Luận văn Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại khách sạn Thương Mại

Trong những năm gần đây du lịch phát triển nhanh chóng, trở thành nhu cầu phổ biến, nhờ đó mà ngành du lịch cũng phát triển khá mạnh và được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của nhiều quốc gia. Nó được coi là ngành công nghiệp không khói. Có thể nói ngành du lịch nói chung và lĩnh vực kinh doanh khách sạn nói riêng đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động và đóng góp một phần không nhỏ vào GDP của mỗi quốc gia. Hiện nay, ở nước ta du lịch là một trong những ngành dịch vụ phát triển sôi nổi, mạnh mẽ ở cả hai lĩnh vực: Lữ hàng và Nhà hàng – Khách sạn. Du lịch Việt Nam đã khởi sắc và ngày càng có tác động tích cực đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh. Phát triển Du lịch là nhiệm vụ và trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, là hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước. Để du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, thu hút nhiều du khách quốc tế và các nhà đầu tư chúng ta cần nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, một yếu tố vô cùng quan trọng là chúng ta cần quan tâm chú trọng hơn đến nguồn nhân lực du lịch. Chúng ta có nhiều địa danh đẹp, hấp dẫn, giàu tiềm năng nhưng đó mới chỉ là điều kiện cần để thu hút khách du lịch còn yếu tố con người mới là điều kiện đủ để lôi cuốn du khách đến với du lịch thường xuyên. Qua nghiên cứu, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực ngành du lịch nước ta hiện nay cho thấy đội ngũ lao động còn thiếu và yếu về năng lực, chất lượng đội ngũ nhân lực chưa cao, trình độ ngoại ngữ quá thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch trong xu thế hội nhập và phát triển. Đội ngũ cán bộ, công nhân lao động trực tiếp ở một số doanh nghiệp còn yếu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Trình độ tay nghề của một bộ phận lớn lực lượng lao động trực tiếp còn hạn chế, tính chuyên nghiệp chưa cao, phục vụ còn theo thói quen, theo kinh nghiệm và chủ yếu là theo bản năng tự nhiên. Ngành chưa xây dựng được đội ngũ cán bộ, lao động có kĩ năng nghiệp vụ cao, mang tính chuyên nghiệp. Ở nhiều doanh nghiệp đội ngũ quản lý còn thiếu kiến thức về quản trị kinh doanh du lịch, thậm chí không hề có chuyên môn, nghiệp vụ du lịch. Điều này khá phổ biến ở nhiều doanh nghiệp du lịch thuộc sở hữu Nhà nước và đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân ở nhiều địa phương. Đội ngũ lao động của ngành hiện tại chủ yếu từ các ngành nghề khác chuyển sang nên chưa thạo về nghiệp vụ và phong cách phục vụ, chưa qua đào tạo hoặc chưa được đào tạo một cách bài bản cho nên chất lượng lao động còn thấp, đặc biệt là đội ngũ lao động thời vụ tại các điểm du lịch. Những hạn chế trên đã tác động rất lớn đến chất lượng dịch vụ du lịch, đến sự phát triển của du lịch Việt Nam . Đó cũng chính là rào cản đối với quá trình hội nhập quốc tế của du lịch Việt Nam . Do đó, để có được một đội ngũ lao động chuyên nghiệp, hội tụ đầy đủ các phẩm chất đạo đức, sự hiểu biết cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp để mang đến những sản phẩm độc đáo, hấp dẫn, chất lượng tạo cho khách hàng sự hài lòng, thoải mái để có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp du lịch phải đặc biệt chú trọng đến công tác quản trị nhân lực, trong đó đào tạo và bồi dưỡng nhân lực là một trong số những khâu không thể thiếu. Các doanh nghiệp du lịch phải không ngừng tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nhân lực. Nhân lực