1. Lý do chọn đề tài
1.1. Vận động và phát triển là phương thức tồn tại của văn học nghệ thuật. Quy luật ấy mang tính phổ quát cho mọi nền văn học trên thế giới và ở mọi thời đại. Đối với những nhà văn, nhà thơ lớn đã từng sống và sáng tác vào những thời điểm lịch sử và văn học chuyển mình mang ý nghĩa bước ngoặt thì dấu ấn của chủ thể sáng tạo càng thể hiện rõ nét trong tác phẩm. Nền văn học viết Việt Nam đã có lịch sử hình thành và phát triển trên một nghìn năm nay. Qua bao nhiêu bước thăng trầm, các thế hệ nhà văn Việt Nam đã xây dựng nên một nền văn học tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc như bây giờ. Trong cả chặng đường dài phát triển, có thể khẳng định văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay được xem là giai đoạn có nhiều bước biển chuyển mạnh mẽ nhất. Đây là thời kỳ văn học vận động và không ngừng đổi mới theo xu hướng hiện đại hóa và dân chủ hóa cả về nội dung và hình thức biểu hiện. Sự chuyển biến này có ý nghĩa cách mạng, làm thay đổi phạm trù văn học, chuyển văn học Việt Nam từ trung đại sang hiện đại.
Nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, để chiếm lĩnh những giá trị nhân văn và giá trị thẩm mĩ của nó chúng ta không thể không chú ý đến sự vận động và phát triển chung của cả nền văn học và cụ thể hóa ở những tác gia tiêu biểu.
1.2. Những người có công đóng góp vào quá trình đổi mới của văn học dân tộc trong hơn một thế kỷ qua, có rất nhiều tác giả thuộc nhiều thể loại khác nhau. Trên lĩnh vực thơ ca, chúng ta có cả một đội ngũ nhà thơ hùng hậu bao gồm nhiều thế hệ. Có nhiều người rất nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống tinh thần của dân tộc và trên trường quốc tế như Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Tế Hanh Trước Cách mạng tháng Tám, họ là những nhà thơ tiêu biểu và nổi tiếng của phong trào Thơ mới. Sau Cách mạng, sáng tác của họ rất phong phú, có nhiều thành tựu, đã được độc giả và giới nghiên cứu phê bình khẳng định.
Với nhà thơ Chế Lan Viên, có thể khẳng định rằng ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế kỷ XX. Sự nghiệp sáng tác của Chế Lan Viên kéo dài hơn nửa thế kỷ, qua ba thời kỳ: thời kỳ trước cách mạng, thời kỳ “Ba mươi năm dân chủ cộng hòa” và thời kỳ sau 1975. Trong tiến trình phát triển của thơ Việt Nam hiện đại, hiếm có một nhà thơ nào chiếm lĩnh được cả ba đỉnh cao ở cả ba thời kỳ sáng tác như Chế Lan Viên. Chính tài năng và những thành tựu to lớn trong sự nghiệp sáng tác mà Chế Lan Viên đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu.
1.3. “Trong thơ, vấn đề chủ thể cái tôi trữ tình có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng” [14, 61]. Thơ trữ tình luôn luôn gắn với cái “tôi”. Bởi vậy khi nghiên cứu cái tôi trữ tình trên các phương diện thuộc về thể loại, các trào lưu, khuynh hướng, các chặng đường sáng tác, các tác giả hay ngay cả một tác phẩm thơ cụ thể, người ta thường quan tâm nhiều đến việc tìm hiểu cái tôi trữ tình. Việc nghiên cứu cái tôi trữ tình trong thơ rất rộng, rất phức tạp và chưa được nghiên cứu nhiều. Nghiên cứu đề tài Sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên là một việc làm hữu hiệu để thấy được nét độc đáo trong phong cách, những tiến bộ nghệ thuật, những đóng góp của Chế Lan Viên trong nền thơ Việt Nam.
