Ngành giáo dục đào tạo ở nước ta hiện nay đang thực hiện nhiều đổi mới
trong hoạt động dạy và học. Trong đó, tập trung đổi mới về nội dung chương trình
học, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp đánh giá và đặt biệt là đổi mới phương
pháp dạy học nhằm khắc phục lối truyền thụ một chiều, học sinh thụ động tiếp thu
kiến thức. Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội khóa 10 đã khẳng định “Xây
dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông
nhằm nâng cao giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn
nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và
truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển
trong khu vực và thế giới
168 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1126 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế một số bài giảng và bước đầu xây dựng tài liệu hỗ trợ cho phần quang hình học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM TP. HOÀ CHÍ MINH
-------------------------------
NGUYỄN THỊ BÉ
THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI GIẢNG VÀ BƯỚC ĐẦU
XÂY DỰNG TÀI LIỆU HỖ TRỢ CHO PHẦN
QUANG HÌNH HỌC
Chuyeân ngaønh: Lyù luaän vaø phöông phaùp daïy hoïc moân Vaät lyù
Maõ soá: 60 14 10
LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ GIAÙO DUÏC HOÏC
NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC:
TS. ĐỖ XUÂN HỘI
Thaønh Phoá Hoà Chí Minh - 2008
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, cho tôi được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến
TS. Đỗ Xuân Hội. Thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô giáo phản biện đã nhận xét,
góp ý và sửa chữa những thiếu sót để luận văn hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả quý Thầy, Cô giáo đã giảng dạy chúng
tôi trong suốt những năm học dưới mái trường Đại học Sư phạm thân yêu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Cán bộ, Giảng viên, công nhân viên ở
phòng Khoa học công nghệ sau đại học đã tạo điều kiện học tập thuận lợi cho
chúng tôi trong suốt những năm qua.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đối với gia đình, bạn bè
và các đồng nghiệp tại trường THPT Nguyễn Thái Bình – Quận Tân Bình – TP.
Hồ Chí Minh, đã động viên và nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
TÁC GIẢ
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngành giáo dục đào tạo ở nước ta hiện nay đang thực hiện nhiều đổi mới
trong hoạt động dạy và học. Trong đó, tập trung đổi mới về nội dung chương trình
học, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp đánh giá và đặt biệt là đổi mới phương
pháp dạy học nhằm khắc phục lối truyền thụ một chiều, học sinh thụ động tiếp thu
kiến thức. Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội khóa 10 đã khẳng định “Xây
dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông
nhằm nâng cao giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn
nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và
truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển
trong khu vực và thế giới”.
Việt Nam đang bước vào thời kì hội nhập, có rất nhiều vấn đề chúng ta phải
đổi mới để có thể hòa nhập với xu hướng quốc tế. Mục tiêu đến năm 2020 Việt
Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành một nước công nghiệp và hội
nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế là con người và vì thế nguồn nhân lực Việt Nam phải được
phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao, có
những phẩm chất và năng lực được hình thành trên một nền tảng kĩ năng kiến thức
chắc chắn. Việc này phải bắt đầu từ giáo dục phổ thông.
Để đáp ứng được mục tiêu giáo dục hiện nay, nhiều giáo viên đã tích cực thay
đổi phương pháp giảng dạy, nâng cao tính trực quan trong dạy học nhằm tạo cho
học sinh hứng thú học tập, chủ động, tích cực tiếp thu kiến thức. Trong đó, phải kể
đến việc ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin vào dạy học với sự trợ giúp
của máy vi tính. Trong nhiều chỉ thị của Bộ giáo dục và đào tạo đã xác định rõ:
công nghệ thông tin tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp và cả
phương thức dạy và học. Vì thế phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong
công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học và ngành học.
