Luận văn Thiết kế và xây dựng mạng LAN trong công ty TNHH xây dựng Hòa Thanh

1. Tên đề tài “ Thiết kế và xây dựng mạng Lan trong công ty TNHH XâyDựng Hòa Thanh” 2. Lý do chọn đề tài Từ khi chiếc máy tính đầu tiên ra đời cho đến nay máy tính vẫn khẳng định được vai trò lớn của nó trong sự phát triển kinh tế xã hội. Công nghệ thông tin ngày nay đã phát triển vượt bậc, tin học đã được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các nghành, các lĩnh vực của đời sống, đặc biệt là lĩnh vực quản lý. Mạng LAN được sử dụng rộng rãi và phổ biến, các sở, ban nghành, cơ quan, xí nghiệp đều lắp đặt hệ thống quản trị mạng này. Tạo điều kiện cho công việc quản lý thuận tiện nhanh chóng, chính xác hơn, hiệu quả công việc cao hơn. Yêu cầu đặt ra là phải xây dựng một hệ thống mạng máy tính nhằm tạo ra môi trường trao đổi thông tin an toàn, thuận tiện, chính xác giữa các phòng ban, tận dụng được tối đa công suất xử lý của máy tính nhằm nâng cao hiệu suất công việc. Nhiều cơ quan, xí nghiệp đã ứng dụng các hệ thống mạng vào các hoạt động của mình để giải quyết công việc của mình một cách dể dàng và hiệu quả. Để phục vụ tốt các nhu cầu thiết thực đó, em tiến hành thiết kế mạng Lan có tính thực tiễn cao, được ứng dụng cho công ty THHH Xây Dựng Hòa Thanh. 3.Mục tiêu nghiên cứu - Nắm được hệ thống các kiến thức mạng cơ bản - Phân tích các bước thiết kế mạng doanh nghiệp - Đánh giá hệ thống mạng - Giới thiệu một số công cụ quản trị mạng - Mô phỏng hệ thống mạng trên phần mềm giả lập GNS3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết mạng căn bản - Nghiên cứu cách thiết lập mô hình mạng doanh nghiệp - Thiết kế mạng cho công ty TNHH Xây Dựng Hòa Thanh - Mô phỏng hệ thống mạng trên phần mềm giả lập GNS3 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tìm hiểu lý luận: Tham khảo tài liệu các giáo án, giáo trình, các diến đàn, các website. - Phương pháp điều tra thực tế: Tham gia vào các dự án nâng cấp hệ thống mạng tại doanh nghiệp. - Phương pháp xử lý thông tin: thu thập đầy đủ các thông tin kết hợp với thực tiễn và sắp xếp thông tin phù hợp cần thiết.

pdf119 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5763 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế và xây dựng mạng LAN trong công ty TNHH xây dựng Hòa Thanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận Văn Tốt Nghiệp Khoa Công Nghệ Thông Tin SVTH : Nguyễn Thị Dịu 1 GVHD:TS Hoàng Xuân Thảo Mã SV:4LT1020T BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI KHOA c«ng nghÖ th«ng tin -----------*****----------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đề tài: Thiết Kế và Xây Dựng Mạng LAN trong Doanh Nghiệp Giáo viên hướng dẫn : TS. HOÀNG XUÂN THẢO Sinh viên thực hiện :Nguyễn Thị Dịu Mã SV :4LT1020T Lớp :4LT1127T Hà Nội – 2011 Luận Văn Tốt Nghiệp Khoa Công Nghệ Thông Tin SVTH : Nguyễn Thị Dịu 2 GVHD:TS Hoàng Xuân Thảo Mã SV:4LT1020T MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ LỜI CẢM ƠN PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Tên đề tài 2. Lý do chọn đề tài 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 7. Phương pháp nghiên cứu 8. