Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đổi mới và phát
triển, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biếntích cực, đời sống kinh tế
ngày một nâng cao. Để đạt được những thành tựu đó ngoài sự đóng góp của tất
cả các ngành nghề trong mọi lĩnh vực thì có sự đónggóp không nhỏ của ngành
ngân hàng. Ngành ngân hàng với vai trò là “người đivay” và “người cho vay” đã
có những chính sách đổi mới tích cực phù hợp với tình hình thực tiễn, huy động
tối đa các nguồn tiền nhàn rỗi đưa vào lưu thông đểphát triển sản xuất. Việc tạo
lập nguồn vốn không những giúp cho Ngân hàng tổ chức được mọi hoạt động
kinh doanh mà còn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản xuất
kinh doanh của mọi doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của toàn bộ
nền kinh tế nói chung. Bên cạnh đó, với vai trò là nhà cung cấp vốn tín dụng,
điều mà các Ngân hàng quan tâm nhất là khả năng bảotồn vốn để tái đầu tư. Do
đó, vấn đề làm cách nào để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng là vấn đề
được các ngân hàng quan tâm hàng đầu.
Nhưng làm cách nào để ngân hàng biết được các doanh nghiệp thực sự đang
cần vốn, đó là đối tác tin cậy để cho vay, việc vayvốn được dùng vào đúng mục
đích hay không và việc cho vay có khả năng thu hồi được trong tương lai theo
đúng cam kết giữa ngân hàng và khách hàng hay không?. Đó chính là vai trò của
công tác thẩm định hồ sơ vay của khách hàng để từ đó đưa ra những ý kiến,
những nhận định ban đầu giúp ban lãnh đạo ngân hàngcó quyết định chính xác.
83 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3148 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thẩm định hồ sơ vay vốn tín dụng xuất khẩu của công ty cổ phần chế biến thuỷ sản Việt Á tại chi nhánh ngân hàng phát triển Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Lang
SVTH: Phạm Thị Phương Huyền I
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
*******
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
THẨM ĐỊNH HỒ SƠ VAY VỐN TÍN DỤNG
XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ
BIẾN THUỶ SẢN VIỆT Á TẠI CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN SÓC TRĂNG
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
VÕ THỊ LANG PHẠM THỊ PHƯƠNG HUYỀN
MSSV: 4053750
Lớp: Tài chính – Ngân hàng
Khoá: 31
Cần Thơ - 2009
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Lang
SVTH: Phạm Thị Phương Huyền II
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..................................................................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...........................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung..........................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể..........................................................................................2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU..............................................................................2
1.3.1. Phạm vi về không gian nghiên cứu ...........................................................2
1.3.2. Phạm vi về thời gian nghiên cứu...............................................................2
1.3.3. Phạm vi về nội dung nghiên cứu...............................................................2
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......3
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ................................................................................3
2.1.1. Khái niệm về tín dụng xuất khẩu ..............................................................3
2.1.2. Các hình thức cho vay xuất khẩu ..............................................................3
2.1.3. Phương thức cho vay ................................................................................3
2.1.4. Mức vốn cho vay.......................................................................................5
2.1.5. Thời hạn cho vay.......................................................................................5
2.1.6. Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ............5
2.1.7. Phương pháp xác định mức vốn cho vay..................................................9
2.1.8. Phương pháp kiểm tra một hợp đồng xuất khẩu .....................................10
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................12
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.................................................................12
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu................................................................12
2.2.3. Phương pháp thẩm định ..........................................................................13
Chương 3: KHÁI QUÁT CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN SÓC
TRĂNG................................................................................................................14
3.1. GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN SÓC
