1. Lý do chọn đề tài:
Trong các nhà văn hiện thực tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam .Nguyễn Công Hoan nổi lên là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào ,dẻo dai,một tài năng xuất sắc độc đáo và đậm bản sắc dân tộc.
Cuộc đời viết văn của Nguyễn Công Hoan bắt đầu từ năm 17 tuổi và 20 tuổi in cuốn sách riêng.Ông là một hiện tượng văn học sớm so với đương thời và ông viết đến năm 76 tuổi.Hơn nửa thế kỷ cầm bút,Nguyễn Công Hoan đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam hơn 300 truyện ngắn và hơn 20 truyện dài và nhiều công trình nghiên cứu văn học có giá trị.
Con đường viết văn của ông đã bộc lộ đầy đủ tính cách và hoàn cảnh riêng tạo nên đạc điểm cây bút ông. Ông là một trong những người đã đặt nền móng cho dòng văn xuôi hiện thực phê phán.Đó cũng là thời kỳ văn học Việt Nam đang ở buổi sơ khai của nền văn học viết bằng chữ quốc ngữ mà mỗi tác giả đều phải tự tìm lấy mình, tự khẳng định mình, khẳng định văn học Việt Nam.
Nguyễn Công Hoan đã chọn và dám táo bạo đi thẳng đến một mình viết những truyện trong đời sống bình thường, về những con người cùng khổ bị bọn cường hào địa chủ, tham quan, ô lại đè nén, bóc lột đến cùng cực và bị giết hại. Bằng con mắt nhìn đả kích giễu cợt sâu cay, xuất phát từ tấm lòng căm giận kẻ cường quyền và tình yêu thương những người nghèo khổ.
Văn ông dễ hiểu, giản dị, trong sáng, tự nhiên và rất sống động.
Ông đã khai thác câu chữ chọn lọc rất tinh tế và sắc sảo. Những cảnh huống xã hội, những nỗi lòngvà số phận các nhân vật như hiện hình dưới ngòi bút của ông,khiến khi truyện đã kết thúc vẫn dội mạnh vào những âm vang sâu lắng trong tâm trí người đọc đến phải bật lên tiếng cười mỉa mai, chua chát và nghẹn dòng nước mắt.
Nguyễn Công Hoan là một trong số ít các nhà văn Việt Nam hiện đại có tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong bậc trung học ở nước ta. Song ở đâu và lúc nào, ông cũng được quan tâm biểu hiện là đã có rất nhiều nhà nghiên cứu và những người say mê yêu thích văn ông đã dụng công tìm hiểu và đánh giá.
Có thể nói Nguyễn Công Hoan là nhà văn chưa bao giờ bị quên. Ông là người thường xuyên được nhắc nhở trong làng văn Việt Nam hiện đại. Người có vị trí như ông không phải là quá hiếm hoi nhưng có người danh đang nổi như cồn bỗng bị lãng quên ngay. Có người rất thực tại nhưng phải chịu nhiều thăng trầm. Có người chịu một số phận âm thầm thật lâu rồi mới sáng sủa dần lên. Còn ông - nhà văn Nguyễn Công Hoan thì lúc nào cũng là người hiện diện của độc giả.
Là một độc giả, thế hệ sinh sau khi ông đã mất yêu thích văn ông cũng như con ngưòi, cá tính và khả năng sáng tác. Chúng tôi muốn tìm hiểu một khía cạnh trong những sáng tác của ông, đó là đi vào thế giới nhân vật trong những tác phẩm tiêu biểu trước cách mạng. Theo nhận biết chủ quan của chúng tôi đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về truyện ngắn cũng như tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan nhưng chưa có công trình nào lấy hình tượng nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan làm xuất phát điểm, nghiên cứu có hệ thống,trong khi hình tượng nghệ thuật là căn cứ tin cậy nhất để người nghiên cứu có thể hiểu được phần nào tư tưởng nghệ thuật cũng như tài năng của nhà văn. Hơn nữa,thế giới nhân vật của Nguyễn Công Hoan lại rất phong phú với số lượng tác phẩm lớn - ở đó hội tụ đầy đủ những nét dáng cuộc đời. Qua nhân vật ta có thể thấy được sự am hiểu sâu sắc, tinh tế của nhà văn về cuộc sống xã hội và con người Việt Nam trong những năm đen tối trước cách mạng. Đó là những lí do thúc đẩy chúng tôi viết chuyên luận này.
2- Lịch sử vấn đề:
Nguyễn Công Hoan gây được sự chú ý của dư luận ngay từ khi những truyện ngắn đầu tiên ra đời. Sau khi tập truyện Kép Tư Bền xuất bản 1935 truyện ngắn của ông ngày càng được chú ý, quan tâm của giới nghiên cứu. Từ đó đến nay nhiều công trình tìm hiểu ,đánh giá nội dung -hình thức biểu hiện, cách đánh giá bút pháp miêu tả nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan vẫn là chủ yếu. Những bài nghiên cứu, đánh giá về tiểu thuyết chỉ nằm xen kẽ trong nhận định chung cụ thể. Sau đây là một số nhận định,đánh giá mà chúng tôi thống kê được có liên quan đến nhân vật trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan trước cách mạng , chia làm hai thời kì.