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH 1.1. Khái niệm về mạng máy tính 1.2. Phân loại mạng máy tính 1.2.1. Phân loại theo phạm vi địa lý 1.2.2. Phân loại theo phương pháp chuyển mạch 1.2.3. Phân loại máy tính theo Topo 1.2.4. Phân loại theo chức năng 1.2.5. Phân loại theo phương thức kết nối mạng 1.2.6. Phân biệt mạng Lan – Wan 1.3. Mô hình OSI (Open Systems Interconnect): 1.3.1. Mục đích và ý nghĩa của mô hình OSI 1.3.2. Các giao thức trong mô hình OSI 1.3.4. Các chức năng chủ yếu của các tầng trong mô hình OSI 1.4. Một số bộ giao thức kết nối mạng 1.4.1. TCP/IP 1.4.2. NetBEIU 1.4.3. IPX/SPX 1.4.4. DECnet 1.5. Bộ giao thức TCP/IP 1.5.1. Tổng quan về bộ giao thức TCP/IP 1.5.2. So sánh TCP/IP với OSI 1.4.3. Một số giao thức trong bộ giao thức TCP/IP 1.5. Giới thiệu một số dịch vụ cơ bản trên mạng 1.5.1. Dịch vụ truy nhập từ xa Telnet 1.5.1. Dịch vụ truyền tệp (FTP) Luận Văn Tốt Nghiệp Khoa Công Nghệ Thông Tin SVTH : Nguyễn Thị Dịu 3 GVHD:TS Hoàng Xuân Thảo Mã SV:4LT1020T 1.5.1. Dịch vụ World Wide Web 1.5.1. Dịch vụ thư điện tử (Email) CHƯƠNG 2 MẠNG LAN 2.1. Cấu trúc Topo của mạng 2.2. Các phương thức truy nhập đường truyền vật lý 2.2.1. Phương thức CSMA/CD 2.2.2. Phương thức truyền thẻ bài 2.2.3. Phương thức FDDI 2.3. Các loại đường truyền và các chuẩn của chúng 2.3.1. Chuẩn viện công nghệ điện và điện tử (IEEE) 2.3.2. Chuẩn ủy ban tư vấn quốc tế và điện báo và điện thoại (CCITT) 2.4. Hệ thống cáp dùng cho LAN 2.4.1. Cáp xoắn 2.4.2. Cáp đồng trục 2.4.3. Cáp sợi quang 2.4.5. Hệ thống cáp có cấu trúc theo tiêu chuẩn TIA/EIA 568 2.4.6. Các yêu cầu cho một hệ thống cáp 2.5. Các thiết bị nối chính của LAN 2.5.1. Card mạng – NIC (Network Interface Card) 2.5.2. Repeater 2.5.3. Hub 2.5.4. Liên mạng (Internetworking) 2.5.5. Cầu nối (Bridge ) 2.5.6. Bộ định tuyến (Router) 2.5.7. Bộ chuyển mạch (Switch) 2.5.8. Cổng giao tiếp (Gateway) 2.5.9. Bộ điều chế và giải chế (Modem) 2.6. Các hệ điều hành mạng 2.7. Công nghệ Ethernet 2.8. Các kỹ thuật chuyển mạch trong LAN 2.8.1. Phân đoạn mạng trong LAN 2.8.2. Các chế độ chuyển mạch trong LAN 2.8.3. Mạng LAN ảo CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ MẠNG LAN 3.1 Mô hình mạng cơ bản 3.1.1. Mô hình phân cấp 3.1.2. Mô hình an ninh - an toàn Luận Văn Tốt Nghiệp Khoa Công Nghệ Thông Tin SVTH : Nguyễn Thị Dịu 4 GVHD:TS Hoàng Xuân Thảo Mã SV:4LT1020T 3.2. Các yêu cầu thiết kế 3.3. Các bước thiết kế 3.3.1.Phân tích thiết kế hệ thống 3.3.2. Thiết kế giải pháp 3.3.3. Cài đặt mạng 3.3.4. Kiểm thử mạng 3.3.5. Nghiệm thu, chuyển giao hệ thống 3.3.6. Bảo trì hệ thống CHƯƠNG 4 MÔ HÌNH TRIỂN KHAI THỰC TẾ 4.1. Đề tài ứng dụng 4.1.1.Yêu cầu của thiết kế mạng Lan về mặt cấu trúc 4.1.2. Mục đích thiết kế 4.2. Khảo sát hiện trạng mạng thực tế tại công ty 4.2.1. Tình hình thực tế của công ty 4.2.2. Yêu cầu của công ty 4.3. Quy trình thiết kế 4.3.1. Phân tích hệ thống 4.3.2. Phân tích yêu cầu 4.3.3. Thiết kế giải pháp 4.3.4. Cài đặt mạng 4.3.5. Kiểm thử mạng 4.3.6. Nghiệm thu 4.3.7. Bảo trì hệ thống 4.3.8. Hồ sơ giải trình 