Ngay từkhi còn nằm trong nôi, mỗi chúng ta ñã ñược tiếp xúc với thành ngữ,
tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam qua lời ru mượt mà, êm ái của bà, của mẹ. Riêng ñối
với thành ngữ, tục ngữ, ngoài việc sửdụng hết sức gần gũi, quen thuộc trong lời ăn
tiếng nói hàng ngày của nhân dân thì nó còn xuất hiện rất phổbiến trong các sáng tác
văn chương. Khi tiếp cận với tác phẩm văn chương thì một trong những ñiều ñểlại ấn
tượng sâu sắc nhất trong chúng ta chính là khảnăng sửdụng ngôn ngữmà ñặc biệt là
khảnăng sửdụng thành ngữ, tục ngữcủa tác giảtrong tác phẩm. Thực tếcho thấy,
những nhà văn nhà thơlớn từxưa ñến nay ñều sửdụng vốn thành ngữ, tục ngữrất
thành công trong sáng tác của mình như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, HồChí Minh .
ðiều này chứng tỏrằng thành ngữ, tục ngữlà vốn ngôn ngữvô cùng vô tận và rất quí
báu của dân tộc. ðó là một mảnh ñất màu mỡ, không chỉcó bàn tay khai phá của các
tác giảvăn học trước ñó mà trong cảgiai ñọan hiện nay thì thành ngữ, tục ngữcũng là
một mảnh ñất ñểcho tác giảvăn học ñương ñại khai phá và sửdụng rất có hiệu quả.
Với lòng yêu thích say mê mong muốn ñược tìm hiểu khám phá ngôn ngữquý
báu của dân tộc ñồng thời muốn tìm hiểu sâu sắc hơn vềcách sửdụng thành ngữ, tục
ngữtrong truyện ngắn của nhà văn ñương ñại Nguyễn Huy Thiệp, tôi ñã quyết ñịnh
chọn ñềtài: “Thành ngữ, tục ngữtrong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp”. Tôi hy
vọng rằng trong quá trình tìm hiểu mghiên cứu sẽgiúp cho tôi khám phá ra những nét
ñộc ñáo trong việc sửdụng thành ngữ, tục ngữcủa tác giảNguyễn Huy Thiệp. ðồng
thời, cũng cung cấp cho hành trang vào ñời của tôi một lượng kiến thức ñáng kểvề
thành ngữ, tục ngữ, phục vụ ñắc lực cho chuyên môn nghềnghiệp sau này của tôi là
một cô giáo dạy Văn
76 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4404 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thành ngữ, tục ngữ trong truyện ngaéncủa Nguyễn Huy Thiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG đẠI HỌC CAÀN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN NGỮ VĂN
đỖ THỊ LIÊN
THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ
TRONG TRUYỆN NGAÉN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Luận văn tốt nghiệp đại học Nghành Ngữ Văn
Cán bộ hướng dẫn: Nguyễn Văn Nở
Cần Thơ, 5 - 2007
đỀ CƯƠNG KHÁI QUÁT
PHẦN MỞ đẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích yêu cầu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VIỆT NAM
1.1. Một số vấn đề về khái niệm
1.1.1. Thành ngữ, tục ngữ theo quan điểm của các nhà nghiên cứu văn học
1.1.2. Thành ngữ, tục ngữ theo quan điểm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ
1.2. Một số nét tương đồng và dị biệt giữa thành ngữ và tục ngữ
Tru1n.2g.1t.âMmột Hsốọncét ltiưệơungĐđồHngCần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.2.1.1. Nguồn gốc
1.2.1.2. Tính biểu trưng
1.2.1.3. Cấu trúc hình thức
1.2.2. Một số nét dị biệt
1.2.2.1. Kết cấu ngữ pháp
1.2.2.2. Chức năng
1.2.2.3. Về nội dung ý nghĩa
1.3. Hiệu quả của việc sử dụng thành ngữ và tục ngữ
1.3.1. Tính hàm súc
1.3.2. Tính hình tượng
1.3.3. Tính dân tộc
1.3.4. Tính thuyết phục
1.3.5. Tính đại chúng
