Sau hơn 15 năm nỗ lực đàm phán, ngày 11/12/2001, Trung Quốc đã chính
thức là thành viên của WTO. Là một nước lớn có tiềm năng thị trường khổng lồ
có quy mô kinh tế và tổng kim ngạch thương mại nằm trong số 10 nước đứng
đầu thế giới, các cam kết tăng mức độ mở cửa và tự do hoá thị trường của Trung
Quốc sẽ đem lại nhiều cơ hội về buôn bán và kinh doanh cho nhiều nước và khu
vực.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc gia nhập WTO không chỉ đem lại nhiều cơ
hội mà còn làm nảy sinh những thách thức mới, đặc biệt là đối với những nước
láng giềng như Việt Nam – nơi có cơ cấu sản xuất, cơ cấu xuất khẩu tương tự
như của Trung Quốc. Hơn nữa, nhiều loại hàng xuất khẩu của hai nước lại có
chung nhiều điểm đến.
Trong xuất khẩu, Việt Nam và Trung Quốc có chung một số thị trường
lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Âu, Bắc Mỹ.; về cơ cấu mặt hàng, phần lớn
trong số 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc cũng chính là những
mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Đặc biệt, Trung Quốc gia nhập WTO
làm tăng sức cạnh tranh sản phẩm dệt may vốn dĩ đã rất mạnh trên thị trường
quốc tế. Việt Nam là một nước đang phát triển, trong giai đoạn hiện nay và trong
thời gian tới, dệt may vẫn là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn. Nếu
như năm 1991 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may chiếm 5% kim ngạch xuất
khẩu Việt Nam thì năm 2003 chiếm tới 19%, những thành tựu trong lĩnh vực này
góp phần tăng trưởng kinh tế. Theo quyết định số 161/1998/QĐ-TTg ngày
04/09/1998 của Thủ tướng chính phủ: mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp
dệt may đến năm 2010 là hướng ra xuất khẩu nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ, đảm
bảo cân đối trả nợ và tái sản xuất mở rộng các cơ sở sản xuất của ngành, thỏa
mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước về số lượng, chất lượng chủng loại và giá cả;
góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, thực hiện đường lối công
nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước.
Để đạt được những mục tiêu trên, vấn đề đặt ra là nâng cao sức cạnh tranh
của hàng dệt may trên thị trường quốc tế. Trong khi đó, như đã đề cập ở trên,
Trung Quốc là một nước xuất khẩu dệt may đứng đầu thế giới, trực tiếp ảnh
hưởng đến ngành dệt may Việt Nam; sau khi gia nhập WTO, sức cạnh tranh của
hàng dệt may Trung Quốc càng mạnh do được hưởng những ưu đãi của WTO và
có ảnh hưởng lớn đến Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu những ảnh hưởng, tác
động này đến ngành dệt may Việt nam là hết sức cần thiết nhằm góp phần vào
công cuộc phát triển của ngành. Chính vì vậy, em chọn đề tài: “Tác động của
việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam”
với mong muốn góp phần nghiên cứu về điểm mạnh, điểm yếu của hàng dệt may
Trung Quốc, qua đó đưa ra những hướng đi, giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng
dệt may Việt Nam ra thị trường quốc tế
154 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2081 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-------------------------
NGUYỄN THỊ THANH CÚC
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO
ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Hà Nội, 2004
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-------------------------
NGUYỄN THỊ THANH CÚC
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO
ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế và Quan hệ Kinh tế thế giới
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Sĩ Tuấn
Hà Nội, 2004