4.3.9. Hướng dẫn một số cài đặt cơ bản cho hệ thống mạng PHẦN III: KẾT LUẬN 1. Kết quả đạt được 2. Hướng phát triển PHỤ LỤC 1. Phụ lục 01: Cài đặt dịch vụ DHCP 2. Phụ lục 02: Cấu hình dịch vụ DHCP 3. Phụ lục 03: Hướng dẫn cấu hình chia sẻ kết nối Internet và chia sẻ máy in 4. Phụ lục 04: Bấm đầu dây mạng RJ-45 5. Phụ lục 05: Cài đặt mô phỏng tổng quát hệ thống mạng TÀI LIỆU THAM KHẢO Luận Văn Tốt Nghiệp Khoa Công Nghệ Thông Tin SVTH : Nguyễn Thị Dịu 5 GVHD:TS Hoàng Xuân Thảo Mã SV:4LT1020T DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Dạng đầy đủ CPU Center Processor Unit DNS Domain Name System FTP File Transfer Protocol GAN Global Area Network HTTP Hypertext Transfer Protocol ICMP Internet Control Message Protocol IGMP Internet Group Messages Protocol IP Internet Protocol ISO International Standard Oranization LAN Local Area Network MAC Media Access Control MAN Metropolitan Area Network NIC Network Information Center NLSP Netware Link Servise Protocol OS-IS Open System Interconnection Intermediate System To Intermediate System OSI Open Systems Interconnect OSPF Open Shortest Path First RIP Routing Information Protocol SMTP Simple Mail Transfer Protocol STP Shield Twisted Pair Luận Văn Tốt Nghiệp Khoa Công Nghệ Thông Tin SVTH : Nguyễn Thị Dịu 6 GVHD:TS Hoàng Xuân Thảo Mã SV:4LT1020T TCP Transmission Control Protocol TCP/IP Transmission Control Protocol/ Internet Protocol UDP User Datagram Protocol UTP Unshield Twisted Pair WAN Wide Area Network WWW World Wide Web Luận Văn Tốt Nghiệp Khoa Công Nghệ Thông Tin SVTH : Nguyễn Thị Dịu 7 GVHD:TS Hoàng Xuân Thảo Mã SV:4LT1020T DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Mô hình mạng căn bản Hình 1.2: Mạng khách chủ Hình1.3: Mạng ngang hàng Hình 1.3: Phương thức kết nối mạng Hình 1.5: Mô hình OSI Hình 1.6: Phương thức xác lập gói tin trong mô hình OSI Hình 1.7: Chức năng của từng lớp trong mô hình OSI Hình 1.8: Kiến trúc TCP/IP Hình 1.9: Quá trình đóng / mở gói dữ liệu trong TCP/IP Hình 1.10: Cấu trúc dữ liệu trong TCP/IP Hình 1.11: Mối tương quan các tầng mô hình OSI và TCP/IP Hình 1.12: Khuôn dạng dữ liệu trong OSI Hình 1.13: Các lớp địa chỉ Internet Hình 1.14: Phân lớp địa chỉ IPv4 Hình 1.15: Chia mạng con Hình 1.16: Ví dụ minh họa cấu hình subnet Hình 1.17: Các địa chỉ IP đặc biệt Hình 1.18: Khuân dạng UDP datagram Hình 2.1: Cấu trúc mạng hình sao Hình 2.2 : Cấu trúc mạng dạng vòng Hình 2.3: Cấu trúc mạng hình tuyến Hình 2.4: Topology dạng lưới Hình 2.5: Topology dạng kết hợp Hình 2.6 : Cáp xoắn UTP Hình 2.7 : Cáp đồng trục Hình 2.8 : Cáp sợi quang Hình 2.9: Card mạng Hình 2.10: Vị trí của Repeater trong mạng Hình 2.11: Hub Hình 2.12: Vị trí của Bridge trong mạng Hình 2.13: Bridge biên dịch kết nối hai phân đoạn mạng khác kiểu frame Hình 2.14: Hoạt động của Router Hình 2.15: Vị trí về bảng chỉ đường của Router Hình 2.16 : Switch Hình 2.17: Tầng hoạt động của Gateway Hình 2.18: Vị trí của Gateway Hình 2.19: Phân đoạn mạng bằng Repeater Hình 2.20: Việc truyền khung tin diễn ra phía A không xuất hiện phía B Hình 2.21: Phân đoạn mạng sử dụng