TRĂNG................................................................................................................14
3.1.1. Lịch sử hình thành...................................................................................14
3.1.2. Hoạt động của ngân hàng........................................................................14
3.1.3. Nguồn vốn hoạt động..............................................................................14
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Lang
SVTH: Phạm Thị Phương Huyền III
3.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển Sóc Trăng ...................15
3.1.5. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................16
3.1.6. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban............................................16
3.2. GIỚI THIỆU QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH HỒ SƠ VAY VỐN TÍN DỤNG
XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG .....................................................................19
3.2.1. Tiếp nhận hồ sơ vay vốn .........................................................................19
3.2.2. Kiểm tra hồ sơ vay ..................................................................................22
3.2.3. Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh ............................................24
3.2.4. Phân tích rủi ro ........................................................................................25
3.2.5. Xác định mức vốn cho vay, thời hạn cho vay, nguồn trả nợ ..................25
Chương 4: THẨM ĐỊNH HỒ SƠ VAY VỐN TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THUỶ SẢN VIỆT Á...................................27
4.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY ........................................................................27
4.1.1. Quá trình hình thành và phát triển...........................................................27
4.1.2. Khái quát về công ty ...............................................................................28
4.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban .....................................30
4.1.4. Hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm của Công ty...........................32
4.2. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÀNH THUỶ SẢN......................32
4.2.1. Thuận lợi .................................................................................................32
4.2.2. Khó khăn .................................................................................................33
4.3. TIẾP NHẬN HỒ SƠ VAY VỐN .................................................................34
4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ
BIẾN THUỶ SẢN VIỆT Á .................................................................................35
4.4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ............................................35
4.4.2. Tình hình bố trí về cơ cấu tài chính của công ty.....................................37
4.4.3. Tình hình chỉ tiêu sinh lời của công ty....................................................41
4.4.4. Tình hình chỉ tiêu sử dụng vốn lưu động ................................................43
4.4.5. Tình hình chỉ tiêu về khả năng thanh toán ..............................................47
4.5. QUAN HỆ TÍN DỤNG CỦA CÔNG TY VIỆT Á VỚI CÁC TỔ CHỨC
TÍN DỤNG KHÁC ..............................................................................................50
4.6. PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH ...............................................50
4.6.1. Nội dung của hợp đồng xuất khẩu ..........................................................50
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Lang
SVTH: Phạm Thị Phương Huyền IV
4.6.2. Tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh ...................................51
4.6.3. Tài sản đảm bảo tiền vay.........................................................................56
4.6.4. Xác định mức vốn cho vay, thời hạn cho vay.........................................56
4.6.5. Ý kiến đánh giá về phương án ................................................................58
4.7. NHẬN XÉT VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG CỦA CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH HỒ SƠ VAY VỐN .......................58
4.7.1. Nhận xét ..................................................................................................58
4.7.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của công tác thẩm định hồ sơ vay
vốn........................................................................................................................59
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................61
5.1. KẾT LUẬN...................................................................................................61
5.2. KIẾN NGHỊ ..................................................................................................62