CHƯƠNG II: THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP
2.1. VÀI NÉT VỀ CUỘC đỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN HUY THIỆP
2.1.1. Cuộc đời
2.1.2. Sự nghiệp sáng tác
2.1.2.1. Số lượng tác phẩm
2.1.2.2. Nội dung tác phẩm
2.2. NGÔN NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP
2.3. THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP
2.3.1. Cách vận dụng
2.3.1.1. Kết quả thống kê
2.3.1.2. Sử dụng nguyên dạng
2.3.1.3. Sử dụng cải biến, sáng tạo
2.3.2. Hiệu quả sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
2.3.2.1. Miêu tả ngoại hình nhân vật
Tru2n.3g.2t.â2.mMiHêuọtảctílniệh ucácĐh HnhâCn ầvậnt
2.3.2.3. Miêu tả nội tâm nhân vật
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.3.3.4. Miêu tả hành động nhân vật
PHẦN KẾT LUẬN
PHẦN MỞ đẦU
1.Lý do chọn đề tài:
Ngay từ khi còn nằm trong nôi, mỗi chúng ta đã được tiếp xúc với thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam qua lời ru mượt mà, êm ái của bà, của mẹ. Riêng đối với thành ngữ, tục ngữ, ngoài việc sử dụng hết sức gần gũi, quen thuộc trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân thì nó còn xuất hiện rất phổ biến trong các sáng tác văn chương. Khi tiếp cận với tác phẩm văn chương thì một trong những điều để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong chúng ta chính là khả năng sử dụng ngôn ngữ mà đặc biệt là khả năng sử dụng thành ngữ, tục ngữ của tác giả trong tác phẩm. Thực tế cho thấy, những nhà văn nhà thơ lớn từ xưa đến nay đều sử dụng vốn thành ngữ, tục ngữ rất thành công trong sáng tác của mình như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh… . điều này chứng tỏ rằng thành ngữ, tục ngữ là vốn ngôn ngữ vô cùng vô tận và rất quí
báu của dân tộc. đó là một mảnh đất màu mỡ, không chỉ có bàn tay khai phá của các
Trungtátcâgmiả vHănọchọlciệtruướĐc đHó mCàầtrnonTg hcảơgi@ai đTọaànihliiệệnunahyọthcì tthậànph vnàgữn, tgụchniêgữnccũnứgulà một mảnh đất để cho tác giả văn học đương đại khai phá và sử dụng rất có hiệu quả.
Với lòng yêu thích say mê mong muốn được tìm hiểu khám phá ngôn ngữ quý báu của dân tộc đồng thời muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong truyện ngắn của nhà văn đương đại Nguyễn Huy Thiệp, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Thành ngữ, tục ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp”. Tôi hy vọng rằng trong quá trình tìm hiểu mghiên cứu sẽ giúp cho tôi khám phá ra những nét độc đáo trong việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ của tác giả Nguyễn Huy Thiệp. đồng thời, cũng cung cấp cho hành trang vào đời của tôi một lượng kiến thức đáng kể về thành ngữ, tục ngữ, phục vụ đắc lực cho chuyên môn nghề nghiệp sau này của tôi là một cô giáo dạy Văn.
2.Lịch sử vấn đề:
Vấn đề nghiên cứu sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác văn chương đã
được các nhà nghên cứu quan tâm từ rất lâu trong các bài báo, bài diễn văn,… và gần
đây là trong các bài viết nhỏ, bài chuyên luận, bài báo cáo khoa học, luận văn tốt nghiệp trong trường đại học. Tất cả những bài viết này đều làm nổi bật hiệu quả sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác văn chương nói chung.