Bridge Luận Văn Tốt Nghiệp Khoa Công Nghệ Thông Tin SVTH : Nguyễn Thị Dịu 8 GVHD:TS Hoàng Xuân Thảo Mã SV:4LT1020T Hình 2.22: Phân đoạn mạng bằng Router Hình 2.23: Có thể cấu hình bộ chuyển mạch thành nhiều cầu ảo Hình 2.24: Phân đoạn mạng bằng các thiết bị kết nối Hình 2.25: Mạng LAN ảo theo chức năng các phòng ban Hình 2.26: Tạo mạng LAN ảo với nhiều bộ chuyển mạch Hình 3.1: Mô hình phân cấp Hình 3.2 : Mô hình logic của tường lửa Hình 3.3: Mô hình tường lửa ba phần Hình 4.1: Quang cảnh công ty Hình 4.2: Sơ đồ mạng cũ của công ty Hình 4.3: Sơ đồ các phòng ban tầng 1 tòa nhà 1 Hình 4.4: Sơ đồ các phòng ban tầng tầng 2 tòa nhà 1 Hình 4.5: Sơ đồ phòng ban tầng 1 tòa nhà 2 Hình 4.6: Sơ đồ phòng ban tầng 2 toàn nhà 2 Hình 4.7: Bảng phân giải địa chỉ IP Hình 4.8: Mô hình mạng bước đầu Hình 4.5: Sơ đồ mạng tổng quát Hình 4.6: Sơ đồ mạng chi tiết Hình 4.7: Sơ đồ đi dây tầng 1 tòa nhà 1 Hình 4.8: Sơ đồ đi dây tầng 2 tòa nhà 1 Hình 4.9: Sơ đồ đi dây tầng 1 tòa nhà 2 Hình 4.10: Sơ đồ đi dây tầng 2 tòa nhà 2 Hình 4.11: Sơ đồ đánh địa chỉ Luận Văn Tốt Nghiệp Khoa Công Nghệ Thông Tin SVTH : Nguyễn Thị Dịu 9 GVHD:TS Hoàng Xuân Thảo Mã SV:4LT1020T LỜI CẢM ƠN Qua một thời gian tìm hiểu và thực hiện đến nay đề tài “ Thiết kế và xây dựng mang Lan trong doanh nghiệp” đã hoàn thành. Trong suốt quá trình quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô đã trang bị những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội. Đặc biệt là các thầy cô trong khoa Công nghệ thông tin đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo, trang bị cho chúng em những kiến thức cần thiết nhất trong suốt quá trình học tập tại trường. Em xin chân thành cảm ơn thầy Hoàng Xuân Thảo đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt thời gian qua. Nhờ sự giúp đỡ của thầy mà em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn giám đốc Nguyễn Văn Dương và toàn thể các cô chú và anh chị trong công ty TNHH Xây Dựng Hòa Thanh đã luôn nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình, tập thể lớp 4LT27T và những người bạn thân thiết đã luôn động viên, ủng hộ em trong suốt quá trình thực hiện. Mặc dù đã cố gắng nỗ lực hết mình để thực hiện nhưng đề tài không thể tránh khỏi thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội,tháng 6 năm 2011 Luận Văn Tốt Nghiệp Khoa Công Nghệ Thông Tin SVTH : Nguyễn Thị Dịu 10 GVHD:TS Hoàng Xuân Thảo Mã SV:4LT1020T PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Tên đề tài “ Thiết kế và xây dựng mạng Lan trong công ty TNHH Xây Dựng Hòa Thanh” 2. Lý do chọn đề tài Từ khi chiếc máy tính đầu tiên ra đời cho đến nay máy tính vẫn khẳng định được vai trò lớn của nó trong sự phát triển kinh tế xã hội. Công nghệ thông tin ngày nay đã phát triển vượt bậc, tin học đã được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các nghành, các lĩnh vực của đời sống, đặc biệt là lĩnh vực quản lý. Mạng LAN được sử dụng rộng rãi và phổ biến, các sở, ban nghành, cơ quan, xí nghiệp đều lắp đặt hệ thống quản trị mạng này. Tạo điều kiện cho công việc quản lý thuận tiện nhanh chóng, chính xác