Trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trƣờng, mở cửa, hội nhập sâu
vào nền kinh tế khu vực và thế giới, hầu hết các quốc gia đều thừa nhận trong
mọi hoạt động đều phải có cạnh tranh và coi cạnh tranh không những là môi
trƣờng, động lực của sự phát triển nói chung, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
phát triển và tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả của các doanh nghiệp nói
riêng, mà còn là yếu tố quan trọng là m lành mạnh hóa các quan hệ xã hội khi
Nhà nƣớc bảo đảm sự bình đẳng trƣớc pháp luật của chủ thể thuộc mọi thành
phần kinh tế.
Ở Việt Nam, việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng bắt đầu từ
năm 1986. Đặc biệt, trong những năm gần đây, khi chính sách kinh tế nhiề u
thành phần đi vào cuộc sống, tƣ tƣởng cạnh tranh giữa các đơn vị, giữa các
thành phần kinh tế đƣợc thừa nhận thì một số doanh nghiệp và ngành hàng
của Việt Nam đã từng bƣớc giành đƣợc thị trƣờng trong nƣớc và từng bƣớc
vƣơn ra cạnh tranh đƣợc trên thị trƣờng nƣớc ngoài. Tuy nhiên, sức cạnh
tranh của phần lớn các doanh nghiệp và ngành hàng của Việt Nam còn yếu
kém cả về chất lƣợng, mẫu mã và giá cả; tốc độ hội nhập của Việt nam còn ở
mức trung bình. Xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam qua các nă m
còn thấp, năm 2000 xếp thứ 65/80, năm 2003 xếp thứ 60/102, năm 2004 xếp
thứ 77/102 nƣớc so sánh. Chính vì vậy, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX
của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế và khu vực”, “phát huy tính chủ động của các cấp, các ngành và các doanh
nghiệp; . nâng cap năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh
tế”.
97 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2188 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tăng cường khả năng cạnh tranh của đội tàu buôn Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
TRẦN VIỆT ANH
TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
CỦA ĐỘI TÀU BUÔN VIỆT NAM TRONG QUÁ
TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Chuyên ngành : KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. VŨ SỸ TUẤN
HÀ NỘI 2006
1
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA ĐỘI TÀU BUÔN TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC
TẾ ..................................................................................................................................... 8
1.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA ĐỘI TÀU BUÔN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ .................................................................................... 8
1.1.1. KHÁI NIỆM CẠNH TRANH, NĂNG LỰC CẠNH TRANH ......... 8
1.1.1. TÀU BUÔN - KINH DOANH KHAI THÁC TÀU BUÔN: KHÁI
NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........ 17
1.1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA ĐỘI TÀU BUÔN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY ............................................................................................................. 18
1.2. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA ĐỘI TÀU BUÔN ............................... 22
1.2.1. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
ĐỘI TÀU BUÔN .................................................................................................. 22
1.2.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
ĐỘI TÀU BUÔN .................................................................................................. 25
1.2. CÁC XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỘI TÀU BUÔN THẾ GIỚI
ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA ĐỘI TÀU BUÔN29
1.3.1. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỘI TÀU THẾ GIỚI .................................. 29
1.3.2. XU THẾ PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU CỦA VẬN TẢI BIỂN TRÊN THẾ
GIỚI VÀ KHU VỰC ................................................................................................ 34
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA ĐỘI TÀU
BUÔN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ....... 38
2.1. KHÁI QUÁT ................................................................................... 38
2.1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ............................. 38
2
2.1.2. CƠ CẤU VÀ TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT CỦA ĐỘI TÀU BUÔN VIỆT
NAM HIỆN NAY ..................................................................................................... 39
2.1.3. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA ĐỘI TÀU
BUÔN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ............................... 48
2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CẠNH TRANH CỦA ĐỘI TÀU
BUÔN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC
TẾ 52
2.2.2. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI CỦA ĐỘI TÀU BUÔN VIỆT
NAM 52
2.2.3. NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA ĐỘI TÀU BUÔN VIỆT NAM ......... 54
2.3. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN GÂY TÌNH TRẠNG TỤT HẬU