là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của khách sạn. Khi kinh tế phát triển, đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, nhu cầu du lịch của con người ngày càng gia tăng, kèm theo đó là những yêu cầu đáp ứng cao hơn về chất lượng dịch vụ của khách hàng. Thông qua đội ngũ lao động khách hàng có thể cảm nhận được các dịch vụ được cung cấp bởi khách sạn. Người nhân viên có kĩ năng, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cao sẽ làm cho các sản phẩm trong khách sạn trở nên khác biệt và hấp dẫn hơn. Vì vậy, để đạt được sự hài lòng khách hàng với chất lượng dịch vụ của mình những người làm công tác kinh doanh khách sạn cần phải chú trọng tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nhân viên để tạo ra một đội ngũ lao động giỏi, chất lượng cao có thể đáp ứng đầy đủ và nhanh chóng những yêu cầu được đặt ra, tạo sự thoả mãn tối đa cho khách hàng.

doc69 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5726 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại khách sạn Thương Mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI  1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Trong những năm gần đây du lịch phát triển nhanh chóng, trở thành nhu cầu phổ biến, nhờ đó mà ngành du lịch cũng phát triển khá mạnh và được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của nhiều quốc gia. Nó được coi là ngành công nghiệp không khói. Có thể nói ngành du lịch nói chung và lĩnh vực kinh doanh khách sạn nói riêng đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động và đóng góp một phần không nhỏ vào GDP của mỗi quốc gia. Hiện nay, ở nước ta du lịch là một trong những ngành dịch vụ phát triển sôi nổi, mạnh mẽ ở cả hai lĩnh vực: Lữ hàng và Nhà hàng – Khách sạn. Du lịch Việt Nam đã khởi sắc và ngày càng có tác động tích cực đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh. Phát triển Du lịch là nhiệm vụ và trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, là hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước. Để du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, thu hút nhiều du khách quốc tế và các nhà đầu tư chúng ta cần nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, một yếu tố vô cùng quan trọng là chúng ta cần quan tâm chú trọng hơn đến nguồn nhân lực du lịch. Chúng ta có nhiều địa danh đẹp, hấp dẫn, giàu tiềm năng nhưng đó mới chỉ là điều kiện cần để thu hút khách du lịch còn yếu tố con người mới là điều kiện đủ để lôi cuốn du khách đến với du lịch thường xuyên. Qua nghiên cứu, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực ngành du lịch nước ta hiện nay cho thấy đội ngũ lao động còn thiếu và yếu về năng lực, chất lượng đội ngũ nhân lực chưa cao, trình độ ngoại ngữ quá thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch trong xu thế hội nhập và phát triển. Đội ngũ cán bộ, công nhân lao động trực tiếp ở một số doanh nghiệp còn yếu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Trình độ tay nghề của một bộ phận lớn lực lượng lao động trực tiếp còn hạn chế, tính chuyên nghiệp chưa cao, phục vụ còn theo thói quen, theo kinh nghiệm và chủ yếu là theo bản năng tự nhiên. Ngành chưa xây dựng được đội ngũ cán bộ, lao động có kĩ năng nghiệp vụ cao, mang tính chuyên nghiệp. Ở nhiều doanh nghiệp đội ngũ quản lý còn thiếu kiến thức về quản trị kinh doanh du lịch, thậm chí không hề có chuyên môn, nghiệp vụ du lịch. Điều này khá phổ biến ở nhiều doanh nghiệp du lịch thuộc sở hữu Nhà nước và đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân ở nhiều địa phương. Đội