1.4. Có nhiều căn cứ để khảo sát sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ. Đó là căn cứ triết học về sự vận động biện chứng của mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội, như một quá trình không ngừng của sự sinh thành và sự tiêu vong, của sự tiến triển vô tận từ thấp đến cao. Ngoài căn cứ triết học còn phải có căn cứ từ thực tế. Trong sáng tạo thơ, tác giả nào cũng có sự vận động và sự trưởng thành. Tuy nhiên, có những nhà thơ chỉ sáng tác trong một thời gian ngắn, số lượng tác phẩm không nhiều thì dấu ấn của sự vận động này ít có điều kiện thể hiện. Thơ Chế Lan Viên đã trải qua một quá trình sáng tác rất dài, qua ba thời kỳ và đã thể hiện rất rõ sự vận động của cái tôi trữ tình. Chế Lan Viên luôn luôn đề cao ý thức trách nhiệm người cầm bút, luôn luôn mong muốn cung cấp cho đời nhiều tác phẩm. Với quan niệm “thơ cần có ích cho đời, cho nhân dân”, Chế Lan Viên đã không ngừng phấn đấu. Cuộc “đấu tranh bản thân” trong con người công dân và con người nghệ sĩ ở ông làm cho ông hay “sám hối”, không tự bằng lòng về những gì thơ mình chưa hoàn thiện. Cuộc chiến đấu ấy dầu gian nan nhưng ông đã vượt qua và đạt được những thành công. Trong một số tiểu luận, trong rất nhiều bài thơ, ông đã nói rõ quá trình phấn đấu, trưởng thành, nói rõ sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ mình.
Lý do nghiên cứu đề tài có cơ sở thực tiễn đó là thơ Chế Lan Viên tồn tại một cái tôi trữ tình không ngừng vận động, không ngừng biến đổi trên cơ sở kế thừa và cách tân. Đó là sự vận động từ một cái tôi lãng mạn trước cách mạng đến cái tôi trữ tình chính trị giai đoạn 1945 - 1975 và đến cái tôi đời tư thế sự mang nặng cảm xúc trầm tư suy ngẫm trong những bài thơ được sáng tác sau 1975, đặc biệt là những bài thơ được sáng tác những năm cuối đời. Quả là, trong lịch sử phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại thế kỷ XX, hiếm có một nhà thơ nào tạo ra sự vận động liên tục trong suốt cả sự nghiệp sáng tác, tạo nên được sức hấp dẫn đối với công chúng yêu thơ như Chế Lan Viên.
1.5. Chế Lan Viên là một tác giả lớn, có nhiều tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong chương trình văn ở các cấp học từ phổ thông đến đại học. Nhiều bài thơ của ông đã để lại những ấn tượng sâu sắc đối với bao thế hệ học sinh như Người đi tìm hình của nước, Tiếng hát con tàu, Tình ca ban mai Nghiên cứu đề tài này cũng là để bổ sung thêm kiến thức về thân thế, sự nghiệp sáng tác của Chế Lan Viên, để giảng dạy tốt hơn tác giả này ở nhà trường.
2. Lịch sử nghiên cứu
Đề tài vừa mang tính lý luận vừa mang tính văn học sử, cả hai vấn đề này đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu.
2.1. Những vấn đề về lý luận xung quanh khái niệm cái tôi và cái tôi trữ tình
Khái niệm cái tôi và cái tôi trữ tình đã được đề cập và được nghiên cứu trong mĩ học cổ điển cận đại phương Tây và phương Đông. Các nhà thơ cổ điển Trung Quốc và Việt Nam, trong các ý kiến bình giải về tình, tâm, trí, đạo trong thơ, tuy chưa sử dụng thuật ngữ cái tôi trữ tình nhưng phần nào cũng thể hiện ý nghĩa của nó.
Cái tôi được Hoài Thanh trực diện đề cập đến trong bài Một thời đại trong thi ca (Thi nhân Việt Nam) có ý nghĩa tổng kết phong trào Thơ mới. Theo Hoài Thanh, chữ “tôi” xuất hiện trên thi đàn Việt Nam đã đem lại một quan niệm hoàn toàn mới về con người cá nhân: “Ngày thứ nhất ai biết đích xác là ngày nào - chữ tôi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, nó thực sự bỡ ngỡ. Nó như lạc loài nơi đất khách. Bởi nó mang theo một quan niệm chưa từng thấy ở xứ này: Quan niệm cá nhân” [54, 45]. Cái tôi là linh hồn của Thơ mới, “Thời đại Thơ mới là thời đại của chữ tôi” [54, 47]. Cái tôi là một phạm trù đối lập với cái ta của “thơ cũ”. Khái niệm cái tôi cũng được Hoài Thanh vận dụng uyển chuyển để nhận dạng phong cách hồn thơ của mỗi nhà thơ.