2.1:Trước cách mạng :
Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu chú ý về truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Phê bình Kép Tư Bền in trong báo Bắc HàT8/1935 Trần Hạc Đình viết: “ Cái biệt tài viết tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan chỉ có ở trong truyện ngắn .Nguyễn Công Hoan là nhà văn ưa tả, ưa vẽ cái xấu xa, hèn mạt, đê tiện của một hạng ngưòi xưa nay vẫn đeo cái mặt lạ giả dối. Ông không hề có tỉ mỷ, lôi thôi như phần nhiều các nhà văn tả chân. Vậy mà từ một lời nói, từ một cử chỉ của những nhân vật trong truyện đều như chép nguyên sự thực. Ông làm “sống” một cách linh động những nhân vật”.
Hải Triều-nhà phê bình đương thời cho phái nghệ thuật vị nhân sinh cũng đã cảm nhận khá sâu sắc ý nghĩa của những vấn đề xã hội trong những truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan: “ Cái chủ trương nghệ thuật vị nhân sinh của tôi ngày nay đã được biểu hiện rõ bằng những bức tranh rất linh hoạt dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Nguyễn Công Hoan ”
Trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam, tác giả Nguyễn Trác nhận định : “truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là một tấn trò đời rộng rãi và phong phú. Ông chỉ cốt khám phá trong hiện thực những mâu thuẫn, những cảnh tương phản hoặc trái ngược nhau.Thế giới của Nguyễn Công Hoan là thế giới của những kẻ khốn khổ đáng thương”.
Tập thể tác giả cuốn Sơ thảo Lịch sử văn học Việt Nam 1930-1945 nhận xét : “Ông sở trường về cách mô tả tư cánh hèn hạ, đê tiện hết chỗ nói của bọn quan lại sâu mọt, bọn nha lại hãnh tiến giàu có sang trọng và khinh người”.
Thiếu Sơn nhận xét: “Cái đặc sắc của Nguyễn Công Hoan là ở chỗ ông biết quan sát những cái chung quanh mình, biết kiếm ra truyện tức cười, biết vẽ người bằng những nét vẽ ngộ nghĩnh, thần tình. Biết vấn đáp bằng những giọng hoạt kê lí thú và biết kết cấu thành những tấn bi hài kịch”- Phê bình Kép Tư Bền của Nguyễn Công Hoan 1935.
Đặc biệt Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại NXB Thăng Long 1944 đã có ý kiến sắc sảo chỉ ra những ưu, nhựơc điểm về nhân vật của Nguyễn Công Hoan “Ông tả đủ hạng người trong xã hội nhưng ít khi ông tả những ý nghĩ của họ nhất là những điều u uẩn của họ thì không bao giờ ông đả động đến. Bao giờ ông cũng đặt họ vào những khuôn riêng, đó là khuôn lễ giáo hay phong tục mà họ đã ra trò với những bộ mặt phường tuồng của họ”.
Vũ Ngọc Phan còn nhận xét rất sâu sắc và xác đáng về cây bút Nguyễn Công Hoan ở hai thể loại:”Người ta nhận thấy Nguyễn Công Hoan sở trường về truyện ngắn hơn truyện dài.Trong các truyện dài nhiều chỗ lúng túng rồi ông kết thúc giản dị quá ,không xứng với một truyện to tát ông dựng.Trái lại ở truyện ngắn ông tỏ ra là một người kể truyện có duyên.Phần nhiều truyện ngắn của ông linh động lại có nhiều cái bất ngờ, làm cho người đọc khoái trá vô cùng.Những truyện ngắn của ông tiêu biểu cho một thứ văn rất vui, thứ văn mà có lẽ từ ngày nước Việt Nam có tiểu thuyết viết theo lối mòn người ta chỉ thấy ở ngòi bút của ông thôi.”
Có thể thấy Vũ Ngọc Phan là một trong số ít những nhà nghiên cứu trước cách mạng nhìn nhận một cách thấu đáo về nhân vật cũng như ngòi bút xây dựng truyện của Nguyễn Công Hoan.
Như vậy từ những năm đầu tiên của quá trình nghiên cứu nhân vật trong truyện của Nguyễn Công Hoan đã được chú ý .
2.2:Sau cách mạng tháng Tám đến nay:
ở miền Bắc đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan song chủ yếu vẫn là mảng truyện ngắn .PGS Lê Thị Đức Hạnh là người dành nhiều tâm huyết nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan và đã công bố nhiều công trình nhất về truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Trong cuốn Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. NXB Khoa học - xã hội 1979 tác giả đã chia quá trình viết truyện ngắn của nhà văn thành 5 thời kì.
Theo tác giả thời kì 1929-1935 Nguyễn Công Hoan viết theo 3 chủ đề;
- Tố cáo, lên án những bọn chuyên sống bằng cách áp bức, bóc lột những người nghèo khổ.
- Miêu tả những cảnh khổ cực của người nông dân và của ngững người nghèo khác như kép hát , đi ở, phu xe.
- Phê phán những hạng người tuy không phải là tư sản nhưng nhờ đế quốc mà phong lưu, ảnh hưởng lối sống tư sản đồi truỵ ở Châu Âu.
Thời kì 1936-1939: Nguyễn Công Hoan đã có những truyện châm biếm, đả kích cả tên đầu sỏ phong kiến rồi tên thực dân Pháp, cả những vấn đề chiến tranh chống phát xít. Đối với tầng lớp lao động ông đã có những truyện viết về công nhân.
