Luận văn Thiết kế và triển khai kho dữ liệu khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông của Tổng công ty Bưu chinh Viễn thông Việt Nam (VNPT)

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thông tin là yếu tố sống còn đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Việc nắm bắt thông tin giúp cho các doanh nghiệp hoạch định chiến lược kinh doanh cho mình một cách chính xác. Sự ra đời của công nghệ kho dữ liệu (Data Warehouse - DWH) trong những năm gần đây đã đáp ứng nhu cầu quản lý, lưu trữ một khối lượng dữ liệu lớn và có khả năng khai thác dữ liệu đa chiều và theo chiều sâu nhằm hỗ trợ việc ra quyết định của các nhà quản lý. Trong nước hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đã và đang nghiên cứu, tiến hành triển khai hệ thống DWH. Đối với nước ngoài, hệ thống kho dữ liệu được áp dụng từ lâu và đã phát huy được những hiệu quả rất lớn giúp ích cho các doanh nghiệp trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh cũng như việc nghiên cứu phát triển các ứng dụng. Đối với Tổng công ty Bưu chĩnh Viễn thông Việt Nam (VNPT), xây dựng hệ thống Data Warehouse có ý nghĩa hết sức quan trọng. Ngoài việc thu thập lưu trữ các thông tin từ các hệ thống như Tính cước và chăm sóc khách hàng nói chung và các hệ thống khác nói riêng hệ thống DWH còn cung cấp các thông tin hữu ích giúp cho các nhà phát triển cập nhật các thay đổi hệ thống một cách nhanh chóng. Hơn thế nữa, hệ thống còn cung cấp cho nhà quản lý những thông tin quan trọng chính xác và nhanh chóng giúp họ có tầm nhìn chiến lược và hỗ trợ nhà quản lý ra những quyết định kịp thời và có lợi nhất cho doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh của ngành viễn thông đang diễn ra rất gay gắt. Xuất phát từ thực tế đó, đồ án tốt nghiệp này trình bày về việc ứng dụng công nghệ kho dữ liệu trên môi trường Oracle vào “Thiết kế và triển khai kho dữ liệu khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông của Tổng công ty Bưu chinh Viễn thông Việt Nam (VNPT)” được thực hiện với mong muốn xây dựng được một DWH ban đầu để hỗ trợ VNPT đặc biệt là các Viễn thông tỉnh trong việc quản lý, điều hành doanh nghiệp. Nội dung luận văn này bao gồm các phần chính như sau: Mở đầu Đây là phần giới thiệu chung về lý do chọn luận văn, cũng như bố cục chung của luận văn. Chương 1: Tổng quan. Nội dung chính của chương này là trình bày tổng quan về thị trường viễn thông; dữ liệu của ngành viễn thông; mục tiêu và phạm vi của luận văn; công cụ và phương pháp xây dựng DWH. Chương 2: Tổng quan về DWH.

doc133 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3644 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế và triển khai kho dữ liệu khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông của Tổng công ty Bưu chinh Viễn thông Việt Nam (VNPT), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH SÁCH HÌNH VẼ Hình 1. Mô hình thác nước với thiết lập cơ sở hạ tầng và quản lý dự án 12 Hình 2. Định nghĩa DWH 15 Hình 3. Kiến trúc DWH cơ bản 22 Hình 4. Kiến trúc DWH với Staging Area 23 Hình 5. Kiến trúc kho dữ liệu với Staging Area và Data Mart 23 Hình 6. Lược đồ hình sao 27 Hình 7. Lược đồ bông tuyết rơi 28 Hình 8. Mô hình đa chiều 28 Hình 9. Hệ thống CCBS tổng thể 34 Hình 10. Kiến trúc của DWH thử nghiệm 43 Hình 11. Sơ đồ kho dữ liệu Bán hàng 46 Hình 12. Chiều thời gian 47 Hình 13. Phân cấp thời gian 48 Hình 14. Chiều dịch vụ viễn thông 48 Hình 15. Chiều khách hàng 49 Hình 16. Chiều kênh giao tiếp 50 Hình 17. Chiều điểm giao dịch 51 Hình 18. Phân cấp điểm giao dịch 51 Hình 19. Chiều địa chỉ 52 Hình 20. Phân cấp địa chỉ 52 Hình 21. Chiều kiểu yêu cầu 53 Hình 22. Chiều khuyến mãi 53 Hình 23. Sơ đồ kho dữ liệu Phát triển thuê bao 54 Hình 24. Chiều thuê bao 55 Hình 25. Chiều đơn vị quản lý 56 Hình 26. Chiều đối tượng khách hàng 56 Hình 27. Sơ đồ kho dữ liệu chủ đề Điều hành thi công 57 Hình 28. Chiều hướng giao 57 Hình 29. Sơ đồ kho dữ liệu Khiếu nại 58 Hình 30. Chiều nhóm khiếu nại 58 Hình 31. Sơ đồ kho dữ liệu Xử lý khiếu nại 59 Hình 32. Chiều kết quả khiếu nại 60 Hình 33. Sơ đồ kho dữ liệu Cước khách hàng 60 Hình 34. Chiều mã vùng 61 Hình 35. Chiều kiểu dịch vụ 62 Hình 36. Chiều đối tượng khách hàng 63 Hình 37. Sơ đồ kho dữ liệu tổng hợp cước khách hàng 63 Hình 38. Chiều thanh toán 64 Hình 39. Chiều khoản mục cước 65 Hình 40. Sơ đồ kho dữ liệu thanh toán nợ khách hàng 65 Hình 41. Chiều hình thức thanh toán 66 Hình 42. Sơ đồ kho dữ liệu nợ cước khách hàng 66 Hình 43. Sơ đồ kho dữ liệu nhắc nợ cước khách hàng 67 Hình 44. Sơ đồ kho dữ liệu khóa mở nợ cước 67 Hình 45. Sơ đồ kho dữ liệu xử lý nợ cước 68 Hình 46. Chiều hình bước xử lý nợ 68 Hình 47. Sơ đồ kho dữ liệu báo hỏng 69 Hình 48. Chiều tình trạng 69 Hình 49. Sơ đồ kho dữ liệu xử lý báo hỏng 70 Hình 50. Chiều nguyên nhân 70 Hình 51. Sơ đồ kho dữ liệu sử dụng dịch vụ viễn thông 71 Hình 52. Sơ đồ kho dữ liệu sử dụng dịch vụ gia tăng 71 Hình 53. Kiến trúc vật lý kho dữ liệu viễn thông 72 Hình 54. Mô hình quan hệ bán hàng 74 Hình 55. Bảng thống kê cuộc gọi theo giờ bắt đầu. 79 Hình 56. Bảng thống kê cuộc gọi theo dịch vụ. 80 Hình 57. Bảng thống kê cuộc gọi theo mã vùng. 80 Hình 58. Bảng thống kê doanh thu 80 Hình 59. Bảng thống kê tiền nợ cước 81 Hình 60. Bảng thống kê tiền thanh toán 81 Hình 61. Bảng tổng hợp cước sử dụng khách hàng 82 Hình 62. Bảng tổng hợp tiền nợ khách hàng 82 Hình 63. Bảng tổng hợp tiền thanh toán khách hàng 82 Hình 64. Sơ đồ ánh xạ DICHVU_VT_MAP 85 Hình 65. Sơ đồ ánh xạ DIACHI_MAP 86 Hình 66. Sơ đồ ánh xạ KIEU_YC_MAP 86 Hình 67. Sơ đồ ánh xạ KHACHHANG_MAP 86 Hình 68. Sơ đồ ánh xạ THANHTOAN_MAP 87 Hình 69. Sơ đồ ánh xạ THUEBAO_MAP 87 Hình 70. Sơ đồ ánh xạ DANGKY_DVVT_MAP 87 Hình 71. Sơ đồ ánh xạ PHATTRIEN_TB_MAP 88 Hình 72. Sơ đồ ánh xạ DIEUHANH_TC_MAP 88 Hình 73. Sơ đồ ánh xạ KHIEUNAI_MAP 89 Hình 74. Sơ đồ ánh xạ XL_KHIEUNAI_MAP 89 Hình 75. Sơ đồ ánh xạ BAOHONG_MAP 89 Hình 76. Sơ đồ ánh xạ XL_BAOHONG_MAP 90 Hình 77. Sơ đồ ánh xạ CT_CUOC_KH_MAP 90 Hình 78. Sơ đồ ánh xạ TH_CUOC_KH_MAP 90 Hình 79. Sơ đồ ánh xạ CT_NO_KH_MAP 91 Hình 80. Sơ đồ ánh xạ CT_TTNO_KH_MAP 91 Hình 81. Sơ đồ ánh xạ SUDUNG_DVVT_MAP 91 Hình 82. Mô hình báo cáo truyền thống 92 Hình 83. Mô hình báo cáo từ xa sử dụng Webservice 93 Hình 84. Kiến trúc và công nghệ hệ thống báo cáo, tra cứu 94 Hình 85. Mô hình cở sở dữ liệu của hệ thống báo cá, tra cứu 95 Hình 86. Mô hình cở sở dữ liệu của công cụ quản trị hệ thống 100 Hình 87. Giao diện chính 104 Hình 88. Giao diện định nghĩa báo cáo và tra cứu 104 Hình 89. Giao diện chung hiển thị báo cáo 104 Hình 90. Giao diện tra cứu động 105 Hình 91. Giao diện cấu hình form