Trên tạp chí “ Ngôn Ngữ” số 1/1980, Thái Hòa có bài viết “ Tìm hiểu cách dùng tục ngữ trong những bài viết và bài nói của chủ tịch Hồ Chí Minh”. Trong bài viết này, tác giả đã đề cập đến khả năng sử dụng tục ngữ hết sức linh hoạt của Bác trên hai lĩnh vực nói và viết. Theo tác giả, tùy theo đối tượng, đề tài, và thể loại mà Bác có cách sử dụng tục ngữ phù hợp. Có khi Bác dùng tục ngữ làm một chủ điểm, một ý chính để nêu lên vấn đề, có khi Bác dùng tục ngữ để chuyển ý chuyển đọan hoặc kết thúc một đọan bài văn. Sau đó, tác giả đã đưa ra nhận xét “ Tóm lại, Bác dùng tục ngữ làm một tư duy sắc bén, lợi hơn trong lập luận, trình bày cũng như xây dựng văn bản” [ 17;12]. Có thể nói, đây là một bài viết khá sâu sắc và tỉ mỉ đã phân tích được giá trị sử dụng tục ngữ trong những bài văn, bài viết của Bác nhằm mục đích cổ động quần chúng tin và làm theo cách mạng.
Trung tâm BHàiọvciếltiệ“ uPhĐanHBộCi ầCnhâuTvhậơn d@ụngTthààinlhiệnugữh, tọụcc ntgậữp tvroàngnsgáhngiêtánc cthứơ uca của Nguyễn đức Can đăng trên “ Ngữ học trẻ 2001” đã phân tích rất tỉ mỉ về hiệu quả
sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác thơ ca của Phan Bội Châu. Sau khi khảo sát
14 bài thơ của Phan Bội Châu, tác giả đã nhận thấy có hai cách vận dụng thành ngữ, tục ngữ vào sáng tác thơ của “cụ Phan” là: dùng nguyên dạng thành ngữ, tục ngữ và lấy ý của thành ngữ, tục ngữ để sáng tạo nên những câu thơ mềm mại với một ý thơ có nội hàm cao hơn. Ngoài ra tác giả còn phát hiện thấy rằng, Phan Bội Châu đã sáng tạo ra những câu nói mang tính thành ngữ, tục ngữ mà “Ngay lúc xuất hiện và cả ngày nay nhân gian vẫn sử dụng chúng trong giao tiếp hàng ngày (…) như: thất bại là mẹ thành công; Nhất gian nan khốn khó là trường học anh hùng; Cần kiệm là nguồn bể nhân ái;…” [2;348]. Và sau đó tác giả đã đưa ra kết luận: “đây là một bằng chứng chứng minh cho sức sống, sức mạnh mẽ của kho tàng ngôn ngữ dân tộc (ở đây là kho tàng thành ngữ, tục ngữ ). Vì thế nó được trân trọng và phát huy” [2;348].
đặng Thanh Hòa cũng có bài viết về “ Thành ngữ, tục ngữ trong thơ Nôm Hồ
Xuân Hương” đăng trên tạp chí “ Ngôn ngữ & đời sống” số 4/2001. Giống như
Nguyễn đức Can, sau khi khảo sát 39 bài thơ trong tập “ Thơ Hồ Xuân Hương” tác giả đã nhận thấy rằng: Hồ Xuân Hương khi đưa thành ngữ, tục ngữ vào trong sáng tác thơ thường chủ yếu thông qua hai phương thức chính đó là vận dụng nguyên dạng thành ngữ, tục ngữ và chỉ lấy ý thành ngữ tục ngữ vào trong sáng tác thơ của mình. Bài viết đã làm nổi bật lên biệt tài sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương.
Vấn đề nghiên cứu việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong tác phẩm văn chương cũng được khai thác trong bài luận văn tốt nghiệp trong trường đại học. Như các đề tài “Thành ngữ, tục ngữ trong tác phẩm Nguyễn Khải” [2006]; “Tìm hiểu thành ngữ, tục ngữ trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc” [2006]; “Tìm hiểu thành ngữ, tục ngữ trong những sáng tác của Nguyễn Minh Châu”;.... Hầu hết trong những luận văn này, các tác giả đã khái quát được thành ngữ, tục ngữ là gì và đưa ra một số quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu văn học cũng như của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Thông qua đó các tác giả đã tìm ra được sự tương đồng và sự di biệt giữa thành
ngữ và tục ngữ. Và vấn đề quan trọng hơn nữa là các tác giả đã làm nổi bật lên được Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu hiệu quả sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong các tác phẩm văn chương của Nguyễn
Khải, Bình Nguyên Lộc, Nguyễn Minh Châu,...
