“Khánh Hòa là xứ trầm hương
Non cao biển rộng người thương đi về”
Khánh Hòa có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, đặc biệt tài nguyên
biển có nhiều loại hải sản quý hiếm có thể khai thác, nuôi trồng, chế biến xuất khẩu với
khối lượng lớn, có yến sào, là nguồn nguyên liệu đặc biệt để xuất khẩu và bào chế các
sản phẩm bổ dưỡng quý hiếm cho con người.
Ðiều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, lịch sử văn hóa đã đem đến cho tỉnh Khánh Hòa một
tiềm năng lớn để phát triển du lịch, dịch vụ. Nha Trang - Khánh Hòa hiện được xác
định là một trong 10 trung tâm du lịch - dịch vụ lớn của cả nước. Vào tháng 5/2003,
vịnh Nha Trang được công nhận là thành viên chính thức của Câu lạc bộ các vịnh đẹp
nhất thế giới.
Là một sinh viên chuyên ngành về du lịch, em quyết định chọn đề tài “Thế mạnh về
du lịch tỉnh Khánh Hoà” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
78 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6445 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thế mạnh về du lịch tỉnh Khánh Hoà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN ĐỊA LÝ & DU LỊCH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
THẾ MẠNH VỀ DU LỊCH TỈNH KHÁNH HOÀ
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Th.s. Châu Hoàng Trung Lê Hữu Hiệp
Lớp: CN Du lịch
Khoá: 31
Cần Thơ 04 -2009GVHD: Châu Hoàng Trung SVTH: Lê Hữu Hiệp
1
LỜI CẢM ƠN
Kính thưa quý thầy cô! Trong suốt thời gian ngồi trên
ghế giảng đường đại học là cũng chừng ấy thời gian mà
quý thầy cô đã bỏ ra rất nhiều công sức để truyền đạt
kiến thức cho chúng em, để giờ đây, chúng em, những
người sắp phải rời khỏi ghế giảng đường, rời xa mái
trường thân yêu để bước tiếp con đường tương lai của
mình. Quan trọng hơn cả là chúng em sắp phải chia tay
quý thầy cô, những người mà chúng em luôn luôn cần đến
cho tương lai của mình.
Cảm xúc ấy có lẽ sẽ còn lưu mãi trong lòng mỗi chúng
em. Công ơn của quý thầy cô thì bao la chừng ấy, nhưng
sự đền đáp của chúng em thì chẳng có gì ngoài những lời
cảm ơn thật chân thành này. Trong suốt thời gian qua,
chúng em đã nhận được sự nhiệt tình giúp đỡ của quý thầy
cô trong Bộ môn Địa lý và Du lịch và nhất là thầy
Châu Hoàng Trung, thầy đã dành nhiều thời gian quý báu
của mình để hướng dẫn em hoàn thành bài luận văn này.
