Trong giai đoạn hiện nay, thực hiện đường lối đổi mới và phát triển
kinh tế xã hội của Đảng và nhà nước ta, các dự án đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam ngày càng tăng, cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ các khu
công nghiệp, khu chế xuất công nghệ cao, các trung tâm thương mại, khu
chung cư cao tầng bên cạnh đó quản lý Nhà nước về PCCC còn nhiều
bất cập, chưa theo kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế, dẫn đến là sự gia
tăng các vụ hoả hoạn về số lượng và mức độ thiệt hại. Đặc biệt đối với
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với số vốn đầu tư lớn, ngành
nghề sản xuất đa dạng, sử dụng nhiều nguyên nhiên vật liệu có tính chất
nguy hiểm cháy, nổ cao tăng, thì nguy cơ cháy và thiệt hại do cháy gây
ra ngày càng lớn. Thực tế cho thấy, so với tình hình cháy chung trên cả
nước số vụ cháy tại các cơ sở có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra
rất ít nhưng thiệt hại do cháy gây ra lại rất lớn, thống kê cho thấy năm
2008 chỉ có 24 (trong tổng số 1734 vụ) chiếm 1,4% vụ cháy xảy ra ở các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, thiệt hại là 365 tỉ
đồng (trong tổng số 609,1) chiếm 59,9%, trong đó có 8 vụ cháy xảy ra ở
các cơ sở 100% vốn đầu tư của Đài Loan xảy ra cháy gây thiệt hại 345 tỉ
đồng.
Cháy lớn gây thiệt hại rất nghiêm trọng về tài sản, làm ảnh hưởng
đến môi trường đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam cũng như sự phát
triển của kinh tế - xã hội nói chung. Thực trạng đó có nhiều nguyên nhân
song nguyên nhân cơ bản nhất là vai trò quản lý nhà nước về dịch vụ
PCCC còn nhiều bất cập.
Từ thực tiễn trên cho thấy việc nghiên cứu đề tài “Tăng cường vai
trò quản lý nhà nước đối với dịch vụ PCCC trong doanh nghiêp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam ” là một yêu cầu có tính cấp
thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với nước ta hiện nay.
23 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2523 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với dịch vụ phòng cháy chữa cháy trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG
TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI DỊCH VỤ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
TRONG DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60 31 01
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Người hướng dẫn khoa học: GS, TS. PHẠM QUANG PHAN
HÀ NỘI - 2010
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, thực hiện đường lối đổi mới và phát triển
kinh tế xã hội của Đảng và nhà nước ta, các dự án đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam ngày càng tăng, cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ các khu
công nghiệp, khu chế xuất công nghệ cao, các trung tâm thương mại, khu
chung cư cao tầng…bên cạnh đó quản lý Nhà nước về PCCC còn nhiều
bất cập, chưa theo kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế, dẫn đến là sự gia
tăng các vụ hoả hoạn về số lượng và mức độ thiệt hại. Đặc biệt đối với
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với số vốn đầu tư lớn, ngành
nghề sản xuất đa dạng, sử dụng nhiều nguyên nhiên vật liệu có tính chất
nguy hiểm cháy, nổ cao tăng, thì nguy cơ cháy và thiệt hại do cháy gây
ra ngày càng lớn. Thực tế cho thấy, so với tình hình cháy chung trên cả
nước số vụ cháy tại các cơ sở có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra
rất ít nhưng thiệt hại do cháy gây ra lại rất lớn, thống kê cho thấy năm
2008 chỉ có 24 (trong tổng số 1734 vụ) chiếm 1,4% vụ cháy xảy ra ở các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, thiệt hại là 365 tỉ
đồng (trong tổng số 609,1) chiếm 59,9%, trong đó có 8 vụ cháy xảy ra ở
các cơ sở 100% vốn đầu tư của Đài Loan xảy ra cháy gây thiệt hại 345 tỉ
đồng.