Không chỉ được vận dụng trong sáng tác văn chương, thành ngữ, tục ngữ còn được sử dụng khá phổ biến trên báo chí. Bàn về vấn đề này, tác giả Bùi Thanh Lương đã có bài viết “ Cách sử dụng thành ngữ mới trong một số ấn phẩm báo chí” đăng trên tạp chí “ Ngôn ngữ và đời sống” số 9/2006. Sau khi khảo sát bốn loại báo: đại đòan kết; Thể thao – Văn hóa, Sài Gòn giải phóng; Hà Nội mới, tác giả đã nhận ra được ba cách để tạo thành ngữ mới trên báo chí: Cải biến các thành ngữ quen thuộc nhưng nghĩa không thay đổi bằng cách thế từ đồng nghĩa hoặc chen từ; cải biến bằng cách sử dụng các mô hình đã có và xây dựng thành ngữ mới. Từ đó tác giả đã đưa ra kết luận “… Sáng tạo trong cách sử dụng thành ngữ mới góp phần làm cho tiếng Việt ngày càng phong phú, giàu đẹp” [25;11]. đây là một bài viết có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nghiên cứu ngôn ngữ báo chí.
Không chỉ tìm hiểu việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác văn chương hoặc trên các ấn phẩm báo chí mà gần đây còn có bài “Tục ngữ - ngữ cảnh và các hình thức thể hiện” của Nguyễn Văn Nở trên tạp chí “ Ngôn ngữ” số 2/2007 đã tổng hợp đầy đủ được giá trị sử dụng của tục ngữ trên cả hai lĩnh vực văn chương và báo chí . Tác giả đã chỉ ra, có hai hình thức vận dụng tục ngữ trên báo chí và trên tác phẩm văn chương: nguyên dạng và cải biến, mô phỏng, triển khai khuôn hình tục ngữ. Hơn thế nữa, tác giả còn phân tích tỉ mỉ giá trị sử dụng đó trong từng ngữ cảnh cụ thể, giúp độc giả tiếp cận vấn đề một cách dễ dàng.
Nói tóm lại, nghiên cứu về giá trị vận dụng của thành ngữ, tục ngữ trên các ấn phẩm báo chí cũng như trong tác phẩm văn chương từ trước đến giờ cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu về thành ngữ, tục ngữ trong những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp thì vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào, sách vở nghiên cứu về các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp chỉ có ba bốn: “ Tác phẩm và dư luận” ( Tạp chí Sông Hương, NXB Trẻ, Huế, 1989) ; “Tác phẩm và dư luận” ( Hồng Lĩnh, California,1991, tái bản); “ đi tìm Nguyễn Huy
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thiệp” ( Phạm Xuân Nguyên (sưu tầm và biên sọan), NXB Văn hóa thông tin Hà Nội,
2001). Cả ba cuốn sách này đều chủ yếu đi vào phân tích, bình luận, … nội dung của tác phẩm; Về nghệ thuật của tác phẩm cũng có đề cập đến nhưng không có bài nào đi sâu vào tìm hiểu nghệ thuật sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong tác phẩm của ông. Do đó, tìm hiểu về: “Thành ngữ, tục ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp là điều hết sức cần thiết.
3.Mục đích yêu cầu:
Vấn đề tìm hiểu vốn thành ngữ, tục ngữ của dân tộc là một điều vô cùng bổ ích. Thực hiện đề tài này nhằm giúp cho người đọc và bản thân người viết thu nhận được một vốn hiểu biết sâu sắc hơn về thành ngữ, tục ngữ của dân tộc cũng như hiểu biết hơn về những điểm khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ, đồng thời thấy được giá trị, ý nghĩa biểu đạt của thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác văn chương. Và đặc biệt quan trọng hơn giúp người viết khám phá ra được nét đặc sắc của việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Từ đó nhận ra được những đóng
góp của nhà văn đương đại này đối với kho tàng ngôn ngữ dân tộc trên con đường hiện đại hóa.
