Đầu tư quốc tế là hoạt động mà các nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn hoặc bất
kỳ hình thức giá trị nào khác vào nước tiếp nhận đầu tư để thực hiện các hoạt động
sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận và hoặc đạt được các hiệu quả kinh tế - xã
hội.
Ý nghĩa thực tiễn của đầu tư quốc tế theo đó được hiểu là hiện tượng di
chuyển vốn từ nước này sang nước khác nhằm mục đích kiếm lời [16, tr.21]. Như
vậy, mục tiêu cơ bản của hoạt động này là lợi nhuận. Trong đó, đối với nhà doanh
nghiệp khi đóng vai trò là người tìm đối tác đầu tư nước ngoài, thì họ phải sẵn có
trong tay dự án đầu tư (luận chứng kinh tế kỹ thuật) mang tính khả thi cao. Đối với
nhà doanh nghiệp khi đóng vai trò là nhà đầu tư nước ngoài, trước khi thực hiện
chuyển vốn ra nước ngoài phải nghiên cứu ký: môi trường đầu tư nước sở tại (nơi
doanh nghiệp lựa chọn để đầu tư) và sự tác động của nó đến khả năng sinh lời của
dự án, các yếu tố rủi ro tiềm ẩn trong môi trường đầu tư. Đối với Chính phủ, muốn
tăng cường thu hút vốn đầu tư vào quốc gia mình thì phải tạo dựng được môi trường
đầu tư có sức cạnh tranh cao thể hiện ở khả năng mang lại lợi nhuận cao cho các
nhà đầu tư nước ngoài.
121 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1890 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của các nước ASEAN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------
DƯƠNG LAN HƯƠNG
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO
ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI (FDI) CỦA CÁC NƯỚC ASEAN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Hà Nội – 2005s
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
---------
Dƣơng Lan Hƣơng
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO
ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI (FDI) CỦA CÁC NƯỚC ASEAN
Chuyên ngành: Kinh tế Thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế
Mã số: 60.31.07
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VŨ CHÍ LỘC
Hà Nội - 2005
1
CHƢƠNG 1: SỰ KIỆN TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO TRONG
XU HƢỚNG VẬN ĐỘNG FDI
1.1. Vài nét về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI)
1.1.1. Nguyên nhân hình thành và các hình thức đầu tư quốc tế chủ yếu
Đầu tư quốc tế là hoạt động mà các nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn hoặc bất
kỳ hình thức giá trị nào khác vào nước tiếp nhận đầu tư để thực hiện các hoạt động
sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận và hoặc đạt được các hiệu quả kinh tế - xã
hội.
Ý nghĩa thực tiễn của đầu tư quốc tế theo đó được hiểu là hiện tượng di
chuyển vốn từ nước này sang nước khác nhằm mục đích kiếm lời [16, tr.21]. Như
vậy, mục tiêu cơ bản của hoạt động này là lợi nhuận. Trong đó, đối với nhà doanh
nghiệp khi đóng vai trò là người tìm đối tác đầu tư nước ngoài, thì họ phải sẵn có
trong tay dự án đầu tư (luận chứng kinh tế kỹ thuật) mang tính khả thi cao. Đối với
nhà doanh nghiệp khi đóng vai trò là nhà đầu tư nước ngoài, trước khi thực hiện
chuyển vốn ra nước ngoài phải nghiên cứu ký: môi trường đầu tư nước sở tại (nơi
doanh nghiệp lựa chọn để đầu tư) và sự tác động của nó đến khả năng sinh lời của
dự án, các yếu tố rủi ro tiềm ẩn trong môi trường đầu tư. Đối với Chính phủ, muốn
tăng cường thu hút vốn đầu tư vào quốc gia mình thì phải tạo dựng được môi trường
đầu tư có sức cạnh tranh cao thể hiện ở khả năng mang lại lợi nhuận cao cho các
nhà đầu tư nước ngoài.
Có 5 nguyên nhân chủ yếu sau đây dẫn đến hiện tượng đầu tư quốc tế [16,
tr.22]:
Thứ nhất, do lợi thế so sánh và trình độ phát triển kinh tế của các nước
không giống nhau dẫn tới chi phí sản xuất ra sản phẩm khác nhau. Do đó đầu tư ra
nước ngoài nhằm khai thác lợi thế so sánh của các quốc gia khác, nhằm giảm thiểu
chi phí và tăng lợi nhuận. Mỗi nước trên thế giới đều có lợi thế khác nhau về tài
nguyên thiên nhiên, về nguồn nhân lực, về vị trí địa lý dẫn tới chi phí sản xuất và
lưu thông hàng hóa là khác nhau. Việc khai thác triệt để lợi thế của các quốc gia
khác nhau nhằm thu lợi nhuận luôn là điều các nhà đầu tư mong muốn.