Từ những năm 70 của thế kỷ XX, vấn đề cái tôi được đặt ra như một đối tượng nghiên cứu ở một số chuyên khảo về thơ. Trong công trình Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Hà Minh Đức đã dành một số chương bàn về cái tôi trữ tình, tác giả đặt cái tôi trữ tình vào một hệ thống và phân tích nó trong mối quan hệ với nhà thơ, các hình thức biểu hiện cái tôi trữ tình trong thơ.
129 trang |
Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 5290 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGÔ THÁI LỄ
SỰ VẬN ĐỘNG CỦA CÁI TÔI TRỮ TÌNH
TRONG THƠ CHẾ LAN VIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
VINH - 2010
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Mạnh Hùng, TS. Nguyễn Đức Mậu và PGS.TS. Biện Minh Điền đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Vinh đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt để tôi nghiên cứu, học tập và hoàn thành luận văn này.
Vinh, tháng 12 năm 2010
Tác giả
Ngô Thái Lễ
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu 3
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát của đề tài 8
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 8
5. Phương pháp nghiên cứu 9
6. Đóng góp của luận văn 10
7. Cấu trúc luận văn 10
Chương 1. Tổng quan về sự hình thành cái tôi trữ tình trong thơ
Chế Lan Viên qua các thời kì sáng tác 12
1.1. Những vấn đề lí luận cơ bản xung quanh khái niệm cái tôi trữ tình 12
1.1.1. Khái niệm cái tôi trữ tình 12
1.1.2. Bản chất cái tôi trữ tình 14
1.1.3. Những nhân tố tạo nên sự vận động của cái tôi trữ tình
trong thơ 21
1.2 Vị trí văn học sử của nhà thơ Chế Lan Viên trong nền thơ ca
Việt Nam hiện đại 25
1.3. Sự hình thành cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên 31
1.3.1. Thời kì trước Cách mạng tháng Tám - 1945 32
1.3.2. Thời kì 1945 - 1975 33
1.3.3. Thời kì sau 1975 36
Chương 2. Từ cái tôi lãng mạn đến cái tôi hiện thực cách mạng mang khuynh hướng sử thi và ngợi ca cuộc sống mới 39
2.1. Từ cái tôi trữ tình lãng mạn trước cách mạng 39
2.1.1. Vị trí văn học sử của tập thơ Điêu tàn trong sự nghiệp sáng tác của Chế Lan Viên 39
2.1.2. Ảnh hưởng của thời đại đối với việc hình thành cái tôi trữ tình trong Điêu tàn 42
2.1.3. Những biểu hiện của cái tôi trữ tình trong Điêu tàn 44
2.2. Đến cái tôi hiện thực cách mạng mang khuynh hướng sử thi
và ngợi ca cuộc sống mới trong giai đoạn 1945 - 1975 54
2.2.1. Sự hình thành cái tôi trữ tình kiểu mới trong thơ Việt Nam 55
2.2.2. Cái tôi hiện thực cách mạng mang khuynh hướng sử thi và ngợi ca cuộc sống mới trong thơ Chế Lan Viên 61
Chương 3. Từ cái tôi sử thi và ngợi ca cuộc sống mới sang cái tôi suy ngẫm về đời tư thế sự 85
3.1. Những đổi mới của văn học Việt Nam sau 1975 và sự phân hóa
các kiểu cái tôi trữ tình trong thơ 85
3.1.1. Hoàn cảnh xã hội sau 1975 85
3.1.2. Những đổi mới của văn học sau 1975 88
3.1.3. Sự phân hóa các kiểu cái tôi trữ tình trong thơ sau 1975 90
3.2. Sự chuyển biến từ cái tôi chính trị sang cái tôi suy ngẫm
về đời tư thế sự 94
3.2.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Chế Lan Viên sau 1975 94
3.2.2. Những nét biểu hiện độc đáo của cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên sau 1975 qua ba tập Di cảo 97
KẾT LUẬN 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 119
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
1.1. Vận động và phát triển là phương thức tồn tại của văn học nghệ thuật. Quy luật ấy mang tính phổ quát cho mọi nền văn học trên thế giới và ở mọi thời đại. Đối với những nhà văn, nhà thơ lớn đã từng sống và sáng tác vào những thời điểm lịch sử và văn học chuyển mình mang ý nghĩa bước ngoặt thì dấu ấn của chủ thể sáng tạo càng thể hiện rõ nét trong tác phẩm. Nền văn học viết Việt Nam đã có lịch sử hình thành và phát triển trên một nghìn năm nay. Qua bao nhiêu bước thăng trầm, các thế hệ nhà văn Việt Nam đã xây dựng nên một nền văn học tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc như bây giờ. Trong cả chặng đường dài phát triển, có thể khẳng định văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay được xem là giai đoạn có nhiều bước biển chuyển mạnh mẽ nhất. Đây là thời kỳ văn học vận động và không ngừng đổi mới theo xu hướng hiện đại hóa và dân chủ hóa cả về nội dung và hình thức biểu hiện. Sự chuyển biến này có ý nghĩa cách mạng, làm thay đổi phạm trù văn học, chuyển văn học Việt Nam từ trung đại sang hiện đại.
Nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, để chiếm lĩnh những giá trị nhân văn và giá trị thẩm mĩ của nó chúng ta không thể không chú ý đến sự vận động và phát triển chung của cả nền văn học và cụ thể hóa ở những tác gia tiêu biểu.
1.2. Những người có công đóng góp vào quá trình đổi mới của văn học dân tộc trong hơn một thế kỷ qua, có rất nhiều tác giả thuộc nhiều thể loại khác nhau. Trên lĩnh vực thơ ca, chúng ta có cả một đội ngũ nhà thơ hùng hậu bao gồm nhiều thế hệ. Có nhiều người rất nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống tinh thần của dân tộc và trên trường quốc tế như Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Tế Hanh Trước Cách mạng tháng Tám, họ là những nhà thơ tiêu biểu và nổi tiếng của phong trào Thơ mới. Sau Cách mạng, sáng tác của họ rất phong phú, có nhiều thành tựu, đã được độc giả và giới nghiên cứu phê bình khẳng định.
Với nhà thơ Chế Lan Viên, có thể khẳng định rằng ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế kỷ XX. Sự nghiệp sáng tác của Chế Lan Viên kéo dài hơn nửa thế kỷ, qua ba thời kỳ: thời kỳ trước cách mạng, thời kỳ “Ba mươi năm dân chủ cộng hòa” và thời kỳ sau 1975. Trong tiến trình phát triển của thơ Việt Nam hiện đại, hiếm có một nhà thơ nào chiếm lĩnh được cả ba đỉnh cao ở cả ba thời kỳ sáng tác như Chế Lan Viên. Chính tài năng và những thành tựu to lớn trong sự nghiệp sáng tác mà Chế Lan Viên đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu.
1.3. “Trong thơ, vấn đề chủ thể cái tôi trữ tình có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng” [14, 61]. Thơ trữ tình luôn luôn gắn với cái “tôi”. Bởi vậy khi nghiên cứu cái tôi trữ tình trên các phương diện thuộc về thể loại, các trào lưu, khuynh hướng, các chặng đường sáng tác, các tác giả hay ngay cả một tác phẩm thơ cụ thể, người ta thường quan tâm nhiều đến việc tìm hiểu cái tôi trữ tình. Việc nghiên cứu cái tôi trữ tình trong thơ rất rộng, rất phức tạp và chưa được nghiên cứu nhiều. Nghiên cứu đề tài Sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên là một việc làm hữu hiệu để thấy được nét độc đáo trong phong cách, những tiến bộ nghệ thuật, những đóng góp của Chế Lan Viên trong nền thơ Việt Nam.
