Theo Bộ Y tế, hiện nay cả nước đã duy trì và phát triển hoạt động của trên 13.000 cơ sở y tế công lập với 200.000 giường bệnh; 74 bệnh viện tư nhân với gần 6.000 giường bệnh. Cùng với các viện nghiên cứu y sinh, trung tâm y tế dự phòng, cơ sở sản xuất dược phẩm, các cơ sở này đã thải ra lượng CTRYT khổng lồ nên việc quản lý CTRYT rất khó khăn.
Lượng CTRYT ở Việt Nam ngày càng gia tăng do sự gia tăng dân số và việc mở rộng các hoạt động khám, chữa bệnh tại các bệnh viện dẫn đến tình trạng quá tải CTRYT ở nhiều bệnh viện ngành, trung ương, tỉnh thành, đặc biệt là các chuyên khoa đầu ngành như bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai, Nhi Thụy Điển,. Tuy nhiên cho đến nay, công tác quản lý CTRYT tại hầu hết các bệnh viện nhìn chung còn trong tình trạng yếu kém từ khâu thu gom, phân loại, vận chuyển cho đến khâu xử lý.
Phần lớn các bệnh viện đặt trong các khu dân cư đông đúc. Năm 2001, BYT đã tiến hành khảo sát tại 280 bệnh viện đại diện cho tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước về vấn đề quản lý và xử lý CTRYT.
Kết quả khảo sát ban đầu cho thấy tỷ lệ phát sinh CTRYT theo từng tuyến, loại bệnh viện, cơ sở y tế rất khác nhau. Lượng CTR bệnh viện phát sinh trong quá trình khám chữa bệnh mỗi ngày vào khoảng 429 tấn CTRYT, trong đó lượng CTRYT nguy hại phát sinh ước tính khoảng 34 tấn/ngày.
Nếu phân chia lượng CTRYT nguy hại theo địa bàn thì 35% lượng CTRYT nguy hại tập trung ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; 65% còn lại ở các tỉnh, thành khác.
Một trong những phương pháp xử lý, tiêu hủy CTRYT phổ biến trên thế giới hiện nay là phương pháp đốt ở nhiệt độ cao. Sử dụng phương pháp này sẽ đảm bảo tiêu hủy triệt để các nguồn lây nhiễm các loại bệnh tật như: HIV/AIDS, viêm gan virus, viêm não, lao, tả, lỵ, thương hàn,. đồng thời phần tro còn lại sau khi đốt có dung tích nhỏ, chỉ còn 5 - 12% khối lượng CTR ban đầu và có thể sử dụng làm vật liệu xây dựng hoặc làm chất keo tụ trong quá trình xử lý nước thải.
BYT cho biết, chỉ 1/3 lượng CTRYT được đốt bằng lò đốt hiện đại. Số còn lại được thiêu ngoài trời, đốt bằng lò thủ công, chôn trong khuôn viên bệnh viện hoặc thải ra bãi rác chung.
Với những cơ sở vận chuyển rác ra ngoài bệnh viện đến nơi khác để đốt, nguy cơ lây lan mầm bệnh trong quá trình vận chuyển là rất cao vì không có nhiều cơ sở có phương tiện vận chuyển chuyên dụng.
Đốt bằng lò không phải là giải pháp hoàn hảo. Các chất độc hại sẽ giảm nhiều trong quá trình đốt nhưng chỉ với điều kiện lò có hệ thống xử lý khí thải, mà thực tế rất ít lò đốt CTRYT ở Việt Nam có hệ thống này. Thế nên việc xử lý chất độc này lại làm phát sinh các chất độc khác, làm ô nhiễm môi trường. Vì vậy tác giả chọn đề tài: " Thiết kế lò đốt chất thải rắn y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ KHCN&MT về việc triển khai đánh giá, thẩm định LĐCTRYT theo yêu cầu tại Công văn 56/VPCP-KG ngày 04/01/2001 của Văn phòng Chính phủ, theo sự phân công của Ban chỉ đạo Liên bộ về tổ chức đánh giá, thẩm định LĐCTRYT (được thành lập theo Quyết định số 360/QĐ-BKHCNMT ngày 22/3/2001), Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TĐC) đã khẩn trương tiến hành các công việc có liên quan để nhanh chóng xây dựng dự thảo các văn bản kỹ thuật về LĐCTRYT. Các văn bản kỹ thuật này được sử dụng làm căn cứ kỹ thuật cho việc đánh giá, thẩm định các LĐCTRYT trong cả nước. Căn cứ để xây dựng dự thảo các văn bản kỹ thuật này là các tài liệu hướng dẫn của các tổ chức quốc tế (chủ yếu là WHO và UNEP) và của nước ngoài, các tài liệu kỹ thuật, các ca-ta-lô của nhà sản xuất cùng với các tiêu chuẩn kỹ thuật trong và ngoài nước có liên quan.
148 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2403 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế lò đốt CTRYT bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Hiện nay, vấn đề môi trường không chỉ là mối quan tâm của riêng các nước phát triển, mà đã trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của cả thế giới. Việt Nam cũng đã và đang quan tâm đến vấn đề này. Có thể nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là do việc phát thải của các hoạt động công nghiệp. Tuy nhiên, chất thải rắn y tế cũng là đối tượng cần phải chú ý ở khả năng phát tán mầm bệnh của loại chất thải này. Vì vậy, luận văn “ Thiết kế lò đốt chất thải rắn y tế cho bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định” được thực hiện với mục đích đề xuất một biện pháp xử lý đối với lượng chất thải rắn y tế phát sinh như hiện nay.
Để thực hiện luận văn này, tác giả đã tiến hành thực tập thực tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định nhằm tìm hiểu tổng quan tình hình phát thải và xử lý chất thải rắn hiện tại của bệnh viện. Và tìm hiểu công nghệ đốt chất thải rắn tại công ty môi trường Việt Úc VINAUSEN. Kết hợp những kiến thức và số liệu thu thập được từ quá trình thực tập, cùng với việc nghiên cứu các tài liệu từ sách, báo, internet, các nghiên cứu khoa học,… Tác giả đã tiến hành tính toán thiết kế lò đốt chất thải rắn y tế với 2 phương án là đốt bằng dầu DO và khí Gas. Sau khi tính toán thiết kế và so sánh với các điều kiện của bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, thì phương án sử dụng nhiên liệu dầu DO là thích hợp với bệnh viện này.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Thành phần CTR ngành y tế 8
Bảng 4.1. Sự cháy của dầu DO 28
Bảng 4.2. Sự cháy của chất thải 29
Bảng 4.3. Các thông số chính của lò đốt 29
Bảng 4.4. Các thông số cấu tạo lò 31
Bảng 4.5. Thành phần và lưu lượng của khí thải ra khỏi lò đốt. 32
Bảng 4.6. Đặc tính các thiết bị phụ trợ 34
Bảng 4.7. Tính toán kinh tế 35
Bảng 4.8. Sự cháy của khí Gas 37
Bảng 4.9. Sự cháy của chất thải 37
Bảng 4.10. Các thông số chính của lò đốt 38
Bảng 4.11. Các thông số cấu tạo lò 39
Bảng 4.12. Thành phần và lưu lượng của khí thải ra khỏi lò đốt. 40
Bảng 4.13. Đặc tính các thiết bị phụ trợ 42
Bảng 4.14. Tính toán kinh tế 43
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ ổn định hóa rắn chất thải 19
Hình 3.2. Lò đốt một cấp. 22
Hình 3.3. Buồng đốt nhiều cấp. 23
Hình 3.4. Lò đốt nhiệt phân. 24
Hình 3.5. Hệ thống thiết bị lò đốt thùng quay có xử lý khí. 25
Hình 3.6. Lò đốt tầng sôi 27
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVMT Bảo vệ môi trường
BYT Bộ Y tế
CNK Chống nhiễm khuẩn
CTR Chất thải rắn
CTRYT Chất thải rắn y tế
KHCN&MT Khoa học công nghệ và môi trường
LĐCTYRT Lò đốt chất thải rắn y tế
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TĐC Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
TP Thành phố
UBND Ủy ban nhân dân
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
ĐẶT VẤN ĐỀ.