CỦA ĐỘI TÀU BUÔN VIỆT NAM SO VỚI KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI . 59
2.3.2. NGUYÊN NHÂN CỤ THỂ ................................................................... 59
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA ĐỘI TÀU BUÔN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ .............................................................................................................. 68
3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỘI TÀU BUÔN VIỆT NAM68
3.1.1. DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI BIỂN VÀ THỊ TRƢỜNG VẬN
TẢI 68
3.1.2. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN ĐỘI TÀU BUÔN VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2020 ................................................................................................... 68
3.2. KINH NGHIỆM TĂNG CƢỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRONG KHU VỰC ASEAN ................................ 69
3.2.1. TẠO KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN HÀNG
HẢI 69
3.2.2. CHÍNH SÁCH VỀ ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN QUỐC GIA................. 70
3
3.2.3. CHÍNH SÁCH GIÀNH HÀNG CHO ĐỘI TÀU BIỂN QUỐC
GIA 71
3.2.4. CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG ĐỘI TÀU BIỂN DO NHÀ NƢỚC
SỞ HỮU ................................................................................................................. 74
3.2.5. CHÍNH SÁCH VÀ BIỆN PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ HỖ TRỢ CHO
NGÀNH HÀNG HẢI ............................................................................................... 74
3.2.6. CHÍNH SÁCH VỀ THUYỀN VIÊN .................................................... 75
3.2.7. CHÍNH SÁCH SỬA CHỮA VÀ ĐÓNG MỚI TÀU BIỂN ............ 76
3.3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA ĐỘI TÀU BUÔN VIỆT NAM ............................................ 76
3.3.1. CÁC GIẢI PHÁP VĨ MÔ ....................................................................... 76
3.3.2. CÁC GIẢI PHÁP VI MÔ ....................................................................... 83
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 94
4
MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trƣờng, mở cửa, hội nhập sâu
vào nền kinh tế khu vực và thế giới, hầu hết các quốc gia đều thừa nhận trong
mọi hoạt động đều phải có cạnh tranh và coi cạnh tranh không những là môi
trƣờng, động lực của sự phát triển nói chung, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
phát triển và tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả của các doanh nghiệp nói
riêng, mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội khi
Nhà nƣớc bảo đảm sự bình đẳng trƣớc pháp luật của chủ thể thuộc mọi thành
phần kinh tế.
Ở Việt Nam, việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng bắt đầu từ
năm 1986. Đặc biệt, trong những năm gần đây, khi chính sách kinh tế nhiều
thành phần đi vào cuộc sống, tƣ tƣởng cạnh tranh giữa các đơn vị, giữa các
thành phần kinh tế đƣợc thừa nhận thì một số doanh nghiệp và ngành hàng
của Việt Nam đã từng bƣớc giành đƣợc thị trƣờng trong nƣớc và từng bƣớc
vƣơn ra cạnh tranh đƣợc trên thị trƣờng nƣớc ngoài. Tuy nhiên, sức cạnh
tranh của phần lớn các doanh nghiệp và ngành hàng của Việt Nam còn yếu
kém cả về chất lƣợng, mẫu mã và giá cả; tốc độ hội nhập của Việt nam còn ở
mức trung bình. Xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam qua các năm
còn thấp, năm 2000 xếp thứ 65/80, năm 2003 xếp thứ 60/102, năm 2004 xếp
thứ 77/102 nƣớc so sánh. Chính vì vậy, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX
của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế và khu vực”, “phát huy tính chủ động của các cấp, các ngành và các doanh
nghiệp; ... nâng cap năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh
tế”.
5
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trƣớc bối cảnh đó, ngành hàng hải Việt Nam nói chung và đội tàu buôn
Việt Nam nói riêng đứng trƣớc sức ép cạnh tranh rất lớn từ các nƣớc trong
khu vực và trên thế giới. Với năng lực còn yếu, kinh nghiệm kinh doanh non
trẻ, việc tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của đội tàu buôn Việt Nam, từng
bƣớc nắm vững thị trƣờng trong nƣớc và vƣơn ra thị trƣờng quốc tế, đáp ứng
nhu cầu hội nhập, đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất nhập khẩu
Việt Nam là vấn đề hết sức cần thiết.
Từ nhu cầu cấp thiết trên, học viên đã lựa chọn đề tài “Tăng cường
năng lực cạnh tranh của đội tàu buôn Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế”
2. Tình hình nghiên cứu:
Đã có nhiều tác giả đề cập đến “Đội tàu buôn Việt Nam” với các đặc
điểm tổng năng lực vận tải còn nhỏ, đội tàu chƣa đƣợc trẻ hoá, chƣa có kinh
nghiệm khai thác trên các tuyến đƣờng quốc tế... Tuy nhiên, các nghiên cứu
trên chủ yếu đề cập từ góc độ ngành với mục tiêu phân tích và đƣa ra các kiến
nghị về cơ chế ƣu đãi chính sách cho ngành. Ví dụ các Đề tài phát triển Tổng
Công ty hàng hải Việt Nam 2001 – 2010; Các tờ trình của Bộ Giao Thông
Vận Tải nhằm đƣa ra các chính sách phát triển ngành vận tải biển...