2
Thứ hai, xu hướng giảm dần tỷ suất lợi nhuận (p’= m/c+v) ở các nuớc công
nghiệp phát triển cùng với hiện tượng dư thừa vốn “tương đối” đã tạo nên “lực
đẩy” đối với đầu tư quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Thật vậy, trình
độ phát triển kinh tế cao ở các nước công nghiệp phát triển đã nâng cao mức sống
và khả năng tích luỹ vốn của các nước này dẫn đến hiện tượng “thừa” tương đối vốn
ở trong nước; đồng thời làm cho chi phí tiền lương cao, nguồn tài nguyên thiên
nhiên thu hẹp và chi phí khai thác tăng lên dẫn đến giá thành sản phẩm tăng, tỉ suất
lợi nhuận giảm dần, lợi thế cạnh tranh trên thị trường không còn. Điều đó tạo nên
lực đẩy các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư ở nước ngoài để giảm chi phí sản
xuất, tìm kiếm thị trường mới, nguồn nguyên liệu mới nhằm thu lợi nhuận cao.
Theo Bộ thương mại Mỹ vào cuối thế kỷ 20, tỷ lệ lãi trung bình của các công ty Mỹ
hoạt động tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương là 23% gấp 2 lần tỷ lệ lãi trung
bình cùng kỳ ở 24 nước công nghiệp phát triển.
Thứ ba, sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hóa đã thúc đẩy quá
trình tự do hoá thương mại và đầu tư đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho MNCs
bành trường chiếm lĩnh và chi phối thị trường thế giới. Quá trình tự do hoá thương
mại và vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường ngày càng đồng bộ và hoàn
thiện hơn. Các luồng hàng hoá dịch vụ ứ đọng ở nước này có thể lập tức chuyển đến
tiêu thụ ở nước khác, cho phép đẩy nhanh tốc độ khấu hao vì thị trường rộng mở,
đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ do giá thành rẻ hơn, nhờ vậy vòng quay vốn cố định nói
riêng, chu chuyển tư tư bản nói chung sẽ rút ngắn rất nhiều. Do đó, MNCs thông
qua các hoạt động đầu tư nhằm tìm kiếm lợi nhuận và chi phối huyết mạch kinh tế
của các nước. Theo công bố của Liên hợp quốc- UNCTAD vào năm 2000 có hơn
53.000 công ty xuyên quốc gia, chiếm đến 80% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài và hơn 70% tổng trị giá thương mại quốc tế.
Thứ tư, nhu cầu vốn đầu tư để công nghiệp hóa của các nước ĐPT ngày một
lớn, cùng với nhu cầu ổn định thị trường, nguồn cung cấp nguyên vật liệu để đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế của các nước tư bản đã tạo nên “sức hút” mạnh mẽ
đối với đầu tư nước ngoài. Trình độ chênh lệch phát triển giữa các nước công
nghiệp phát triển và các nước ĐPT là khá xa, nhưng quá trình quốc tế hóa nền kinh
3
tế thế giới đang đòi hỏi kết hợp chúng lại. Đầu tư quốc tế là sự kết hợp lợi ích của
cả hai phía. Các nước tư bản phát triển không chỉ coi các nước ĐPT là địa chỉ đầu
tư hấp dẫn do chi phí thấp - lợi nhuận cao, mà còn thấy rằng sự thịnh vượng của các
nước này sẽ nâng cao sức mua và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Các nước
ĐPT cũng trông chờ và mong muốn thu hút được vốn đầu tư, công nghệ của các
nước phát triển để thực hiện công nghiệp hoá, khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng
xa. Tuy nhiên, trong điều kiện cung cầu vốn trên thị trường quốc tế căng thẳng, sự
cạnh tranh giữa các nước ĐPT nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài ngày càng ác
liệt thì việc tăng cường cải thiện môi trường đầu tư, có chính sách ưu đãi đối với
đầu tư nước ngoài, chấp nhận phần thiệt hơn về mình, về kinh tế đang chi phối
chính sách của các nước ĐPT hiện nay, tạo nên thời kỳ các chủ đầu tư lựa chọn địa
chỉ đầu tư chứ không phải ngược lại.