hơn, hiệu quả công việc cao hơn. Yêu cầu đặt ra là phải xây dựng một hệ thống mạng máy tính nhằm tạo ra môi trường trao đổi thông tin an toàn, thuận tiện, chính xác giữa các phòng ban, tận dụng được tối đa công suất xử lý của máy tính nhằm nâng cao hiệu suất công việc. Nhiều cơ quan, xí nghiệp đã ứng dụng các hệ thống mạng vào các hoạt động của mình để giải quyết công việc của mình một cách dể dàng và hiệu quả. Để phục vụ tốt các nhu cầu thiết thực đó, em tiến hành thiết kế mạng Lan có tính thực tiễn cao, được ứng dụng cho công ty THHH Xây Dựng Hòa Thanh. 3.Mục tiêu nghiên cứu Ø Nắm được hệ thống các kiến thức mạng cơ bản Ø Phân tích các bước thiết kế mạng doanh nghiệp Ø Đánh giá hệ thống mạng Ø Giới thiệu một số công cụ quản trị mạng Ø Mô phỏng hệ thống mạng trên phần mềm giả lập GNS3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Ø Nghiên cứu lý thuyết mạng căn bản Ø Nghiên cứu cách thiết lập mô hình mạng doanh nghiệp Ø Thiết kế mạng cho công ty TNHH Xây Dựng Hòa Thanh Ø Mô phỏng hệ thống mạng trên phần mềm giả lập GNS3 5. Phương pháp nghiên cứu Ø Phương pháp tìm hiểu lý luận: Tham khảo tài liệu các giáo án, giáo trình, các diến đàn, các website. Ø Phương pháp điều tra thực tế: Tham gia vào các dự án nâng cấp hệ thống mạng tại doanh nghiệp. Ø Phương pháp xử lý thông tin: thu thập đầy đủ các thông tin kết hợp với thực tiễn và sắp xếp thông tin phù hợp cần thiết. Luận Văn Tốt Nghiệp Khoa Công Nghệ Thông Tin SVTH : Nguyễn Thị Dịu 11 GVHD:TS Hoàng Xuân Thảo Mã SV:4LT1020T 6. Ý nghĩa thực tiễn và lý luận của đề tài Ø Về mặt lý luận: Đề tài sẽ là tài liệu tổng hợp hữu ích cho những ai muốn tìm hiểu về mạng máy tính và cách thiết kế mạng Lan trong doanh nghiệp. Ø Về mặt thực tiễn: Áp dụng triển khai hệ thống mạng tại công ty TNHH Xây Dựng Hòa Thanh. Luận Văn Tốt Nghiệp Khoa Công Nghệ Thông Tin SVTH : Nguyễn Thị Dịu 12 GVHD:TS Hoàng Xuân Thảo Mã SV:4LT1020T PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH Vào những năm 50, những hệ thống máy tính đầu tiên ra đời sử dụng các bóng đèn điện nên kích thước rất cồng kềnh tốn nhiều năng lượng. việc nhập dữ liệu máy tính được thực hiện thông qua các bia đục lỗ và kết quả được đưa ra máy in, điều này làm mất rất nhiều thời gian và bất tiện cho người sử dụng. Đến những năm 60 cùng với sự phát triển của máy tính và nhu cầu trao đổi dữ liệu với nhau, một số nhà sản xuất máy tính đã nghiên cứu chế tạo thành công các thiết bị truy cập từ xa tới các máy tính của họ, và đây chính là dạng sơ khai của hệ thống máy tính. Từ những năm 70 các máy tính được nối trực tiếp với nhau để tạo thành một mạng máy tính nhằm phân tán tải của máy tính và tăng độ tin cậy. Đến năm 1981, khi hãng IBM công bố máy tính cá nhân PC (personal computer) thì nhu cầu nối mạng thật sự phát triển. Các hệ thống mạng khác nhau ra đời và người dùng PC bắt đầu kết nối máy tính của họ vào mạng máy tính để dùng chung các tập tin và tài nguyên trên mạng. Việc nối máy tính là việc xác lập một hệ thống liên lạc cho phép người sử dụng nó có thể chuyển giao hoặc chia sẻ dùng chung các loại dữ liệu. 1.1 Khái