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, việc ứng dụng các thành tựu khoa học
vào giảng dạy diễn ra thật sự sôi nổi. Trong đó, có thể kể đến lĩnh vực tin học đã
thật sự tạo nên nét mới cho giáo dục hiện nay. Những thành tựu trong lĩnh vực công
nghệ thông tin đã hỗ trợ rất nhiều cho người giáo viên trong công việc giảng dạy
của mình. Việc ứng dụng những phần mềm vào dạy học là một trong những khuynh
hướng hiện nay đã góp phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới giáo dục bên cạnh
việc đổi mới nội dung chương trình. Mặt khác, nhiều trường phổ thông hiện nay đã
được trang bị hệ thống máy vi tính và máy chiếu, nên việc sử dụng công nghệ thông
tin vào giảng dạy ở trường phổ thông có nhiều thuận lợi và hiện đang được khuyến
khích. Thêm vào đó, ngày nay internet đã trở nên khá phổ biến, đây sẽ là nguồn tư
liệu vô cùng phong phú giúp cho người giáo viên có thể thiết kế một bài giảng điện
tử sinh động, hấp dẫn.
Trong chương trình vật lý ở đại học cũng như phổ thông, “Quang hình học” là
một phần kiến thức khá quan trọng. Ở cấp phổ thông, trước năm 2007, học sinh
được học phần này ở lớp 12 (từ năm 2007 theo chương trình đối mới của Bộ giáo
dục, phần “Quang hình học” được đưa vào chương trình phân ban lớp 11). Trong
phần “Quang hình học”, có nhiều thí nghiệm được đề nghị thực hiện. Tuy nhiên một
thực tế ở trường phổ thông hiện nay là điều kiện phòng thí nghiệm, các thiết bị thí
nghiệm chưa được trang bị đầy đủ, nên việc thực hiện các thí nghiệm này còn hạn
chế và gặp nhiều khó khăn. Vì thế, trong đề tài này tôi sử dụng phần mềm Flash để
minh họa những thí nghiệm quan trọng mà giáo viên có thể sử dụng để minh họa
cho học sinh, hầu bù đắp phần nào việc thiếu thí nghiệm.
Trên tinh thần đó, trong phạm vi luận văn này, tôi đi tìm hiểu những kiến thức
cơ bản và chuyên sâu thuộc nội dung phần “Quang hình học” trong chương trình
lớp 12. Hiện nay, Power Point và Flash là hai phần mềm đang được sử dụng khá
phổ biến trong việc thiết kế bài giảng điện tử ở trường phổ thông cho hầu hết các
môn học. Riêng đối với môn vật lý, nó có thể giúp người giáo viên thết kế những thí
nghiệm minh họa thay cho thí nghiệm thật mà giáo viên khó có thể thực hiện trên
lớp. Ngoài ra, tôi sưu tập và giới thiệu một vài website tham khảo có nội dung liên
quan đến phần quang hình học.
Tôi hy vọng việc minh họa các thí nghiệm trên máy vi tính thay cho các thí
nghiệm thật mà chúng ta không có điều kiện tiến hành trên lớp sẽ có thể giúp học
sinh dễ tiếp cận vấn đề, tạo được hứng thú học tập từ đó học sinh tiếp thu bài học
một cách tốt hơn, rèn được nhiều kĩ năng cho học sinh hơn và giờ học sẽ trở nên
sinh động và hấp dẫn hơn.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Xây dựng một số thí nghiệm sử dụng phần mềm Flash trong phần “Quang
hình học”
- Thiết kế một số bài giảng điện tử trong phần “Quang hình học” sử dụng
phần mềm Power Point và các thí nghiệm đã được xây dựng
- Tìm hiểu nội dung liên quan đến phần “Quang hình học” trên một số
website
- Tóm tắt một số kiến thức cơ bản và chuyên sâu trong phần “Quang hình
học”
- Bước đầu tìm hiểu về sử dụng phương pháp ma trận trong việc giải một số
bài toán về quang hình học.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
- Sử dụng phần mềm Flash để thiết kế một số thí nghiệm minh họa.
- Thiết kế một số thí nghiệm và bài giảng điện tử trong phần “Quang hình
học” lớp 12 Trung học phổ thông.