Theo Bộ Y tế, hiện nay cả nước đã duy trì và phát triển hoạt động của trên 13.000 cơ sở y tế công lập với 200.000 giường bệnh; 74 bệnh viện tư nhân với gần 6.000 giường bệnh. Cùng với các viện nghiên cứu y sinh, trung tâm y tế dự phòng, cơ sở sản xuất dược phẩm, các cơ sở này đã thải ra lượng CTRYT khổng lồ nên việc quản lý CTRYT rất khó khăn.
Lượng CTRYT ở Việt Nam ngày càng gia tăng do sự gia tăng dân số và việc mở rộng các hoạt động khám, chữa bệnh tại các bệnh viện dẫn đến tình trạng quá tải CTRYT ở nhiều bệnh viện ngành, trung ương, tỉnh thành, đặc biệt là các chuyên khoa đầu ngành như bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai, Nhi Thụy Điển,... Tuy nhiên cho đến nay, công tác quản lý CTRYT tại hầu hết các bệnh viện nhìn chung còn trong tình trạng yếu kém từ khâu thu gom, phân loại, vận chuyển cho đến khâu xử lý.
Phần lớn các bệnh viện đặt trong các khu dân cư đông đúc. Năm 2001, BYT đã tiến hành khảo sát tại 280 bệnh viện đại diện cho tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước về vấn đề quản lý và xử lý CTRYT.
Kết quả khảo sát ban đầu cho thấy tỷ lệ phát sinh CTRYT theo từng tuyến, loại bệnh viện, cơ sở y tế rất khác nhau. Lượng CTR bệnh viện phát sinh trong quá trình khám chữa bệnh mỗi ngày vào khoảng 429 tấn CTRYT, trong đó lượng CTRYT nguy hại phát sinh ước tính khoảng 34 tấn/ngày.
Nếu phân chia lượng CTRYT nguy hại theo địa bàn thì 35% lượng CTRYT nguy hại tập trung ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; 65% còn lại ở các tỉnh, thành khác.
Một trong những phương pháp xử lý, tiêu hủy CTRYT phổ biến trên thế giới hiện nay là phương pháp đốt ở nhiệt độ cao. Sử dụng phương pháp này sẽ đảm bảo tiêu hủy triệt để các nguồn lây nhiễm các loại bệnh tật như: HIV/AIDS, viêm gan virus, viêm não, lao, tả, lỵ, thương hàn,... đồng thời phần tro còn lại sau khi đốt có dung tích nhỏ, chỉ còn 5 - 12% khối lượng CTR ban đầu và có thể sử dụng làm vật liệu xây dựng hoặc làm chất keo tụ trong quá trình xử lý nước thải.
BYT cho biết, chỉ 1/3 lượng CTRYT được đốt bằng lò đốt hiện đại. Số còn lại được thiêu ngoài trời, đốt bằng lò thủ công, chôn trong khuôn viên bệnh viện hoặc thải ra bãi rác chung.
Với những cơ sở vận chuyển rác ra ngoài bệnh viện đến nơi khác để đốt, nguy cơ lây lan mầm bệnh trong quá trình vận chuyển là rất cao vì không có nhiều cơ sở có phương tiện vận chuyển chuyên dụng.
Đốt bằng lò không phải là giải pháp hoàn hảo. Các chất độc hại sẽ giảm nhiều trong quá trình đốt nhưng chỉ với điều kiện lò có hệ thống xử lý khí thải, mà thực tế rất ít lò đốt CTRYT ở Việt Nam có hệ thống này. Thế nên việc xử lý chất độc này lại làm phát sinh các chất độc khác, làm ô nhiễm môi trường. Vì vậy tác giả chọn đề tài: " Thiết kế lò đốt chất thải rắn y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ KHCN&MT về việc triển khai đánh giá, thẩm định LĐCTRYT theo yêu cầu tại Công văn 56/VPCP-KG ngày 04/01/2001 của Văn phòng Chính phủ, theo sự phân công của Ban chỉ đạo Liên bộ về tổ chức đánh giá, thẩm định LĐCTRYT (được thành lập theo Quyết định số 360/QĐ-BKHCNMT ngày 22/3/2001), Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TĐC) đã khẩn trương tiến hành các công việc có liên quan để nhanh chóng xây dựng dự thảo các văn bản kỹ thuật về LĐCTRYT. Các văn bản kỹ thuật này được sử dụng làm căn cứ kỹ thuật cho việc đánh giá, thẩm định các LĐCTRYT trong cả nước. Căn cứ để xây dựng dự thảo các văn bản kỹ thuật này là các tài liệu hướng dẫn của các tổ chức quốc tế (chủ yếu là WHO và UNEP) và của nước ngoài, các tài liệu kỹ thuật, các ca-ta-lô của nhà sản xuất cùng với các tiêu chuẩn kỹ thuật trong và ngoài nước có liên quan.