1.4. Có nhiều căn cứ để khảo sát sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ. Đó là căn cứ triết học về sự vận động biện chứng của mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội, như một quá trình không ngừng của sự sinh thành và sự tiêu vong, của sự tiến triển vô tận từ thấp đến cao. Ngoài căn cứ triết học còn phải có căn cứ từ thực tế. Trong sáng tạo thơ, tác giả nào cũng có sự vận động và sự trưởng thành. Tuy nhiên, có những nhà thơ chỉ sáng tác trong một thời gian ngắn, số lượng tác phẩm không nhiều thì dấu ấn của sự vận động này ít có điều kiện thể hiện. Thơ Chế Lan Viên đã trải qua một quá trình sáng tác rất dài, qua ba thời kỳ và đã thể hiện rất rõ sự vận động của cái tôi trữ tình. Chế Lan Viên luôn luôn đề cao ý thức trách nhiệm người cầm bút, luôn luôn mong muốn cung cấp cho đời nhiều tác phẩm. Với quan niệm “thơ cần có ích cho đời, cho nhân dân”, Chế Lan Viên đã không ngừng phấn đấu. Cuộc “đấu tranh bản thân” trong con người công dân và con người nghệ sĩ ở ông làm cho ông hay “sám hối”, không tự bằng lòng về những gì thơ mình chưa hoàn thiện. Cuộc chiến đấu ấy dầu gian nan nhưng ông đã vượt qua và đạt được những thành công. Trong một số tiểu luận, trong rất nhiều bài thơ, ông đã nói rõ quá trình phấn đấu, trưởng thành, nói rõ sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ mình.
Lý do nghiên cứu đề tài có cơ sở thực tiễn đó là thơ Chế Lan Viên tồn tại một cái tôi trữ tình không ngừng vận động, không ngừng biến đổi trên cơ sở kế thừa và cách tân. Đó là sự vận động từ một cái tôi lãng mạn trước cách mạng đến cái tôi trữ tình chính trị giai đoạn 1945 - 1975 và đến cái tôi đời tư thế sự mang nặng cảm xúc trầm tư suy ngẫm trong những bài thơ được sáng tác sau 1975, đặc biệt là những bài thơ được sáng tác những năm cuối đời. Quả là, trong lịch sử phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại thế kỷ XX, hiếm có một nhà thơ nào tạo ra sự vận động liên tục trong suốt cả sự nghiệp sáng tác, tạo nên được sức hấp dẫn đối với công chúng yêu thơ như Chế Lan Viên.
1.5. Chế Lan Viên là một tác giả lớn, có nhiều tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong chương trình văn ở các cấp học từ phổ thông đến đại học. Nhiều bài thơ của ông đã để lại những ấn tượng sâu sắc đối với bao thế hệ học sinh như Người đi tìm hình của nước, Tiếng hát con tàu, Tình ca ban mai Nghiên cứu đề tài này cũng là để bổ sung thêm kiến thức về thân thế, sự nghiệp sáng tác của Chế Lan Viên, để giảng dạy tốt hơn tác giả này ở nhà trường.
2. Lịch sử nghiên cứu
Đề tài vừa mang tính lý luận vừa mang tính văn học sử, cả hai vấn đề này đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu.
2.1. Những vấn đề về lý luận xung quanh khái niệm cái tôi và cái tôi trữ tình
Khái niệm cái tôi và cái tôi trữ tình đã được đề cập và được nghiên cứu trong mĩ học cổ điển cận đại phương Tây và phương Đông. Các nhà thơ cổ điển Trung Quốc và Việt Nam, trong các ý kiến bình giải về tình, tâm, trí, đạo trong thơ, tuy chưa sử dụng thuật ngữ cái tôi trữ tình nhưng phần nào cũng thể hiện ý nghĩa của nó.
Cái tôi được Hoài Thanh trực diện đề cập đến trong bài Một thời đại trong thi ca (Thi nhân Việt Nam) có ý nghĩa tổng kết phong trào Thơ mới. Theo Hoài Thanh, chữ “tôi” xuất hiện trên thi đàn Việt Nam đã đem lại một quan niệm hoàn toàn mới về con người cá nhân: “Ngày thứ nhất ai biết đích xác là ngày nào - chữ tôi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, nó thực sự bỡ ngỡ. Nó như lạc loài nơi đất khách. Bởi nó mang theo một quan niệm chưa từng thấy ở xứ này: Quan niệm cá nhân” [54, 45]. Cái tôi là linh hồn của Thơ mới, “Thời đại Thơ mới là thời đại của chữ tôi” [54, 47]. Cái tôi là một phạm trù đối lập với cái ta của “thơ cũ”. Khái niệm cái tôi cũng được Hoài Thanh vận dụng uyển chuyển để nhận dạng phong cách hồn thơ của mỗi nhà thơ.