Phạm vi nghiên cứu
Nội dung và phương pháp giảng dạy phần “Quang hình học” trong chương
trình vật lý trung học phổ thông bằng hình thức sử dụng giáo án điện tử
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Với mục tiêu nghiên cứu như trên, tôi xác định nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
như sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc sử dụng phương tiện dạy học nói chung
và việc sử dụng máy vi tính nói riêng trong dạy học vật lý.
- Nghiên cứu về đặc điểm của thí nghiệm và việc sử dụng thí nghiệm trong
dạy học vật lý.
- Nghiên cứu nội dung phần “Quang hình học” trong chương trình vật lý 12
và một số kiến thức nâng cao có liên quan.
- Nghiên cứu quy trình thiết kế bài giảng điện tử .
- Tìm hiểu một số website có nội dung liên quan đến phần “Quang hình học”.
- Bước đầu tìm hiểu về phương pháp ma trận trong việc giải một số bài toán
quang hình học.
- Tiến hành thiết kế một số thí nghiệm và bài giảng điện tử phần “Quang hình
học” lớp 12 trung học phổ thông.
- Sử dụng những kết quả nghiên cứu vào thực nghiệm sư phạm, kiểm tra
đánh giá kết quả và rút ra kết luận.
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Viêc lựa chọn thí nghiệm để minh họa phù hợp, sử dụng bài giảng điện tử
hợp lí, việc sử dụng phần mềm dạy học với sự hỗ trợ của máy vi tính sẽ nâng cao
tính trực quan trong dạy học, từ đó gây được sự chú ý của học sinh vào nội dung
học tập, kích thích hứng thú học tập của học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả dạy
và học tập bộ môn vật lý ở phần “Quang hình học”.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu các tài liệu, tạp chí giáo dục về định hướng đổi mới giáo dục ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Nghiên cứu các tài liệu về lý luận dạy học, các tài liệu bồi dưỡng phương pháp
giảng dạy cho giáo viên trung học phổ thông.
- Nghiên cứu một số tài liệu, giáo trình liên quan đến nội dung phần “Quang hình
học” và quang học ma trận.
- Nghiên cứu các giáo trình, website hướng dẫn sử dụng Flash, Power Point.
- Tìm kiếm một số website có nội dung liên quan đến phần “Quang hình học”
trên mạng internet.
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
- Lập quy trình thiết kế các bài giảng điện tử phần “Quang hình học” lớp 12.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại lớp hai lớp 12 trường Trung học phổ thông
Nguyễn Thái Bình –Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phân tích kết quả thực nghiệm và rút ra kết luận.
Phương pháp thu nhận dữ kiện
- Trong khi tiến hành thực nghiệm sư phạm, theo dõi quan sát thái độ, hoạt động
của học sinh nhằm nắm được phản ứng của các em trong việc học tập dưới sự
hỗ trợ của các phương tiện hiện đại.
- Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp trong việc xây dựng các bài giảng điện tử và
trong quá trình thực nghiệm sư phạm.
7. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Thiết kế một số bài giảng điện tử phần “Quang hình học”
- Bước đầu xây dựng tài liệu hỗ trợ cho phần “Quang hình học” bao gồm tóm tắt
một số kiến thức cơ bản và nâng cao; sử dụng phương pháp ma trận trong việc
giải một số bài toán quang hình học, xây dựng một số thí nghiệm minh họa
bằng phần mềm Flash để hỗ trợ cho việc thiết kế bài giảng điện tử.