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1- QUÁ TRÌNH GIA NHẬP WTO CỦA TRUNG QUỐC VÀ
TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH DỆT MAY TRUNG QUỐC
4
1.1 Quá trình đàm phán gia nhập WTO của Trung Quốc 4
1.1.1 Đàm phán song phương 4
1.1.2 Đàm phán đa phương 16
1.2 Cam kết của Trung Quốc khi gia nhập WTO 21
1.2.1 Những cam kết của Trung Quốc liên quan đến các nguyên tắc cơ bản của
WTO
21
1.2.2 Những cam kết liên quan đến lĩnh vực công nghiệp 22
1.2.3 Những cam kết về ngành nông nghiệp 23
1.2.4 Những cam kết về ngành dịch vụ 24
1.3 Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với ngành dệt
may Trung Quốc
27
1.3.1 Mức độ bảo hộ ngành dệt may của Trung Quốc 29
1.3.2 Một số chỉ tiêu của ngành dệt may thay đổi trước tác động của WTO 31
1.3.3 Tình hình ngành công nghiệp dệt may của Trung Quốc sau khi gia
nhập WTO
34
CHƯƠNG 2- TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO
ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM
38
2.1 Thực trạng của ngành dệt may Việt Nam 38
2.1.1 Tổng quan về ngành dệt may 38
2.1.2. Tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư 42
2.1.3 Năng lực thiết bị công nghệ của các công ty dệt may 45
2.1.4 Về chủng loại, cơ cấu mặt hàng dệt may 48
2.1.5 Các ngành hỗ trợ ngành dệt may 51
2.1.6 Thực trạng xuất khẩu của hàng dệt may Việt nam 53
2.2 Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu
hàng dệt may Việt Nam
58
2.2.1 Tác động đến thị trường xuất khẩu 58
2.2.2 Tác động đến mặt hàng xuất khẩu 73
2.3 Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đến khả năng cạnh
tranh của hàng dệt may Việt Nam
75
2.3.1 Hàng dệt may Trung Quốc thống trị thế giới 75
2.3.2 Tác động đến khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam so với
hàng dệt may Trung Quốc
79
2.3.3 Thách thức và cơ hội đối với các doanh nghiệp Việt Nam 83
CHƯƠNG 3- GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT
NAM SAU KHI TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO
87
3.1 Định hướng phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến
năm 2010
87
3.1.1 Mục tiêu cơ bản phát triển ngành dệt may Việt nam 87
3.1.2 Định hướng cơ bản phát triển ngành dệt may Việt nam 88
3.2 Các giải pháp vĩ mô 93
3.2.1 Tích cực đàm phán gia nhập WTO 93
3.2.2 Giải pháp về thị trường 95
3.2.3 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài 96
3.2.4 Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may 97
3.2.5 Chính sách quy hoạch phát triển ngành 103
3.2.6 Giải pháp về quản lý điều hành và phát triển nguồn nhân lực 105
3.2.7 Chính sách hỗ trợ mở rộng vùng nguyên liệu 107
3.3 Các giải pháp vi mô 111
3.3.1 Giải pháp về thị trường 111
3.3.2 Đổi mới quản lý và tổ chức sản xuất 114
3.3.3 Sử dụng hợp lý nguồn vốn đầu tư 115
3.3.4 Đầu tư đổi mới công nghệ 117
3.3.5 Đẩy mạnh nghiên cứu cải tiến hình thức của sản phẩm 118
3.3.6 Không ngừng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ 119
3.3.7 Tham gia các hiệp hội doanh nghiệp 119
KẾT LUẬN 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO 123
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
APEC :
Asean Pacific Economic Corporation– Diễn đàn hợp tác kinh tế
châu Á Th¸i B×nh D•¬ng
ATC :
AGREEMENT ON TEXTILES AND CLOTHING - HIỆP
ĐỊNH VỀ DỆT MAY
ASEAN : Các quốc gia Đông Nam Á
EU : EUROPEAN UNION – LIÊN MINH CHÂU ÂU
FDI : Foreign Direct Investment - Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
GATT : GENERAL AGREEMENT ON TARIFFS AND TRADE -
HIỆP ĐỊNH CHUNG VỀ MẬU DỊCH VÀ THUẾ QUAN
GNP : Gross National Products – Tổng sản phẩm quốc nội
IMF :
INTERNATIONAL MONETARY FUND – TỔ CHỨC TÀI
CHÍNH TIỀN TỆ
MFA : Multi - Fibre Agreement – Hiệp định đa sợi