ngũ lao động của ngành hiện tại chủ yếu từ các ngành nghề khác chuyển sang nên chưa thạo về nghiệp vụ và phong cách phục vụ, chưa qua đào tạo hoặc chưa được đào tạo một cách bài bản cho nên chất lượng lao động còn thấp, đặc biệt là đội ngũ lao động thời vụ tại các điểm du lịch. Những hạn chế trên đã tác động rất lớn đến chất lượng dịch vụ du lịch, đến sự phát triển của du lịch Việt Nam . Đó cũng chính là rào cản đối với quá trình hội nhập quốc tế của du lịch Việt Nam . Do đó, để có được một đội ngũ lao động chuyên nghiệp, hội tụ đầy đủ các phẩm chất đạo đức, sự hiểu biết cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp để mang đến những sản phẩm độc đáo, hấp dẫn, chất lượng tạo cho khách hàng sự hài lòng, thoải mái để có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp du lịch phải đặc biệt chú trọng đến công tác quản trị nhân lực, trong đó đào tạo và bồi dưỡng nhân lực là một trong số những khâu không thể thiếu. Các doanh nghiệp du lịch phải không ngừng tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nhân lực. Nhân lực là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của khách sạn. Khi kinh tế phát triển, đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, nhu cầu du lịch của con người ngày càng gia tăng, kèm theo đó là những yêu cầu đáp ứng cao hơn về chất lượng dịch vụ của khách hàng. Thông qua đội ngũ lao động khách hàng có thể cảm nhận được các dịch vụ được cung cấp bởi khách sạn. Người nhân viên có kĩ năng, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cao sẽ làm cho các sản phẩm trong khách sạn trở nên khác biệt và hấp dẫn hơn. Vì vậy, để đạt được sự hài lòng khách hàng với chất lượng dịch vụ của mình những người làm công tác kinh doanh khách sạn cần phải chú trọng tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nhân viên để tạo ra một đội ngũ lao động giỏi, chất lượng cao có thể đáp ứng đầy đủ và nhanh chóng những yêu cầu được đặt ra, tạo sự thoả mãn tối đa cho khách hàng. Nhận thức được tầm quan trọng và cần thiết của công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại khách sạn, ban lãnh đạo khách sạn Thương Mại cũng đã quan tâm và chú trọng đến công tác này. Tuy nhiên, trên thực tế công tác đào tạo và bồi dưỡng tại khách sạn còn nhiều hạn chế. Đội ngũ lao động dồi dào nhưng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng giao tiếp và ngoại ngữ chưa cao do hình thức và phương pháp đào tạo và bồi dưỡng chưa  đa dạng, nội dung đào tạo chưa đầy đủ, việc xác định nhu cầu đào tạo, mục tiêu đào tạo, lựa chọn đối tượng đào tạo và giảng viên vẫn còn dựa nhiều trên ý kiến chủ quan của các nhà quản trị mà chưa tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân viên, công tác đánh giá kết quả chưa hoàn thiện, chi phí và thời gian dành cho đào tạo cũng chưa hợp lý. Chính vì vậy, em đã quyết định chọn đề tài “Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại khách sạn Thương Mại” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.           1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài      Đề tài tập trung nghiên cứu về đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại khách sạn Thương Mại, cụ thể là nghiên cứu sâu về chương trình đào tạo và bồi dưỡng dựa trên các nội dung đó là xác định nhu cầu đào tạo, xác định mục tiêu đào tạo và bồi dưỡng nhân lực trong từng thời kỳ, xác định chính xác đối tượng đào tạo và bồi dưỡng, lựa chọn các hình thức và phương pháp phù hợp với từng đối tượng, xây dựng nội dung đào và bồi dưỡng nhân sự, lịch trình thời gian thực hiện, lộ trình công