Thầy cô ơi! Bây giờ thì chúng em sẽ phải tự mình bước
tiếp con đường phía trước, những gì mà thầy cô truyền
đạt cho chúng em quý giá biết bao nhiêu, đó là tất cả
hành trang cho tương lai của chúng em sau này và chúng
em chỉ biết đáp đền bằng hai chữ “Cảm Ơn”!GVHD: Châu Hoàng Trung SVTH: Lê Hữu Hiệp
2
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................2
5. Lịch sử của vấn đề ..................................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG.....................................................................................................4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................4
1.1. Tài nguyên du lịch................................................................................................4
1.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ..............................................................................5
Địa hình..................................................................................................................5
Khí hậu...................................................................................................................5
Nguồn nước............................................................................................................5
Sinh vật ..................................................................................................................6
1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn.............................................................................6
Di tích lịch sử - văn hoá – kiến trúc.......................................................................6
Các lễ hội ...............................................................................................................6
Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học ............................................................6
1.2. Cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật .........................................................................7
1.2.1. Cơ sở hạ tầng.....................................................................................................7
1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật......................................................................................7
1.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội – chính trị................................................................8
1.3.1. Dân cư và nguồn lao động ................................................................................8
1.3.2. Các nhân tố chính trị và chính sách phát triển của Nhà nước...........................8
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ TỈNH KHÁNH HOÀ............................................9
2.1. Khái quát ..............................................................................................................9
2.2. Lịch sử hình thành................................................................................................10
CHƯƠNG III: THẾ MẠNH VỀ DU LỊCH TỈNH KHÁNH HOÀ............................11
3.1. Tài nguyên du lịch................................................................................................11
3.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ..............................................................................11
Địa hình..................................................................................................................12
Khí hậu...................................................................................................................12
Sông ngòi ...............................................................................................................13
Bờ biển ...................................................................................................................13
Các điểm tham quan du lịch...................................................................................14
3.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn.............................................................................27
Di tích lịch sử - văn hoá và công trình kiến trúc....................................................27
Lể hội văn hóa........................................................................................................45
Làng nghề...............................................................................................................47
Ẩm thực..................................................................................................................48
3.2. Cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật .........................................................................50
3.2.1. Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ..................................................................50
3.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật......................................................................................53
3.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội – chính trị................................................................53
3.3.1. Kinh tế...............................................................................................................53
3.3.2. Dân cư và lao động ...........................................................................................54
3.3.3. Khoa học và giáo dục........................................................................................55
3.3.4. Chính sách phát triển du lịch của Nhà nước .....................................................55
CHƯƠNG IV: HIỊỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ........................62
4.1. Hiện trạng du lịch tỉnh Khánh Hoà ......................................................................62
4.2. Định hướng phát triển du lịch ..............................................................................63
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................67
PHẦN PHỤ LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
“Khánh Hòa là xứ trầm hương
Non cao biển rộng người thương đi về”
Khánh Hòa có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, đặc biệt tài nguyên
biển có nhiều loại hải sản quý hiếm có thể khai thác, nuôi trồng, chế biến xuất khẩu với
khối lượng lớn, có yến sào, là nguồn nguyên liệu đặc biệt để xuất khẩu và bào chế các
sản phẩm bổ dưỡng quý hiếm cho con người.
Ðiều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, lịch sử văn hóa đã đem đến cho tỉnh Khánh Hòa một
tiềm năng lớn để phát triển du lịch, dịch vụ. Nha Trang - Khánh Hòa hiện được xác
định là một trong 10 trung tâm du lịch - dịch vụ lớn của cả nước. Vào tháng 5/2003,
vịnh Nha Trang được công nhận là thành viên chính thức của Câu lạc bộ các vịnh đẹp
nhất thế giới.
Là một sinh viên chuyên ngành về du lịch, em quyết định chọn đề tài “Thế mạnh về
du lịch tỉnh Khánh Hoà” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Ngoài mục đích nghiên cứu để làm đề tài luận văn tốt nghiệp thì việc nghiên cứu về
đề tài trên còn nhằm mục đích tìm hiểu về thực trạng về tài nguyên thiên nhiên, từ đó có
những kiến nghị về sự phát triển du lịch của tỉnh, giới thiệu tiềm năng du lịch của tỉnh
cho khách du lịch trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, nghiên cứu về thế mạnh du lịch
tỉnh Khánh Hoà còn giúp em củng cố và bổ sung thêm nguồn kiến thức cần thiết để
phục vụ cho công tác du lịch sau này mà nhất là vai trò của một Hướng dẫn viên du
lịch.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Tỉnh Khánh Hoà có diện tích khá rộng, hơn nữa với yêu cầu của một luận văn cùng
với nhiều nguyên nhân khách quan khác nên phạm vi nghiên cứu đề tài này chỉ giới hạn
trong phạm vi của tỉnh và các tuyến đường giao thông liên kết trực tiếp.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp luận
4.1.1. Quan điểm lịch sử
Khi nghiên cứu một đề tài nào đó thì việc tìm hiểu về lịch sử của nó là rất quan
trọng, ta nên xem xét chúng trên quan điểm lịch sử để biết được nguồn gốc, xuất xứ của
vấn đề, từ đó có thể so sánh với thực tại và đưa ra hướng phát triển trong tương lai trên
cơ sở tôn trọng lịch sử, bảo tồn các giá trị lịch sử cho thế hệ mai sau.