Từ những năm 70 của thế kỷ XX, vấn đề cái tôi được đặt ra như một đối tượng nghiên cứu ở một số chuyên khảo về thơ. Trong công trình Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Hà Minh Đức đã dành một số chương bàn về cái tôi trữ tình, tác giả đặt cái tôi trữ tình vào một hệ thống và phân tích nó trong mối quan hệ với nhà thơ, các hình thức biểu hiện cái tôi trữ tình trong thơ.
Trần Đình Sử với chuyên luận Thi pháp thơ Tố Hữu đã đưa ra một khái niệm kiểu nhà thơ. Đó cũng là một hình thức trực diện bàn đến cái tôi trữ tình trong thơ. Ngoài ra, trong cuốn Những thế giới nghệ thuật thơ, Trần Đình Sử cũng đã trình bày các loại hình nghệ thuật thơ ca và nêu lên đặc trưng của cái tôi trữ tình trong các loại hình thơ. Ông phân biệt cái tôi trữ tình trong thơ cách mạng khác với cái tôi trữ tình trong các loại hình thơ dân gian, cổ điển, lãng mạn
Đã có hai luận án tiến sĩ đề cập đến cái tôi trữ tình trong thơ. Đó là luận án Cái tôi trữ tình trong thơ (qua một số hiện tượng thơ trữ tình Việt Nam 1975 - 1990) của tác giả Lê Lưu Oanh và luận án Nửa thế kỷ thơ Việt Nam 1945 - 1995 (nhìn từ phương diện sự vận động của cái tôi trữ tình) của tác giả Vũ Tuấn Anh. Điểm chung của hai công trình này là đều nghiên cứu về cái tôi trữ tình trong thơ và đều lấy cả một chặng đường phát triển của thơ Việt Nam làm đối tượng khảo sát. Điểm riêng tạo nên nét khác biệt đó là tác giả Vũ Tuấn Anh thì khảo sát sự vận động của cái tôi trữ tình suốt cả một chặng đường thơ Việt Nam nửa thế kỷ (1945 - 1995), còn tác giả Lê Lưu Oanh thì chỉ khảo sát qua một số hiện tượng thơ trong vòng mười lăm năm (1975 - 1990). Phần lý luận về cái tôi trữ tình, các tác giả đã trình bày quan niệm về cái tôi và cái tôi trữ tình trong các lĩnh vực triết học, tâm lý học và lý luận văn học. Từ đó các tác giả nêu lên những vấn đề liên quan đến khái niệm cái tôi trữ tình như bản chất, các kiểu cái tôi trữ tình và những nhân tố thúc đẩy sự vận động của cái tôi trữ tình.
Đề tài Sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên cũng là một hướng đi riêng. Đó là vận dụng lý luận về cái tôi trữ tình vào việc nghiên cứu một tác giả cụ thể. Hướng này có thể áp dụng rộng rãi để nghiên cứu bất kỳ một tác giả thơ nào.
2.2. Những vấn đề về văn học sử
Chế Lan Viên với vị trí văn học sử đứng hàng đầu trong đội ngũ các nhà thơ Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu phê bình văn học trước và sau Cách mạng tháng Tám với rất nhiều ý kiến khen, chê, thậm chí có lúc trái ngược nhau. Xin nêu lên đây một số ý kiến tiêu biểu của các nhà nghiên cứu bàn về thơ Chế Lan Viên, trong đó nhấn mạnh cái tôi trữ tình. Trong Đôi điều suy nghĩ bộc bạch cùng bạn đọc, cuốn Chế Lan Viên - Người làm vườn vĩnh cửu, Phong Lan viết: “Cũng giống như bất kỳ nhà văn, nhà thơ lớn hiện đại nào khác, việc đánh giá từng tác phẩm nói riêng hay toàn bộ sự nghiệp văn chương của Chế Lan Viên nói chung trải dài trong suốt sáu mươi năm, hẳn không tránh khỏi ở thời kỳ này hay thời kỳ khác, ở tác giả này hay tác giả khác, do chi phối của lịch sử hay sự ràng buộc của điều kiện khách quan, chủ quan nào đó mà đã có nhiều cách đánh giá thơ ông khác biệt nhau, thậm chí trái ngược nhau tùy theo quan điểm thẩm định riêng của mỗi thời và mỗi người. Đó cũng là điều bình thường và là quyền của người viết. Lẽ thường xưa nay, nhà văn tầm vóc càng lớn, các tác phẩm của họ càng đa diện, đa thanh, đa sắc, đa tầng bao nhiêu thì sự đánh giá họ càng phong phú, phức tạp bấy nhiêu. Tuy nhiên, rồi sự định giá công tâm sáng suốt và đáng tin cậy nhất bao giờ cũng là của thời gian và các thế hệ độc giả hôm nay và mai sau” [26, 7].