nhập dữ liệu từ điển 105 Hình 92. Giao diện chung nhập dữ liệu từ điển 106 Hình 93. Giao diện định nghĩa quyền 106 Hình 94. Giao diện phân quyền cho nhóm người dùng 107 CÁC THUẬT NGỮ VÀ VIẾT TẮT BI (Business Intelligence): Quản trị doanh nghiệp thông minh. CCBS (Customer Care and Billing System): Hệ thống Tính cước và Chăm sóc khách hàng. CDI (Customer Data Integration): Tích hợp dữ liệu khách hàng. CSDL: Cơ sở dữ liệu. CRM (Customer relationship management): Quản lý mối quan hệ với khách hàng. DM (Data mart): Kho dữ liệu chủ đề. DOLAP (Database Online Analytical Processing): Xử lý phân tích trực tuyến CSDL. DWH (Data Warehouse): Kho dữ liệu. EIS (Executive Information System): Hệ thống thông tin điều hành. ETL (Extract Transform Load): Trích xuất chuyển đổi dữ liệu. HOLAP (Hybric Online Analytical Processing): Xử lý phân tích trực tuyến kết hợp. MDM (Master Data Management): Quản lý dữ liệu chủ. MOLAP (Multi dimensional Online Analytical Processing): Xử lý phân tích trực tuyến đa chiều. ODS (Operational data store): Kho dữ liệu vận hành. OLTP (Online Transaction Processing): Xử lý giao dịch trực tuyến. OLAP (Online Analytical Processing): Xử lý phân tích trực tuyến. OWB (Oracle Warehouse Builder): Công cụ xây dựng kho dữ liệu của Oracle. SOA (Service-Oriented Architecture): Kiến trúc hướng dịch vụ. ROLAP (Relational Online Analytical Processing): Xử lý phân tích trực tuyến quan hệ VNPT (Vietnam Posts and Telecommunications Group): Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam. VLDB (Very large DB): Cơ sở dữ liệu rất lớn. MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thông tin là yếu tố sống còn đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Việc nắm bắt thông tin giúp cho các doanh nghiệp hoạch định chiến lược kinh doanh cho mình một cách chính xác. Sự ra đời của công nghệ kho dữ liệu (Data Warehouse - DWH) trong những năm gần đây đã đáp ứng nhu cầu quản lý, lưu trữ một khối lượng dữ liệu lớn và có khả năng khai thác dữ liệu đa chiều và theo chiều sâu nhằm hỗ trợ việc ra quyết định của các nhà quản lý. Trong nước hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đã và đang nghiên cứu, tiến hành triển khai hệ thống DWH. Đối với nước ngoài, hệ thống kho dữ liệu được áp dụng từ lâu và đã phát huy được những hiệu quả rất lớn giúp ích cho các doanh nghiệp trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh cũng như việc nghiên cứu phát triển các ứng dụng. Đối với Tổng công ty Bưu chĩnh Viễn thông Việt Nam (VNPT), xây dựng hệ thống Data Warehouse có ý nghĩa hết sức quan trọng. Ngoài việc thu thập lưu trữ các thông tin từ các hệ thống như Tính cước và chăm sóc khách hàng nói chung và các hệ thống khác nói riêng hệ thống DWH còn cung cấp các thông tin hữu ích giúp cho các nhà phát triển cập nhật các thay đổi hệ thống một cách nhanh chóng. Hơn thế nữa, hệ thống còn cung cấp cho nhà quản lý những thông tin quan trọng chính xác và nhanh chóng giúp họ có tầm nhìn chiến lược và hỗ trợ nhà quản lý ra những quyết định kịp thời và có lợi nhất cho doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh của ngành viễn thông đang diễn ra rất gay gắt. Xuất phát từ thực tế đó, đồ án tốt nghiệp này trình bày về việc ứng dụng công nghệ kho dữ liệu trên môi trường Oracle vào “Thiết kế và triển khai kho dữ liệu khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông của Tổng công ty Bưu chinh Viễn thông Việt Nam (VNPT)” được thực hiện với mong muốn xây dựng được một DWH ban đầu để hỗ trợ VNPT đặc biệt là các Viễn thông tỉnh trong việc quản lý, điều hành doanh nghiệp. Nội dung luận văn này bao gồm các phần chính như sau: Mở đầu Đây là phần giới thiệu chung về lý do chọn luận văn, cũng như bố cục chung của luận văn. Chương 1: Tổng quan. Nội dung chính của chương này là trình bày tổng quan về thị trường viễn thông; dữ liệu của ngành viễn thông; mục tiêu và phạm vi của luận văn; công cụ và phương pháp xây dựng DWH. Chương 2: Tổng quan về DWH. Nội dung chính của chương này là trình bày tổng quan về DWH gồm định nghĩa, đặc tính, lợi ích, xu hướng tương lai, kiến trúc, tổ chức lô gíc, tổ chức vật lý của DWH. Chương 3: Phân tích, thiết kế và triến khai DWH khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông. Nội dung chính của chương này bao gồm: Tìm hiểu hệ thống nguồn CCBS; xác định yêu cầu phân tích; thiết kế mô hình dữ liệu dựa trên yêu cầu phân tích và CSDL (Cở sở dữ liệu) của Hệ thống Tính cước và Chăm sóc khách hàng (Customer Care and Billing System – CCBS); thiết kế mô hình vật lý; thiết kế trích xuất chuyển đổi và nạp số liệu từ hệ thống CCBS vào DWH; xây dựng công cụ báo cáo, tra cứu động và quản trị hệ thống; cài đặt và triển khai DWH. Chương 4: Kết quả và hướng phát triển. Nội dung chính của chương này là trình bày các kết quả của luận văn; một số giao diện của công cụ báo cáo, tra cứu, quản trị hệ thống; một số báo cáo phân tích; hướng phát triển của luận văn. Kết luận và kiến nghị Phần này nêu các kết luận của luận văn và đưa ra các khuyến nghị áp dụng. Các tài liệu và địa chỉ tham khảo. Các phụ lục liên quan. Chương 1: TỔNG QUAN Tóm lược nội dung: Nội dung chính của chương này là trình bày tổng quan về thị trường viễn thông; dữ liệu của ngành viễn thông; mục tiêu và phạm vi của luận văn; công cụ và phương pháp xây dựng DWH. 1.1. Thị trường viễn thông Trong thập niên qua, mọi lĩnh vực công nghiệp đã có kinh nghiệm biến đổi sâu sắc trong môi trường kinh doanh của họ. Việc bãi bỏ các quy định (cho phép thị trường viễn thông tự do cạnh tranh), sự cạnh tranh, sự tiến bộ công nghệ và toàn cầu hóa kết hợp lại tạo ra sức ép khổng lồ lên những nhà cung cấp lĩnh vực viễn thông và khả năng của họ phản ứng lại với những sự thay đổi này. Những nhà cung cấp trong lĩnh vực viễn thông hôm nay đang phải đối mặt với những thách thức như: Tiếp tục cạnh tranh xuất phát từ việc cho phép thị trường viễn thông tự do cạnh tranh. Tỷ lệ dời bỏ nhà cung cấp cao trong sự gia tăng thâm nhập thị trường. Sự suy giảm mang tính hệ thống lợi ích sử dụng dịch vụ thoại. Những yêu cầu cơ sở hạ tầng do cuộc chạy đua về công nghệ mới. Sự suy giảm về sự thu nhận. Trong công nghiệp viễn thông, sự tự do cạnh tranh dẫn đến sự cạnh tranh không chỉ trong nước mà mang tính quốc tế. Điều này làm cho thị phần bị chia sẽ và đe dọa những nguồn lợi tức. Sự cạnh tranh đã tạo ra những sản phẩm mới ra thị trường. 