Thời kì 1940-1945: Ngòi bút Nguyễn Công Hoan tuy phần nào biểu lộ sự bất bình, tố cáo những hiện tượng áp bức nhưng do những khó khăn khách quan và cả chủ quan nên mặt tiến bộ của nhà văn không phát triển được, còn mặt tiêu cực thì lại có dịp được bộc lộ. Đó là tư tưởng vốn có của nhà văn, cộng với ảnh hưởng một cách không tự giác của chủ trương không phục cổ của thực dân phát xít.
Tác giả có một nhận định chung.”.với Nguyễn Công Hoan thì chỗ mạnh nhất của ông là miêu tả nhân vật phản diện, tức bọn quan lại, địa chủ, cường hào với bao điều xấu xa, dơ dáng của xã hội cũ “.cách miêu tả nhân vật là miêu tả trong sự đối lập giữa hai sự vật, bản chất khác nhau, giữa bản chất - hiện tượng, giữa nội dung - hình thức”.
Tác giả Nguyễn Đức Đàn trong Mấy vấn đề văn học hiện thực phê phán Việt Nam. NXB khoa học xã hội 1968, đã nhận xét về thế giới nhân vật trong những tác phẩm của Nguyễn Công Hoan như sau: “Với một số lượng khá lớn như vậy.truyện ngắn Nguyễn Công Hoan hợp thành một bức tranh rộng lớn khá đầy đủ về xã hội cũ. Hầu hết trong xã hội thực dân phong kiến đều có mặt: nông dân, công nhân, tiểu tư sản, trí thức làm các nghề tự do như thầy thuốc, làm báo, nhà văn, nhà giáo, các nghệ sĩ, rồi tư sản, nhà buôn, nhà thầu khoán, địa chủ, quan lại, cường hào, nghị viên, công chức, học sinh, cô đào, nhà thổ, đứa ở, phu xe, kẻ cắp, anh hát xẩm, chị bán hàng rong, binh lính, bồi bếp. từ các giai cấp bị áp bức, bóc lột, các giai cấp thống trị và các tầng lớp trung gian cho đến những người ở dưới đáy của một xã hội hết sức phức tạp”.
Trong một bài nghiên cứu Phan Cự Đệ cũng đã chỉ ra những đóng góp và hạn chế:”.truyện của Nguyễn Công Hoan có nhiều nét gần gũi với truyện cười dân gian .Chú ý xây dựng cốt truyện hơn là xây dựng tính cách nhân vật”.
Trong lời giới thiệu Truyện ngắn Việt Nam 1930-1945 nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung đã nhấn mạnh về tài năng cuả Nguyễn Công Hoan trong truyện ngắn “truyện ngắn cuả Nguyễn Công Hoan là hiện tượng chưa từng có tới hai lần trong văn học Việt Nam’. Tính chất trào phúng ở Nguyễn Công Hoan là thuộc về ‘năng khiếu thiên bẩm”là sự kế thừa truyền thống trào phúng của văn học dân tộc.
Trong giai đoạn hiện nay các công trình nghiên cứu của GS Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Hoành Khung đã để tâm nhiều đến tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan. GS Nguyễn Đăng Mạnh viết :“Hầu hết truyện ngắn và truyện dài của Nguyễn Công Hoan đều xoay quanh sự đối chọi giữa kẻ giàu và người nghèo. Một đằng chẳng làm gì cả mà ăn ngập mày, ngập mặt không hết tiền, hết của. Một đằng thì vất vả đủ đường mà suốt đời đói rách”.
Nguyễn Hoành Khung trong: Văn học Việt Nam 1930 - 1945(tập 1) đã đi từ quá trình sáng tác tiểu thuyết trước cách mạng đến sau cách mạng của Nguyễn Công Hoan và dừng lại lâu hơn ở Bước đường cùng. Nguyễn Hoành Khung đã phát hiện phân tích và lý giải rất nhiều những vấn đề thuộc về nội dung cũng như nghệ thuật đầy sức thuyết phục. Đặc biệt ở phương diện nghệ thuật tác giả đã có những ý kiến sắc sảo chỉ ra những ưu nhược điểm về nhân vật Bước đường cùng :”đã xây dựng thành công hai nhân vật chính Nghị Lại và Pha. Do cái nhìn xã hội tiến bộ gần với quan điểm giai cấp nhà văn đã thể hiện khá sâu sắc bản chất giai cấp bọn địa chủ và số phận người nông dân lao động.
Tuy vậy những hình tượng nhân vật này vẫn chưa có sức sống nội tại mạnh mẽ với một cá tính sắc nét. cây bút Nguyễn Công Hoan ít thành công trong việc xây dựng những tính cách có giá trị điển hình cao vừa có cá tính sắc nét vừa đa dạng, đầy đặn có sức sống nội tại tự thân. Chưa hoàn toàn vượt khỏi trình độ tư duy nghệ thuật của tiểu thuyết truyền thống”.
Về tiểu thuyết, nhìn chung các tác phẩm đã phản ánh được nhiều mặt của đời sống xã hội Việt Nam trước cách mạng dù viết bằng bút pháp hiện thực hay lãng mạn ,đều có sức tố cáo .Nhiều nhà nghiên cứu đều thống nhất khặng định :’Tiểu thuyết không phải là sở trường của Nguyễn Công Hoan”.