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, với yếu tố hội
nhập đƣợc thừa nhận nhƣ một xu thế tất yếu, trong Luận văn thạc sỹ này, học
viên mong muốn đi sâu phân tích vấn đề “Tăng cường năng lực cạnh tranh
của đội tàu buôn Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” nhìn
từ góc độ Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế.
3. Mục đích nghiên cứu:
- Đƣa ra các khái niệm cơ bản về năng lực cạnh tranh, các tiêu thức thể
hiện năng lực cạnh tranh và các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng cạnh
tranh của đội tàu buôn.
6
- Phân tích đặc điểm của đội tàu buôn Việt Nam, từ đó nêu lên đƣợc thực
trạng năng lực cạnh tranh của đội tàu buôn Việt Nam.
- Tìm hiểu kinh nghiệm nâng cao năng lực của các nƣớc trong khu vực
để đúc kết kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp vi mô từ góc độ doanh nghiệp và kiến nghị vĩ
mô từ cấp quản lý nhà nƣớc để tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của đội
tàu buôn Việt Nam
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Từ mục đích cụ thể nêu tại mục 3, đề tài sẽ đề cập tới các vấn đề sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về năng lực cạnh tranh nói
chung và của đội tàu buôn nói riêng trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế.
- Nghiên cứu thực trạng đội tàu buôn Việt Nam. Từ đó phân tích các
nguyên nhân tụt hậu của đội tàu buôn Việt Nam.
- Nghiên cứu kinh nghiệm tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của một số
nƣớc trong khu vực từ đó đƣa ra một số giải pháp vĩ mô từ phía nhà
nƣớc và vi mô từ phía doanh nghiệp nhằm tăng cƣờng năng lực cạnh
tranh cho đội tàu buôn Việt Nam.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là Tăng cường năng lực cạnh tranh
của đội tàu buôn Việt Nam mà thực chất là tăng cƣờng năng lực cạnh tranh
của đội tàu buôn tại các cơ quan quản lý lớn về vận tải biển Việt Nam nhƣ
Tổng Công ty hàng hải Việt Nam, Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt
Nam. Đội tàu buôn của các chủ tàu khác chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu đội
tàu buôn Việt Nam và chỉ đóng góp một phần nhỏ trong năng lực vận tải của
đội tàu buôn nƣớc nhà. Trong khuôn khổ luận văn này, sẽ không đi sâu phân
tích các biện pháp riêng nhằm tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của đội tàu
thuộc các đối tƣợng này.
7
Phạm vi nghiên cứu của đề tài nằm trong lĩnh vực kinh tế thế giới và
quan hệ kinh tế quốc tế. Đƣa ra các so sánh giữa đội tàu buôn Việt Nam và
đội tàu buôn quốc tế và khu vực; đề cập đến tăng cƣờng khả năng cạnh tranh
của đội tàu buôn trong điều kiện hội nhập nền kinh tế.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phƣơng pháp thống kê, tổng hợp và phân tích. Trên cơ
sở thống kê và tổng hợp các tài liệu cấp ngành và tìm hiểu các số liệu của các
tạp chí quốc tế, học viên sẽ phân tích để tiếp cận và làm rõ mục tiêu nghiên
cứu.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mục lục, mở đầu, tài liệu tham khảo và kết luận, Luận văn
bao gồm 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1- Một số vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của đội tàu buôn
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Chƣơng 2 – Thực trạng năng lực cạnh tranh của đội tàu buôn Việt Nam trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Chƣơng 3 – Các giải pháp tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của đội tàu buôn
Việt Nam trong qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế
8
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA ĐỘI TÀU BUÔN TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của đội tàu buôn
Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh, năng lực cạnh tranh
1.1.1.1. Cạnh tranh, phân loại cạnh tranh
Các học thuyết kinh tế thị trƣờng, dù trƣờng phái nào đều thừa nhận
rằng: cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trƣờng, nơi mà
cung – cầu và giá cả hàng hóa là những nhân tố cơ bản của thị trƣờng, là đặc
trƣng cơ bản của cơ chế thị trƣờng, cạnh tranh là linh hồn sống của thị trƣờng.
Cạnh tranh là một hiện tƣợng kinh tế xã hội phức tạp, do cách tiếp cận
khác nhau, nên có các quan điểm khác nhau về cạnh tranh, đặc biệt là phạm vi
của thuật ngữ này. Có thể dẫn ra nhƣ sau:
Theo Các Mác: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa
các nhà tƣ bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu
thụ hàng hóa để thu đƣợc lợi nhuận siêu ngạch” [7].