1.2. MỤC ĐÍCH.
Thiết kế lò đốt rác thải y tế cho bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định công suất 40kg/h.
1.3. MỤC TIÊU.
Đảm bảo đốt hết lượng CTRYT có thể đốt của bệnh viện thải ra.
Thiết kế được lò đốt CTRYT đạt tiêu chuẩn môi trường.
1.4. NỘI DUNG LUẬN VĂN.
Khái quát, thống kê tình hình thải, thu gom và xử lý CTRYT tại bệnh viện.
Đánh giá nguồn thải, các tác động của CTRYT đến môi trường.
Đề nghị các phương pháp xử lý CTRYT.
Thiết kế lò đốt CTRYT có công suất phù hợp với quy mô của bệnh viện.
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Thu thập tài liệu từ thầy cô, sách, báo, internet, ...
Tham quan thực tế tại bệnh viện, phỏng vấn trực tiếp người có trách nhiệm quản lý lượng CTR của bệnh viện, công nhân vệ sinh .
Phỏng vấn gián tiếp qua điện thoại, internet, …
Thực tập thực tế tại công ty môi trường Việt Úc VINAUSEN, tìm hiểu về công nghệ đốt.
AutoCAD, Excel, Word,...
1.6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Không gian: Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định
Thời gian: 6 tháng, kể từ ngày thực tập cho đến khi kết thúc, hoàn thành luận văn.
Đối tượng: Lượng CTRYT thải ra hàng ngày của BVĐK tỉnh Bình Định.
1.7. Ý NGHĨA LUẬN VĂN.
- Môi trường
Giảm thiểu phát thải chất thải nguy hại vào môi trường, phòng chống ô nhiễm môi trường.
Góp phần tạo cảnh quan cho môi trường xung quanh.
- Kinh tế
Tiết kiệm tài chính cho bệnh viện hơn việc phải chi trả cho công ty thu gom.
Tiết kiệm được diện tích đất sử dụng để xử lý so với các biện pháp xử lý khác.
- Xã hội
Giảm thiểu phát sinh nguồn gây bệnh cho xã hội.
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG
2.1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ.
2.1.1. Khái niệm cơ bản.
Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường.
Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường như: dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có các đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy an toàn.
Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
Giảm thiểu chất thải y tế là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát thải chất thải y tế, bao gồm: giảm lượng chất thải y tế tại nguồn, sử dụng các sản phẩm có thể tái chế, tái sử dụng, quản lý tốt, kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hành và phân loại chất thải chính xác.
Tái sử dụng là việc sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi thọ sản phẩm hoặc sử dụng sản phẩm theo một chức năng mới, mục đích mới.
Tái chế là việc tái sản xuất các vật liệu thải bỏ thành những sản phẩm mới.
Thu gom chất thải tại nơi phát sinh là quá trình phân loại, tập hợp, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm phát sinh chất thải trong cơ sở y tế.
Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh, tới nơi xử lý ban đầu, lưu giữ, tiêu hủy.
Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi lưu giữ hoặc tiêu hủy.
Xử lý và tiêu hủy chất thải là quá trình sử dụng các công nghệ nhằm làm mất khả năng gây nguy hại của chất thải đối với sức khỏe con người và môi trường.
2.1.2. Phân loại.
Theo điều 5 và điều 6 QĐ 43/2007 - Bộ Y tế, căn cứ vào các đặc điểm lý, hóa, sinh học và tính chất nguy hại, chất thải trong các cơ sở y tế được phân loại theo 5 nhóm sau:
Chất thải lây nhiễm
Chất thải hóa học nguy hại
Chất thải phóng xạ
Bình chứa áp suất
Chất thải thông thường
* Chất thải lây nhiễm
Chất thải sắc nhọn (lọai A): là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong hoạt động y tế.
Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): là chất thải bị thấm máu, thấm dịch cơ thể và các chất thải phát sinh từ các buồng bệnh cách ly.
Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): là chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm như bệnh phẩm và các dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm.
Chất thải giải phẫu (loại D): bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người, nhau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.
* Chất thải hóa học nguy hại
Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng.
Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế được quy định trong phụ lục 1 của
QĐ 43-2007-Bộ Y Tế.
Chất gây độc tế bào: gồm các vỏ chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hóa trị liệu (quy định trong phụ lục 2 – QĐ 43/2007- Bộ Y Tế)
Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), Cadimi (Cd) (từ pin, ăcquy), Chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị).
* Chất thải phóng xạ
Chất thải phóng xạ gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng, khí phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất.
* Bình chứa áp suất
Bao gồm bình đựng Oxy, CO2, bình gaz, bình khí dung. Các bình này dễ gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt.
* Chất thải thông thường
Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:
Chất thải phát sinh từ các buồng bệnh (trừ buồng bệnh cách ly).
Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thủy tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xương kín. Những chất thải này không dính máu, dịch nguy hại và các hóa chất nguy hại khác.
Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng carton, túi nilon, túi đựng phim.
Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.
2.1.3. Thành phần và tính chất nguy hại của chất thải y tế.
Thành phần rác thải y tế :
Bảng 1.1. Thành phần CTR ngành y tế
STT
Thành phần rác thải y tế
Tỷ lệ %
Có (không có) thành phần chất thải nguy hại
1
Các chất hữu cơ
52.9
Không
2
Chai nhựa PVC, PE, PP
10.1
Có
3
Bông băng
8.8
Có
4
Vỏ hộp kim loại
2.9
Không
5
Chai lọ xilanh thủy tinh, ống thuốc thủy tinh
2.3
Có
6
Kim tiêm, uống tiêm
0.9
Có
7
Giấy
0.8
Không
8
Các bệnh phẩm sau khi mổ
0.6
Có
9
Đất, cát, sành sứ và các chất rắn khác
20.9
Không
Tổng
100
Nguồn: Quản lý chất thải rắn – T.1 Chất thải rắn đô thị - GS.TS Trần Hiếu Nhuệ
Tính chất của CTRYT.
Theo phụ lục III công ước Basel và Quyết định số 23/2006/QĐ – BTNMT về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại, chất thải y tế nguy hại có các tính chất nguy hại chính sau:
Dễ lây nhiễm: các chất thải có chứa vi sinh vật hoặc độc tố gây bệnh cho người và động vật.
Có độc tính:
Độc tính cấp: các chất thải có thể gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng hoặc có hại cho sức khỏe qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
Độc tính từ từ hoặc mãn tính: các chất thải có thể gây ra các ảnh hưởng từ từ hoặc mãn tính, kể cả gây ung thư, do ăn phải, hít thở hoặc ngấm qua da.
Sinh khí độc: các chất thải chứa các thành phần mà khi tiếp xúc với không khí hoặc với nước sẽ giải phóng ra khí độc, gây nguy hiểm đối với người và sinh vật.
Có độc tính sinh thái: các chất thải có thể gây ra các tác hại nhanh chóng hoặc từ từ đối với môi trường thông qua tích lũy sinh học hoặc gây tác hại đến các hệ sinh vật.
2.2. TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.2.1. Tổng quan về bệnh viện.
Địa chỉ: 106 Nguyễn Huệ, phường Trần Phú, Quy Nhơn, Bình Định.
Cơ quan quản lý: UBND tỉnh Bình Định và Sở y tế Bình Định
Bệnh viện có tiền thân từ một cơ sở y tế phục vụ kháng chiến chống Mỹ ở vùng núi thuộc huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định vào năm 1972.
Khi miền Nam giải phóng 1975, ngày 31/03/1975, cơ sở y tế này về Quy Nhơn tiếp quản Trung tâm y tế toàn khoa Quy Nhơn và lấy tên là Bệnh viện đa khoa Quy Nhơn.