Thứ năm, đầu tư ra nước ngoài nhằm bảo toàn vốn, phòng chống rủi ro khi
có sự cố về kinh tế, chính trị xảy ra trong nước như khủng hoảng cơ cấu kinh tế,
khủng hoảng tài chính tiền tệ. Do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế dịch vụ ở
các nước TBCN, mà trong đó chiếm tỉ trọng đáng kể là các dịch vụ tài chính – ngân
hàng và thị trường vốn, do toàn cầu hoá các công nghệ giao dịch và thương mại
quốc tế, và tư nhân hoá các hoạt động kinh doanh - đầu tư theo cơ chế thị trường
mở (kể cả mua, bán nợ), đồng thời do sư thừa nhận và gia tăng ráo riết các hoạt
động đầu cơ trên thị trường tài chính – tiền tệ...khiến các thị trường tài chính ngày
càng đóng vai trò quan trọng. Vì vậy nếu có sự đổ vỡ tài chính - tiền tệ thì sẽ kéo
theo sự suy giảm kinh tế thực sự thể hiện ở cầu thị trường trong nước và quốc tế trì
trệ, nhập khẩu giảm sút, xuất khẩu không tăng do sự suy giảm khả năng thanh toán
của các bên liên quan. Khi khủng hoảng kinh tế và những bất ổn về chính trị an ninh
quốc gia xảy ra, thì sự tháo chạy của vốn đầu tư là một tất yếu khách quan với động
thái cuối cùng là dòng vốn đầu tư sẽ được di chuyển tới những nơi an toàn hơn.
Có nhiều cách phân loại đầu tư quốc tế tùy theo các căn cứ vào chủ đầu tư, thời
hạn đầu tư, hay quan hệ giữa chủ đầu tư nước ngoài với người tiếp nhận vốn đầu tư.
Về cơ bản, đầu tư quốc tế được thực hiện chủ yếu dưới 3 hình thức: đầu tư trực tiếp,
đầu tư gián tiếp và tín dụng quốc tế [16, tr 32].
4
Đầu tƣ trực tiếp (FDI):
Là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn
đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất, hoặc dịch vụ, cho phép họ trực tiếp tham gia điều
hành đối tượng mà họ tự bỏ vốn đầu tư.
Đặc điểm nổi bật của FDI là không gây nợ và ít lệ thuộc vào mối quan hệ chính trị
giữa các bên đầu tư và tiếp nhận đầu tư mặc dù FDI vẫn chịu sự chi phối của Chính
phủ nước nhận đầu tư khi có những quy định số vốn tối thiểu hoặc tối đa mà các
chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp.Ví dụ Luật đầu tư của Việt Nam quy định “số
vốn đóng góp tối thiểu của phía nước ngoài phải bằng 30% vốn pháp định của dự
án”… FDI được thể hiện dưới các hình thức: (i) đóng góp vốn để xây dựng doanh
nghiệp mới (ii) mua lại toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động (iii)
mua cổ phiếu để thôn tính hoặc sát nhập. Nhìn chung, FDI có những đặc trưng và
thế mạnh riêng::
Đối với chủ đầu tư nước ngoài:
Thứ nhất, khai thác lợi thế nước chủ nhà về tài nguyên, lao động để nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn; mở rộng thị trường; giảm chi phí kinh doanh khi đặt cơ sở
sản xuất gần nguồn nguồn nhiên liệu hoặc thị trường tiêu thụ. Thứ hai, đầu tư trực
tiếp cho phép chủ đầu tư tham gia trực tiếp kiểm soát và điều hành doanh nghiệp mà
họ bỏ vốn theo hướng có lợi nhất cho chủ đầu tư vì vậy mức độ khả thi của dự án
khá cao, đặc biệt trong việc tiếp cận thị trường quốc tế để mở rộng xuất khẩu.
Quyền điều hành quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào
mức độ góp vốn. Trong trường hợp nhà đầu tư đóng góp 100% vốn pháp định của
doanh nghiệp thì nhà đầu tư toàn quyền quyết định hoạt động của doanh nghiệp.Thứ
ba, quyền lợi của chủ đầu tư nước ngoài gắn chặt với dự án. Lợi nhuận mà nhà đầu
tư thu được phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
và tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định của doanh nghiệp. Thứ tư, tránh được hàng rào
bảo hộ ngày càng tinh vi của nhiều nước, vì các doanh nghiệp đã xây dựng được cơ
sở kinh doanh nằm “trong lòng” các nước thực thi chính sách bảo hộ mậu dịch.