Cuốn Từ điển rút gọn về kinh doanh đã định nghĩa: “Cạnh tranh là sự
ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trƣờng nhằm giành
cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía
mình” [1].
Theo Từ điển Bách khoa của Việt Nam thì: “Cạnh tranh (trong kinh
doanh) là hoạt động nganh đua giữa những ngƣời sản xuất hàng hóa, giữa các
thƣơng nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng, chi phối bởi
quan hệ cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trƣờng có
lợi nhất” [22].
9
Diễn đàn cấp cao về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức hợp tác và
phát triển kinh tế OECD đã định nghĩa về cạnh tranh nhƣ sau: "Cạnh tranh là
khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia và vùng trong việc tạo ra
việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế" [5].
Trong cuốn Kinh tế học của P.Samuelson thì: “Cạnh tranh là sự kình
địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng, thị
trƣờng” [14].
Theo tác giả của cuốn Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách
cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh thì: ”Cạnh tranh có thể đƣợc
hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một số nhân tố
sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trƣờng, để
đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh cụ thể” [24].
Ngoài ra, còn có thể dẫn ra nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm
cạnh tranh, song qua các định nghĩa trên có thể tiếp cận về cạnh tranh nhƣ
sau:
Thứ nhất, khi nói đến cạnh tranh là nói đến sự ganh đua nhằm lấy phần
thắng của nhiều chủ thể cùng tham dự.
Thứ hai, mục đích trực tiếp của cạnh tranh là một đối tƣợng cụ thể nào
đó mà các bên đều muốn giành giật (một cơ hội, một sản phẩm, một dự án...).
Một loạt điều kiện có lợi (một thị trƣờng, một khách hàng...). Mục đích cuối
cùng là kiếm đƣợc lợi nhuận cao.
Thứ ba, cạnh tranh diễn ra trong một môi trƣờng cụ thể, có các ràng
buộc chung mà các bên tham gia phải tuân thủ nhƣ: đặc điểm sản phẩm, thị
trƣờng, các điều kiện pháp lý, các thông lệ kinh doanh...
Thứ tư, trong quá trình cạnh tranh các chủ thể tham gia cạnh tranh có
thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau: cạnh tranh bằng đặc tính và chất lƣợng
sản phẩm, cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm (chính sách định giá thấp; chính
10
sách định giá cao; chính sách ổn định giá; định giá theo thị trƣờng; chính sách
giá phân biệt; bán phá giá); cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm (tổ
chức các kênh tiêu thụ); cạnh tranh nhờ dịch vụ bán hàng tốt; cạnh tranh
thông qua hình thức thanh toán...
Với cách tiếp cận trên, khái niệm cạnh tranh có thể hiểu nhƣ sau: cạnh
tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh doanh ganh đua nhau
tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của
mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng
như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của
các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích. Đối với
người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích
tiêu dùng và sự tiện lợi.
Cạnh tranh đƣợc chia làm nhiều loại với các tiêu thức khác nhau:
- Dƣới góc độ các chủ thể kinh tế tham gia thị trƣờng, có cạnh tranh
giữa những ngƣời sản xuất (ngƣời bán) với nhau, giữa những ngƣời mua và
ngƣời bán, ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng, và giữa những ngƣời mua với
nhau. Ở đây cạnh tranh xoay quanh vấn đề: chất lƣợng hàng hóa, giá cả và
điều kiện dịch vụ.
- Xét theo quy mô của cạnh tranh có: cạnh tranh của sản phẩm, cạnh
tranh của doanh nghiệp và cạnh tranh của quốc gia.
- Xét theo tính chất của phƣơng thức cạnh tranh có: Cạnh tranh hợp
pháp hay cạnh tranh lành mạnh (biện pháp cạnh tranh phù hợp với luật pháp,
tập quán, đạo đức kinh doanh) và cạnh tranh bất hợp pháp hay cạnh tranh
không lành mạnh (biện pháp cạnh tranh bằng những thủ đoạn chứ không phải
vƣơn lên bằng nỗ lực của chính mình).
- Xét theo hình thái của cạnh tranh có: cạnh tranh hoàn hảo hay thuần
túy - đây là tình trạng cạnh tranh trong đó giá cả của một loại hàng hóa là
11
không thay đổi trong toàn bộ thị trƣờng, bởi vì ngƣời mua, ngƣời bán đều biết
tƣờng tận về các điều kiện của thị trƣờng; và cạnh tranh không hoàn hảo - đây
là hình thức cạnh tranh chiếm ƣu thế trong các ngành sản xuất mà ở đó ngƣời
bán hàng hoặc sản xuất có đủ sức mạnh và thế lực có thể chi phối đƣợc giá cả
sản phẩm của mình trên thị trƣờng.