Trong dịp mừng thọ Nguyễn Công Hoan tròn 60 tuổi ,nhìn lại chặng đường sáng tác của Nguyễn Công Hoan trong suốt 40 năm nhà văn Tô Hoài khái quát :’Nếu ta nhẩm từ cái hồi mà lời văn bổng trầm khóc đứng,khóc ngồi đến thời kì văn chương sạch sẽ kiểu “Tự lực’thì lực lưỡng như một tay đô vật không có địch thủ.Từ Kiếp hồng nhan tới nay truyện ngắn ,truyện dài Nguyễn Công Hoan sừng sững tạo thành một thế Tam Đảo,Ba Vì,hùng vĩ vượt qua hai thời kỳ tiến vào cách mạng tháng Tám”.
Gần đây cũng đã có rất nhiều những chuyên đề luận văn thạc sĩ tìm hiểu về văn chương Nguyễn Công Hoan về phương diện nghệ thuật, ngôn ngữ, phong cách.Đó là những công trình chúng tôi sơ bộ, thống kê có đề cập đánh giá đến nhân vật. Điều này giúp cho chúng tôi có những gợi ý quan trọng và có hướng khám phá về toàn bộ các yếu tố nghệ thuật tạo nên đặc điểm thế giới nhân vật trong luận văn này.
3. Nhiệm vụ và đóng góp của đề tài
3.1- Nhiệm vụ:
Luận văn đặt ra nhiệm vụ là tìm hiểu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan một cách hệ thống dưới góc độ thi pháp học. Từ đó tìm ra “cái riêng” của nhà văn trong sự đóng góp vào mảng văn học hiện thực và tiến trình phát triển của văn học dân tộc, cũng từ đó để hiểu thêm về ông qua lời khẳng định “Ông là một trong những người đặt viên gạch đầu tiên xây nền móng cho dòng văn xuôi hiện thực phê phán Việt Nam.
3.2- Đóng góp:
Lấy thế giới nhân vật trong truyện ngắn và một số tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan làm đối tượng nghiên cứu. Luận văn đã đi sâu vào đời sống tâm hồn, tính cách con người để “nắm bắt” được tư tưởng của nhà văn bởi nhân vật là yếu tố để nhà văn bộc lộ chủ đề, tư tưởng. Đồng thời qua nhân vật nhà văn muốn bày tỏ những quan niệm, suy tư trăn trở của mình trước thế sự, trước cuộc đời . Để từ đó chúng ta nhận ra quan điểm nhân sinh mới mẻ, nhận ra con người, cá tính Nguyễn Công Hoan trong văn học.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu chủ yếu của chúng tôi tập trung tìm hiểu hầu hết là những nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và hai cuốn tiểu thuyết Ông chủ và Bước đường cùng bởi vì trong di sản văn học đồ sộ mà Nguyễn Công Hoan để lại, thể loại truyện ngắn được ông viết thành công nhất tạo nên gương mặt độc đáo của nhà văn.
Tiểu thuyết Bước đường cùng cũng đã có những thành công nhất định. So sánh ở hai thể loại với những tác giả cùng thời để thấy được những thành công và hạn chế của ông trong việc xây dựng nhân vật. Qua đó giúp chúng tôi có một cái nhìn đầy đủ hơn về quá trình sáng tạo những hình tượng nghệ thuật của ông.
5. Phương pháp nghiên cứu
1- Phương pháp phân tích nhân vật theo loại hình.
2- Phương pháp hệ thống, liệt kê, so sánh, đối chiếu.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận
Luận văn chia 3 chương lớn:
Chương I: Từ quan niệm nghệ thuật về con người đến thế giới nhân vật trong sáng tác trước cách mạng của Nguyễn Công Hoan.
Chương II: Nhân vật và bức tranh hiện thực đời sống trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan
Chương III: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan.
103 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 9610 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Trang
Mở đầu ....4
1. Lý do chọn đề tài...................................................................... 4
2. Lịch sử vấn đề .......................................................................... 6
3. Nhiệm vụ, đóng góp đề tài ..................................................... 13
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................... 13 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................ 14 6. Cấu trúc luận văn ................................................................. 14
Nội dung : . 15
Chương I: Từ quan niệm nghệ thuật về con người đến thế giới nhân vật trong sáng tác trước cách mạng của Nguyễn Công Hoan ...........15
I. Từ quan niệm nghệ thuật về con người............................................ 15
II...đến thế giới nhân vật trong sáng tác trước cách mạng................... 23
Chương II: Nhân vật và bức tranh hiện thực đời sống trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan...................................39
I. Nhân vật và bức tranh hiện thực đời sống trong truyện ngắn...........39
1. Nhân vật trong những truyện ngắn tiêu biểu ......................... 40
1.1 Nhân vật tính cách ............................................................... 41
1.2 Nhân vật số phận ................................................................. 47
2. Bức tranh hiện thực đời sống trong truyện ngắn ................... 49
II. Nhân vật và bức tranh hiện thực đời sống trong tiểu thuyết........... 51
Nhân vật trong tiểu thuyết........................................................ 54
1.1 Nhân vật trong tiểu thuyết Ông chủ .................................... 54
1.2 Nhân vật trong tiểu thuyết Bước đường cùng ..................... 57
Bức tranh hiện thực đời sống trong tiểu thuyết........................ 71
Chương III: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan ............................................... 72
I. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn ........................... 72
1. Nghệ thuật xây dựng tình huống ..........................................72
2. Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật .............................................. 75
II. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết ............................ 83
1. Thành công của Nguyễn công Hoan trong việc xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết.................................................................. 83
2. Hạn chế của Nguyễn Công Hoan trong việc xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết........................................................................... 86
Kết luận: ........................................................................................... 89
Tài liệu tham khảo: .......................................................................... 92
mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:
Trong các nhà văn hiện thực tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam .Nguyễn Công Hoan nổi lên là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào ,dẻo dai,một tài năng xuất sắc độc đáo và đậm bản sắc dân tộc.