1990 khi Nghĩa Bình tách thành 2 tỉnh Bình Định và Quãng Ngãi, bệnh viện đổi tên thành Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định.
Tổng diện tích của bệnh viện là 5,82 ha.
Hiện bệnh viện có tổng số giường bệnh là 900 giường, với số bệnh nhân từ
1.100 – 1.200 bệnh nhân.
Sơ đồ tổ chức tại bệnh viện
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH
Ban giám đốc
Đảng ủy
Công đoàn
Phòng chức năng
Khoa cận lâm sàng
Khoa lâm sàng
Kế hoạch tổng hợp
Thăm dò chức năng
Nội tổng hợp
Khoa nhi sơ sinh
Ngoại thần kinh – cột sống
Tổ chức cán bộ
Tài chính kế toán
Điều dưỡng
Hành chính quản trị
Chỉ đạo tuyến
Vật tư y tế
Giải phẫu bệnh
Chống nhiễm khuẩn
Khoa dược
Dinh dưỡng
XQuang
Huyết học
Vi sinh
Hóa sinh
Nội tim mạch
Hồi sức nội
Truyền nhiễm
Thận nhân tạo
Nội trung cao
Lão khoa
Nhi khoa
Sản khoa
Đông y
Khoa mắt
Tai mũi họng
Răng hàm mặt
Phẫu thuật Gây mê hồi sức
Ngoại chấn thương – Bỏng
Ngoại ung bướu
Ngoại tổng hợp
Phục hồi chức năng
Ngoại tiết niệu
Khoa khám
2.2.2. Hiện trạng môi trường tại bệnh viện.
Cơ sở vật chất phục vụ bảo vệ môi trường cho bệnh viện.
Hiện tại, bệnh viện đã đầu tư nhiều cho vấn đề BVMT cùng với sự hỗ trợ của viện Pastuer Nha Trang. Pastuer Nha Trang đã đầu tư cho bệnh viện:
- 7 xe đẩy để thu chất thải
+ 5 xe màu xanh
+ 2 xe màu vàng
- Thùng rác:
+ Loại 120 l: bao gồm 30 thùng màu xanh và 10 thùng màu vàng
+ Loại 20 l : bao gồm 40 thùng để phân bố dọc hành lang cho các khoa phòng
- Xô nhỏ
+ 100 màu xanh
+ 100 màu vàng
- Nhãn decal chất thải y tế:
+ Loại lớn 220 cái
+ Loại nhỏ 500 cái
- Nhãn decal chất thải sinh hoạt
+ Loại lớn 200 cái
+ Loại nhỏ 500 cái
- Thùng đựng vật sắc nhọn bằng giấy màu vàng: 5.000 thùng.
Bệnh viện đã chi phí cho việc mua túi đựng chất thải là 430.000.000đ/năm
Kinh phí xử lý chất thải y tế là 8.585.000đ/ m3.
Sau này, khi lượng thùng đựng vật sắc nhọn Pastuer Nha Trang đầu tư đã sử dụng hết, bệnh viện tiến hành làm các hộp đựng vật sắc nhọn với giá 2.500 đ/thùng.
Tình hình phân loại và thu gom chất thải tại bệnh viện
Bộ phận chịu trách nhiệm quản lý CTR tại BVĐK tỉnh Bình Định là Khoa Chống nhiễm khuẩn (CNK).
Số nhân viên của Khoa này là 50 người.
Số nhân viên chuyên trách xử lý chất thải của bộ phận này là 2 người. Nhiệm vụ của 2 người này là theo dõi kiểm tra các hoạt động liên quan đến chất thải, vận hành trạm xử lý nước thải.
Vận chuyển CTR: 2 người
Số nhân viên cùng làm công tác này là các hộ lý ở các khoa, phòng chuyên môn.
CTRYT khi thải ra được các nhân viên y tế cho vào các thùng rác ở các khoa, phòng. Sau đó, vào giờ quy định đưa chất thải ra khu vực tập trung, các hộ lý mang chất thải ra và 2 nhân viên thu gom sẽ thu lượng rác này và vận chuyển về nhà chứa CTRYT của bệnh viện. Giờ quy định thu chất thải là 6h sáng và 2h chiều hàng ngày.