PHỤ LỤC.............................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................74
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Lang
SVTH: Phạm Thị Phương Huyền V
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1: Sơ đồ Cơ cấu tổ chức của Chinh nhánh NHPT Sóc Trăng ...................16
Sơ đồ 2: Sơ đồ Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần chế biến thuỷ sản Việt Á..30
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Lang
SVTH: Phạm Thị Phương Huyền VI
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2006 – 2008 ...............36
Bảng 2: Chỉ tiêu về bố trí cơ cấu tài chính của công ty năm 2006 – 2008 ..........38
Bảng 3: Chỉ tiêu sinh lời của công ty 2006 – 2008..............................................41
Bảng 4: Chỉ tiêu sử dụng vốn lưu động của công ty 2006 – 2008.......................44
Bảng 5: Chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Công ty 2006 – 2008....................47
Bảng 6: Chi phí nguyên liệu chính của phương án kinh doanh...........................52
Bảng 7: Tổng chi phí sản xuất của phương án.....................................................53
Bảng 8: Doanh thu của phương án sản xuất kinh doanh .....................................54
Bảng 9: Khấu hao tài sản cố định của phương án................................................55
Bảng 10: Lợi nhuận của phương án kinh doanh ..................................................55
Bảng 11: Vốn tự có tham gia phương án kinh doanh ..........................................56
Bảng 12: Thời hạn vay vốn, thời điểm trả nợ, mức trả nợ của phương án kinh
doanh....................................................................................................................57
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Lang
SVTH: Phạm Thị Phương Huyền VII
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 1: Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ của Công Ty qua 3 năm (2006-2008) ......38
Biểu đồ 2: Tỷ suất đầu tư vào TSLĐ của Công Ty qua 3 năm (2006-2008).......39
Biểu đồ 3: Hệ số nợ của Công ty qua 3 năm ( 2006-2008 ) ................................40
Biểu đồ 4: Hệ số vốn chủ sở hữu của Công ty qua 3 năm ( 2006-2008 )............40
Biểu đồ 5: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty qua 3 năm
( 2006 - 2008 )......................................................................................................42
Biểu đồ 6: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của Công ty từ năm 2006 – 2008...42
Biểu đồ 7: Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu của Công ty từ năm
2006 – 2008.........................................................................................................43
Biểu đồ 8: Vòng quay vốn lưu động Của Công ty năm 2006 – 2008..................45
Biểu đồ 9: Vòng quay hàng tồn kho của Công ty năm 2006 – 2008 ...................46
Biểu đồ 10: Kỳ thu tiền bình quân của Công ty năm 2006-2008 ........................46
Biểu đồ 11: Khả năng thanh toán tổng quát của Công ty năm 2006-2008..........47
Biểu đồ 12: Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty 2006-2008 .............48
Biểu đồ 13: Khả năng thanh toán nhanh của Công ty 2006-2008 .......................49
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Lang
SVTH: Phạm Thị Phương Huyền VIII
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
CIC Trung tâm thông tin tín dụng
L /C Tín dụng chứng từ
NHPT Ngân hàng Phát triển
NHNN & PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
TSCĐ Tài sản cố định năm
TSLĐ Tài sản lưu động
ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có
ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
ROS Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
WTO Tổ chức thương mại thế giới
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Lang
SVTH: Phạm Thị Phương Huyền 1
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đổi mới và phát
triển, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống kinh tế
ngày một nâng cao. Để đạt được những thành tựu đó ngoài sự đóng góp của tất
cả các ngành nghề trong mọi lĩnh vực thì có sự đóng góp không nhỏ của ngành
ngân hàng. Ngành ngân hàng với vai trò là “người đi vay” và “người cho vay” đã
có những chính sách đổi mới tích cực phù hợp với tình hình thực tiễn, huy động
tối đa các nguồn tiền nhàn rỗi đưa vào lưu thông để phát triển sản xuất. Việc tạo
lập nguồn vốn không những giúp cho Ngân hàng tổ chức được mọi hoạt động
kinh doanh mà còn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản xuất
kinh doanh của mọi doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của toàn bộ
nền kinh tế nói chung. Bên cạnh đó, với vai trò là nhà cung cấp vốn tín dụng,
điều mà các Ngân hàng quan tâm nhất là khả năng bảo tồn vốn để tái đầu tư. Do
đó, vấn đề làm cách nào để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng là vấn đề
được các ngân hàng quan tâm hàng đầu.