Cuộc đời viết văn của Nguyễn Công Hoan bắt đầu từ năm 17 tuổi và 20 tuổi in cuốn sách riêng.Ông là một hiện tượng văn học sớm so với đương thời và ông viết đến năm 76 tuổi.Hơn nửa thế kỷ cầm bút,Nguyễn Công Hoan đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam hơn 300 truyện ngắn và hơn 20 truyện dài và nhiều công trình nghiên cứu văn học có giá trị.
Con đường viết văn của ông đã bộc lộ đầy đủ tính cách và hoàn cảnh riêng tạo nên đạc điểm cây bút ông. Ông là một trong những người đã đặt nền móng cho dòng văn xuôi hiện thực phê phán.Đó cũng là thời kỳ văn học Việt Nam đang ở buổi sơ khai của nền văn học viết bằng chữ quốc ngữ mà mỗi tác giả đều phải tự tìm lấy mình, tự khẳng định mình, khẳng định văn học Việt Nam.
Nguyễn Công Hoan đã chọn và dám táo bạo đi thẳng đến một mình viết những truyện trong đời sống bình thường, về những con người cùng khổ bị bọn cường hào địa chủ, tham quan, ô lại đè nén, bóc lột đến cùng cực và bị giết hại. Bằng con mắt nhìn đả kích giễu cợt sâu cay, xuất phát từ tấm lòng căm giận kẻ cường quyền và tình yêu thương những người nghèo khổ.
Văn ông dễ hiểu, giản dị, trong sáng, tự nhiên và rất sống động.
Ông đã khai thác câu chữ chọn lọc rất tinh tế và sắc sảo. Những cảnh huống xã hội, những nỗi lòngvà số phận các nhân vật như hiện hình dưới ngòi bút của ông,khiến khi truyện đã kết thúc vẫn dội mạnh vào những âm vang sâu lắng trong tâm trí người đọc đến phải bật lên tiếng cười mỉa mai, chua chát và nghẹn dòng nước mắt.
Nguyễn Công Hoan là một trong số ít các nhà văn Việt Nam hiện đại có tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong bậc trung học ở nước ta. Song ở đâu và lúc nào, ông cũng được quan tâm biểu hiện là đã có rất nhiều nhà nghiên cứu và những người say mê yêu thích văn ông đã dụng công tìm hiểu và đánh giá.
Có thể nói Nguyễn Công Hoan là nhà văn chưa bao giờ bị quên. Ông là người thường xuyên được nhắc nhở trong làng văn Việt Nam hiện đại. Người có vị trí như ông không phải là quá hiếm hoi nhưng có người danh đang nổi như cồn bỗng bị lãng quên ngay. Có người rất thực tại nhưng phải chịu nhiều thăng trầm. Có người chịu một số phận âm thầm thật lâu rồi mới sáng sủa dần lên. Còn ông - nhà văn Nguyễn Công Hoan thì lúc nào cũng là người hiện diện của độc giả.
Là một độc giả, thế hệ sinh sau khi ông đã mất yêu thích văn ông cũng như con ngưòi, cá tính và khả năng sáng tác. Chúng tôi muốn tìm hiểu một khía cạnh trong những sáng tác của ông, đó là đi vào thế giới nhân vật trong những tác phẩm tiêu biểu trước cách mạng. Theo nhận biết chủ quan của chúng tôi đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về truyện ngắn cũng như tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan nhưng chưa có công trình nào lấy hình tượng nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan làm xuất phát điểm, nghiên cứu có hệ thống,trong khi hình tượng nghệ thuật là căn cứ tin cậy nhất để người nghiên cứu có thể hiểu được phần nào tư tưởng nghệ thuật cũng như tài năng của nhà văn. Hơn nữa,thế giới nhân vật của Nguyễn Công Hoan lại rất phong phú với số lượng tác phẩm lớn - ở đó hội tụ đầy đủ những nét dáng cuộc đời. Qua nhân vật ta có thể thấy được sự am hiểu sâu sắc, tinh tế của nhà văn về cuộc sống xã hội và con người Việt Nam trong những năm đen tối trước cách mạng. Đó là những lí do thúc đẩy chúng tôi viết chuyên luận này.
2- Lịch sử vấn đề:
Nguyễn Công Hoan gây được sự chú ý của dư luận ngay từ khi những truyện ngắn đầu tiên ra đời. Sau khi tập truyện Kép Tư Bền xuất bản 1935 truyện ngắn của ông ngày càng được chú ý, quan tâm của giới nghiên cứu. Từ đó đến nay nhiều công trình tìm hiểu ,đánh giá nội dung -hình thức biểu hiện, cách đánh giá bút pháp miêu tả nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan vẫn là chủ yếu. Những bài nghiên cứu, đánh giá về tiểu thuyết chỉ nằm xen kẽ trong nhận định chung cụ thể. Sau đây là một số nhận định,đánh giá mà chúng tôi thống kê được có liên quan đến nhân vật trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan trước cách mạng , chia làm hai thời kì.