- Dƣới góc độ các công đoạn của sản xuất – kinh doanh, ngƣời ta cho
rằng có ba loại: cạnh tranh trƣớc khi bán hàng, trong quá trình bán hàng và
sau khi bán hàng. Cạnh tranh này đƣợc thực hiện bằng phƣơng thức thanh
toán và dịch vụ.
- Xét theo mục tiêu kinh tế của các chủ thể trong cạnh tranh, có cạnh
tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành. Cạnh tranh trong nội
bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất và tiêu thụ
một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó. Cạnh tranh trong nội bộ ngành dẫn
đến sự hình thành giá cả trên thị trƣờng đồng nhất đối với hàng hóa dịch vụ
cùng loại trên cơ sở giá trị xã hội của hàng hóa dịch vụ đó. Cạnh tranh giữa
các ngành là cuộc đấu tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất, mua bán hàng
hóa, dịch vụ trong các ngành kinh tế khác nhau nhằm thu lợi nhuận và có tỷ
suất lợi nhuận cao hơn so với vốn đã bỏ ra và đầu tƣ vốn vào ngành có lợi
nhất cho sự phát triển.
- Xét theo phạm vi lãnh thổ, có cạnh tranh trong nƣớc và cạnh tranh
quốc tế. Cần lƣu ý, cạnh tranh quốc tế có thể diễn ra ngay trên thị trƣờng nội
địa, đó là cạnh tranh giữa hàng hóa trong sản xuất với hàng ngoại nhập.
Cạnh tranh kinh tế quốc tế là cạnh tranh kinh tế đã vƣợt ra khỏi phạm
vi quốc gia, tức là cạnh tranh giữa chủ thể kinh tế trên thị trƣờng thế giới, Sở
dĩ nhƣ vậy là do sự tác động của cách mạng khoa học – công nghệ, phân công
lao động quốc tế đã và đang phát triển sâu, rộng, sự phát triển lực lƣợng sản
12
xuất xã hội có tính chất quốc tế và do quá trình mở rộng thị trƣờng trên quy
mô toàn thế giới.
1.1.1.2. Năng lực cạnh tranh
Khi nghiên cứu về cạnh tranh, các nhà nghiên cứu còn sử dụng các khái
niệm sức cạnh tranh, năng lực cạnh tranh... Tuy nhiên, các khái niệm này là
một khái niệm phức hợp đƣợc xem xét ở các cấp độ khác nhau nhƣ: năng lực
cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, của sản phẩm
và dịch vụ. Một số tác giả nhƣ Paul Krugman phê phán khái niệm năng lực
cạnh tranh quốc gia, vì theo ông không có quốc gia nào bị phá sản vì không
cạnh tranh đƣợc trên thị trƣờng. Do đó, việc nhận biết và phân loại những
khái niệm năng lực cạnh tranh khác nhau là hết sức cần thiết.
- Khái niệm sức cạnh tranh quốc gia:
Theo định nghĩa của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thì sức cạnh tranh
của một quốc gia là khả năng đạt và duy trì đƣợc mức tăng trƣởng cao trên cơ sở
các chính sách, thể chế vững bền tƣơng đối và các đặc trƣng kinh tế khác [24].
Sức cạnh tranh của quốc gia đƣợc xác định bởi các nhóm nhân tố: Mức độ mở
cửa của nền kinh tế, bao gồm mở cửa thƣơng mại và đầu tƣ (thuế quan và
hàng rào phi thuế quan, chính sách xuất nhập khẩu, tỷ giá hối đoái, đầu tƣ trực
tiếp nƣớc ngoài); vai trò của Chính phủ (mức độ can thiệp của Nhà nƣớc,
năng lực của Chính phủ, quy mô của Chính phủ, chính sách tài khóa, hệ thống
thuế, lạm phát); Tài chính (tỷ lệ tín dụng, rủi ro tài chính, đầu tƣ, tiết kiệm);
Công nghệ (năng lực công nghệ nội sinh, công nghệ chuyển giao, mức độ đầu
tƣ cho nghiên cứu và triển khai); Cơ sở hạ tầng (chất lƣợng hệ thống giao
thông vận tải, mạng viễn thông, điện, nƣớc, kho tàng và các phƣơng tiện vật
chất); Quản lý kinh doanh, quản