Nhưng làm cách nào để ngân hàng biết được các doanh nghiệp thực sự đang
cần vốn, đó là đối tác tin cậy để cho vay, việc vay vốn được dùng vào đúng mục
đích hay không và việc cho vay có khả năng thu hồi được trong tương lai theo
đúng cam kết giữa ngân hàng và khách hàng hay không?. Đó chính là vai trò của
công tác thẩm định hồ sơ vay của khách hàng để từ đó đưa ra những ý kiến,
những nhận định ban đầu giúp ban lãnh đạo ngân hàng có quyết định chính xác.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên tôi đã chọn đề tài “Thẩm định hồ sơ
vay vốn tín dụng xuất khẩu của Công ty Cổ phần chế biến thuỷ sản Việt Á tại
Chi nhánh Ngân hàng phát triển Sóc Trăng” để làm đề tài nghiên cứu cho luận
văn tốt nghiệp của mình với mong muốn góp một phần nhỏ để từng bước phát
triển hoạt động cho vay tín dụng xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách
hàng và mang lại hiệu quả ngày càng cao cho Ngân hàng.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Lang
SVTH: Phạm Thị Phương Huyền 2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung:
Thực hiện thẩm định hồ sơ vay vốn tín dụng xuất khẩu của Công ty Cổ
phần chế biến thuỷ sản Việt Á tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Sóc Trăng để
có cái nhìn thực tế về công việc thẩm định hồ sơ vay vốn của nhân viên làm công
tác tín dụng. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của công tác
thực hiện thẩm định hồ sơ vay vốn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Thẩm định tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ xin vay vốn.
+ Kiểm tra năng lực pháp lý của đơn vị xin vay.
+ Đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh, năng lực kinh doanh xuất
nhập khẩu.
+ Đánh giá tình hình tài chính của đơn vị xin vay vốn.
+ Phương án kinh doanh, mức vốn cho vay, thời hạn vay, nguồn trả
nợ.
+ Uy tín đối với các tổ chức tín dụng.
+ Nhận xét về công tác thẩm định hồ sơ vay vốn.
+ Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của công tác thực
hiện thẩm định hồ sơ vay vốn.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phạm vi về không gian nghiên cứu
Thực hiện thẩm định tín dụng xuất khẩu của Công ty Cổ phần chế biến
thuỷ sản Việt Á tại Chi nhánh Ngân hàng Phát Triển Sóc Trăng.
1.3.2. Phạm vi về thời gian nghiên cứu
- Thời gian thực hiện luận văn từ ngày 02/02/2009 đến ngày 25/04/2009.
- Luận văn trình bày dựa trên số liệu thu thập trong 3 năm 2006 - 2008.
1.3.3. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu chủ yếu về công tác thẩm định tín dụng
ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu đối với trường hợp cho vay trước khi giao hàng.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Lang
SVTH: Phạm Thị Phương Huyền 3
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Khái niệm về tín dụng xuất khẩu
Tín dụng xuất khẩu (hay tài trợ xuất khẩu): là các khoản ngân hàng cho
người xuất khẩu vay với mục đích bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp để họ
có khả năng thực hiện hợp đồng ngoại thương đã ký và giúp cho doanh nghiệp
liên tục sản xuất kinh doanh, không bị hụt vốn trong thời gian chờ tiền thanh toán
hàng hóa của đối tác nước ngoài.
2.1.2. Các hình thức cho vay xuất khẩu
Cho nhà xuất khẩu vay, bao gồm cho vay trước hoặc sau khi giao hàng.
- Cho vay trước khi giao hàng: là việc ngân hàng cho vay để đơn vị mua
nguyên, vật liệu và chi phí cho các yếu tố sản xuất khác để thực hiện hợp đồng
xuất khẩu hay hợp đồng xuất khẩu uỷ thác.
- Cho vay sau khi giao hàng: là việc ngân hàng cho vay sau khi đơn vị đã
xuất hàng và có bộ chứng từ hàng xuất hoàn hảo.
Cho nhà nhập khẩu nước ngoài vay.
2.1.3. Phương thức cho vay
Cho vay từng lần: Cho vay từng lần là việc ngân hàng và đơn vị vay vốn
ký kết các điều khoản trong hợp đồng tín dụng cho mỗi lần vay vốn.
− Đối tượng cho vay: Áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn
bổ sung vốn lưu động thường xuyên, ngoài kế hoạch tài chính trong năm của
doanh nghiệp hoặc khách hàng có vòng quay vốn kinh doanh dài.
