Trong lịch sử Thiền tông Việt Nam, Huyền Quang (1254-1334) là một
thiền sư lỗi lạc, là vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm, tông phái Thiền
khoáng đạt và hiền minh, động lực tinh thần quan trọng của cả dân tộc Việt thời
Trần. Hơn tám mươi năm trải mình trong cõi thế, ông đã đi qua cả ba cuộc chiến
tranh chống ngoại xâm vẻ vang của dân tộc, đã góp phần to lớn đưa Thiền phái
Trúc Lâm đạt tới đỉnh cao. Thế nhưng, bên cạnh đó, lịch sử văn chương Việt
Nam còn ghi nhận m?t Huyền Quang - nhà thơ - tài hoa, “bay bướm, phóng
khoáng” (Lê Quý Đôn), tác giả của tập thơ Ngọc tiên ?? (cái roi ngọc). Có
thể nói, đến với thơ ca Huyền Quang, ta cùng lúc bắt gặp một con người ở nhiều
vị thế khác nhau, đa diện, đa chiều: một Thiền giả, một triết gia và hơn hết là
một nghệ sĩ, nghệ sĩ của chính cuộc đời mình
135 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2121 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thơ ca huyền quang con đường của thiền và cái đẹp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Hà An
THƠ CA HUYỀN QUANG
CON ĐƯỜNG CỦA THIỀN VÀ CÁI ĐẸP
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. ĐOÀN THỊ THU VÂN
Thành phố Hồ Chí Minh – 2008
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử Thiền tông Việt Nam, Huyền Quang (1254-1334) là một
thiền sư lỗi lạc, là vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm, tông phái Thiền
khoáng đạt và hiền minh, động lực tinh thần quan trọng của cả dân tộc Việt thời
Trần. Hơn tám mươi năm trải mình trong cõi thế, ông đã đi qua cả ba cuộc chiến
tranh chống ngoại xâm vẻ vang của dân tộc, đã góp phần to lớn đưa Thiền phái
Trúc Lâm đạt tới đỉnh cao. Thế nhưng, bên cạnh đó, lịch sử văn chương Việt
Nam còn ghi nhận một Huyền Quang - nhà thơ - tài hoa, “bay bướm, phóng
khoáng” (Lê Quý Đôn), tác giả của tập thơ Ngọc tiên 玉鞭 (cái roi ngọc). Có
thể nói, đến với thơ ca Huyền Quang, ta cùng lúc bắt gặp một con người ở nhiều
vị thế khác nhau, đa diện, đa chiều: một Thiền giả, một triết gia và hơn hết là
một nghệ sĩ, nghệ sĩ của chính cuộc đời mình.
Nổi bật lên trong số các nhà thơ Thiền Lý Trần nhờ sự ngộ cảm sâu xa và
bản chất nghệ sĩ phóng khoáng, Huyền Quang đã trở thành mối quan tâm của
nhiều thế hệ thi nhân – độc giả. Từ những trước tác dân gian cho đến các nhà
văn thuộc Ngô Gia văn phái, các Nho gia – thi sĩ như Lê Quý Đôn, Ninh Tốn,
Phạm Đình Hổ, Nguyễn Khuyến, và cả các nhà nghiên cứu hiện đại như
Nguyễn Phương Chi, Hoàng Công Khanh, Trần Thị Băng Thanh, Nguyễn Hữu
Sơn, Trần Lê Văn, Nguyễn Lang, Thích Phước An, Thích Minh Tuệ, đều cố
gắng phác họa một chân dung đích thực của Huyền Quang. Tuy nhiên, thực sự
chưa có một công trình nào đưa ra một cái nhìn khả dĩ có thể bao quát được các
2
chiều kích trong nhân cách Huyền Quang, con người có một đạo nghiệp lừng lẫy,
một thi nghiệp tài hoa và một cuộc đời đầy huyền thoại.
Thực hiện đề tài này, chúng tôi cố gắng đặt thơ ca Huyền Quang trong
dòng văn học Thiền Lý Trần nói riêng, trong dòng văn học Thiền tông phương
Đông nói chung với mong muốn có thể tiếp cận và lý giải các chiều kích ở con
người và thi ca Huyền Quang trong mối tương quan với nhau. Đặc biệt, qua đó
có thể làm rõ những đóng góp đặc sắc riêng của Huyền Quang trong dòng thơ
Thiền Lý Trần.