Cháy lớn gây thiệt hại rất nghiêm trọng về tài sản, làm ảnh hưởng
đến môi trường đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam cũng như sự phát
triển của kinh tế - xã hội nói chung. Thực trạng đó có nhiều nguyên nhân
song nguyên nhân cơ bản nhất là vai trò quản lý nhà nước về dịch vụ
PCCC còn nhiều bất cập.
Từ thực tiễn trên cho thấy việc nghiên cứu đề tài “Tăng cường vai
trò quản lý nhà nước đối với dịch vụ PCCC trong doanh nghiêp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam ” là một yêu cầu có tính cấp
thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với nước ta hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến dịch vụ PCCC đã được đề cập trong một số nghiên
cứu khoa học, điển hình như:
3
- Luận án tiến sĩ Kinh tế của tác giả Nguyễn Quang Thứ, Hà Nội,
2004 với đề tài "Dịch vụ phòng cháy chữa cháy - Một loại hàng hoá
công cộng trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta".
- Đề tài khoa học cấp bộ Công an của các tác giả: Đào Quốc Hợp,
Bùi Xuân Hoà, Đặng Trung Khánh: "Những cơ sở lý luận và thực tiễn để
xác định nhu cầu nhân lực và tổ chức đào tạo cán bộ PCCC cho các
ngành, đoàn thể và các tổ chức kinh tế - xã hội". Hà Nội, 2006.
- Đề tài khoa học cấp Bộ Công an của các tác giả: Nguyễn Ngọc
Sơn, Nguyễn Thế Từ, Kiều Hồng Mai: "Một số giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động phòng cháy, chữa cháy trong các cơ sở sản xuất công
nghiệp ở nước ta hiện nay ". Hà Nội, 2004.
- Đề tài khoa học cơ sở của tác giả Đào Hữu Dân - Trường ĐH
PCCC: "Nghiên cứu chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực PCCC
của lực lượng Cảnh sát PCCC trước yêu cầu đòi hỏi của sự ngiệp đổi
mới đất nước hiện nay" - Hà Nội, 2001.
Các nghiên cứu đều có những tiếp cận khác nhau với dịch vụ PCCC
song chưa có đề tài nào đi sâu phân tích vấn đề quản lý nhà nước về
PCCC như một đối tượng nghiên cứu hoàn chỉnh dưới giác độ kinh tế
chính trị học.
Vì vậy, với cách tiếp cận dưới giác độ kinh tế chính trị học, đề tài
"Tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với dịch vụ PCCC trong
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam" là công
trình nghiên cứu đầu tiên với cách tiếp cận mới: đi sâu phân tích thực
trạng quản lý Nhà nước đối với cung- cầu dịch vụ PCCC trong doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.
* Mục tiêu nghiên cứu
Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ PCCC
trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã
giải quyết một số nhiệm vụ cụ thể sau:
4
- Làm rõ dịch vụ PCCC là một hàng hoá công cộng và cơ sở lý luận
của hoạt động quản lý nhà nước đối với hàng hoá dịch vụ PCCC.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động PCCC và cầu về dịch vụ
PCCC trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt
Nam;
- Thực trạng quản lý Nhà nước đối với cung dịch vụ PCCC trong DN
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường vai trò quản lý
nhà nước đối với dịch vụ PCCC trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Quan điểm tiếp cận:
Với quan điểm: “Cân bằng cung- cầu dịch vụ PCCC là thước đo hiệu
quả vai trò quản lý Nhà nước về dịch vụ PCCC”, đề tài tiếp cận vai trò
quản lý Nhà nước về dịch vụ PCCC với hai nội dung chủ yếu là cầu về
dịch vụ PCCC và cung về dịch vụ PCCC. Trên quan điểm đó toàn bộ
nghiên cứu được triển khai theo khung logic (hình 1).
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và thực
tiễn của công tác quản lý nhà nước về cung dịch vụ PCCC, cầu về dịch
vụ PCCC trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, từ
đó đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường vai trò quản lý nhà
nước đối với dịch vụ PCCC trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài ở nước ta.
- Phạm vi nghiên cứu: Dưới góc độ kinh tế chính trị, luận văn chỉ đi
sâu nghiên cứu khía cạnh kinh tế, còn khía cạnh kỹ thuật, nghiệp vụ chỉ
đề cập trong chừng mực cần thiết.