5
Đối với nước tiếp nhận đầu tư:
Thứ nhất, tăng cường khai thác vốn của chủ đầu tư nhằm giải quyết tình
trạng thiếu vốn “trầm trọng” phục vụ yêu cầu tăng trưởng kinh tế (đặc biệt là với
các nước chậm, ĐPT). Thứ hai, có thể tiếp thu được công nghệ tiên tiến và kinh
nghiệm quản lý kinh doanh của các chủ đầu tư nước ngoài, giúp tăng cường khai
thác lợi thế tốt nhất của nước chủ nhà về tài nguyên, nhân lực, vị trí địa lý. Thứ ba,
sự cạnh tranh giữa các nhà đầu tư có vốn trong nước và nước ngoài sẽ tạo động lực
kích thích sự đổi mới và hoàn thiện trong các doanh nghiệp, đây là yếu tố quan
trọng đưa nền kinh tế phát triền với tốc độ cao. Thứ tư, các dự án FDI góp phần giải
quyết việc làm và nâng cao mức sống người lao động.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của các nước tiếp nhận FDI nước ngoài cho
thấy, bên cạnh những thế mạnh FDI cũng có những hạn chế nhất định. Trước hết,
do hoạt động FDI diễn ra theo cơ chế thị trường trong khi người đầu tư nước ngoài
có nhiều kinh nghiệm, sành sỏi trong việc ký kết hợp đồng, dẫn đến thua thiệt cho
nước tiếp nhận đầu tư. Mặt khác, trong FDI nếu phía chủ nhà không có một quy
hoạch thu hút FDI theo ngành cũng như theo vùng lãnh thổ cụ thể, có thể dẫn đến
hậu quả là tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Vì
hiện nay do việc kiểm soát ảnh hưởng của dự án đầu tư tới môi trường tại hầu hết
các quốc gia phát triển, nên xu thế nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã và đang chuyển
giao những công nghệ độc hại sang các nước đang và kém phát triển. Ngoài ra, chủ
đầu tư có thể gặp rủi ro mất vốn do đầu tư vào môi trường bất ổn định về kinh tế và
chính trị.
Đầu tƣ gián tiếp
Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư nước ngoài
mua chứng khoán của công ty, các tổ chức phát hành của một nước khác với mức
khống chế nhất định nhằm thu lợi nhuận dưới hình thức cổ tức hoặc thu nhập
chứng khoán, nhưng không nắm quyền kiểm sóat trực tiếp tổ chức phát hành chứng
khoán.
Trong hình thức này, quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn tách rời nhau nên
khi có sự cố trong kinh doanh xảy ra với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì
6
các chủ đầu tư ít bị thiệt hại vì vốn đầu tư được phân tán trong số đông những người
mua cổ phiếu, trái phiếu. Mặt khác, bên tiếp nhận vốn đầu tư hoàn toàn chủ động
vốn kinh doanh theo ý đồ của mình một cách tập trung. Tuy nhiên, hình thức này có
nhược điểm lớn là hạn chế khả năng thu hút vốn kỹ thuật, công nghệ của chủ đầu tư
nước ngoài vì họ khống chế mức độ đóng góp vốn tối đa. Hơn nữa, do bên nước
ngoài không trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư cho nên
hiệu quả sử dụng vốn thường thấp.
Tín dụng quốc tế
Tín dụng quốc tế là hình thức đầu tư quốc tế dưới dạng cho vay vốn và thu
lợi nhuận thông qua lãi suất tiền vay.
Đặc điểm của hình thức này là quan hệ vay nợ giữa chủ đầu tư với đối tượng
tiếp nhận đầu tư, được sử dụng khá phổ biển vì có những ưu điểm sau: thứ nhất,
vốn vay dưới dạng tiền tệ dễ dàng chuyển thành các phương tiện đầu tư khác và
nước tiếp nhận đầu tư toàn quyền sử dụng vốn đầu tư cho mục đích riêng rẽ của
mình; thứ hai chủ đầu tư nước ngoài có thu nhập ổn định, thông qua lãi suất của số
tiền vay không phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh vì vậy độ rủi
ro của hình thức này thấp hơn hai hình thức đầu tư trước, thứ ba, nhiều nước cho
vay vốn được trục lợi về chính trị và trói buộc các nước đi vay trong vòng ảnh
hưởng của mình.
Song hình thức này có nhược điểm lớn như hiệu quả sử dụng vốn thường
thấp do bên nước ngoài không trực tiếp tham gia điều hành đối tượng bỏ vốn đầu tư.