Bệnh viện đã tiến hành việc phân loại chất thải tại nguồn theo quy định của BYT. Chất thải tại bệnh viện được phân thành 4 loại:
Chất thải sinh hoạt: được đựng trong túi màu xanh và thu gom vào các thùng màu xanh. Sau đó, nhân viên thu gom của đội vệ sinh ngoại cảnh thuộc khoa chống nhiễm khuẩn tập trung về nhà chứa chất thải sinh hoạt của bệnh viện bằng xe thu chất thải màu xanh và được môi trường đô thị TP. Quy Nhơn thu 1 lần/ ngày vào lúc 7h sáng hàng ngày.
Chất thải rắn y tế: được đựng trong các túi màu vàng và thu gom vào các thùng chứa màu vàng. Nhân viên thu gom đưa về nhà chứa CTRYT bằng xe đẩy màu vàng, công ty môi trường đô thị thu 1 lần /ngày vào 15h30’ hàng ngày, sau đó đưa về bệnh viện lao – bệnh phổi để tiêu hủy bằng lò đốt chất thải nguy hại.
Chất thải gây độc tế bào: đựng trong các túi màu đen và thu gom vào các túi màu đen. Lượng chất thải này chỉ phát sinh từ khoa ngoại ung bướu nên lượng phát sinh không lớn. Hiện lượng chất thải này vẫn thu gom và xử lý chung với CTRYT.
Các vật sắc nhọn được đựng trong các hộp đựng vật sắc nhọn màu vàng, lượng chất thải này được thu gom và xử lý cùng với CTRYT.
Chất thải có khả năng tái chế: được đựng trong túi màu trắng, được các khoa, phòng chuyển đến khoa CNK và lưu trữ tại kho của khoa CNK, mỗi tháng được bán 1 lần.
Tổng lượng chất thải phát sinh từ bệnh viện:
Chất thải sinh hoạt: 140 m3/ tháng
Chất thải y tế nguy hại từ 170 – 240 kg/ ngày
Chất thải tái chế: 4.200 – 4.300 kg/ tháng
Thành tựu BVMT tại bệnh viện.
Vấn đề môi trường luôn được khoa CNK quan tâm, các nhân viên trong khoa CNK luôn kiểm tra việc phân loại, thu gom chất thải hàng ngày của các nhân viên y tế bệnh viện. Hàng ngày nhân viên giám sát và nhân viên thu gom chịu trách nhiệm giám sát việc cân, thu chất thải y tế tại bệnh viện.
Cảnh quan môi trường bệnh viện được nâng cao khi trang bị các loại thùng rác đẹp và đúng quy cách, lượng chất thải của bệnh viện được thu gom sạch sẽ.
Bệnh viện cũng đã xây dựng con đường thu chất thải ở phía sau bệnh viện, bao quanh toàn bộ các khu vực đặt thùng rác, đảm bảo thu gom triệt để mà không làm mất cảnh quan mặt trước bệnh viện vào các giờ thu chất thải.
Bệnh viện đã đăng ký chủ nguồn thải theo Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT của Bộ y tế.
Bệnh viện đã có nhà chứa chất thải y tế, chất thải sinh hoạt, và trạm xử lý nước thải y tế hoạt động 8h/ ngày.
Chất thải sinh hoạt và chất thải y tế được thu gom theo hợp đồng, không có tình trạng tồn đọng chất thải trong bệnh viện.
Hiện bệnh viện đang tiến hành các thủ tục để đăng ký chủ xử lý chất thải lỏng y tế ( nước thải y tế) vào năm 2009.
Hạn chế còn tồn tại.
Tuy vấn đề môi trường của bệnh viện đã được quan tâm và thực hiện các hoạt động nhằm BVMT, song vẫn còn một số hạn chế:
Các nhân viên y tế tuy đã được tập huấn đầy đủ về việc phân loại rác tại nguồn nhưng do ý thức còn chưa cao nên vẫn còn một số trường hợp phân loại chưa triệt để.
Ý thức của các hộ lý chưa cao nên vẫn còn tình trạng chất thải bỏ bên ngoài thùng rác mà không
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUANVAN.doc
- bve.rar