5
Hình 1. Khung logic về phương pháp tiếp cận
nội dung nghiên cứu của đề tài
Hiện trạng dịch vụ PCCC
trong các DN
Hệ thống cung ứng DV
PCCC
Cầu về DV PCCC trong
các DN
Cung về DV PCCC với các
DN V
A
I T
R
Ò
Q
U
Ả
N
L
Ý
N
H
À
N
Ư
Ớ
C
Đ
Ố
I V
Ớ
I
D
N
C
Ó
V
Ố
N
Đ
T
T
T
N
Ư
Ớ
C
N
G
O
À
I
7
5. Những đóng góp của đề tài
- Nghiên cứu chỉ rõ dịch vụ PCCC là một hàng hoá công cộng cũng
như vai trò quản lý Nhà nước đối với hàng hoá dịch vụ này.
- Nghiên cứu xây dựng trên quan điểm tiếp cận mới (Cung- Cầu về
dịch vụ PCCC), đây là hướng tiếp cận mới mà chưa có nghiên cứu tương
tự tiếp cận.
- Từ nguồn số liệu sơ cấp của Cục Cảnh sát PCCC (C23) nghiên cứu
đã phân tích, đưa ra những nhận định về các mặt còn tồn tại trong công tác
quản lý Nhà nước đối với dịch vụ PCCC, trên các mặt:
+ Đánh giá thực trạng cầu dịch vụ PCCC của các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài theo các tiêu chí ngành nghề đầu tư, quốc gia đầu tư,
địa bàn đầu tư, hạng mục đầu tư…
+ Đánh giá thực trạng cầu dịch vụ PCCC của các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài thông qua các hoạt động hỗ trợ của Nhà nước- phổ biến
thông tin khoa học công nghệ, về tư vấn, thiết kế về an toàn PCCC, về đào
tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác PCCC
+ Đánh giá thực trạng cung dịch vụ PCCC của các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài thông qua các hoạt động hỗ trợ của Nhà nước-
Hoạt động ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, Hoạt động hỗ trợ
thanh tra, kiểm tra phát hiện và khắc phục nguy cơ mất an toàn PCCC,
Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác PCCC và Hoạt động
tuyên truyền, giáo dục, Hoạt động phổ biến thông tin khoa học công nghệ
về PCCC, chuyển giao công nghệ về PCCC, Hoạt động tư vấn, thiết kế về
an toàn PCCC.
- Đề xuất một số giải pháp khả thi tăng cường vai trò quản lý Nhà
nước đối với Cung- Cầu dịch vụ PCCC nhằm hạn chế tới mức tối thiểu số
lượng và mức độ thiệt hại do cháy, nổ gây ra tạo môi trường tốt thu hút
đầu tư nước ngoài thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Dựa vào lý luận Kinh tế chính trị Mác-Lênin, quan điểm của Đảng,
Nhà nước và tiếp thu có chọn lọc lý luận của kinh tế học hiện đại cùng
một số đề tài khoa học về lĩnh vực PCCC.
- Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng
8
- Phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh…để rút ra
những kết luận và giải pháp thực tiễn của hoạt động quản lý nhà nước về
PCCC ở nước ta.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn tăng cường vai trò quản lý nhà
nước đối với dịch vụ PCCC trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài ở Việt Nam.
Chương 2. Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước đối với dịch vụ
PCCC trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
Chương 3. Phướng hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường vai
trò quản lý nhà nước đối với dịch vụ PCCC trong doanh nghiệp đầu tư
trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam.
9
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ PCCC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm dịch vụ PCCC – một loại hàng hóa công cộng
Dịch vụ là những hoạt động mang tính xã hội cao, tạo ra các sản phẩm
hàng hóa không tồn tại dưới hình thái vật thể nhằm thỏa mãn nhu cầu sản
xuất và đời sống của con người một cách kịp thời, thuận lợi và hiệu quả.
Theo luật PCCC: Cháy là: “trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát
được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường”.