4.1.2. Quan điểm tổng hợpGVHD: Châu Hoàng Trung SVTH: Lê Hữu Hiệp
5
Ngành du lịch hiện nay được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của
nhiều quốc gia trên thế giới. Với vai trò quan trọng như thế nên khi nghiên cứu về lĩnh
vực này, chúng ta nên xem xét chúng trong mối quan hệ tổng hợp với nhiều lĩnh vực
của nhiều ngành kinh tế có liên quan, chứ không nên xem xét chúng một cách riêng lẽ
từ đó sẽ cho chúng ta một cái nhìn tổng hợp về thế mạnh của chúng khi kết hợp cùng
nhiều lĩnh vực khác nhau.
4.1.3. Quan điểm lảnh thổ
Hệ thống lãnh thổ du lịch như một thành tạo toàn vẹn về hoạt động và lãnh thổ có sự
lựa chọn các chức năng xã hội nhất định. Hệ thống lãnh thổ du lịch được tạo thành từ
nhiều phân hệ khác nhau về bản chất nhưng có quan hệ mật thiết với nhau, đó là các
phân hệ khách du lịch, phân hệ tổng thể tự nhiên lịch sử - văn hoá, phân hệ công trình
kỹ thuật phục vụ du lịch, phân hệ cán bộ công nhân viên phục vụ và bộ phận điều
khiển…
Việc sử dụng phương pháp này cho phép tìm kiếm và nêu lên các mô hình của đối
tượng nghiên cứu, thu thập và phân tích thông tin ban đầu, vạch ra các chỉ tiêu thích
hợp, xác định cấu trúc tối ưu của hệ thống lãnh thổ du lịch.
Phân tích hệ thống lãnh thổ du lịch còn nhằm mục đích nghiên cứu cơ chế hoạt động
bên trong của hệ thống trong quá trình tác động qua lại giữa các thành phần cũng như
cả hoạt động bên ngoài và tác động qua lại của nó với môi trường xung quanh.
4.1.4. Quan điểm viễn cảnh
Vận dụng quan điểm này sẽ giúp em có được cái nhìn chiến lược về sự phát triển
cảu đề tài và đề xuất những hướng đi đúng đắn trong tương lai, cho phép dự đoán và dự
báo về khả năng phát triển du lịch của tỉnh Khánh Hoà, từ đó đưa ra hướng khai thác và
sử dụng hợp lý các thế mạnh về du lịch của tỉnh cũng như hướng bảo tồn và phục vụ
nghiên cứu.
4.2. Phương pháp cụ thể
4.2.1. Phương pháp bản đồ
Bản đồ không chỉ như một phương tiện phản ánh những đặc điểm không gian về
nguồn tài nguyên, các luồng khách, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch hoặc các
thuộc tính riêng của hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch (tính ổn định, tính thích hợp…)
mà còn là một cơ sở để nhận được những thông tin mới và vạch ra tính qui luật hoạt
động của toàn bộ hệ thống.
4.2.2. Phương pháp thu thập, xử lý thông tin, phân tích tổng hợp tài liệu
Đây là phương pháp cơ bản nhất cho đề tài luận văn này. Để có được nhiều thông
tin, tài liệu, số liệu…em đã tìm tòi trên nhiều trang sách khác nhau, nhiều trang web,
thông tin trên báo…từ đó em đã xử lý và tổng hợp thành một chuỗi có hệ thống những
thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài luận văn này.GVHD: Châu Hoàng Trung SVTH: Lê Hữu Hiệp
6
4.2.3. Phương pháp thực tế và tư vấn trực tiếp
Có được phương pháp này là kết quả của việc đi thực tế và những chuyến đi tour do
các công ty du lịch tạo điều kiện giúp đỡ đã giúp em rất nhiều trong việc quan sát trực
tiếp cũng như tư vấn tại chỗ những gì diễn ra trước mắt, từ đó giúp em có cái nhìn thiết
thực hơn, cụ thể hơn về thế mạnh du lịch của tỉnh Khánh Hoà.