niệm về mạng máy tính Về cơ bản, mạng máy tính là hai hay nhiều máy tính được kết nối với nhau theo một cách nào đó. Khác với các trạm truyền hình gửi thông tin đi, các mạng máy tính luôn hai chiều, sao cho khi máy tính A gửi thông tin tới máy tính B thì máy tính B có thể trả lời lại A. Nói một cách khác, một số máy tính được kết nối với nhau và có thể trao đổi thông tin cho nhau gọi là máy tính. Hình 1.1: Mô hình mạng căn bản Luận Văn Tốt Nghiệp Khoa Công Nghệ Thông Tin SVTH : Nguyễn Thị Dịu 13 GVHD:TS Hoàng Xuân Thảo Mã SV:4LT1020T Mạng máy tính ra đời xuất phát từ nhu cầu muốn chia sẻ và dùng chung dữ liệu. Không có hệ thống mạng thì dữ liệu trên máy tính độc lập muốn chia sẻ với nhau phải thông qua việc in ấn hay sao chép trên đĩa mềm, CD Rom… điều này gây nhiều bất tiện cho người dùng. Từ các máy tính riêng rẽ, độc lập với nhau, nếu ta kết nối chúng lại thành mạng máy tính thì chúng có thêm những ưu điểm sau: ü Nhiều người có thể dùng chung một phần mềm tiện ích. ü Một nhóm người cùng thực hiện một đề án nếu nối mạng họ sẽ dùng chung dữ liệu của đề án, dùng chung tệp tin chính (master file) của đề án, họ trao đổi thông tin với nhau dễ dàng. ü Dữ liệu được quản lý tập trung nên an toàn hơn, trao đổi giữa những người sử dụng an toàn hơn, nhanh chóng hơn. ü Có thể dùng chung các thiết bị ngoại vi như : máy in. máy vẽ… ü Người sử dụng trao đổi thông tin với nhau qua thư tín dễ dàng (Email) và có thể sử dụng mạng như một công cụ để phổ biến tin tức, thông báo về chính sách mới, về nội dung buổi họp, về các thông tin kinh tế, chính trị, xã hội… 1.2 Phân loại mạng máy tính 1.2.1 Phân loại theo phạm vi địa lý Mạng máy tính có thể phân bổ trên một vùng lãnh thổ nhất định và có thể phân bổ trong một phạm vi quốc gia hay quốc tế. Dựa vào phạm vi phân bổ của mạng người ta có thể phân ra các loại mạng như sau: Ø Mạng cục bộ LAN ( Local Area Network): là mạng được lắp đặt trong phạm vi hẹp, khoảng cách giữa các nút mạng nhỏ hơn 10km. Kết nối thông qua các môi trường truyền thông tốc độ cao ví dụ như cáp đồng trục hay cáp quang. LAN thường được sử dụng trong nội bộ cơ quan, xí nghiệp… Các LAN có thể kết nối với nhau thành WAN. Ø Mạng đô thị MAN (Metropolitan Area Network): Là mạng được cài đặt trong phạm vi một đô thị hoặc một trung tâm kinh tế - xã hội có bán kính khoảng 100 km trở lại. Các kết nối được thực hiện thông qua các môi trường truyền dẫn tốc độ cao (50 – 100Mbit/s). Ø Mạng diện rộng WAN (Wide Area Network): Phạm vi của mạng có thể vượt qua biên giới quốc gia thậm chí cả châu lục. Thông thường kết nối này được thực hiện qua mạng viễn thông. Các WAN có thể kết nối với nhau thành GAN. Luận Văn Tốt Nghiệp Khoa Công Nghệ Thông Tin SVTH : Nguyễn Thị Dịu 14 GVHD:TS Hoàng Xuân Thảo Mã SV:4LT1020T Ø Mạng toàn cầu GAN(Global Area Network): là mạng được thiết lập trên phạm vi rộng khắp các châu lục trên trái đất. Thông thường kết nối thông qua mạng viễn thông và vệ tinh 1.1.2.Phân loại theo phương pháp chuyển mạch Ø Mạng chuyển mạch kênh ( Circuit – Swiched Network) Trong trường hợp khi có hai trạm cần trao đổi