MFN : MOST FAVOR NATION – QUY TẮC TỐI HUỆ QUỐC
NAFTA : North American Free Trade Area – Khối mậu dịch tự do Bắc Mỹ
NDT : ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ
OPT : Oversea Processing Trade – Hình thức gia công ở nƣớc ngoài
UNDP : CHƢƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LIÊN HỢP QUỐC
VINATEX : Vietnam national Textiles and Garment Corporation – Tổng
công ty dệt may Việt Nam
VITAS : VIETNAM TEXTILE AND APPAREL ASSOCIATION –
HIỆP HỘI DỆT MAY VIỆT NAM
WB : World Bank – Ngân hàng thế giới
WTO :
WORLD TRADE ORGANIZATION – TỔ CHỨC THƢƠNG
MẠI THẾ GIỚI
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 : Mức độ bảo hộ nhập khẩu hàng dệt may Trung Quốc 30
Bảng 1.2 : Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với ngành
công nghiệp dệt may Trung Quốc 31
Bảng 1.3 : Giá trị tổng sản lƣợng và tiền lƣơng của Trung Quốc sau khi
gia nhập WTO 32
Bảng 1.4 : Giá trị tổng sản lƣợng và tiền lƣơng của Trung Quốc 32
Bảng 1.5 : Tỷ trọng tổng sản lƣợng của Trung Quốc trong tổng sản lƣợng
thế giới 33
Bảng 1.6 : Tỷ trọng xuất khẩu của Trung Quốc trong tổng xuất khẩu
thế giới 33
Bảng 1.7 : Tỷ trọng nhập khẩu của Trung Quốc trong tổng nhập khẩu
thế giới 33
Bảng 2.1 : Năng lực sản xuất của ngành dệt may Việt Nam 38
Bảng 2.2 : Tốc độ tăng trƣởng của ngành dệt may Việt Nam 40
Bảng 2.3 : Giá trị sản xuất của ngành dệt may Việt Nam 40
Bảng 2.4 : Sản lƣợng một số sản phẩm ngành dệt may Việt Nam 41
Bảng 2.5 : Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào ngành dệt may Việt Nam 43
Bảng 2.6 : Diện tích và sản lƣợng bông công nghiệp qua các năm 52
Bảng 2.7 : Kim ngạch nhập khẩu một số nguyên phụ liệu 56
Bảng 2.8 : Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt nam sang các thị
trƣờng 57
Bảng 2.9 : Các nhà xuất khẩu chủ lực hàng may mặc vào Nhật 65
Bảng
2.10
: Tình hình xuất khẩu một số cat nóng sang Mỹ 72
Bảng
2.11
: Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào EU quý I năm 2005 73
Bảng
2.12
: Sản lƣợng các mặt hàng dệt may chính của Trung Quốc 75
Bảng
2.13
: Mức lƣơng và mức giá trị gia tăng trong ngành dệt may 80
Bảng 3.1 : Mục tiêu chiến lƣợng “tăng tốc” phát triển ngành dệt may
Việt nam đến năm 2010 87
Bảng 3.2 : Tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của ngành dệt may
Việt nam sau 3 năm thực hiện quyết định 55/CP 97
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ
Biểu đồ 2.1 : Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt may của Việt nam 54
Biểu đồ 2.2 : Tỉ lệ chủng loại mặt hàng dệt may xuất khẩu năm 2001 55
Biểu đồ 2.3 : Tỉ lệ chủng loại mặt hàng dệt may xuất khẩu năm 2004 56
Biểu đồ 2.4 : Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU 63
Biểu đồ 2.5 : Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Nhật
Bản 67
Biểu đồ 2.6 : Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ 70
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sau hơn 15 năm nỗ lực đàm phán, ngày 11/12/2001, Trung Quốc đã chính
thức là thành viên của WTO. Là một nước lớn có tiềm năng thị trường khổng lồ
có quy mô kinh tế và tổng kim ngạch thương mại nằm trong số 10 nước đứng
đầu thế giới, các cam kết tăng mức độ mở cửa và tự do hoá thị trường của Trung
Quốc sẽ đem lại nhiều cơ hội về buôn bán và kinh doanh cho nhiều nước và khu
vực.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc gia nhập WTO không chỉ đem lại nhiều cơ
hội mà còn làm nảy sinh những thách thức mới, đặc biệt là đối với những nước
láng giềng như Việt Nam – nơi có cơ cấu sản xuất, cơ cấu xuất khẩu tương tự
như của Trung Quốc. Hơn nữa, nhiều loại hàng xuất khẩu của hai nước lại có
chung nhiều điểm đến.
