện trên tất cả các bình diện của ngôn ngữ như bình diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ dụng..... Và quá trình này đã đưa đến các hệ quả của nó trong đó có hiện tượng vay mượn. Thực tế, hàng loạt từ tiếng Việt đã đi vào kho từ vựng của tiếng Khmer vùng Nam Bộ và trong kho từ vựng tiếng Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng chứa đựng một lớp từ có nguồn gốc từ tiếng Khmer. Mặt khác, do hiện tượng chuyển di ngôn ngữ, người Khmer phát âm tiếng Việt không chuẩn dẫn đến những lỗi chính tả thường mắc phải ở học sinh – sinh viên dân tộc Khmer khi viết tiếng Việt. Tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ hai của học sinh – sinh viên Khmer đã trở thành “rào cản ngôn ngữ”, gây ra hàng loạt lỗi về dùng từ, viết câu khi học sinh – sinh viên Khmer sử dụng tiếng Việt. Do yêu cầu tác nghiệp trên các địa bàn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, khu vực có tỉ lệ cộng đồng người Khmer sinh sống khá cao, các cán bộ người Kinh có nhu cầu học tiếng Khmer để giao tiếp với người Khmer. Việc nắm được lớp từ hai ngôn ngữ Việt – Khmer vay mượn của nhau cũng như việc hiểu biết về các đặc điểm biến đổi về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa từ ngôn ngữ được vay mượn sang ngôn ngữ vay mượn giữa tiếng Việt và tiếng Khmer sẽ giúp cho việc học và vận dụng tiếng Khmer để giao tiếp của họ được thuận lợi hơn. Từ những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Việt và tiếng Khmer làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình. Do dung lượng của một luận văn thạc sĩ, để có điều kiện đi sâu nghiên cứu, đề tài luận văn của chúng tôi giới hạn như sau: “ Sự tiếp xúc ngôn ngữ trên bình diện từ vựng giữa tiếng Việt và tiếng Khmer ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long”. 2.Lịch sử vấn đề Từ trước tới nay đã có một số công trình nghiên cứu về tiếp xúc ngôn ngữ trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Trong Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á (của Phan Ngọc và Phạm Đức Dương), phần Tiếp xúc ngôn ngữ và tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á , Phan Ngọc đã trình bày về vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ và những cơ sở lí luận của tiếp xúc ngôn ngữ. Có thể xem đây là cơ sở lí thuyết cho việc nghiên cứu về vấn đề này. Trong hai phần khác, Phan Ngọc bàn về vấn đề ngữ nghĩa của từ Hán – Việt trong sự tiếp xúc giữa tiếng Việt với tiếng Hán, sự tiếp xúc về ngữ pháp với sự ảnh hưởng của ngữ pháp châu Âu lên ngữ pháp tiếng Việt. Trong những nhận xét mở đầu cho phần “ Ảnh hưởng của ngữ pháp Châu Âu tới ngữ pháp tiếng Việt – Sự tiếp xúc về ngữ pháp” , Phan Ngọc viết “ Trong quá trình tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ tất yếu xảy ra những sự vay mượn. Tuy nhiên, hiện tượng vay mượn xảy ra khác nhau tùy theo yêu cầu khách quan của sự giao tiếp và yêu cầu của cấu trúc ngôn ngữ. Về yêu cầu khách quan của sự giao tiếp thể hiện rõ nhất ở sự vay mượn từ.” “Tiếp xúc ngôn ngữ trong quá trình hình thành không gian văn hóa đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh” (do TS. Nguyễn Kiên Trường chủ nhiệm và Lý Tùng Hiếu hiệu đính) mặc dù được giới thiệu là một đề tài cấp viện nhưng thực chất, đấy là một công trình tổng hợp nhiều bài viết liên quan đến vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trong “Từ ngoại lai trong tiếng Việt”, Nguyễn Văn Khang trình bày các vấn đề lí thuyết về vay mượn từ vựng. Ông khẳng định “vay mượn từ vựng là hệ quả của sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các ngôn ngữ có nguyên nhân từ tiếp xúc ngôn ngữ. Vì thế, khi xem xét vay mượn từ vựng không thể không nói đến tiếp xúc ngôn ngữ”. Tác giả trình