Hậu quả nhiều nước chậm và ĐPT lâm vào tình trạng nợ nần, thậm chí có nước còn
mất khả năng chi trả, từ đó đưa đến sự phụ thuộc vào chủ nợ. Năm 1997, nợ nước
ngoài của các nước ĐPT là 1.500 tỷ USD, và một trong những nguyên nhân dẫn đến
khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Đông Nam Á năm 1997 là do tình hình vay nợ nước
ngoài khá trầm trọng: Thái Lan nợ nước ngoài 79,9 tỷ USD chiếm 43% GDP,
Malaysia nợ 36,4 tỷ USD chiếm 38,5% GDP…[16, tr.36]
Hình thức tín dụng quốc tế phổ biến nhất là hình thức ODA – hỗ trợ phát
triển chính thức. Đây là hình thức viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay vốn với
những điều kiện ưu đãi đặc biệt; cho vay dài hạn; lãi suất thấp; trả nợ thuận lợi
7
nhằm giúp cho các nước ĐPT tăng trưởng kinh tế và gia tăng phúc lợi xã hội. Nội
dung viện trợ ODA bao gồm: viện trợ không hoàn lại: thường chiếm 57% tổng vốn
ODA; hợp tác kỹ thuật; viện trợ hoàn lại (cho vay không lãi suất, cho vay với lãi
suất ưu đãi: từ 0,5-5%/năm trả vốn sau 3-10 năm, hoàn vốn trong thời gian 10 - 50
năm) [16, tr.37].
1.1.2. Vai trò của FDI đối với các nhóm nước tiếp nhận đầu tư
FDI ngày càng đóng vai trò to lớn trong việc thúc đẩy quá trình phát triển
kinh tế - thương mại ở các nước đầu tư và các nước tiếp nhận đầu tư. Đối với các
nước xuất khẩu vốn đầu tư, lợi ích là rõ ràng vì mối quan tâm lớn nhất của chủ đầu
tư là lợi nhuận. Việc đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phép họ có thể sử dụng hiệu
quả vốn đầu tư, mở rộng thị trường, giảm bớt chi phí bằng việc kéo dài vòng đời
của công nghệ, tìm được nguồn nguyên liệu ổn định hay sử dụng được nhân công
giá rẻ…Đầu tư vốn ra nước ngoài còn giúp các chủ đầu tư phân tán rủi ro khi tình
hình kinh tế chính trị trong nước bất ổn định, làn sóng đầu tư mạnh mẽ của các
doanh nghiệp Hồng Kông, Macao, Đài Loan sang các nước công nghiệp phát triển
nhằm đề phòng những thay đổi lớn trong hoạt động quản lý kinh doanh sau khi có
sự sáp nhập của các nước này vào Trung Quốc. Ngoài ra, đối với các nước chủ đầu
tư, đầu tư ra nước ngoài còn giúp thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước theo hướng
hiệu quả hơn, thích nghi hơn với sự phân công lao động quốc tế mới. Đối với các
nước xuất khẩu nhiều vốn FDI, điều này còn thể hiện được sức mạnh kinh tế và vị
thế trên thế giới sẽ được củng cố và phát triển.
Ở đây, tác giả sẽ đi sâu vào việc phân tích tác động của FDI đối với các
nhóm nước tiếp nhận đầu tư gồm nhóm các nước công nghiệp phát triển và nhóm
các nước chậm, ĐPT vì hiện nay dòng chảy của tư bản quốc tế đều hướng vào hai
khu vực này. Đối với cả hai khu vực này, FDI đều có vai trò đặc biệt quan trọng.
Đối với các nƣớc công nghiệp phát triển
Các nước tư bản phát triển như Mỹ và Tây Âu, Nhật Bản đều nhận thấy được tầm
quan trọng của đầu tư nước ngoài. Các chuyên gia kinh tế của Mỹ khi nghiên cứu
hiện tượng Nhật ồ ạt đầu tư vào Mỹ (từ 1951-1991 với khối lượng là 148,9 tỷ USD
chiếm 42,4% tổng số vốn đầu tư của Nhật ra nước ngoài) đã đưa ra nhận định việc
8
đầu tư của Nhật mang lại nhiều cái lợi cho nền kinh tế Mỹ nhiều hơn là mặt hại [16,
tr.25]. Những cái lợi do FDI mang lại cho các nước tư bản phát triển bao gồm:
- Thông qua FDI các nước công nghiệp phát triển sẽ tăng cường tận dụng và phát
huy sức mạnh công nghệ đồng thời bổ sung những thiếu sót trong công nghê. Nhật
Bản là nước đã phát huy và bổ sung thiếu sót về công nghệ trong nhiều lĩnh vực mà
Mỹ và Nhật bắt tay với nhau, Mỹ phát minh sáng chế, Nhật triển khai thực hiện có
hiệu quả.