Phòng cháy là tổng hợp các biện pháp, giải pháp về tổ chức kỹ thuật
nhằm loại trừ hoặc hạn chế các điều kiện và nguyên nhân gây cháy, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan khi
xảy ra cháy và cho việc dập tắt đám cháy.
Từ việc nghiên cứu hai khái niệm trên chúng ta có thể rút ra khái niệm
về dịch vụ PCCC như sau:
Là những hoạt động lao động mang tính xã hội cao, tạo ra các sản
phẩm hàng hoá không tồn tại dưới hình thái vật thể bao gồm các biện
pháp, giải pháp về tổ chức, chiến thuật và kỹ thuật nhằm loại trừ hoặc hạn
chế nguyên nhân, điều kiện gây cháy; tạo điều kiện thuận lợi cho việc chủ
động cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan và chữa cháy kịp thời, có
hiệu quả nhằm thoả mãn nhu cầu sản xuất và đời sống của con người một
cách kịp thời, thuận lợi và hiệu quả.
Dịch vụ PCCC là hàng hóa dịch vụ nhưng đồng thời là hàng hóa công
cộng. Dịch vụ PCCC là hàng hóa công cộng thể hiện ở hai thuộc tính cơ
bản là tính tiêu dùng không đối đầu (non - rivalry) và tính tiêu dùng không
loại trừ (non-excludability). Ngoài ra dịch vụ PCCC còn thể hiện ở các
đặc trưng mang đặc tính đặc thù riêng.
10
1.1.2. Khái niệm quản lý Nhà nước về phòng cháy chữa cháy
Luật PCCC đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 9 thông qua xác
định quản lý nhà nước về PCCC là: sự tác động có tổ chức và điều chỉnh
bằng quyền lực pháp luật của nhà nước đối với các hoạt động trong lĩnh
vực phòng cháy và chữa cháy của các chủ thể có thẩm quyền theo quy
định của pháp luật, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra
và thiệt hại do cháy gây ra góp phần bảo vệ tính mạng, bảo vệ tài sản của
nhà nước, của tổ chức, cá nhân, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh và
trật tư an toàn xã hội.
1.1.3. Khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Trên cơ sở phân tích tài liệu có thể đưa ra khái niệm doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài như sau: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
là một phạm trù chỉ tất cả các loại hình doanh nghiệp có sở hữu của nhà
đầu tư nước ngoài với tỷ lệ vốn góp không thấp hơn 49% vốn điều lệ của
doanh nghiệp, được thành lập và hoạt động theo luật đầu tư, luật doanh
nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan nhằm múc đích thực hiện
các hoạt động kinh doanh.
1.2. Vai trò quản lý nhà nước đối với dịch vụ PCCC trong các
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.2.1. Nội dung quản lý nhà nước đối với dịch vụ PCCC trong các
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
* Nhà nước quản lý dịch vụ PCCC trước hết là sự quản lý trên tầm vĩ
mô, thể hiện ở việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch về hoạt động PCCC; Ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện
các văn bản quy phạm pháp luật về PCCC, đảm bảo cho hoạt động Phòng
cháy và chữa cháy thống nhất từ trung ương đến cơ sở.
* Nhà nước quản lý các hoạt động đảm bảo việc thực hiện các quy
định về phòng cháy và chữa cháy như: tuyên truyền, giáo dục pháp luật và
kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; tổ chức và chỉ đạo hoạt động
PCCC trong từng ngành, từng địa phương, từng cơ sở, cụm dân cư…
* Nhà nước quản lý công tác đào tạo, xây dựng lực lượng, trang bị và
quản lý phương tiện PCCC; đảm bảo ngân sách cho hoạt động phòng cháy
11
và chữa cháy; tổ chức hoạt động bảo hiểm cháy, nổ gắn với hoạt động
PCCC.
* Nhà nước đảm bảo và trao quyền cho các cơ quan có trách nhiệm
trong việc đảm bảm bảo các yếu cầu PCCC như thẩm định, phê duyệt các
dự án, thiết kế và nghiệm thu công trình xây dựng về PCCC; kiểm định và
chứng nhận an toàn phương tiện; tiến hành thanh tra và kiểm tra, xử lý vi
phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về PCCC; điều tra vụ cháy.