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Mở đầu
Chương I: Cơ sở lí luận
Chương II: Thiết kế một số thí nghiệm minh họa và bài giảng điện tử và
bước đầu xây dựng tài liệu hỗ trợ cho phần “Quang hình học”
Chương III: Thực nghiệm sư phạm
Kết luận
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. 1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng phương tiện dạy học trong dạy học vật lý
1.1.1. Các phương tiện dạy học [1]
1.1.1.1. Các phương tiện dạy học truyền thống
Trong dạy học vật lý, chúng ta thường sử dụng các phương tiện sau:
- Bảng
- Tranh ảnh và các bản vẽ sẵn
- Các tài liệu in: sách giáo khoa, sách bài tập, sách hướng dẫn và các
tài liệu tham khảo khác
- Các mô hình vật chất
- Các thiết bị thí nghiệm dùng để tiến hành các thí nghiệm của giáo
viên và các thí nghiệm của học sinh
- Các vật thật trong đời sống và kỹ thuật
1.1.1.2. Các phương tiện dạy học hiện đại
Bên cạnh những phương tiện dạy học quen thuộc trong dạy học truyền thống,
ngày nay các phương tiện nghe nhìn được khai thác và sử dụng rộng rãi trong
dạy học:
- Phim học tập: phim đèn chiếu, phim chiếu bóng, phim học tập trên truyền
hình, phim video.
- Các phần mềm máy vi tính được sử dụng để minh họa hay mô phỏng các
hiện tượng, các quá trình vật lý. Trong một số thí nghiệm, máy vi tính
đóng vai trò là máy đo và xử lí kết quả thí nghiệm.
Các phương tiện nghe nhìn được sử dụng trong dạy học với sự hỗ trợ của
máy móc kỹ thuật. Thông tin chứa trong phương tiện này gồm hình ảnh và âm
thanh. Chúng tác động đến học sinh qua hình ảnh (hình ảnh tĩnh hoặc động, sơ
đồ, kí hiệu,) và âm thanh (tiếng nói, nhạc điệu, tiếng động,).
1.1.2. Các chức năng của phương tiện dạy học
1.1.2.1. Các chức năng của phương tiện dạy học theo quan điểm của lí
luận dạy học
- Sử dụng phương tiện dạy học để tạo động cơ học tập, kích thích hứng thú
nhận thức của học sinh, đặc biệt trong giai đoạn định hướng mục đích
nghiên cứu.
- Sử dụng phương tiện dạy học để hình thành kiến thức và kỹ năng mới.
- Phương tiện dạy học có thể sử dụng một cách đa dạng trong quá trình
cũng cố (ôn tập, đào sâu, mở rộng, hệ thống hóa,) kiến thức, kỹ năng
của học sinh.
- Phương tiện dạy học được sử dụng để kiểm tra kiến thức, kỹ năng mà học
sinh đã thu được.
- Bên cạnh đó, việc sử dụng phương tiện dạy học (thiết bị thí nghiệm, mô
hình, tranh ảnh, video,) còn mang lại những hiệu quả về mặt xúc cảm
do những đặc điểm bên ngoài (hình ảnh, màu sắc,..) được bố trí đẹp về
mặt thẩm mỹ, cách thức gây tác động đến học sinh.
- Phương tiện dạy học phải được thiết kế và cần được giáo viên sử dụng
sao cho mang lại tác dụng tốt trong việc điều khiển quá trình nhận thức
của học sinh.
- Nhiều phương tiện dạy học như các mô hình có thể tháo lắp được, máy vi
tính được sử dụng như thiết bị đo và xử lý các kết quả thí nghiệm,.. là
những phương tiện quý báo giúp cho việc hợp lý hóa quá trình lĩnh hội
kiến thức của học sinh.
- Phương tiện dạy học góp phần vào việc thực hiện một trong những nhiệm
vụ của dạy học vật lý là phát triển tốt nhân cách của từng học sinh.
1.2.2.2. Các chức năng của phương tiện dạy học theo quan điểm của tâm
lý học học tập
Theo quan điểm tâm lí học học tập, hoạt động nhận thức của học sinh có thể
diễn ra trên nhiều bình diện khác nhau: bình diện hành động đối tượng – thực tiễn,
bình diện trực quan trực tiếp, bình diện trực quan gián tiếp và bình diện nhận thức
khái niệm – ngôn ngữ. Học sinh chỉ có thể nắm vững sâu sắc, chính xác, bền vững
và vận dụng được các kiến thức, nếu như trong quá trình học tập, hoạt động nhận
thức của học sinh diễn ra trên nhiều bình diện khác nhau.