danh, xác định kinh phí đào tạo, triển khai đào tạo và đánh giá kết quả sau đào tạo. Thông qua việc nghiên cứu sâu về chương trình đào tạo và bồi dưỡng của khách sạn, tìm ra những ưu điểm, những hạn chế của đào tạo và bồi dưỡng tại khách sạn, dựa trên những dự báo và quan điểm về tăng cường đào tạo và bồi dưỡng từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại khách sạn. 1.3. Các mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nhằm tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại khách sạn Thương Mại, từ đó nâng cao năng suất lao động; duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp khách sạn; tạo ra tính chuyên nghiệp và sự gắn bó giữa người lao động với doanh nghiệp khách sạn; cập nhật các kĩ năng, kiến thức mới cho nhân viên giúp họ nâng cao trình độ như trình độ ngoại ngữ, trình độ tay nghề, khả năng giao tiếp ứng xử và sự chuyên môn hóa trong công việc giúp khách sạn tạo lợi thế cạnh tranh về chất lượng nhân viên. Đồng thời chuẩn bị đội ngũ nhân viên có khả năng thay thế công việc cho nhau khi cần thiết, giúp cho nhân viên có được những kĩ năng đầy đủ cho các cơ hội thăng tiến . Từ mục tiêu luận văn xác định các nhiệm vụ cụ thể sau: - Hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản về đào tạo và bồi dưỡng nhân lực trong khách sạn. - Tìm hiểu, đánh giá, phân tích về thực trạng đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại khách sạn Thương Mại. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại khách sạn Thương Mại. 1.4. Phạm vi nghiên cứu          Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu đến các vấn đề lý luận và thực tế về đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại khách sạn Thương Mại.          Về thời gian: Luận văn sử dụng các tài liệu, số liệu về thực trạng của đào tạo và bồi dưỡng nhân lực của khách sạn Thương Mại trong 2 năm 2008, 2009, các giải pháp và kiến nghị định hướng đến năm 2010 và các năm tiếp theo.          Về không gian: Các vấn đề liên quan đến đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ lao động của khách sạn Thương Mại được nghiên cứu trong phạm vi tại khách sạn Thương Mại. 1.5. Kết cấu luận văn tốt nghiệp Nội dung chính của luận văn gồm có 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài Chương 2: Một số lý luận cơ bản về đào tạo và bồi dưỡng nhân lực khách sạn Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại khách sạn Thương Mại trong thời gian qua        Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại khách sạn Thương Mại trong thời tới CHƯƠNG 2: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG NHÂN LỰC KHÁCH SẠN  2.1. Kinh doanh khách sạn và lao động trong kinh doanh khách sạn 2.1.1. Đặc điểm kinh doanh khách sạn a. Khái niệm và các lĩnh vực kinh doanh khách sạn         * Khái niệm khách sạn Khách sạn là một bộ phận rất quan trọng của ngành du lịch, là lĩnh vực kinh doanh có đặc điểm toàn cầu. Sự ra đời và tồn tại của khách sạn đã khẳng định sự phát triển to lớn của ngành kinh doanh lưu trú. Theo Quy chế quản lý cơ sở lưu trú Du lịch Việt Nam “ Khách sạn là cơ sở lưu trú bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng và tiện nghi cần thiết để phục vụ khách du lịch lưu trú, đáp ứng một số yêu cầu của khách về nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi, giải trí và các dịch vụ khác. Khách sạn có thể xây dựng cố định hoặc di chuyển trên sông”.         * Khái niệm kinh doanh khách sạn Kinh doanh khách sạn là kinh doanh dịch vụ lưu trú và các dịch vụ liên quan đến lưu trú của khách hàng. Khách sạn không chỉ phục vụ lưu trú mà còn cung cấp các dịch vụ kèm theo như ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin giặt là và các dịch vụ khác đáp ứng các nhu cầu nghỉ ngơi giải trí của họ tại điểm du lịch nhằm mục đích có lãi. * Các lĩnh vực kinh doanh khách sạn Kinh doanh khách sạn bao gồm 3 lĩnh vực chủ yếu sau: Kinh doanh lưu trú: là hoạt động kinh doanh ngoài lĩnh vực sản xuất vật chất, cung cấp các dịch vụ cho thuê buồng ngủ và các dịch vụ bổ sung khác trong thời gian lưu lại tạm thời tại các điểm du lịch. Thông qua hoạt động kinh doanh lưu trú này mà khách sạn tạo điều kiện cho khách yên tâm, thoải mái nghỉ ngơi trong suốt thời gian đi du lịch của họ. Kinh doanh lưu trú là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của khách sạn. Kinh doanh ăn uống: là hoạt động kinh doanh đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách hàng. Hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trong khách sạn gồm ba bộ phận riêng rẽ nhưng phối hợp một cách nhịp nhàng đó là: bộ phận bàn, bar và bếp.                                                                                     Kinh doanh các dịch vụ bổ sung: Khách sạn kinh doanh thêm các dịch vụ bổ sung bằng cách cung cấp các dịch vụ như giặt là, massage, ca nhạc, truyền hình, phiên dịch, hướng dẫn… nhằm thỏa mãn nhu cầu cơ bản và bổ sung của khách, là những dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu lại của khách ở khách sạn. b. Đặc điểm kinh doanh khách sạn             * Đặc điểm về sản phẩm kinh doanh khách sạn Sản phẩm kinh doanh khách sạn có tính tổng hợp: Sản phẩm trong kinh doanh khách sạn cung cấp cho khách hàng sự thoải mái và tiện nghi khi lưu trú, đem lại cho khách hàng những giây phút nghỉ ngơi, thư giãn thông qua các hoạt động ăn uống, vui chơi, giải trí, thông tin… Chính sản phẩm tổng hợp này đã tạo nên sự khác biệt to lớn giữa kinh doanh khách sạn với kinh doanh các cơ sở lưu trú khác. Sản phẩm kinh doanh khách sạn rất phong phú và đa dạng: Ngoài hai sản phẩm chính trong kinh doanh khách sạn là lưu trú và ăn uống,  khách sạn còn kinh doanh rất nhiều các dịch vụ bổ sung khác nhau để phục vụ nhu cầu của khách hàng.             * Đặc điểm về quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm kinh doanh khách sạn Sản xuất và tiêu dùng trong kinh doanh khách sạn diễn ra đồng thời cả về không gian và thời gian. Do vậy, sản phẩm kinh doanh khách sạn không sản xuất trước, không lưu kho được, quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu dùng.             * Đặc điểm về tính thời vụ trong kinh doanh khách sạn Tính thời điểm, thời vụ trong kinh doanh khách sạn: đó là sự tập trung không đều đặn của nhu cầu du lịch vào các thời điểm nhất định. Nó gây không ít khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách sạn. * Đặc  điểm về việc sử dụng các yếu tố kinh doanh khách sạn Vốn : Kinh doanh khách sạn đòi hỏi lượng vốn đầu tư ban đầu và đầu tư cố định rất cao do phải đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, những chi phí cho việc duy trì, bồi dưỡng, sửa chữa trang thiết bị, chi phí cho công tác quản trị nhân lực cũng cần có một nguồn vốn tương đối ổn định. Tài nguyên du lịch: Kinh doanh khách sạn chịu sự phụ thuộc của tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất, quy mô, cấp hạng và hiệu quả kinh doanh của khách sạn, quyết định đến tính chất mùa vụ trong kinh doanh khách sạn. Vì vậy, kinh doanh khách sạn có tính chu kỳ, tính thời vụ, thời điểm. Lao động: Kinh doanh khách sạn là ngành kinh doanh dịch vụ nên khả năng tự động hóa là rất khó, khó sử dụng máy móc, công nghệ cao để thay thế chân tay. Nhân viên trong khách sạn phải làm việc 24/24 giờ mỗi ngày, công việc mang tính chuyên môn cao do vậy kinh doanh khách sạn sử dụng một lượng lớn lao động để thay thế để có thể đảm bảo được chất lượng sản phẩm cũng như sức khoẻ của người lao động. Cơ sở vật chất kĩ thuật: Cơ sở vật chất kĩ thuật trong kinh doanh khách sạn khá đa dạng, phong phú về chủng loại và mức độ công nghệ. Nó tham gia, hỗ trợ cho quá trình sáng tạo và cung ứng dịch vụ. Vì vậy, đòi hỏi các khách sạn phải thiết kế một hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật phù hợp với nhu cầu của khách hàng khi nghỉ ngơi tại khách sạn. * Đặc điểm khác Đối tượng phục vụ trong kinh doanh khách sạn đa dạng về nhân khẩu học: Đối tượng phục vụ trong kinh doanh khách sạn đa dạng và phong phú. Nhiều khách hàng với nhiều quốc tịch khác nhau, giới tính khác nhau, sở thích, yêu cầu, trình độ, văn hóa, nghề nghiệp khác nhau. Mỗi người lại có quan điểm và cách cảm nhận riêng về các chất lượng dịch vụ của khách sạn. Tính sẵn sàng đón tiếp và phục vụ khách trong mọi thời gian: Kinh doanh khách sạn luôn đáp ứng nhu cầu khách vào mọi lúc, thậm chí cả vào những ngày nghỉ, lễ, tết thì việc cung ứng dịch vụ cũng không tạm ngừng. 2.1.2. Đặc điểm của lao động trong kinh doanh khách sạn a. Khái niệm lao động và các loại lao động trong kinh doanh khách sạn Lao động trong kinh doanh khách sạn là một bộ phận lao động xã hội cần thiết được phân công để thực hiện sản xuất và cung ứng các sản phẩm hàng hóa dịch vụ cho khách du lịch.  Căn cứ vào yêu cầu của hoạt động kinh doanh khách sạn đội ngũ lao động được chia thành 2 nhóm đó là: Lao động quản trị và lao động thực hiện. -  Lao động quản trị gồm:   + Giám đốc doanh nghiệp: là nhà quản trị cấp cao đóng vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp, là người đề ra các chiến lược kinh doanh và chịu trách nhiệm chung về hoạt động của doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành. + Phó giám đốc doanh nghiệp: là người do giám đốc doanh nghiệp uỷ quyền phụ trách từng lĩnh vực công tác nhất định trong hoạt động kinh doanh. + Trưởng các phòng chức năng: là những nhà quản trị cấp trung gian, là những chuyên gia chức năng giỏi, có nhiều kinh nghiệm và trình độ phù hợp với công việc. + Trưởng các bộ phận tác nghiệp: Là người trực tiếp giám sát, quản lý nhân viên ở các bộ phận tác nghiệp, chịu trách nhiệm điều hành một bộ phận tác nghiệp. + Quản trị viên: Là những người đảm nhận công việc trợ lý hay tham mưu cho giám đốc doanh nghiệp.    -  Lao động thực hiện gồm:    + Nhân viên marketing: là những nhân viên của phòng marketing chuyên nghiên cứu về thị trường theo sự phân công của trưởng phòng marketing.    + Nhân viên lễ tân: là những nhân viên giỏi, có trình độ và hiểu biết rộng, có nhiệm vụ thay mặt giám đốc đón tiếp khách.    + Nhân viên buồng: là lao động làm ở bộ phận buồng, có nhiệm vụ kinh doanh buồng ở đáp ứng nhu cầu lưu trú cho khách.    + Nhân viên bàn, bar: là những lao động làm việc ở bộ phận bàn, bar có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách trong nhà hàng, khách sạn.    + Nhân viên bếp: là những lao động làm việc ở bộ phận bếp có nhiệm vụ chế biến các món ăn đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách hàng.    + Các nhân viên khác gồm: kế toán, bảo vệ, thủ quỹ, tạp vụ, y tế, lái xe…các nhân viên trên làm việc tuỳ theo chức danh công tác đảm bảo các yêu cầu hợp lý. b. Đặc điểm của lao động trong kinh doanh khách sạn             Lao động trong kinh doanh khách sạn tham gia vào hoạt động tạo ra các sản phẩm dịch vụ của khách sạn, là một bộ phận của lao động xã hội nên mang đặc điểm chung của lao động xã hội. Ngoài ra, nó còn mang những đặc điểm riêng biệt khác do đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn tạo nên đó là:              Lao động trong kinh doanh khách sạn mang tính chất của lao động dịch vụ: Kinh doanh khách sạn là một lĩnh vực của kinh doanh dịch vụ. Vì vậy, lao động trong khách sạn mang tính chất của lao động dịch vụ, lao động chủ yếu là lao động phi sản xuất vật chất, tác động góp phần tạo ra cho khách hàng những cảm nhận.              Lao động trong kinh doanh khách sạn mang tính chất phức tạp: Lao động trong kinh doanh khách sạn phải chịu tâm lý và môi trường lao động phức tạp, tính chất phức tạp thể hiện ngay trong mối quan hệ giữa nhân viên với khách hàng. Các nhân viên phục vụ thường xuyên phải tiếp xúc với đa dạng các tập khách hàng từ các quốc gia, các nền văn hóa khác nhau đến các thói quen sử dụng dịch vụ khác nhau, và để luôn đảm bảo phục vụ khách hàng một cách tốt nhất thì nhân viên luôn luôn phải chịu đựng áp lực công việc cao, chịu sức ép về mặt tâm lý và luôn phải cố gắng làm hài lòng khách hàng. Ngoài ra, tính chất phức tạp còn thể hiện ở cả mối quan hệ của nhân viên với các nhà quản trị và giữa nhân viên với nhân viên.             Lao động trong kinh doanh khách sạn mang tính thời vụ, thời điểm: Trong chính vụ do khối lượng khách lớn nên đòi hỏi số lượng lao động trong khách sạn phải lớn, phải làm việc với cường độ mạnh và ngược lại ở thời điểm ngoài vụ thì chỉ cần ít lao động.             Lao động trong kinh doanh khách sạn có tính chuyên môn hóa cao: Để có thể phục vụ được nhiều khách hàng, tạo cho khách hàng có thể sử dụng những dịch vụ tốt nhất thì lao động trong khách sạn phải có chất lượng cao, phải có trình độ và chuyên môn, yêu cầu công việc tương xứng với trình độ, khả năng, chuyên môn của mình. Như các nhân viên buồng thì phải có chuyên môn về nghiệp vụ buồng, phải biết các quy trình làm buồng một cách chuẩn xác nhất, hay các nhân viên lễ tân thì phải nắm bắt được các quy trình đặt phòng, đăng ký phòng, trả phòng của khách…             Lao động trong khách sạn có khả năng cơ giới hóa, tự động hóa thấp: Do đặc điểm của sản phẩm khách sạn chủ yếu là dịch vụ nên yếu tố con người đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất. Trong quá trình đó, máy móc có thể dùng hỗ trợ chứ không thể thay thế cho con người. Hơn nữa, sản phẩm trong khách sạn được tạo ra theo một quá trình mang tính tổng hợp cao và rất đa dạng nên khả năng cơ giới hóa và tự động hóa là rất thấp.             Lao động trong kinh doanh khách sạn chủ yếu là lao động nữ: Do tính chất công việc của ngành khách sạn đòi hỏi phải có sự cẩn thận, khéo léo, giao tiếp ứng xử tinh tế, nhẹ nhàng. Vì vậy, lao động nữ chiếm tỷ lệ cao trong kinh doanh khách sạn nhất là ở các bộ phận nghiệp vụ như buồng, bàn, bar, lễ tân. Hiện nay, trong các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn thì tỷ lệ nữ chiếm 2/3 số lao động toàn khách sạn. 2.2.  Một số lý thuyết về quản trị nhân lực trong khách sạn 2.2.1. Mục tiêu và vai trò quản trị nhân lực trong khách sạn a. Mục tiêu của quản trị nhân lực trong khách sạn             Quản trị nhân lực là việc hoạch định, tổ chức, điều khiển các hoạt động của con người nhằm đạt được những mục tiêu của khách sạn như tối thiểu hóa chi phí lao động trên cơ sở nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm và dịch vụ tại khách
Luận văn liên quan