- Giúp các nước công nghiệp phát triển giải quyết các vấn đề về kinh tế xã hội như
lạm phát, thất nghiệp. Thường các nước công nghiệp phát triển được coi là thừa vốn
tương đối, nhưng cũng có những ngành nghề thiếu vốn, thông qua FDI giúp cân
bằng lượng vốn đầu tư trong các ngành. Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp ở các nước này
cao và nguy cơ bị thôi việc rất lớn, việc mua lại những công ty và xí nghiệp có nguy
cơ bị phá sản giúp cải thiện tình hình thanh toán, tạo công ăn việc làm mới cho
người lao động.
- Tăng thu ngân sách nhà nước do nhiều nước công nghiệp phát triển có ngân sách
bị thâm hụt, nhờ có FDI các nước này sẽ có nguồn thu từ các loại thuế và lĩnh vực
dịch vụ
- Tăng ngân sách đầu tư cho nghiên cứu và triển khai các sản phẩm mới và công
nghệ mới.
- Tạo môi trường cạnh tranh để thúc đẩy thương mại trong nước phát triển và giúp
doanh nghiệp trong nước học tập các kinh nghiệm quản lý tiên tiến.
Đối với các nƣớc chậm và đang phát triển
FDI giúp các nước này đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế thông qua việc tạo
ra những doanh nghiệp mới và tăng quy mô của các đơn vị kinh tế. FDI có rất nhiều
tác động tích cực đối với các quốc gia này, phải kể đến là:
- FDI giúp bổ sung vốn cho các nước đang và kém phát triển. Trong thời kỳ đầu,
khi các nước chậm và ĐPT mở cửa, vốn do đầu tư nước ngoài rất quan trọng
thường chiếm ¼ tổng số vốn đầu tư. Trên toàn thế giới, tỷ trọng tổng FDI/ tổng vốn
đầu tư cố định luôn có xu hướng tăng: Năm 1991-1995 là 4,1%, năm 2000 là 20%
[16, tr.37]. Các nước này thường có năng suất lao động thấp, nên tổng GDP là thấp,
9
ít tích lũy được do vậy đầu tư nội bộ nền kinh tế thấp, FDI giúp bổ sung vốn trực
tiếp cho nền kinh tế
- Thay đổi cơ cấu kinh tế và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế các nước cả về
lượng và về chất. Nhờ có FDI mà cơ cấu kinh tế của các nước đang và kém phát
triển chuyển dịch sang hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, do
FDI trên thế giới chủ yếu là vào các ngành dịch vụ, công nghiệp rồi mới tới công
nghiệp hóa nông nghiệp. FDI là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước
ĐPT. Trung Quốc hiện nay đạt tốc độ tăng trường kinh tế là 10%, trong đó FDI
đóng góp 1/3 tốc độ tăng trưởng, nghĩa là cứ 1 tỷ FDI vào Trung Quốc thì trong
năm đầu tiên sẽ tạo ra được 9,5 tỷ USD trong GDP và trong 2 năm tiếp theo đóng
góp được 9 tỷ USD trong GDP [25].
- Góp phần mở rộng thị trường. FDI giúp các nước tiếp nhận đầu tư nâng cao năng
lực cạnh tranh trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. Do các chủ đầu tư, luôn nỗ lực
mở rộng thị trường và các nước tiếp nhận đầu tư luôn khuyến khích các chính sách
sản xuất hướng ra xuất khẩu.
- Góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết nạn thất nghiệp. Theo thống kế
của Liên hợp quốc, số người thất nghiệp và bán thất nghiệp ở các nước chậm và
ĐPT khoảng 35-38% tổng số lao động, cho nên hàng vạn xí nghiệp có vốn FDI hoạt
động tại đây giúp các nước giải quyết một phần nạn thất nghiệp. Ví dụ như Trung
Quốc tính đến tháng 9/2002 chỉ riêng lĩnh vực đầu tư FDI nhà nước đã phê chuẩn
hơn 414.000 dự án với tổng số vốn đăng ký là 813,66 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư
đã thực hiện là 434,78 tỷ USD, và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động
Trung Quốc. Còn ở Việ