5. LỊCH SỬ CỦA VẤN ĐỀ
Như em đã nói ở trên, qua những lần đi thực tế em đã thấy được tiềm năng về du
lịch của vùng đất này. Hơn nữa, thành phố Nha Trang – Khánh Hoà là một trong những
thành phố du lịch đẹp nhất của cả nước, từ đó đã gợi cho em cảm nhận sâu sắc về “Nha
Trang biển gọi” này.
Hiện nay, Nha Trang – Khánh Hoà là một trong những điểm du lịch được lựa chọn
nhiều nhất của khách du lịch khu vực Phía Nam. Để tìm hiểu thông tin về du lịch
Khánh Hoà thì không quá khó khăn, thông tin từ các thầy cô, từ sách vở, báo đài, đặc
biệt là các trang web cùng với sự tư vấn của các nhân viên công ty du lịch đã giúp em
có được bài luận văn này.GVHD: Châu Hoàng Trung SVTH: Lê Hữu Hiệp
7
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Ngày nay trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu
được trong đời sống văn hoá – xã hội và hoạt động du lịch đang phát triển mạnh mẽ, trở
thành ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước trên thế giới.
Trong điều kiện kinh tế phát triển, du lịch là một hoạt động không thể thiếu được
trong cuộc sống bình thường của mỗi người dân. Ngành du lịch hiện nay đạt được hiệu
quả cao và được gọi là ngành “công nghiệp không khói” hay là “ngành xuất khẩu vô
hình”.Mỗi vùng, mỗi quốc gia, mỗi địa phương muốn phát triển ngành du lịch đòi hỏi
phải có sự kết hợp của nhiều nguồn lực khác nhau.
1.1. TÀI NGUYÊN DU LỊCH
Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến
việc hình thành, chuyên môn hoá các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động
dịch vụ.
Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hoá lịch sử cùng các thành phần của
chúng góp phần khôi phục và phát triển thế lực và trí lực của con người, khả năng lao
động và sức khoẻ của họ. Những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và
gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch.
Tài nguyên du lịch có thể chia làm hai nhóm:
1.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Đó chính là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường tự nhiên bao quanh chúng
ta. Ở một địa phương nào đó, tự nhiên tác động đến người quan sát qua hình dạng bên
ngoài của bản thân nó. Các thành phần của tự nhiên có ảnh hưởng mạnh nhất đến du
lịch là địa hình, khí hậu, nguồn nước và tài nguyên sinh vật.
Địa hình
Đối với du lịch, điểm quan trọng nhất của địa hình là đặc điểm hình thái, nghĩa là
các dấu hiệu bên ngoài của địa hình và các dạng đặc biệt của địa hình có sức hấp dẫn
cho khai thác du lịch. Địa hình bao gồm các dạng như:
- Đồng bằng: là nơi thuận lợi cho hoạt động kinh tế, canh tác nông nghiệp nên đây là
nơi quần cư đông đúc. Thông qua các hoạt động nông nghiệp, văn hoá của con người,
địa hình đồng bằng có ảnh hưởng gián tiếp đến du lịch.
- Địa hình vùng đồi: thường tạo ra một không gian thoáng đãng và bao la thích hợp
với các loại hình tham quan, cắm trại. Vùng đồi là nơi tập trung dân cư tương đối đông
đúc, lại là nơi có nhiều di tích khảo cổ và tài nguyên văn hoá lịch sử độc đáo tạo khả
năng phát triển loại hình du lịch tham quan theo chuyên đề.