Trao đổi với tác giả bài Chế Lan Viên và Di cảo thơ, Phạm Quang Trung viết: “Không ai phủ nhận có một thời ta sống cho riêng ta không nhiều. Thơ cũng vậy. Chế Lan Viên cũng vậy Cái chung có phần lấn át cái riêng, ấy là do cuộc sống đòi hỏi như vậy. Ở đây không có sự đối lập giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và xã hội. Hơn thế, như những tài năng thơ ca khác, con người công dân Chế Lan Viên đi vào trong thơ đã thực sự tạo lập nên bản sắc riêng của mình” [64].
Nguyễn Bá Thành là một chuyên gia nghiên cứu về Chế Lan Viên. Ông có một chuyên luận gần 400 trang với nhan đề Thơ Chế Lan Viên với phong cách suy tưởng cũng đã khảo sát các chặng đường thơ Chế Lan Viên, trong đó đặc biệt chú ý đến chất trí tuệ, phong cách suy tưởng trong thơ Chế Lan Viên. Theo Nguyễn Bá Thành, Chế Lan Viên cuối đời “quay lại điểm xuất phát, quay lại với cái đài thơ, cái tháp nghỉ của thi nhân thuở xưa. Đó không phải là sự cách tân mà chủ yếu là sự phục hồi cách cảm và cách nghĩ của nhà thơ thời trước cách mạng tháng Tám. Phương pháp tư duy ấy được Chế Lan Viên đúc kết thành phương pháp “lộn trái”, hay là “thêu bề trái” [55, 165]. Nguyễn Bá Thành đánh giá cao thơ Chế Lan Viên giai đoạn ông trở về với nhân dân, với Đảng và Bác Hồ từ ngày đầu kháng chiến chống Pháp, quả nhiên như có phép mầu, thơ ông từ khi có định hướng “vì ai” đã gặt hái được nhiều thành tựu. Một loạt bài thơ vào loại đặc sắc nhất thơ Việt Nam hiện đại đã nối tiếp nhau xuất hiện hồi ấy.
Luận văn này đã tập hợp và khảo sát hầu hết các công trình nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên, trong đó đặc biệt chú ý đến các giáo trình, các chuyên luận, các luận án tiến sĩ về Chế Lan Viên.
Giáo trình Văn học Việt Nam 1945 - 1975 của nhiều tác giả do Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên có hẳn một chương về Chế Lan Viên do Nguyễn Văn Long viết. Chương đó cũng đã tìm hiểu những chặng đường thơ và phong cách nghệ thuật của thơ Chế Lan Viên.
Có nhiều luận án và luận văn về Chế Lan Viên, đáng kể nhất là luận án Những nét đặc sắc cơ bản của hình thức nghệ thuật thơ Chế Lan Viên từ sau 1945 của Đoàn Trọng Huy. Luận án này chủ yếu nghiên cứu về nghệ thuật thơ Chế Lan Viên và cũng chỉ dừng lại trong một chặng đường sáng tác ngắn 1945 - 1975. Tuy vậy, tác giả đã nêu lên được những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, đó là tính triết lý.
Có một công trình về Chế Lan Viên được đánh giá cao, nghiên cứu một cách toàn diện hơn, đó là công trình của Hồ Thế Hà với nhan đề Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên. Chuyên luận được phát triển trên cơ sở luận án tiến sĩ. Hồ Thế Hà đi sâu vào quan niệm nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, tính triết lý, không gian, thời gian nghệ thuật, phương thức thể hiện và thể loại thơ Chế Lan Viên. Bấy nhiêu vấn đề đã làm hiện lên phong cách thơ độc đáo - phong cách triết lý thơ Chế Lan Viên.