4.Phạm vi ngiên cứu:
Nguyễn Huy Thiệp sáng tác trên rất nhiều thể loại: Tiểu thuyết, truyện ngắn, tạp văn, tiểu luận, phê bình, giới thiệu và kịch. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian nên người viết chỉ đề cập đến việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Tất cả những truyện ngắn đó được tập hợp lại trong cuốn “Nguyễn Huy Thiệp tuyển tập truyện ngắn” do đỗ Hồng Hạnh sưu tầm và biên soạn, NXB Văn hoá Sài Gòn, 2006.
đó cũng là tài liệu chủ yếu để người viết căn cứ vào khảo sát và tìm hiểu về
thành ngữ, tục ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
5.Phương pháp nghiên cứu:
để thực hiện đề tài này, bước cần thiết đầu tiên đối với người viết là đọc tòan bộ truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, sau đó sẽ tiến hành thống kê và tổng hợp
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
những thành ngữ, tục ngữ mà tác giả đã sử dụng trong tác phẩm.
Tiếp đến, để làm nổi bật cái hay, cái độc đáo trong cách vận dụng thành ngữ, tục ngữ của tác giả, người viết dùng phương pháp chứng minh, giải thích, phân tích và bình luận.
Ngoài ra, để đề tài được phong phú hơn người viết sẽ dùng phương pháp đối chiếu, so sánh để từ đó có cái nhìn chung chính xác hơn, khách quan hơn.
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT VỀ THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VIỆT NAM
1.1 Một số vấn đề về khái niệm
Thành ngữ, tục ngữ là đối tượng thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ và các nhà nghiên cứu văn chương. đã có rất nhiều cuộc tranh luận nhiều ý kiến xoay xung quanh vấn đề xác định khái niệm thành ngữ, tục ngữ, nhưng rút cục vẫn chưa đưa ra một kiến giải thỏa đáng nào, ngay cả vấn đề phân định ranh giới giữa chúng vẫn còn khá rắc rối và phức tạp. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thừa nhận là mỗi một lĩnh vực nghiên cứu, mỗi một nhà nghiên cứu sẽ có cách nhìn nhận đánh giá khác nhau về cùng một vấn đề. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số quan niệm khác nhau về thành ngữ, tục ngữ .
1.1.1 Thành ngữ, tục ngữ theo quan niệm của các nhà nghiên cứu văn học
Xét trong lĩnh vực văn học, giữa thành ngữ và tục ngữ thì chỉ tục ngữ được coi là một thể loại của văn học dân gian. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu thì các tác giả văn học luôn luôn đề cập tới bộ đôi song hành thành ngữ, tục ngữ trong sự so sánh đối chiếu. Có thể nói, cho đến nay chưa có một khái niệm chính xác nào về thành ngữ, tục ngữ. Mặc dù giữa các thế hệ những nhà nghiên cứu luôn luôn tìm cách kế thừa, chọn lọc, bổ sung, sửa đổi, sáng tạo kiến giải của mình một cách hoàn chỉnh hơn. Nhưng dường như càng tìm tòi nghiên cứu thì các tác giả lại càng thấy xuất hiện thêm nhiều vấn đề nan
Trugniảgi htâơnmxoHayọxcunlgiệquuaĐnhHkhCái ầninệmTthhàơnh@ngữT, tàụic lniệgữuVhiệọt cNatmậ.p và nghiên cứu
1.1.1.1 Trong các nhà nghiên cứu văn học đã từng đề cập đến vấn đề thành ngữ, tục ngữ thì có lẽ Dương Quảng Hàm là người đầu tiên đưa ra tiêu chí để xác định và phân loại thành ngữ, tục ngữ Việt Nam.