3G, VOIP, dịch vụ định vị, ứng dụng dữ liệu di động và sự tích hợp đa phương tiện,…có quy mô rủi ro cao bổ sung tới nền công nghiệp mà yêu cầu sự đầu tư vốn lớn để nâng cấp mạng lưới, tính cước, sự hỗ trợ và cơ sở hạ tầng khác. Trong lúc đó những lợi tức và những lợi nhuận trong kinh doanh dịch vụ thoại suy giảm mang tính hệ thống. Trong những năm qua, thị trường viễn thông ở Việt Nam phát triển rất nhanh. Với chính sách mở cửa, khuyến khích cạnh tranh của Nhà nước, trên thị trường đã xuất hiện nhiều nhà cung cấp dịch vụ mới, cạnh tranh gay gắt với VNPT, khiến cho thị phần của VNPT bị chia sẻ đáng kể. Đặc biệt, trong điều kiện Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO, thị trường viễn thông sẽ ngày càng sôi động hơn, VNPT sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn không chỉ với các đối thủ trong nước mà còn với các đối thủ nước ngoài. Để có thể đứng vững và phát triển trong môi trường kinh doanh mới, VNPT cần phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh nói chung và đặc biệt là nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ di động, băng thông rộng. Tính đến cuối năm 2007, có 44 triệu thuê bao điện thoại; trong đó thuê bao di động 30 triệu thuê bao chiếm 75,5%; mật độ điện thoại đạt 52 máy / 100 dân; 1,2 triệu thuê bao ADSL; đã có 18,64 triệu người sử dụng Internet (quy đổi). Trên thị trường viễn thông, nhu cầu về dịch vụ điện thoại cố định có chiều hướng giảm dần và giữ mức tăng khoảng 9% trong giai đoạn 2007-2011 do người tiêu dùng chuyển hướng sang sử dụng các dịch vụ di động và băng rộng. Cạnh tranh sôi động nhất đang diễn ra trên thị trường di động giữa 7 nhà cung cấp dịch vụ như Vinaphone, Mobifone, Viettel, EVN Telecom, SPT, HTC, GTel qua đó thúc đẩy thị trường di động đạt mức tăng trưởng nhanh. Các mạng di động của Việt Nam hiện thời vẫn theo chuẩn 2G hay 2.5 G cung cấp chủ yếu dịch vụ thoại và một số loại dịch vụ giá trị gia tăng như SMS, WAP, GPRS. Hiện các nhà khai thác di động đang tập trung chuyển đổi sang mạng 3G, nhưng với tốc độ chậm chạp do còn gặp nhiều khó khăn về dịch vụ nội dung thông tin và thiết bị đầu cuối đắt đỏ. Dự kiến đến 2011, thị trường dịch vụ 3G đạt khoảng 3 triệu thuê bao chiểm 6% tổng thuê bao di động. Hàng loạt dịch vụ điện thoại cố định không dây ra đời thời gian qua đã tạo điều kiện cho người sử dụng có cơ hội thử nghiệm và lựa chọn. Trước Gphone của VNPT, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã cho ra đời dịch vụ điện thoại cố định không dây E-Com và Tổng Cty Viễn thông Quân đội tung ra HomePhone. WiMAX đang được các doanh nghiệp viễn thông thử nghiệm. Hiện nay VNPT cũng đã thử nghiệm dịch vụ WiMax thành công ở trên Lào Cai, đang triển khai thử nghiệm ở Hà Nội và TP. HCM. Cạnh tranh thị trường viễn thông lâu nay chủ yếu là cạnh tranh bằng giá, mà chưa phải là bằng chất lượng và cách thức phục vụ. Cuộc đua giữa các đại gia ngày càng quyết liệt, bên cạnh các gói giảm cước cũng như dịch vụ mới, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cũng cần nâng cao chất lượng của dịch vụ vì đây mới là vấn đề mấu chốt trong chiến lược thu hút khách hàng về với doanh nghiệp mình. Chính vì thế sự cạnh trang quyết liệt này sẽ còn diễn ra không chỉ trên mặt trận giá cước mà còn cả về chất lượng của dịch vụ. 1.2. Dữ liệu ngành viễn thông Ngành công nghiệp viễn thông lưu trữ một khối lượng dữ liệu khổng lồ, bao gồm chi tiết cuộc gọi, thông tin cảnh báo trình trạng của hệ thống mạng viễn thông và thông tin dữ liệu về khách hàng: Dữ liệu chi tiết cuộc gọi( call detail data ): Mỗi một cuộc gọi của khách hàng trên mạng viễn thông đều phát sinh một mẫu tin chi tiết cuộc gọi. Các mẫu tin này bao gồm các thông tin đặc tả thuộc tính quan trọng của cuộc gọi như: số chủ gọi, số bị gọi, thời gian bắt đầu và thời gian đàm thoại. Thông thường các dữ liệu chi tiết cuộc gọi không được sử dụng trực tiếp cho các ứng dụng data mining mà thường kết hợp với thông tin cá nhân khách hàng để tổng quát hóa thành thông tin về hành vi sử dụng điện thoại của khách hàng. Dữ liệu trạng thái mạng ( network data ): Mạng viễn thông có cấu hình rất phức tạp, được cấu trúc bởi hàng ngàn thiết bị viễn thông kết nối với nhau. Các thông điệp trạng thái (status message) của mỗi thiết bị phải được lưu trữ thành một kho dữ liệu trạng thái mạng (network data) và chúng được phân tích theo trình tự để hỗ trợ chức năng quản lý mạng. Mỗi thông điệp trạng thái ít nhất phải bao gồm thời gian phát sinh và thông tin mã hóa về lỗi hay trạng thái của thiết bị. Dữ liệu khách hàng ( customer data ): Cũng như các lĩnh vực kinh doanh lớn khác, các thông tin về khách hàng cần được lưu trữ để dùng cho các ứng dụng như tính cước, tiếp thị... Thông tin về khách hàng bao gồm số điện thoại, họ tên, địa chỉ và các thuộc tính quan trọng khác như quá trình thanh toán nợ, quá trình sử dụng các dịch vụ, thu nhập... Thông thường dữ liệu khách hàng phải được kết hợp với các dữ liệu khác, (ví dụ như dữ liệu chi tiết cuộc gọi) trong khi sử dụng data mining. 1.3. Mục tiêu của luận văn Xây dựng và triển khai DWH khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông cho Viễn thông tỉnh dựa trên việc tìm hiểu và phân tích hệ thống nguồn CCBS mà các viễn thông tỉnh đang sử dụng nhằm hỗ trợ lảnh đạo, các phòng ban,…đưa ra các chiến lược kinh doanh nhanh chóng chính xác. Xây dựng được CSDL tương đối hoàn chỉnh cho DWH; xây dựng các ánh xạ thu thập số liều từ hệ thống nguồn CCBS; xây dựng công cụ báo cáo, tra cứu và quản trị hệ thống; xây dựng được một số báo cáo phân tích ban đầu. Trong thiết kế hệ thống hướng tới tính mở và thiết kế tổng thể để dễ dàng mở rộng và áp dụng cho các doanh nghiệp viễn thông khác. 1.4. Phạm vi của luận văn Xây dựng DWH đặc biệt là DWH viễn thông là một quá trình lâu dài với nhiều công việc. Trong luận văn này, dữ liệu DWH được xây dựng chủ yếu tập trung vào dữ liệu khách hàng và dữ liệu chi tiết cuộc gọi (Dữ liệu từ hệ thống nguồn CCBS). Quy mô hệ thống thử nghiệm được xây dựng áp dụng cho một Viễn Thông Tỉnh của Tập Đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam VNPT. Mỗi Viễn Thông Tỉnh coi như mô hình thu nhỏ của VNPT, là nơi cung cấp đầy đủ các dịch vụ viễn thông tại địa bàn đó như dịch vụ: Điện thoại cố định, điện thoại di động, dịch vụ Gphone, điện thoại vệ tinh, Internet, kênh thuê riêng,….Tập trung thiết kế mô hình dữ liệu và thu thập số liệu từ hệ thống nguồn CCBS, thiết kế một số các báo cáo, tra cứu cơ bản. 1.5. Công cụ thực hiện Hệ quản trị cở sở dữ liệu cho kho dữ liệu: Một số yêu cầu kĩ thuật dùng để đánh giá khả năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu trong quá trình xây dựng DWH: Có khả năng mở rộng: khả năng mở rộng là yêu cầu rất cần thiết trong việc xây dựng kho dữ liệu vì có nhiều trường hợp, ban đầu kho dữ liệu có thể có kích thước vừa phải nhưng sau đó do nhu cầu phát triển nên