Trong xuất khẩu, Việt Nam và Trung Quốc có chung một số thị trường
lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Âu, Bắc Mỹ...; về cơ cấu mặt hàng, phần lớn
trong số 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc cũng chính là những
mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Đặc biệt, Trung Quốc gia nhập WTO
làm tăng sức cạnh tranh sản phẩm dệt may vốn dĩ đã rất mạnh trên thị trường
quốc tế. Việt Nam là một nước đang phát triển, trong giai đoạn hiện nay và trong
thời gian tới, dệt may vẫn là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn. Nếu
như năm 1991 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may chiếm 5% kim ngạch xuất
khẩu Việt Nam thì năm 2003 chiếm tới 19%, những thành tựu trong lĩnh vực này
góp phần tăng trưởng kinh tế. Theo quyết định số 161/1998/QĐ-TTg ngày
04/09/1998 của Thủ tướng chính phủ: mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp
dệt may đến năm 2010 là hướng ra xuất khẩu nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ, đảm
bảo cân đối trả nợ và tái sản xuất mở rộng các cơ sở sản xuất của ngành, thỏa
mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước về số lượng, chất lượng chủng loại và giá cả;
góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, thực hiện đường lối công
nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước.
Để đạt được những mục tiêu trên, vấn đề đặt ra là nâng cao sức cạnh tranh
của hàng dệt may trên thị trường quốc tế. Trong khi đó, như đã đề cập ở trên,
Trung Quốc là một nước xuất khẩu dệt may đứng đầu thế giới, trực tiếp ảnh
hưởng đến ngành dệt may Việt Nam; sau khi gia nhập WTO, sức cạnh tranh của
hàng dệt may Trung Quốc càng mạnh do được hưởng những ưu đãi của WTO và
có ảnh hưởng lớn đến Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu những ảnh hưởng, tác
động này đến ngành dệt may Việt nam là hết sức cần thiết nhằm góp phần vào
công cuộc phát triển của ngành. Chính vì vậy, em chọn đề tài: “Tác động của
việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam”
với mong muốn góp phần nghiên cứu về điểm mạnh, điểm yếu của hàng dệt may
Trung Quốc, qua đó đưa ra những hướng đi, giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng
dệt may Việt Nam ra thị trường quốc tế
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Dệt may là một ngành công nghiệp nhẹ, là một ngành xuất khẩu mũi nhọn
hiện nay mà rất nhiều nhà nghiên cứu, cán bộ hoạch định chính sách và cán bộ
dệt may,… quan tâm. Tuy nhiên, những nghiên cứu đó chủ yếu nhằm vào sự
phát triển của ngành dệt may Việt Nam chung chung, nâng cao sức cạnh tranh
của hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ, EU, Nhật,…; còn
nghiên cứu: “Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu
hàng dệt may Việt Nam” là lần đầu tiên được đưa ra dưới góc độ một đề tài
khoa học thực sự.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở phân tích ngành dệt may Trung Quốc, ảnh hưởng của WTO, đề
tài đánh giá tác động đối với ngành dệt may Việt Nam, qua đó đưa ra một số giải
pháp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế
đặc biệt đối với sản phẩm dệt may của Trung Quốc.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Trung Quốc gia nhập WTO, những ưu đãi WTO về hàng dệt may
- Tình hình xuất khẩu của ngành dệt may Trung Quốc
- Đánh giá thực trạng và xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam
- Ảnh hưởng, tác động của sản phẩm dệt may Trung Quốc đối với sản
phẩm dệt may Việt Nam nhất là sau khi Trung Quốc gia nhập WTO
- Biện pháp tăng cường thúc đẩy xuất khẩu và tăng sức cạnh tranh của
ngành dệt may Việt Nam đối với hàng Trung Quốc.
5. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: dệt may Trung Quốc, dệt may Việt Nam, ưu đãi
của WTO trong lĩnh vực dệt may.
- Phạm vi nghiên cứu: tại Việt Nam
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp duy vật biện chứng
- Phương pháp tổng hợp, so sánh, thống kê,...