− Đặc điểm:
+ Mỗi khi có nhu cầu vay, khách hàng gởi hồ sơ vay cho ngân hàng,
thời hạn thẩm định của ngân hàng lâu có thể ảnh hưởng giá cả và hiệu quả
thương vụ của doanh nghiệp.
+ Mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng ký hợp đồng tín dụng
từng lần.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Lang
SVTH: Phạm Thị Phương Huyền 4
+ Việc rút vốn vay có thể được thực hiện một lần hoặc nhiều lần phù
hợp với tiến độ sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng nhưng tổng số tiền của
các lần rút vốn không được vượt quá số tiền ghi trên hợp đồng tín dụng.
+ Việc trả bớt nợ không làm tăng số tiền chưa giải ngân.
+ Mỗi lần nhận nợ, khách hàng phải ký giấy nhận nợ. Mục đích sử
dụng vốn của mỗi lần nhận nợ phải phù hợp với mục đích sử dụng vốn trong hợp
đồng tín dụng đã ký.
+ Vốn vay có thể được rút bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
+ Nếu khách hàng có nhu cầu vay thêm thì phải nộp hồ sơ vay mới.
+ Phải tất toán nợ vay cũ, mới có thể vay lại món vay mới (nếu không
thế chấp hay cầm cố tài sản).
+ Việc cấp khoản vay mới không bao gồm dư nợ của các khoản vay
trước đó.
Cho vay theo hạn mức: Là việc ngân hàng và đơn vị vay vốn xác định và
thoả thuận một hạn mức cho vay duy trì trong một khoảng thời gian nhất định,
với tổng mức dư nợ vay tối đa không vượt hạn mức cho vay đã thoả thuận tại
hợp đồng tín dụng cho vay theo hạn mức.
− Đối tượng cho vay: Áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn
lưu động thường xuyên, có vòng quay vốn nhanh, việc vay trả diễn ra thường
xuyên.
− Đặc điểm:
+ Sau khi đã được cấp hạn mức tín dụng, việc giải ngân theo từng
giấy nhận nợ rất nhanh chóng, giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp thời các cơ hội
vàng trong kinh doanh.
+ Khách hàng và ngân hàng ký hợp đồng tín dụng hạn mức.
+ Trong thời hạn rút vốn, khách hàng có thể rút vốn hoặc trả vốn
nhiều lần nhưng mức dư nợ vay tại bất kỳ thời điểm nào cũng phải nhỏ hơn hoặc
bằng hạn mức tín dụng đã được cấp.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Lang
SVTH: Phạm Thị Phương Huyền 5
+ Khi khàch hàng trả bớt nợ thì hạn mức sẽ tăng, phục hồi tương ứng
số tiền đã trả.
+ Mỗi lần rút vốn, khách hàng ký nhận nợ. Mục đích sử dụng vốn của
mỗi lần nhận nợ có thể khác nhau (Thanh toán tiền hàng, mua nguyên liệu, thanh
toán lương công nhân, thanh toán tiền điện nước …).
+ Vốn vay có thể được rút bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
+ Nếu khàch hàng có nhu cầu, ngân hàng có thể xem xét điều chỉnh
tăng hạn mức.
+ Để đảm bảo việc sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp được
liên tục và ổn định, trước khi hết hạn rút vốn, căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh
doanh, ngân hàng có thể tái cấp hạn mức mới cho kỳ tiếp theo.
+ Không cần tất toán nợ vay vẫn có thể tiếp tục được tái cấp hạn mức.
+ Hạn mức được tái cấp thường bao gồm cả dư nợ của hạn mức tín
dụng trước đó.
2.1.4. Mức vốn cho vay
Mức cho vay tối đa bằng 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu đã
ký hoặc giá trị L/C đối với cho vay trước khi giao hàng hoặc trị giá hối phiếu hợp
lệ đối với cho vay sau khi giao hàng.
2.1.5. Thời hạn cho vay
− Thời hạn cho vay xác định theo khả năng thu hồi vố