* Nhà nước khuyến khích và có chính sách hợp lý nhằm thúc đẩy việc
nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến tiến bộ khoa học công nghệ về PCCC;
thực hiện hợp tác quốc tế về PCCC
1.2.2. Tầm quan trọng của quản lý nhà nước đối với dịch vụ phòng
cháy chữa cháy trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài ở nước ta
Thứ nhất, Quản lý nhà nước đối với dịch vụ PCCC tốt sẽ hạn chế
được các rủi ro do cháy, nổ gây ra.
Thứ hai, làm tốt công tác quản lý nhà nước về dịch vụ PCCC sẽ góp
phần đảm bảo an ninh chính trị và an toàn xã hội.
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý nhà nước đối với dịch vụ
phòng cháy chữa cháy trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quý báu của các nước có nền kinh
tế thị trường phát triển như Nhật, Nga, Trung Quốc…về công tác tuyên
truyền, giáo dục ý thức người dân về PCCC; Kết hợp lực lượng PCCC
chính quy của nhà nước với lực lượng PCCC chuyên nghiệp ở các xí
nghiệp, doanh nghiệp và các lực lượng PCCC tự nguyện; Coi trọng công
tác nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ PCCC… Đây là những bài học
quý báu cho việc tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với dịch vụ
PCCC nhằm phát triển hàng hoá dịch vụ này ở nước ta trong giai đoạn
hiện nay
12
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI DỊCH VỤ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM
2.1. Thực trạng cầu về dịch vụ PCCC trong các doanh nghiệp có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
2.1.1. Nhu cầu về dịch vụ PCCC thông qua thực trạng cháy- nổ tại
các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 10 năm qua
(1998 - 2008)
Tình hình cháy- nổ tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài trong 10 năm qua là thực tế sinh động nhất phản ánh cầu về dịch vụ
PCCC của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tính
đến năm 2008 cả nước đã có 8.735 dự án của 81 quốc gia và vùng lãnh
thổ đầu tư vào Việt Nam.
Tình hình cháy và thiệt hại do cháy ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài.
Tại các cơ sở có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong cả nước bình
quân mỗi năm xảy ra 11 vụ cháy, gây thiệt hại tài sản tính thành tiền là
55,11 tỷ đồng. Nếu so sánh với số vụ cháy chung trong cả nước (1998 -
2008) thì số vụ cháy tại các cơ sở này hàng năm tuy chỉ chiếm 0,48%
(11/2304 vụ), nhưng thiệt hại chiếm tới 19,33 % (55,11/285 tỷ đồng). Sở
dĩ như vậy, vì số vụ cháy lớn tại các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài
chiếm tỷ lệ rất cao, chiếm tới gần 50% tổng số vụ cháy lớn trong cả nước.
Nếu xét theo ngành nghề đầu tư (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ)
thì có đến 101 vụ cháy ở các cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực công nghiệp
chiếm 91% số vụ cháy và 10 vụ cháy ở các cơ sở thuộc lĩnh vực thương
mại, dịch vụ chiếm khoảng 9% tổng số vụ cháy. Điều này cho thấy công
tác giáo dục đào tạo về an toàn PCCC, tư vấn, thẩm định, kiểm tra an toàn
PCCC trong các cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực công nghiệp có nhu cầu rất
cao.