7. KẾT CẤU LUẬN VĂN: gồm 3 chương
Chương 1: Quá trình gia nhập WTO của Trung Quốc và tác động đến
ngành dệt may Trung Quốc
Chương 2: Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất
khẩu hàng dệt may Việt Nam
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt nam sau khi
Trung Quốc gia nhập WTO
Chƣơng 1
QUÁ TRÌNH GIA NHẬP WTO CỦA TRUNG QUỐC VÀ
TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH DỆT MAY TRUNG QUỐC
1.1 QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN GIA NHẬP WTO CỦA TRUNG QUỐC
Ngày 11/7/1986, đại sứ Trung Quốc ở Liên hợp quốc tại Genevo-Tiền Gia
Đông - gửi công hàm cho GATT, chính thức đề xuất việc chính phủ Trung Quốc
xin khôi phục địa vị nước tham gia ký kết GATT. Đến tháng 6/1987 GATT đã
thành lập “Nhóm công tác về địa vị nước tham gia ký kết hiệp định chung của
Trung Quốc” mở đầu cho việc Trung Quốc khôi phục địa vị nước tham gia ký
kết GATT và gia nhập WTO. Từ năm 1986 đến năm 2001 Trung Quốc đã thực
hiện hàng loạt các biện pháp mở cửa và cải cách thể chế mậu dịch, tăng cường
đàm phán với các bên ký kết hiệp định chủ yếu.
1.1.1 Đàm phán song phƣơng [16], [21]
44 thành viên của WTO đã ký các cam kết song phương với Trung Quốc.
Các cam kết song phương là một phần của các điều khoản hiệp ước đa phương
được ký kết khi Trung Quốc trở thành thành viên của WTO.
Trung Quốc chỉ đạt được các bước tiến nhanh chóng trong việc kết thúc
các cuộc đàm phán song phương với phần lớn các thành viên khác của WTO sau
khi họ ký kết được Hiệp định song phương với Mỹ vào tháng 11/1999 và sau đó
là với EU vào tháng 5/2000.
1.1.1.1 Đàm phán Trung - Mỹ và những nội dung chủ yếu của Hiệp định
Thương mại Trung Mỹ
* Quá trình đàm phán
Để đi đến ký hiệp định thương mại Trung Mỹ, hai bên đã có một quá trình
đàm phán lâu dài, đầy khó khăn. Trong những năm 1986-1989, hai bên đã thực
hiện mười lần đàm phán có tiến triển và đạt được nhiều thoả thuận. Năm 1989,
do sự kiện Thiên An Môn, đàm phán bị hoãn lại. Năm 1992, sau khi Đặng Tiểu
Bình đi thị sát các tỉnh miền Nam Trung Quốc, kêu gọi Trung Quốc cần học tập
kinh nghiệm của chủ nghĩa tư bản, thổi luồng gió mới cho những cải cách táo
bạo thì hai bên nối lại hội đàm. Trong thời gian 1992-1994, Trung Quốc thực
hiện nhiều cố gắng để gia nhập WTO vào cuối năm 1994 nhưng Mỹ đưa ra yêu
cầu cao nên Trung Quốc không chấp nhận. Trong những năm 1995-1998, Trung
Quốc không tỏ ra hăng hái như trước, thậm chí có lúc lạnh nhạt. Tháng 4-1999,
Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ thăm Mỹ với nhiều thỏa hiệp và nhượng
bộ với Mỹ nhằm hoàn tất đàm phán và ký hiệp định nhưng phía Mỹ tiếp tục đưa
ra yêu cầu cao hơn. Trong các vòng đàm phán, phía Mỹ thận trọng do lo ngại về
mức thâm hụt mậu dịch lớn, liên tục của Mỹ với Trung Quốc trong suốt những
năm 1990.