2.1:Trước cách mạng :
Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu chú ý về truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Phê bình Kép Tư Bền in trong báo Bắc HàT8/1935 Trần Hạc Đình viết: “ Cái biệt tài viết tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan chỉ có ở trong truyện ngắn ...Nguyễn Công Hoan là nhà văn ưa tả, ưa vẽ cái xấu xa, hèn mạt, đê tiện của một hạng ngưòi xưa nay vẫn đeo cái mặt lạ giả dối. Ông không hề có tỉ mỷ, lôi thôi như phần nhiều các nhà văn tả chân. Vậy mà từ một lời nói, từ một cử chỉ của những nhân vật trong truyện đều như chép nguyên sự thực. Ông làm “sống” một cách linh động những nhân vật”.
Hải Triều-nhà phê bình đương thời cho phái nghệ thuật vị nhân sinh cũng đã cảm nhận khá sâu sắc ý nghĩa của những vấn đề xã hội trong những truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan: “ Cái chủ trương nghệ thuật vị nhân sinh của tôi ngày nay đã được biểu hiện rõ bằng những bức tranh rất linh hoạt dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Nguyễn Công Hoan ”
Trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam, tác giả Nguyễn Trác nhận định : “truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là một tấn trò đời rộng rãi và phong phú. Ông chỉ cốt khám phá trong hiện thực những mâu thuẫn, những cảnh tương phản hoặc trái ngược nhau...Thế giới của Nguyễn Công Hoan là thế giới của những kẻ khốn khổ đáng thương”.
Tập thể tác giả cuốn Sơ thảo Lịch sử văn học Việt Nam 1930-1945 nhận xét : “Ông sở trường về cách mô tả tư cánh hèn hạ, đê tiện hết chỗ nói của bọn quan lại sâu mọt, bọn nha lại hãnh tiến giàu có sang trọng và khinh người”.
Thiếu Sơn nhận xét: “Cái đặc sắc của Nguyễn Công Hoan là ở chỗ ông biết quan sát những cái chung quanh mình, biết kiếm ra truyện tức cười, biết vẽ người bằng những nét vẽ ngộ nghĩnh, thần tình. Biết vấn đáp bằng những giọng hoạt kê lí thú và biết kết cấu thành những tấn bi hài kịch”- Phê bình Kép Tư Bền của Nguyễn Công Hoan 1935.
Đặc biệt Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại NXB Thăng Long 1944 đã có ý kiến sắc sảo chỉ ra những ưu, nhựơc điểm về nhân vật của Nguyễn Công Hoan “Ông tả đủ hạng người trong xã hội nhưng ít khi ông tả những ý nghĩ của họ nhất là những điều u uẩn của họ thì không bao giờ ông đả động đến. Bao giờ ông cũng đặt họ vào những khuôn riêng, đó là khuôn lễ giáo hay phong tục mà họ đã ra trò với những bộ mặt phường tuồng của họ”.
Vũ Ngọc Phan còn nhận xét rất sâu sắc và xác đáng về cây bút Nguyễn Công Hoan ở hai thể loại:”Người ta nhận thấy Nguyễn Công Hoan sở trường về truyện ngắn hơn truyện dài.Trong các truyện dài nhiều chỗ lúng túng rồi ông kết thúc giản dị quá ,không xứng với một truyện to tát ông dựng.Trái lại ở truyện ngắn ông tỏ ra là một người kể truyện có duyên.Phần nhiều truyện ngắn của ông linh động lại có nhiều cái bất ngờ, làm cho người đọc khoái trá vô cùng.Những truyện ngắn của ông tiêu biểu cho một thứ văn rất vui, thứ văn mà có lẽ từ ngày nước Việt Nam có tiểu thuyết viết theo lối mòn người ta chỉ thấy ở ngòi bút của ông thôi.”
Có thể thấy Vũ Ngọc Phan là một trong số ít những nhà nghiên cứu trước cách mạng nhìn nhận một cách thấu đáo về nhân vật cũng như ngòi bút xây dựng truyện của Nguyễn Công Hoan.
Như vậy từ những năm đầu tiên của quá trình nghiên cứu nhân vật trong truyện của Nguyễn Công Hoan đã được chú ý .
2.2:Sau cách mạng tháng Tám đến nay:
ở miền Bắc đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan song chủ yếu vẫn là mảng truyện ngắn .PGS Lê Thị Đức Hạnh là người dành nhiều tâm huyết nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan và đã công bố nhiều công trình nhất về truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Trong cuốn Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. NXB Khoa học - xã hội 1979 tác giả đã chia quá trình viết truyện ngắn của nhà văn thành 5 thời kì.
Theo tác giả thời kì 1929-1935 Nguyễn Công Hoan viết theo 3 chủ đề;
- Tố cáo, lên án những bọn chuyên sống bằng cách áp bức, bóc lột những người nghèo khổ.
- Miêu tả những cảnh khổ cực của người nông dân và của ngững người nghèo khác như kép hát , đi ở, phu xe...
- Phê phán những hạng người tuy không phải là tư sản nhưng nhờ đế quốc mà phong lưu, ảnh hưởng lối sống tư sản đồi truỵ ở Châu Âu.
Thời kì 1936-1939: Nguyễn Công Hoan đã có những truyện châm biếm, đả kích cả tên đầu sỏ phong kiến rồi tên thực dân Pháp, cả những vấn đề chiến tranh chống phát xít. Đối với tầng lớp lao động ông đã có những truyện viết về công nhân.