Trong cuốn: “Việt Nam văn học sử yếu” tác giả viết: “Tục ngữ là những câu nói gọn ghẽ và có ý nghĩa lưu hành từ đời xưa, rồi do cửa miệng người đời truyền đi”[8;6]. Còn “Thành ngữ là những lời nói do nhiều tiếng ghép lại đã lập thành sẵn, ta có thể mượn để diễn đạt một ý tưởng của ta khi nói chuyện hoặc viết văn” [8;9].
Từ việc xác định định nghĩa thành ngữ, tục ngữ, tác giả đã đi đến phân loại thành ngữ, tục ngữ dựa trên tiêu chí nội dung: “… một câu tục ngữ tự nó phải có một ý nghĩa đầy đủ hoặc khuyên răn hoặc chỉ bảo điều gì; còn thành ngữ chỉ là những lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn một ý gì hoặc tả một trạng thái gì cho có màu mè [8;9].
Mặc dù những kiến giải của tác giả Dương Quảng Hàm về định nghĩa thành ngữ, tục ngữ và phân loại giữa chúng chưa thật đầy đủ, thậm chí còn đánh đồng nội dung giữa chúng nhưng thật sự đây lại là một công trình có vai trò quan trọng trong việc định hướng nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ sau này.
1.1.1.2 Tiếp tục đưa ra những ý kiến về thành ngữ, tục ngữ, nhóm các tác giả Chu
Xuân Diên (chủ biên), Lương Văn đan, Phương Tri trong cuốn Tục ngữ Việt Nam” đã
đưa ra tiêu chí nhận thức luận để phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ. Với tiêu chí này, các tác giả xem xét thành ngữ, tục ngữ như một hiện tượng ý thức xã hội và thành ngữ chủ yếu như một hiện tượng ngôn ngữ. Trong đó “Nội dung của thành ngữ là nội dung của những khái niệm”[4;41], còn “Nội dung của tục ngữ là nội dung của phán đoán”[4;41].
1.1.1.3 Cũng lấy tiêu chí nội dung để phân biệt giữa thành ngữ, tục ngữ, trong cuốn “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam”, Vũ Ngọc Phan đã đưa ra quan điểm về thành ngữ, tục ngữ Việt Nam sau khi nhìn nhận và đánh giá một số mặt còn thiếu sót trong cách nhìn nhận của tác giả Dương Quảng Hàm về thành ngữ, tục ngữ: “định nghĩa như vậy không được rõ, vì nếu thế tác dụng của thành ngữ cũng không khác gì tác dụng của tục ngữ” [38;38]. Và từ đó ông xác định: “Tục ngữ là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, một công lý, có khi là một sự phê phán” [38;39]. Còn “Thành ngữ là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu mà nhiều người đã quen dung, nhưng tự riêng nó không diễn được một ý trọn vẹn” [38;39].
Kiến giải của Vũ Ngọc Phan có vẻ nhận được sự đồng tình của nhiều người. Tuy nhiên khái niệm về thành ngữ, tục ngữ không chỉ dừng ở đó.
1.1.1.4 Tác giả Phan Thị đào trong cuốn “Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam” đã
Truđnưga rtaânmhậnHđọịnch:li“ệTuụcĐngHữ lCà ầmnột Thihệnơtư@ợngTýàthi ứlicệxuã hhộọi cphtảậnpánvhàlốni ngóhi,ilêốni ncghứĩ uvà lối sống của nhân dân trải qua bao thời đại… là sự đúc kết trí tuệ và tâm hồn của nhân
dân lao động…”[6;23]. Và qua đó tác giả đã dựa vào 3 tiêu chí: hình thức, nội dung và chức năng để phân biệt thành ngữ và tục ngữ.
“Về hình thức, thành ngữ được thể hiện bằng cụm từ cố định (tương đương với từ), còn tục ngữ thể hiện bằng câu.
Về nội dung, thành ngữ thể hiện khái niệm còn tục ngữ thể hiện phán đoán.