Bên cạnh đó, các nhà đàm phán Mỹ tiếp tục quan tâm nhiều đến việc đặt
ra hạn chót cho việc tiếp cận thị trường Trung Quốc, muốn Trung Quốc mở cửa
thị trường viễn thông và dịch vụ trong 3 năm thay vì từ 6 đến 7 năm. Mỹ yêu cầu
Trung Quốc đưa ra những điều khoản chi tiết hơn, dứt khoát hơn về tính minh
bạch, tức những biện pháp trở thành nền kinh tế thị trường đầy đủ và thời gian
biểu cho việc chấm dứt những hành động chống bán phá giá và các hình thức
bảo vệ pháp lý chống lại nhập khẩu ồ ạt.
Ngày 8/5/1999 Mỹ ném bom sứ quán Trung Quốc ở Nam Tư làm quan hệ
hai nước như bị rơi xuống vực. Đàm phán Trung - Mỹ bị ngừng lại. Với cuộc
gặp gỡ Giang Trạch Dân - Clinton ngày 11/9/1999 trong hội nghị APEC tại New
Zealand, hội đàm được nối lại nhưng hai bên vẫn chưa đạt được thoả thuận.
Ngày 10/11/1999, hai bên nối lại đàm phán. Sau 6 ngày đêm (đàm phán
cả ngày và đêm) đàm phán căng thẳng giữa đại diện thương mại Mỹ - bà
Charlene Bashefski và Bộ trưởng Thương mại và hợp tác kinh tế Trung Quốc -
ông Thạch Quảng Sinh, ngày 15/11/1999, hai bên đã đạt được thoả thuận sau khi
có sự khai thông ở phút chót với sự can thiệp của Thủ tướng Trung Quốc Chu
Dung Cơ. Bản hiệp định đề cập chủ yếu đến các vấn đề về hàng công nghiệp,
dịch vụ, nông nghiệp, bảo hộ bản quyền, chuyển nhượng kỹ thuật, xuất khẩu của
các xí nghiệp quốc doanh, chống bán phá giá, đầu tư, trợ giá và một số lĩnh vực
khác.
* Những nội dung chủ yếu trong Hiệp định Thương mại Trung –Mỹ
Về thuế quan và phi thuế quan: Trung Quốc đồng ý giảm mức thuế bình
quân từ 22,1% xuống còn 17% trong vòng 5 năm, Trung Quốc đồng ý xoá bỏ
toàn bộ hạn ngạch và các hạn chế về số lượng, nhưng trong một vài lĩnh vực đặc
biệt, các hạn ngạch sẽ được xoá bỏ trong vòng 2-3 năm.
Về các sản phẩm công nghiệp: Trung Quốc cam kết giảm mức thuế chung
đối với sản phẩm công nghiệp từ mức trung bình 24,6% xuống còn 9,4% và mức
7,1% áp dụng đối với những sản phẩm Mỹ ưu tiên - tương đương với mức của
hầu hết các đối tác thương mại lớn của Mỹ. 2/3 số cắt giảm này sẽ được hoàn tất
trong 3 năm, số còn lại sẽ hoàn tất trong vòng 5 năm. Trung Quốc cho phép các
công ty Mỹ, trong thời gian 3 năm, được quyền nhập và xuất hàng nông sản
thông qua các công ty trung gian của Trung Quốc. Các công ty thiết lập mạng
lưới kinh doanh ở Trung Quốc cũng có thể nhập khẩu hàng hoá từ Mỹ. Trung
Quốc sẽ tham gia vào Hiệp định công nghệ thông tin và xoá bỏ tất cả các mức
thuế quan đối với các sản phẩm như máy tính, thiết bị viễn thông, máy bán dẫn,
thiết bị máy tính và các sản phẩm công nghệ cao khác.
Về ô tô: Trung Quốc sẽ giảm mức thuế nhập khẩu ô tô của Mỹ từ mức
hiện tại là 80-100% xuống còn 25%, đối với hầu hết các phụ tùng ô tô xuống
10% vào giữa năm 2006. Các công ty Mỹ sẽ cung cấp tín dụng cho người Trung
Quốc khi mua xe của họ.
Với các sản phẩm gỗ và giấy: giảm thuế quan đang ở mức 12-18% đối với
gỗ và 15-25% đối với giấy xuống mức phổ biến từ 5 - 7,5%. Với các sản phẩm
hóa chất, Trung Quốc cam kết giảm thuế quan hiện ở mức 10 - 35% xuống 5 -
6% trong hầu hết các trường hợp, đồng thời cắt giảm đáng kể thuế đối với các
hóa chất khác có mức thuế quan cao.