thông tin với nhau thì giữa chúng sẽ được thiết lập một kênh (circuit) cố định và duy trì cho đến khi một trong hai bên ngắt liên lạc. Các giữ liệu chỉ được truyền theo con đường cố định. Mạng chuyển mạch kênh có tốc độ truyền cao và an toàn nhưng hiệu xuất sử dụng đường truyền thấp vì có lúc kênh bị bỏ không do cả hai bên đều hết thông tin cần truyền trong khi các trạm khác không được sử dụng kênh truyền này và phải tốn nhiều thời gian thiết lập con đường (kênh) cố định giữa hai trạm. Mạng điện thoại là ví dụ điển hình của mạng chuyển mạch kênh. Ø Mạng chuyển mạch bản tin (Message Switch Network) Thông tin cần được cấu trúc theo một phân dạng đặc biệt gọi Là bản tin. Trên bản tin có ghi địa chỉ nơi nhận, các nút mạng căn cứ vào địa chỉ nơi nhận để chuyển bản tin tới đích. Tuy thuộc vào điều kiện về mạng, các thông tin khác nhau có thể gửi đi theo các con đường khác nhau. Ø Mạng chuyển mạch gói Phương pháp này mỗi thông báo được chia thành nhiều phần nhỏ hơn Gọi là các gói tin (packet) có khuôn dạng được chỉ định trước. Mỗi gói tin cũng chứa các thông tin điều khiển, trong đó có địa chỉ nguồn (người gửi) và đích ( người nhận) của gói tin. Các gói tin về một thông báo nào đó có thể được gửi đi qua mạng để đến đích bằng nhiều con đường khác nhau. Căn cứ vào số thứ tự các gói tin được tái tạo thành các thông tin ban đầu. 1.2.3. Phân loại máy tính theo topo Topology của mạng là cấu trúc hình học không gian mà thực chất là cách bố trí phần tử của mạng cũng như cách nối giữa chúng với nhau. Thông thường mạng có ba dạng cấu trúc là : Mạng dạng hình sao ( Star Topology), mạng dạng vòng (Ring Topology) và mạng dạng tuyến (Linear Topology). Ngoài ba dạng cấu trúc kể trên còn có những dạng biến tướng từ ba dạng này như mạng dạng cây, mạng dạng hình sao – vòng, mạng hình hỗn hợp,… Ø Mạng hình sao (Star Topology) Ở dạng hình sao, tất cả các máy trạm được nối vào một thiết bị trung Luận Văn Tốt Nghiệp Khoa Công Nghệ Thông Tin SVTH : Nguyễn Thị Dịu 15 GVHD:TS Hoàng Xuân Thảo Mã SV:4LT1020T Tâm có nhiệm vụ nhận tín hiệu đến trạm đích với phương thức kết nối là phương thức “ điểm – điểm” Ø Mạng dạng vòng (Ring Topology) Các máy tính được liên kết với nhau thành một vòng tròn theo phương “ điểm – điểm” qua đó mỗi trạm có thể nhận và truyền dữ liệu theo vòng một chiều và dưc liệu được truyền theo từng gói một. Ø Mạng dạng tuyến (Bus Topology) Các máy được nối theo đường truyền chính (Bus). Đường truyền Chính này được giới hạn hai đầu bởi một loại đầu bởi một loại đầu nối đặc biệt gọi là terminator. Mỗi trạm được nối vào bus qua một đầu nối chữ T (T- connector) hoặc bộ thu phát (Transceiver). Ø Mạng dạng kết hợp Trong thực tế tuy theo yêu cầu và mục đích cụ thể ta có thể thiết kế Dạng mạng kết hợp với các dạng sao, vòng, tuyến để tận dụng các điểm mạnh của mỗi dạng. 1.2.4. Phân loại theo chức năng Ø Mạng khách chủ ( Client – server) Một hay một số máy tính được thiết lập để cung cấp các dịch vụ như File server, mail server, printer server… Các máy tính được thiết lập để cung cấp dịch vụ được gọi là serve
Luận văn liên quan