Thời kì 1940-1945: Ngòi bút Nguyễn Công Hoan tuy phần nào biểu lộ sự bất bình, tố cáo những hiện tượng áp bức nhưng do những khó khăn khách quan và cả chủ quan nên mặt tiến bộ của nhà văn không phát triển được, còn mặt tiêu cực thì lại có dịp được bộc lộ. Đó là tư tưởng vốn có của nhà văn, cộng với ảnh hưởng một cách không tự giác của chủ trương không phục cổ của thực dân phát xít.
Tác giả có một nhận định chung.”....với Nguyễn Công Hoan thì chỗ mạnh nhất của ông là miêu tả nhân vật phản diện, tức bọn quan lại, địa chủ, cường hào với bao điều xấu xa, dơ dáng của xã hội cũ “...cách miêu tả nhân vật là miêu tả trong sự đối lập giữa hai sự vật, bản chất khác nhau, giữa bản chất - hiện tượng, giữa nội dung - hình thức”.
Tác giả Nguyễn Đức Đàn trong Mấy vấn đề văn học hiện thực phê phán Việt Nam. NXB khoa học xã hội 1968, đã nhận xét về thế giới nhân vật trong những tác phẩm của Nguyễn Công Hoan như sau: “Với một số lượng khá lớn như vậy...truyện ngắn Nguyễn Công Hoan hợp thành một bức tranh rộng lớn khá đầy đủ về xã hội cũ. Hầu hết trong xã hội thực dân phong kiến đều có mặt: nông dân, công nhân, tiểu tư sản, trí thức làm các nghề tự do như thầy thuốc, làm báo, nhà văn, nhà giáo, các nghệ sĩ, rồi tư sản, nhà buôn, nhà thầu khoán, địa chủ, quan lại, cường hào, nghị viên, công chức, học sinh, cô đào, nhà thổ, đứa ở, phu xe, kẻ cắp, anh hát xẩm, chị bán hàng rong, binh lính, bồi bếp... từ các giai cấp bị áp bức, bóc lột, các giai cấp thống trị và các tầng lớp trung gian cho đến những người ở dưới đáy của một xã hội hết sức phức tạp”.
Trong một bài nghiên cứu Phan Cự Đệ cũng đã chỉ ra những đóng góp và hạn chế:”...truyện của Nguyễn Công Hoan có nhiều nét gần gũi với truyện cười dân gian .Chú ý xây dựng cốt truyện hơn là xây dựng tính cách nhân vật”.
Trong lời giới thiệu Truyện ngắn Việt Nam 1930-1945 nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung đã nhấn mạnh về tài năng cuả Nguyễn Công Hoan trong truyện ngắn “truyện ngắn cuả Nguyễn Công Hoan là hiện tượng chưa từng có tới hai lần trong văn học Việt Nam’. Tính chất trào phúng ở Nguyễn Công Hoan là thuộc về ‘năng khiếu thiên bẩm”là sự kế thừa truyền thống trào phúng của văn học dân tộc.
Trong giai đoạn hiện nay các công trình nghiên cứu của GS Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Hoành Khung đã để tâm nhiều đến tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan. GS Nguyễn Đăng Mạnh viết :“Hầu hết truyện ngắn và truyện dài của Nguyễn Công Hoan đều xoay quanh sự đối chọi giữa kẻ giàu và người nghèo. Một đằng chẳng làm gì cả mà ăn ngập mày, ngập mặt không hết tiền, hết của. Một đằng thì vất vả đủ đường mà suốt đời đói rách”.
Nguyễn Hoành Khung trong: Văn học Việt Nam 1930 - 1945(tập 1) đã đi từ quá trình sáng tác tiểu thuyết trước cách mạng đến sau cách mạng của Nguyễn Công Hoan và dừng lại lâu hơn ở Bước đường cùng. Nguyễn Hoành Khung đã phát hiện phân tích và lý giải rất nhiều những vấn đề thuộc về nội dung cũng như nghệ thuật đầy sức thuyết phục. Đặc biệt ở phương diện nghệ thuật tác giả đã có những ý kiến sắc sảo chỉ ra những ưu nhược điểm về nhân vật Bước đường cùng :”đã xây dựng thành công hai nhân vật chính Nghị Lại và Pha. Do cái nhìn xã hội tiến bộ gần với quan điểm giai cấp nhà văn đã thể hiện khá sâu sắc bản chất giai cấp bọn địa chủ và số phận người nông dân lao động.
Tuy vậy những hình tượng nhân vật này vẫn chưa có sức sống nội tại mạnh mẽ với một cá tính sắc nét... cây bút Nguyễn Công Hoan ít thành công trong việc xây dựng những tính cách có giá trị điển hình cao vừa có cá tính sắc nét vừa đa dạng, đầy đặn có sức sống nội tại tự thân. Chưa hoàn toàn vượt khỏi trình độ tư duy nghệ thuật của tiểu thuyết truyền thống”.
Về tiểu thuyết, nhìn chung các tác phẩm đã phản ánh được nhiều mặt của đời sống xã hội Việt Nam trước cách mạng dù viết bằng bút pháp hiện thực hay lãng mạn ,đều có sức tố cáo .Nhiều nhà nghiên cứu đều thống nhất khặng định :’Tiểu thuyết không phải là sở trường của Nguyễn Công Hoan”.
Trong dịp mừng thọ Nguyễn Công Hoan tròn 60 tuổi ,nhìn lại chặng đường sáng tác của Nguyễn Công Hoan trong suốt 40 năm nhà văn Tô Hoài khái quát :’Nếu ta nhẩm từ cái hồi mà lời văn bổng trầm khóc đứng,khóc ngồi đến thời kì văn chương sạch sẽ kiểu “Tự lực’thì lực lưỡng như một tay đô vật không có địch thủ.Từ Kiếp hồng nhan tới nay truyện ngắn ,truyện dài Nguyễn Công Hoan sừng sững tạo thành một thế Tam Đảo,Ba Vì,hùng vĩ vượt qua hai thời kỳ tiến vào cách mạng tháng Tám”.