Ngoài các công trình nêu trên, phải kể đến các công trình của các nhà nghiên cứu khác có tên tuổi được tập hợp trong các công trình như:
- Chế Lan Viên - Người làm vườn vĩnh cửu
- Chế Lan Viên giữa chúng ta
- Chế Lan Viên, tác gia và tác phẩm
Mỗi tác giả trong ba cuốn sách vừa nêu chủ yếu nghiên cứu một vấn đề, thậm chí là vấn đề rất nhỏ. Nhưng tập hợp lại, chúng ta thấy một cái nhìn khá toàn diện về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Chế Lan Viên.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát của đề tài
3.1. Đối tượng
Sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên.
3.2. Phạm vi khảo sát
Toàn bộ các tập thơ của Chế Lan Viên, trong đó chủ yếu là các tập thơ: Điêu tàn, Gửi các Anh, Ánh sáng và phù sa, Hoa ngày thường - Chim báo bão, Những bài thơ đánh giặc, Hoa trên đá và ba tập Di cảo thơ.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài Sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên là một đề tài vừa mang tính lý luận (những vấn đề lý luận xung quanh khái niệm về cái tôi trữ tình), vừa mang tính văn học sử (gắn với tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả Chế Lan Viên). Với mức độ là một luận văn thạc sĩ và với tư cách là một đề tài khoa học chuyên ngành văn học Việt Nam thuộc loại hình nghiên cứu tác giả, chúng tôi xác định tính văn học sử vẫn là chính. Bởi vậy, trong cấu trúc luận văn, chúng tôi không dành riêng hẳn một chương để tìm hiểu những vấn đề lý luận về khái niệm cái tôi trữ tình. Mặc dầu vậy, những vấn đề lý luận này cũng phải đặt ra như là một nhiệm vụ, một mục tiêu của luận văn.
4.1. Về lý luận
Vấn đề quan trọng là nêu lên được các quan niệm về cái tôi trữ tình, tìm hiểu bản chất, những nhân tố thúc đẩy sự vận động cái tôi trữ tình và đưa ra được các kiểu biểu hiện cái tôi trữ tình có liên quan đến tác giả Chế Lan Viên như kiểu cái tôi trữ tình lãng mạn, hiện thực cách mạng, cái tôi trữ tình chính trị mang khuynh hướng sử thi, cái tôi đời tư thế sự, Từ đó, áp dụng những vấn đề lý luận này vào việc khảo sát sự vận động của cái tôi trữ tình trong một tác giả cụ thể.
4.2. Về văn học sử
Trên cơ sở cái nền của lý luận, vận dụng nó vào tìm hiểu cái tôi trữ tình trong các chặng đường thơ Chế Lan Viên. Từ đó, chỉ ra quá trình vận động của thơ Chế Lan Viên, từ cái tôi lãng mạn trong Điêu tàn đến cái tôi sử thi trong thơ giai đoạn 1945 - 1975 (Gửi các Anh, Ánh sáng và phù sa, Hoa ngày thường, Chim báo bão,) và cái tôi suy ngẫm về đời tư thế sự trong các tập Di cảo thơ.
Trong sáng tác thơ, nhất là ở các nhà thơ lớn có quá trình sáng tác dài qua các thời kỳ lịch sử và văn học khác nhau, không chỉ nhà thơ Chế Lan Viên mới có sự vận động. Lấy ngay hiện tượng các nhà thơ cùng thế hệ với ông như Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh..., ta cũng thấy có quá trình vận động và biến chuyển này. Từ đây đặt ra thêm một mục tiêu là tìm hiểu quá trình chuyển biến của thơ Chế Lan Viên có những gì giống và khác với các nhà thơ cùng thời. Có như vậy mới thấy được nét độc đáo trong sự vận động của Cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn này có sự phối hợp đồng bộ các phương pháp nghiên cứu sau:
5.1 Phương pháp thống kê, phân loại
5.1.1 Thống kê các ý kiến về thơ trữ tình và cái tôi trữ tình trong thơ, từ những quan niệm của các nhà triết học duy tâm như Hêghen, Phoiơbắc đến các nhà duy vật biện chứng như Mác - Lênin, quan niệm của các nhà lý luận văn học về vấn đề này qua các thời kỳ.
5.1.2. Thống kê các tập thơ của Chế Lan Viên để phân loại, chọn những
tập thơ nào, bài thơ nào là tiêu biểu nhất thể hiện rõ sự vận động.
5.1.3. Thống kê thơ của các nhà thơ cùng thời với Chế Lan Viên.
5.1.4. Thống kê các ý kiến thẩm bình thơ C