bày một cách cụ thể các phương thức vay mượn từ vựng: từ các bình diện vay mượn của từ đến các cách vay mượn từ vựng. Từ chương II đến chương XII của sách, Nguyễn Văn Khang đi vào trình bày các vấn đề cụ thể về các lớp từ mượn Hán, từ mượn Pháp và từ mượn Anh. Góp phần vào thành tựu nghiên cứu về tiếp xúc ngôn ngữ là cuốn Language Transsfer của Terence Odlin. Có thể nói, công trình này đã đánh dấu một cột mốc quan trọng của việc nghiên cứu về tiếp xúc ngôn ngữ, Odlin đã có công trong việc làm cho các thuật ngữ của tiếp xúc ngôn ngữ có tính hệ thống hơn. Trong công trình này, vấn đề được tác giả khai thác một cách triệt để là vấn đề chuyển di ngôn ngữ. Ông đã trình bày đầy đủ bản chất của chuyển di ngôn ngữ, chứng minh một cách thuyết phục về vai trò của chuyển di đối với việc học ngoại ngữ trên tất cả các bình diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và cả bình diện ngữ dụng cũng như những ảnh hưởng, tác động qua lại giữa chuyển di với các nhân tố văn hóa, xã hội và cá nhân trong quá trình học ngoại ngữ. Bàn về tiếp xúc ngôn ngữ còn có các công trình khác như: Phạm Đức Dương với công trình “Tiếp xúc ngôn ngữ và tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á”; Nguyễn Đăng Khánh với “Sự giao thoa ngữ nghĩa chỉ số phát triển của quá trình tiếp xúc ngôn ngữ và văn hóa”; Bùi Khánh Thế với “ Lí thuyết tiếp xúc ngôn ngữ và vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam” ,“ Tiếp xúc ngôn ngữ và việc vận dụng tiêu chuẩn về đặc trưng ngôn ngữ trong khi nghiên cứu các vấn đề dân tộc ở Việt Nam”;... Về vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ ở Đồng bằng sông Cửu Long, cụ thể là vấn đề tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Khmer, chúng tôi tìm thấy các công trình sau: Thứ nhất là luận án tiến sĩ Tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Khmer với tiếng Việt (trường hợp tỉnh Trà Vinh) của tác giả Nguyễn Thị Huệ. Công trình nghiên cứu theo hướng ngôn ngữ học xã hội nên các vấn đề như cảnh huống ngôn ngữ, vấn đề song ngữ, hiện tượng giao thoa, hiện tượng quy tụ được tác giả đặt vấn đề để quan tâm. Đặc biệt, công trình được tác giả sử dụng kĩ thuật lốt ngôn ngữ để nghiên cứu.Vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Việt và tiếng Khmer được tác giả Nguyễn Thị Huệ nghiên cứu theo lịch đại, tức là nghiên cứu theo chiều dài lịch sử của quá trình tiếp xúc từ sự tiếp xúc gián tiếp đến sự tiếp xúc trực tiếp giữa hai ngôn ngữ. Và sự tiếp xúc này được tác giả khai thác trên cả ba bình diện ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp qua kết quả của quá trình tiếp xúc. Cụ thể, theo Nguyễn Thị Huệ, qua quá trình tiếp xúc với tiếng Khmer , tiếng Việt đã vay mượn từ tiếng Khmer các từ chỉ tên cây, tên đồ dùng, động vật, từ chỉ địa hình thiên nhiên, các đơn vị hành chính, các địa danh; kết quả của quá trình tiếp xúc về phía tiếng Khmer là sự đơn tiết hóa trong tiếng Khmer, là ý thức về thanh điệu của người Khmer. Luận án còn dành một chương thứ tư để bàn về vấn đề giáo dục song ngữ ở vùng đồng bào Khmer Trà Vinh. Tuy nhiên, trong luận án này, các bình diện của ngôn ngữ trong sự tiếp xúc chưa được tác giả nghiên cứu sâu. Theo tác giả Nguyễn Thị Huệ, ảnh hưởng của quá trình tiếp xúc là hiện tượng ý thức về thanh điệu của người Khmer Trà Vinh, ở sự thúc đẩy nhanh quá trình đơn tiết hóa của tiếng Khmer. Như vậy, việc có/không sự ảnh hưởng của quá trình tiếp xúc đến tiếng Việt, cũng như những ảnh hưởng khác đến mặt ngữ âm của hai ngôn ngữ, thì tác giả chưa đề cập đến. Mặt khác, trên bình diện từ vựng , sự tiếp xúc dẫn đến sự vay mượn lẫn nhau giữa hai ngôn ngữ cũng chưa được tác giả luận án làm rõ. Sự vay mượn từ vựng chỉ được Nguyễn Thị Huệ đề cập từ phía tiếng Việt vay mượn của tiếng Khmer mà không xem xét từ hướng ngược lại, tức từ hướng tiếng Khmer vay mượn của tiếng Việt. Và khi xem xét lớp từ tiếng Việt vay mượn của tiếng Khmer, tác giả chỉ đề cập đến các từ chỉ địa danh, tên một số loại cây, một số động vật, đồ dùng. Ngoài ra, tác giả Nguyễn Thị Huệ còn có bài viết “Tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Khmer Trà Vinh”. Bài viết đã cố gắng làm sáng tỏ bức tranh tổng thể về tình hình sử dụng tiếng Việt và tiếng Khmer đang diễn ra tại Trà Vinh Công trình “Người Khmer ở Kiên Giang” của Đoàn Thanh Nô tuy là một công trình nghiên cứu về văn hóa Khmer nhưng có một phần nói về ngôn ngữ Khmer phản ánh kết quả tiếp xúc với tiếng Việt. Trong đó, tác giả có miêu tả một số từ ngữ mà tiếng Việt vay mượn từ tiếng Khmer. Luận văn thạc sĩ “Phương pháp dạy học chữa lỗi từ ngữ, ngữ pháp cho học sinh THPT dân tộc Khmer” của Nguyễn Quang Minh cũng có ngữ liệu nói về sự giao thoa giữa tiếng Việt và tiếng Khmer nhưng các ngữ liệu này còn nhiều chỗ chưa chính xác, nhất là về cách sử dụng ngôn ngữ của học sinh Khmer. Như vậy, từ trước tới nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề “Sự tiếp xúc ngôn ngữ trên bình diện từ vựng giữa tiếng Việt và tiếng Khmer ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long”. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, khi thực hiện đề tài, nhiệm vụ của chúng tôi là: - Thu thập, thống kê các từ ngữ thuộc lớp từ mà tiếng Khmer vay mượn của tiếng Việt và ngược lại. - Khảo sát, phân tích và miêu tả các phương thức vay mượn từ vựng của tiếng Việt và tiếng Khmer qua quá trình tiếp xúc – vay mượn giữa hai ngôn ngữ. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là lớp từ ngữ mà tiếng Việt vay mượn của tiếng Khmer và lớp từ ngữ mà tiếng Khmer vay mượn của tiếng Việt thể hiện trên ngôn ngữ nói ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang. Khi hai hay nhiều ngôn ngữ tiếp xúc với nhau, sự tác động có thể diễn ra trên nhiều bình diện của ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Và hệ quả của nó là sự vay mượn ngôn ngữ, sự chuyển mã và trộn mã trong giao tiếp, hiện tượng lai tạp ngôn ngữ.Trong phạm vi đề tài này, luận văn chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu sự tiếp xúc phản ánh trên mặt từ vựng giữa hai ngôn ngữ Việt và Khmer. Cụ thể là luận văn nghiên cứu lớp từ mà tiếng Việt vay mượn của tiếng Khmer và lớp từ tiếng Khmer vay mượn của tiếng Việt. Và chúng tôi chỉ tập trung chú ý ngữ liệu là văn nói ở các tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống như Trà Vinh, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang . 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 5.1. Phương pháp nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài, ngoài những phương pháp, thủ pháp nghiên cứu khoa học chung, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: 5.1.1. Phương pháp quan sát Trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, trên cơ sở vốn tiếng Việt và vốn tiếng Khmer sẵn có, chúng tôi thu thập và thống kê ngữ liệu theo sự quan sát sinh hoạt ngôn ngữ của người Kinh và người Khmer trên các địa bàn mà mình sinh sống: xã Long Thới, xã Phú Cần huyện Tiểu Cần (nguyên quán của người nghiên cứu), xã Tập Sơn huyện Trà Cú (quê chồng của người nghiên cứu), nội ô thành phố Trà Vinh và các xã ngoại thành (xã Long Đức, xã Nguyệt Hóa, xã Hòa Thuận) – nơi thường trú của người nghiên cứu. 5.1.2. Phương pháp điều tra ngôn ngữ Chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra ngôn ngữ để phỏng vấn, thu thập ngữ liệu từ các đối tượng là người Kinh, người Khmer trên các địa bàn của các tỉnh Sóc Trăng, Kiên G
Luận văn liên quan