Gần đây cũng đã có rất nhiều những chuyên đề luận văn thạc sĩ tìm hiểu về văn chương Nguyễn Công Hoan về phương diện nghệ thuật, ngôn ngữ, phong cách...Đó là những công trình chúng tôi sơ bộ, thống kê có đề cập đánh giá đến nhân vật. Điều này giúp cho chúng tôi có những gợi ý quan trọng và có hướng khám phá về toàn bộ các yếu tố nghệ thuật tạo nên đặc điểm thế giới nhân vật trong luận văn này.
3. Nhiệm vụ và đóng góp của đề tài
3.1- Nhiệm vụ:
Luận văn đặt ra nhiệm vụ là tìm hiểu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan một cách hệ thống dưới góc độ thi pháp học. Từ đó tìm ra “cái riêng” của nhà văn trong sự đóng góp vào mảng văn học hiện thực và tiến trình phát triển của văn học dân tộc, cũng từ đó để hiểu thêm về ông qua lời khẳng định “Ông là một trong những người đặt viên gạch đầu tiên xây nền móng cho dòng văn xuôi hiện thực phê phán Việt Nam.
3.2- Đóng góp:
Lấy thế giới nhân vật trong truyện ngắn và một số tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan làm đối tượng nghiên cứu. Luận văn đã đi sâu vào đời sống tâm hồn, tính cách con người để “nắm bắt” được tư tưởng của nhà văn bởi nhân vật là yếu tố để nhà văn bộc lộ chủ đề, tư tưởng. Đồng thời qua nhân vật nhà văn muốn bày tỏ những quan niệm, suy tư trăn trở của mình trước thế sự, trước cuộc đời . Để từ đó chúng ta nhận ra quan điểm nhân sinh mới mẻ, nhận ra con người, cá tính Nguyễn Công Hoan trong văn học.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu chủ yếu của chúng tôi tập trung tìm hiểu hầu hết là những nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và hai cuốn tiểu thuyết Ông chủ và Bước đường cùng bởi vì trong di sản văn học đồ sộ mà Nguyễn Công Hoan để lại, thể loại truyện ngắn được ông viết thành công nhất tạo nên gương mặt độc đáo của nhà văn.
Tiểu thuyết Bước đường cùng cũng đã có những thành công nhất định. So sánh ở hai thể loại với những tác giả cùng thời để thấy được những thành công và hạn chế của ông trong việc xây dựng nhân vật. Qua đó giúp chúng tôi có một cái nhìn đầy đủ hơn về quá trình sáng tạo những hình tượng nghệ thuật của ông.
5. Phương pháp nghiên cứu
1- Phương pháp phân tích nhân vật theo loại hình.
2- Phương pháp hệ thống, liệt kê, so sánh, đối chiếu.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận
Luận văn chia 3 chương lớn:
Chương I: Từ quan niệm nghệ thuật về con người đến thế giới nhân vật trong sáng tác trước cách mạng của Nguyễn Công Hoan.
Chương II: Nhân vật và bức tranh hiện thực đời sống trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan
Chương III: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan.
Tài liệu tham khảo:
Chương I
Từ quan niệm nghệ thuật về con người đến thế giới
nhân vật trong sáng tác Trước cách mạng
của Nguyễn Công Hoan
I. Từ quan niệm nghệ thuật về con người
1. Quan niệm nghệ thuật "là nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó" (Từ điển thuật ngữ văn học -NXB Giáo dục1992)
Quan niệm nghệ thuật xét về bản chất là một khái niệm về chủ thể, khái niệm về hệ quy chiếu thể hiện tầm lí giải, tầm hiều biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn tình cảm, nói tổng quát là tầm cảm nhận của chủ thể.
Mỗi một nhà văn lớn đề có một quan niệm nghệ thuật riêng. Quan niệm này sẽ chi phối quá trình sáng tác và là cơ sở để tạo nên tư duy nghệ thuật.
Hạt nhân của quan niệm nghệ thuật là quan niệm về con người bởi vì dù nhà văn có miêu tả khía cạnh nào của thế giới tựu trung lại cũng đều là nói tới con người. Đi sâu vào chiếm lĩnh giá trị nghệ thuật của một tác phẩm văn học trước hết phải đi tìm quan niệm nghệ thuật về cuộc đời và con người của người nghệ sĩ đã sáng tạo ra tác phẩm văn học ấy. Tất nhiên ở đây là khám phá cách cảm nhận con người qua việc miêu tả nhân vật chứ không làm nhiệm vụ phân tích nhân vật.
Khám phá quan niệm nghệ thuật nghĩa là đi tìm cách cắt nghĩa về con người ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật.Do vậy nếu bỏ qua quan niệm nghệ thuật về con người sẽ dẫn đến cách hiểu giản đơn bản chất phản ánh của văn nghệ hoặc là đồng nhất tư tưởng sáng tác với thế giới quan, hạ thấp yêu cầu sáng tác với thế giới quan, hạ thấp yêu cầu sáng tạo tư tưởng nghệ thuật, thẩm mỹ của tác giả cho rằng nhà văn chỉ