13
Bảng 1. Bảng tỷ lệ các vụ cháy và thiệt hại tài sản trong các doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam phân theo
các tỉnh, thành phố 1998 -2008
STT Địa phương
Tình hình cháy Thiệt hại
Số vụ Tỷ lệ (%)
Tài sản
(tỷ đồng)
Tỷ lệ
(%)
1 Đồng Nai 28 25.23 194,644 35.32
2 Bình Dương 27 24.32 64,955 11.79
3 TP Hồ Chí Minh 24 21.62 159,058 28.86
4 Hà Nội- Hà Tây 5 4.50 7,607 1.38
5 Khánh Hòa 5 4.50 5,578 1.01
6 Tây Ninh 5 4.50 5,071 0.92
7 Long An 2 1.80 102,000 18.51
8 Hưng Yên 2 1.80 2,028 0.37
9 Vũng Tàu 2 1.80 3,042 0.55
10 Các địa phương khác 11 9.91 7,100 1.29
Tổng 111 100 551,083 100
Nguồn:Báo cáo của Cục cảnh sát PCCC - Bộ Công an
Tình hình cháy và thiệt hại do cháy ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài phân theo tiêu chí quốc gia đầu tư
Chỉ tính 4 nước và vùng lãnh thổ Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia,
Singapore thì số vụ cháy đã chiếm 73,88% tổng số vụ cháy, còn thiệt hại
do cháy gây ra thì chiếm tới 97,61% tổng thiệt hại do cháy gây ra tại các
cơ sở của 16 nước trong tổng số 81 nước và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư
vào Việt Nam.
Trên 88% số vụ cháy và trên 95% thiệt hại ở các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài thuộc các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư Châu Á. chỉ
tính 4 nước và vùng lãnh thổ Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore
14
thì số vụ cháy đã chiếm 73,88% tổng số vụ cháy, còn thiệt hại do cháy gây
ra thì chiếm tới 97,61% tổng thiệt hại do cháy gây ra tại các cơ sở của 16
nước trong tổng số 81 nước và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư vào Việt Nam.
Chỉ tính riêng số vụ cháy tại các cơ sở có vốn đầu tư của Đài Loan vào
Việt Nam thì đã bằng tổng số vụ cháy của 80 nước còn lại, còn tổng thiệt
hại do cháy gây ra thì gấp 2,5 lần so với thiệt hại ở các cơ sở của 80 nước
cộng lại (Xem phụ lục 3b). Trên 88% số vụ cháy và trên 95% thiệt hại ở
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc các quốc gia và vùng
lãnh thổ đầu tư Châu Á.
Điều này cho thấy công tác giáo dục đào tạo về an toàn PCCC, tư vấn,
thẩm định, kiểm tra an toàn PCCC trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh
thuộc các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư Châu Á có nhu cầu rất cao.
Xét theo ngành nghề đầu tư ngành công nghiệp (Công nghiệp nhẹ,
Công nghiệp nặng, Công nghiệp thực phẩm, Xây dựng, Công nghiệp D
khí…) là ngành có nhu cầu dịch vụ PCCC cao nhất (có đến 91% số vụ
cháy trong 10 năm qua là ở các cơ sở thuộc lĩnh vực công nghiệp).
Xét theo tiêu chí phân bố các doanh nghiệp ở các địa phương và vùng
miền có thể thấy các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh là các
tỉnh, thành phố có nhu cầu dịch vụ PCCC cao nhất, chỉ tính riêng 3 địa
phương này thì số vụ cháy xảy ra tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài đã chiếm 71,17% tổng số vụ cháy, còn thiệt hại do cháy
gây ra tại đây chiếm 93,81% tổng thiệt hại do cháy gây ra tại các doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
Các vụ cháy xảy ra tại các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu
xảy ra tại các tỉnh phía Nam, 99 vụ, chiếm 89,19% tổng số vụ cháy, phía
Bắc, 12 vụ, chiếm 10,81% tổng số vụ cháy.
Phân theo tiêu chí quốc gia đầu tư có thể thấy các doanh nghiệp ở các
quốc gia Châu Á (Đài Loan, Hàn Quốc, Malai, Trung Quốc chiếm tới
76,6% số vụ cháy và 95,1% tổng số thiệt hại) có nhu cầu sử dụng dịch vụ
PCCC cao nhất.
Theo kết cấu xây dựng hạng mục công trình của cơ sở bị cháy
Các cơ sở kinh doanh có nhà xưởng, nhà kho có kết cấu xây dựng
khung nhà bằng thép, mái lợp tôn có nhu cầu cao trong việc sử dụng dịch
15
vụ PCCC (96 vụ cháy, chiếm 86% tổng số vụ cháy tại các cơ sở