Trung Quốc cũng sẽ thực hiện các sáng kiến đồng bộ hóa các sản phẩm
hóa chất, theo đó mức thuế sẽ áp dụng là 0%; 5,5% và 6,5% đối với các sản
phẩm ở mỗi loại.
Về dệt may: tới năm 2005, Mỹ phải xóa bỏ việc cấp quota nhập khẩu đối
với hàng dệt của Trung Quốc.
Xoá bỏ các hạn ngạch và giấy phép: sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc
đồng ý xoá bỏ các hạn ngạch hiện hành đối với các sản phẩm ưu tiên hàng đầu
của Mỹ, các sản phẩm còn lại sẽ loại bỏ hạn ngạch theo giai đoạn nhưng không
muộn hơn năm 2005, mức loại bỏ sẽ tăng 15% mỗi năm.
Về nông nghiệp: Trung Quốc đồng ý giảm mức thuế chung đối với nhập
khẩu nông sản từ mức 45% hiện nay xuống 17% và xuống 14,5 - 15% đối với
những sản phẩm Mỹ ưu tiên (từ 45% xuống 12% đối với thịt bò; 40% xuống
12% đối với cam, quýt; 30% xuống 10% đối với táo; 50% xuống 12% đối với
pho mát; 65% xuống 25% đối với rượu vang). Toàn bộ cắt giảm sẽ diễn ra trong
khuân khổ thời gian tối đa là 4 năm, đồng thời định mức tối đa cho nhập khẩu
lúa mì, bông, ngô và gạo của Mỹ. Trung Quốc sẽ nhập thêm một số hàng nông
sản như thịt, hoa quả…của Mỹ. Trung Quốc sẽ tự do hoá việc mua hàng nông
sản khối lượng lớn như lúa mì, ngô, đậu tương, gạo, bông,… với mức thuế rất
thấp với một khối lượng đã được xác định các hàng hoá trong các loại hàng hoá
trên. Ví dụ, hạn ngạch đối với lúa mì từ 7,3 triệu tấn đến 9,3 triệu tấn vào năm
2004 so với mức nhập khẩu hiện tại dưới 2 triệu tấn. Trong tất cả hạn ngạch thuế
suất này, các doanh nghiệp tư nhân đảm bảo được hưởng một phần và có quyền
sử dụng phần hạn ngạch chưa được sử dụng đến được cấp cho các công ty nhà
nước. Trung Quốc sẽ không tiến hành trợ giá xuất khẩu nông sản nữa.
Về dịch vụ: Trung Quốc chấp nhận những cam kết giảm dần hầu hết các
hạn chế theo từng giai đoạn đối với từng lĩnh vực dịch vụ bao trùm một phạm vi
rộng lớn như phân phối, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, các dịch vụ chuyên
môn như kế toán, tư vấn pháp lý, kinh doanh các dịch vụ liên quan đến máy tính,
phim ảnh, các dịch vụ thu hình, thu thanh… trong bảo hiểm: xoá bỏ ngay những
hạn chế đối với những bảo hiểm rủi ro quy mô lớn ở khắp Trung Quốc, cấp giấy
phép thuần tuý dựa trên những tiêu chuẩn thận trọng, giảm dần những hạn chế
đối với việc đặt chi nhánh bảo hiểm trong nước và xoá bỏ hạn chế về địa lý và số
liệu trên giấy phép. Trung Quốc đồng ý cấp giấy phép chỉ dựa trên cơ sở các tiêu
chuẩn xét đoán đúng đắn, không kiểm tra về nhu cầu kinh tế hay giới hạn về
định lượng giấy phép được cấp; từng bước xoá bỏ tất cả những giới hạn về địa lý
trong vòng 3 năm; mở rộng phạm vi hoạt động của các nhà bảo hiểm nước ngoài
với các tuyến bảo hiểm theo nhóm sức khoẻ và hưu trí, được chia theo từng giai
đoạn trong vòng 5 năm. Các công ty bảo hiểm về tài sản và tổn thất của