Về chức năng, thành ngữ có chức năng định danh, còn tục ngữ có chức năng thông báo”[6;27]
1.1.1.5 Tác giả Hoàng Tiến Tựu trong cuốn “Văn học dân gian Việt Nam” cũng đưa ra một số nhận định về thành ngữ, tục ngữ như sau: “Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian có chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm, tri thức, nêu lên những nhận xét dưới những câu nói ngắn gọn, súc tích, giàu vần điệu, hình ảnh dễ nhớ, dễ truyền” [44;
129]. Tác giả cũng đưa ra tiêu chí để phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ đó là tiêu chí chức năng ngữ pháp và nội dung ý nghĩa: “Mỗi câu tục ngữ đều diễn trọn một ý (một phán đoán) còn thành ngữ (…) chỉ diễn đạt một khái niêm tương đương với một từ, hoặc một cụm từ”. [44;130]
1.1.1.6 Cũng nói về thành ngữ, tục ngữ các tác giả Lê Bá Hán, Trần đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn “Từ điển thuật ngữ Văn học” (NXB Giáo dục, 2004) cũng đưa ra hai khái niệm rạch ròi về thành ngữ, tục ngữ. Theo các tác giả thành ngữ là “một cụm từ hay ngữ cố định,bền vững, có tính nguyên khối về ngữ nghĩa không nhằm diễn trọn một ý, một nhận xét như tục ngữ mà nhằm thể hiện một quan niệm dưới một hiện tượng sinh động hàm xúc. Thành ngữ hoạt động như một từ trong câu. Còn tục ngữ là “một thể loại văn học dân gian mà chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm, tri thức dưới hình thức những câu nói ngắn ngọn, xúc tích, giàu vần điệu, hình ảnh dễ nhớ, dễ truyền cảm…”[10;377].
Nhìn chung, vấn đề khái niệm về thành ngữ, tục ngữ vẫn chưa có sự thống nhất giữa các tác giả nghiên cứu văn học. Mỗi tác giả đều cố gắng đưa ra một khái niệm để làm rõ hơn về thành ngữ, tục ngữ nhưng hầu hết những khái niệm đưa ra vẫn chưa lí giải được hết giá trị của thành ngữ, tục ngữ. Tuy nhiên, cũng cần phải ghi nhận những đóng góp của các nhà nghiên cứu trong việc tìm tòi khám phá chiều sâu giá trị của thành ngữ, tục ngữ. Nó đóng vai trò quan trọng, tạo cơ sở tiền để cho việc nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ sau này.
1.2 Thành ngữ, tục ngữ theo quan điểm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ.
Trung tâKmhôHngọcchỉlliàệđuốiĐtưHợnCg nầgnhiêTnhcơứu @của Tcáàcitálicệguiả hvăọnchọtậc,pthvànàh nnggữh, tiụêcnngcữứcuòn làm tốn biết bao giấy mực của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Cũng giống các nhà nghiên
cứu văn học, khi nhìn nhận về thành ngữ, tục ngữ thì giữa các nhà ngôn ngữ học cũng có rất nhiều ý kiến đánh giá khác nhau xoay xung quanh khái niệm về thành ngữ, tục ngữ. Nếu như các nhà nghiên cứu văn học chủ yếu dựa trên tiêu chí nội dung để xác định ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ rồi trên cơ sở đó sẽ đưa ra quan điểm của mình về khái niệm thành ngữ, tục ngữ thì các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học lại chủ yếu dựa vào tiêu chí hình thức hay tiêu chí kết cấu ngữ pháp để xác định ranh giới thành ngữ, tục ngữ và sau đó đưa ra khái niệm bước đầu về thành ngữ, tục ngữ Việt Nam.
1.2.1 Trong cuốn “Hoạt động của từ Tiếng Việt” (NXB Khoa học xã hội Hà Nội,
1978) tác giả đái Xuân Ninh đã cho rằng tục ngữ là đối tượng của văn học dân gian có chức năng thông báo là một câu hoàn chỉnh, diễn đạt một ý trọn vẹn. Thành ngữ là đối tượng của từ vựng học có chức năng định danh, là tên gọi của những khái niệm. Và qua đó tác giả đã đưa ra những điểm chung của thành ngữ và tục ngữ: đều là những đơn vị sẵn có trong tiếng nói chúng được sáng tạo ra trên những quá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvan.doc
- luanvan.pdf