kho dữ liệu cần được mở rộng thêm. Hỗ trợ cơ sở dữ liệu lớn: do đặc trưng của kho dữ liệu là có kích thước lớn. Năng lực tính toán song song: Kho dữ liệu lớn cũng đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều dữ liệu cần được xử lý, do đó khả năng tính toán song song của hệ thống là rất cần thiết. Khả năng quản trị: quản trị và bảo trì một Kho dữ liệu lớn là một công việc rất phức tạp như sao lưu và phục hồi dữ liệu, đòi hỏi những công cụ trợ giúp hữu hiệu, tiện lợi và dễ sử dụng. Đối với kho dữ liệu lớn công việc bảo trì và quản trị không được làm gián đoạn hoạt động của hệ thống. Đáp ứng được các truy vấn phức tạp, có nhiều điều kiện và phải tham chiếu đến nhiều liên kết khác nhau. Hỗ trợ đánh chỉ mục và truy vấn hình sao nhằm cải thiện thời gian truy vấn. Hỗ trợ các công cụ xử lý phân tích trực tuyến. Trong những năm gần đây, trên thế giới xu hướng phát triển của thị trường cung cấp các giải pháp cho công nghệ kho dữ liệu dần dần thuộc về các hãng CSDL truyền thống như Oracle, DB2, Microsoft Sql Server,... Oracle là một trong số các hãng hàng đầu trên thế giới về lĩnh vực quản trị cơ sở dữ liệu có công nghệ xây dựng DWH tiên tiến (Theo báo cáo thị phần hệ thống Quản lý cơ sở dữ liệu trên toàn cầu của Gartner, Oracle chiếm 47,1% thị phần năm 2006). Đặc biệt Oracle 11g hỗ trợ rất nhiều cho cở sở dữ liệu rất lớn. Oracle Database 11g có khả năng đáng kể về nén và phân vùng dữ liệu mới đối với khả năng quản lý lưu trữ và vòng đời dữ liệu với chi phí hiệu qủa hơn. Oracle Database 11g tự động hóa nhiều hoạt động phân vùng dữ liệu thủ công và mở rộng phương pháp phân vùng theo khoảng giá trị, hash và liệt kê phân vùng hiện có để có khoảng đệm, tham chiếu và phân vùng ảo theo cột. Thêm vào đó, Oracle Database 11g cung cấp một bộ hoàn chỉnh các lựa chọn phân vùng hỗn hợp cho phép quản lý lưu trữ được thực hiện theo các qui định kinh doanh. Oracle Database 11g đưa đến khả năng nén dữ liệu tiên tiến cho cả dữ liệu có cấu trúc và không có cấu trúc được xử lý trong quy trình giao dịch, lưu trữ dữ liệu và các môi trường quản trị nội dung. Tỷ lệ nén tất cả các dữ liệu lớn từ 2 - 3 lần hoặc cao hơn có thể đạt được với khả năng nén tiên tiến mới trong Oracle Database 11g. Khối dữ liệu xử lý giao dịch trực tuyến (Online Transaction Processing – OLAP) nhúng được tăng cường để hoạt động như những thông số hiển thị được cụ thể hóa trong cơ sở dữ liệu. Hệ thống Tính cước và Chăm sóc khách hàng ở hầu hết Viễn thông các tỉnh có CSDL là Oracle. Nếu chọn Oracle làm hệ quản trị cở sở cho kho dữ liệu sẽ dễ dàng cho việc xây dựng công cụ thu thập số liệu. Công cụ xây dựng và quản trị kho dữ liệu Oracle Warehouse Builder, công cụ xây dựng DWH của hãng Oracle, cho phép người phân tích và thiết kế hệ thống xây dựng DWH đáp ứng được các yêu cầu kĩ thuật trên đây là sự lựa chọn của đồ án nhằm xây dựng kho dữ liệu. Công cụ này thường đi kèm với Oracle Database. Công cụ xây dựng quản trị báo cáo Crystal Report thiết kế các mẫu báo cáo phân tích. Crystal Report Server quản trị hệ thống báo cáo từ xa. Ngôn ngữ lập trình Sử dụng ngôn ngữ C#, Asp.Net để xây dựng hệ thống báo cáo động và quản trị hệ thống kho dữ liệu. 1.6. Phương pháp xây dựng kho dữ liệu Dựa trên cở sở của công nghệ phần mềm như mô hình thác nước để xây dựng
Luận văn liên quan