- Địa hình miền núi: có ý nghĩa rất lớn đối với du lịch, đặc biệt là các khu vực thuận
lợi cho việc tổ chức du lịch thể thao, các nhà an dưỡng, các trạm nghỉ, các khu vực GVHD: Châu Hoàng Trung SVTH: Lê Hữu Hiệp
8
thuận tiện cho chuyển tiếp lộ trình, các đỉnh núi cao có thể nhìn toàn cảnh và thích hợp
với môn thể thao leo núi…
- Địa hình ven bờ: có ý nghĩa rất quan trọng, có thể phát triển các loại hình du lịch
như tham quan theo chuyên đề khoa học, nghỉ dưỡng, tắm biển, các môn thể thao trên
mặt nước…
Ngoài ra còn có các kiểu địa hình hang động, địa hình carstơ…cũng là những dạng
địa hình có thể khai thác du lịch hiệu quả.
Khí hậu
Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên đối với hoạt động du lịch.
Nhìn chung, những nơi có khí hậu điều hoà thường được khách du lịch ưa thích. Tuy
nhiên, mỗi loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau. Điều kiện khí
hậu có ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc hoạt động dịch vụ về du
lịch.
Tính mùa vụ của du lịch cũng chịu tác động chủ yếu của nhân tố khí hậu. Các vùng
khác nhau có tính mùa du lịch khác nhau do ảnh hưởng của các thành phần khí hậu.
Nguồn nước
Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước trên bề mặt và nguồn nước ngầm trong lòng
đất. Đối với du lịch thì nguồn nước trên mặt có ý nghĩa rất lớn bao gồm đại dương,
biển, hồ, sông, suối, hồ nhân tạo…
Nhằm mục đích du lịch, nước được sử dụng tuỳ theo nhu cầu cá nhân, theo độ tuổi
và theo nhu cầu của mỗi quốc gia. Nước không chỉ có tác dụng phục hồi trực tiếp mà
còn ảnh hưởng nhiều đến các thành phần khác của môi trường sống, đặc biệt nó làm dịu
khí hậu ven bờ.
Trong tài nguyên nước cần phải nói đến tài nguyên nước khoáng, đây là nguồn tài
nguyên có giá trị du lịch an dưỡng và chữa bệnh.
Tài nguyên sinh vật
Tài nguyên sinh vật có ảnh hưởng rất lớn đến ngành du lịch, nó hình thành nên các
rừng quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên…Việc tham quan du lịch trong thế giới
động – thực vật sống động, hài hoà trong thiên nhiên làm cho con người tăng thêm lòng
yêu cuộc sống.
Ngoài các yếu tố tự nhiên trên còn có các hiện tượng đặc biệt của thiên nhiên có tác
động mạnh mẽ đến phát triển du lịch như hiện tượng nhật thực, tuyết rơi ở vùng khí hậu
nhiệt đới…
1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn là những gì do con người tạo ra, hay nói cách khác nó
là đối tượng và hiện tượng được tạo ra một cách nhân tạo. Đây cũng là nguyên nhân
khiến cho tài nguyên du lịch nhân tạo có những đặc điểm rất khác biệt so với tài nguyên
du lịch tự nhiên. Tài nguyên du lịch nhân văn có các loại sau:GVHD: Châu Hoàng Trung SVTH: Lê Hữu Hiệp
9
Di tích lịch sử - văn hoá – kiến trúc: là những không gian vật chất cụ thể, khách
quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân con
người hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại bao gồm: Di tích văn hoá khảo cổ; Di
tích lịch sử; Di tích văn hoá nghệ thuật; Các loại danh lam thắng cảnh.
Các lễ hội: là loại hình sinh hoạt văn hoá tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú,
là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc, hoặc là một
dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại. Lễ hội thông thường có hai
phần: phần lễ và phần hội.
Khách du lịch khi tham gia lễ hội họ thường cảm thấy một sự hoà đồng mãnh liệt,
say mê nhập cuộc. Những lễ hội gắn chặt vào kết cấu của đời sống khu vực hay quốc
gia và chính tại đây, tình cảm cộng đồng, sự hiểu biết về dân tộc được bộc lộ mạnh mẽ.