Việc sử dụng phương tiện dạy học tạo đều kiện rất thuận lợi cho quá trình
nhận thức của học sinh trên tất cả các bình diện khác nhau, đặc biệt trên bình diện
trực quan trực tiếp và bình diện trực quan gián tiếp.
Các bình diện của họat
động nhận thức
Các ví dụ về việc các phương tiện dạy học tạo
điều kiện cho họat động nhận thức của học sinh
Bình diện hành động – đối
tượng – thực tiễn
- Các thí nghiệm của học sinh với các thiết bị
thí nghiệm
Bình diện trực quan trực
tiếp
- Các vật thật, các bức ảnh chụp
- Các thí nghiệm của giáo viên với các thiết bị
thí nghiệm
- Phim học tập
Bình diện trực quan gián
tiếp
- Các thí nghiệm mô hình
- Các phim họat họa
- Các phần mềm MVT mô phỏng các hiện
tượng, quá trình vật lý
- Các mô hình vật chất
- Các hình vẽ, sơ đồ
Bình diện nhận thức khái
niệm – ngôn ngữ
- Sách giáo khoa, sách bài tập, sách tahm khảo
- Các phần mềm máy vi tính dùng cho việc ôn
tập
Như vậy rõ ràng cần phải sử dụng phối hợp các phương tiện dạy học trong
dạy học vật lý để tạo điều kiện cho hoạt động nhận thức của học sinh diễn ra trên
nhiều bình diện khác nhau nhằm nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức của học
sinh.
1.1.3. Một số định hướng chung về phương pháp sử dụng phương tiện
dạy học
Sử dụng phối hợp các phương tiện dạy học trên các bình diện khác nhau của
hoạt động nhận thức ở các khâu của quá trình dạy học.
Gắn việc sử dụng phương tiện dạy học với các hoạt động trí tuệ - thực tiễn
của học sinh, tạo ra các kích thích đa dạng về mặt cơ học, âm học, quang học
với mối tương quan phù hợp trong quá trình thu nhận và chế biến thông tin của
học sinh, kích thích sự tranh luận tích cực của học sinh đối với đối tượng nhận
thức. Đặt biệt trong việc tổ chức học sinh tiến hành các thí nghiệm ở khâu nghiên
cứu tài liệu mới hoặc trong thực hành, các hoạt động chân tay (vẽ sơ đồ thí
nghiệm, bố trí thí nghiệm, sử dụng các dụng cụ, đo đạc, viết kết quả thí nghiệm)
cần gắn liền với họat động trí óc (đề xuất giả thuyết, thiết kế phương án thí
nghiệm, so sánh, khái quát hóa, tính toán, mô tả, giả thích kết quả thí nghiệm).
Việc sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình hình thành và vận dụng
kiến thức phải góp phần làm sáng tỏ tính biện chứng giữa cái chung và cái riêng,
cái giống nhau và khác nhau giữa các hiện tượng, quá trình vật lý.
Việc sử dụng phương tiện dạy học góp phần làm tăng tính chính xác và tính
hệ thống của các kiến thức mà học sinh lĩnh hội.
1.2. Sử dụng máy vi tính trong dạy học vật lý
1.2.1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng máy vi tính trong dạy học vật lý
1.2.1.1. Cơ sở tâm lý học
Phương tiện dạy học là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong
việc nâng cao hiệu quả dạy học. Sự tương quan hợp lí giữa lời nói của giáo viên và
phương tiện trực quan sẽ giúp học sinh lĩnh hội tri thức tốt hơn. Để hình thành ở
người học một phương thức tư duy đúng đắn và hệ thống kiến thức bền vững thì
cần phải nâng cao tính tích cực nhận thức ở học sinh. Việc sử dụng máy vi tính
trong dạy học sẽ góp phần đáp ứng được yêu cầu này. Với những hình ảnh sinh
động, sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc, âm thanh, văn bản, sẽ góp phần nâng
cao tính trực quan, từ đó tác động tích cực vào các giác quan của học sinh, tạo cơ
sở cho việc phát triển các năng lực tư duy của học sinh. Như vậy, việc sử dụng
máy vi tính trong dạy học, trước hết gây được sự chú ý của học sinh vào đối tượng
cần nghiên cứu, hình thành sự tò mò khám phá tri thức và thúc đẩy học sinh tham
gia một cách tích cực vào tiến trình dạy học – đây là điều kiện cần thiết để quá
trình lĩnh hội kiến thức đạt hiệu quả cao.
Khi sử dụng máy vi tính trong đánh giá kết quả học tập của học sinh luôn
bảo đảm sự công bằng, khách quan nên có thể hình thành ở học sinh những thói
quen tốt: trung thành với bản thân và đánh giá khách quan đối với người khác.
1.2.1.2. Cơ sở lí luận dạy học
Mục tiêu dạy học của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là đào tạo nên
những con người lao động năng động, sáng tạo, luôn đáp ứng kịp thời sự phát triển
của khoa học và công nghệ. Để đáp ứng được yêu cầu đó, đòi hỏi phải có sự cải
tiến, hiện đại hóa về nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy và cả phương
tiện dạy học. Khi máy vi tính được sử dụng trong dạy học như một phương tiện
dạy học hiện đại, người dạy học có cơ hội thuận lợi để sử dụng phương pháp mô
hình hóa vì máy vi tính có khả năng cho ta xây dựng nên các mô hình tĩnh hoặc
động với chất lượng cao, có thể vận động theo những quy luật khách quan của
hiện tượng mà người lập trình đã đưa vào chương trình.
Với vai trò là một phương tiện dạy học, máy vi tính có thể được sử dụng
trong tất cả các giai đoạn của quá trình dạy học: củng cố trình độ tri thức xuất phát
của học sinh, xây dựng tri thức mới, ôn luyện và vận dụng tri thức, tổng kết hệ
thống hóa kiến thức và kiểm tra đánh giá trình độ tri thức, kĩ năng của học sinh.
Điều này chứng tỏ máy vi tính có thể góp phần thực hiện một cách có hiệu quả các
nhiệm vụ của quá trình dạy học.
Theo chủ nghĩa Mac – Lênin, giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho học sinh là một
trong những nhiệm vụ hàng đầu mà giáo dục phải đạt được. Vật lý học là một môn
khoa học có tính thực nghiệm nên có nhiều thế mạnh trong việc giáo dục kỹ thuật
tổng hợp cho học sinh. Một trong những vấn đề cần thực hiện để giải quyết nhiệm
vụ này là lựa chọn tài liệu học tập có giá trị khoa học lớn và có xu hướng thực
tiễn, đặc biệt là về kỹ thuật và công nghệ, lựa chọn những phương pháp, phương
tiện góp phần phát triển những năng lực sáng tạo của học sinh. Như vậy, việc lựa
chọn máy vi tính và các ứng dụng của công nghệ thông tin làm phương tiện dạy
học tạo điều kiện cho các em học sinh làm quen, tìm hiểu nguyên lí của các ứng
dụng trong hệ thống thiết bị điều khiển tự động có trong thực tế sản xuất và góp
phần định hướng nghề nghiệp trong tương lai [2].
1.2.1.3. Cơ sở thực tiễn
Sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một trong những hướng nhằm
đổi mới việc dạy và học hiện nay.
Với thực tế phát triển của công nghệ thông tin và kỹ thuật, máy vi tính ngày
càng được sử dụng rất rộng rãi, hầu hết các truờng phổ thông đều được trang bị
máy vi tính trong việc quản lí, và là phương tiện dạy học để hỗ trợ giáo viên và
học sinh có thể thực hành trên máy tính.
Bên cạnh đó, trong chương trình của bộ môn Tin học, học sinh được trang
nh