Từ những thi phẩm thâm trầm của Huyền Quang, ta bắt gặp một tâm hồn
luôn thành tâm kiếm tìm cái đẹp của hiện hữu trong cái nhìn minh triết của một
triết gia và phong thái an nhiên tự tại của một thiền sư đạt đạo. Với Huyền
Quang, Thiền – cuộc sống – nghệ thuật chưa bao giờ có sự phân biệt. Đó là con
đường của Huyền Quang, con đường của Thiền và cái Đẹp.
2. Lịch sử vấn đề
Gắn liền với hai triều đại Lý – Trần đỉnh cao của phong kiến Việt Nam,
Thiền tông Việt Nam và đặc biệt là Thiền phái Trúc Lâm ngày càng được giới
nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Trong đó, Thiền sư Huyền Quang là
Tổ sư thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm tất nhiên không thể không được đề cập.
Song, có lẽ do lượng tác phẩm của ông còn lưu giữ được đến ngày nay có hạn,
không được dồi dào như lượng trước tác của Tổ thứ nhất Trần Nhân Tông, cho
nên các nhà nghiên cứu thường gặp nhiều khó khăn trong việc khắc họa một
chân dung đầy đủ của Huyền Quang – Thiền sư và Huyền Quang – con người.
2.1. Tình hình nghiên cứu Huyền Quang trong nước
3
Về tình hình nghiên cứu Huyền Quang của các học giả trong nước, phần
lớn ở dạng một bộ phận nằm trong các chuyên khảo mà phạm vi nghiên cứu
tương đối rộng. Huyền Quang được đề cập đến trong hầu hết các công trình
nghiên cứu liên quan đến Phật giáo Việt Nam, Thiền học Việt Nam, văn học cổ
điển Việt Nam, văn học chữ Nôm Việt Nam, Từ điển văn học Về các công
trình này Trần Thị Băng Thanh trong Huyền Quang - cuộc đời, thơ và đạo đã
thống kê một cách khá đầy đủ 68 tác phẩm trong nước có đề cập đến Huyền
Quang [43, tr.230-426]. Nhìn chung, tác giả các công trình nghiên cứu này đều
khẳng định vị trí quan trọng và Thiền học uyên thâm của Huyền Quang, khẳng
định ông là một Thiền sư – thi sĩ nhưng hầu hết chưa đi vào nghiên cứu sâu một
cách có hệ thống về Thiền học và thơ ca của ông.
Ngô Thì Nhậm, học giả nổi tiếng của Ngô Gia văn phái trong Trúc lâm
tông chỉ nguyên thanh [18, tr.199], phần Hành trạng ba vị Tổ sư chỉ giới thiệu
ngắn gọn về thân thế và cuộc đời Huyền Quang, còn lại dành phần lớn giới
thiệu, phiên âm, dịch nghĩa 24 bàn thơ chữ Hán còn sót lại của ông, khẳng định
thơ ông có tác dụng “di dưỡng tinh thần, âm điệu ý tứ đều rất trang nhã” [18,
tr.200], không thấy đề cập đến thơ phú chữ Nôm.
Dạng sách hoặc chuyên khảo về Huyền Quang nói chung không nhiều.
Gần đây, trong giới nghiên cứu, đặc biệt là có sự tham gia của các học giả xuất
gia, xuất hiện một số công trình nghiên cứu mới về Huyền Quang. Thích Phước
An trong bài viết Huyền Quang và con đường trầm lặng mùa thu [36, tr.48-52] đi
sâu vào nghiên cứu khẳng định tiếng nói cảm thông, hóa giải nỗi thống khổ của
kiếp người trong thơ ca Huyền Quang. Thích Thanh Từ trong Tam tổ Trúc Lâm
giảng giải, chương viết về Huyền Quang [39, tr.523-631], đã tổng hợp về cuộc
4
đời và thơ ca của ông, đồng thời đi vào giảng giải ý nghĩa của từng bài thơ khá
chi tiết, nhưng đáng tiếc chưa chỉ ra đặc điểm và biểu hiện tư tưởng Thiền học
của Huyền Quang, điều mà các công trình khác còn bỏ ngỏ hoặc chỉ nhắc đến
một cách khái quát. Cũng có thể vì mục đích giảng giải của tập sách nên tác giả
chưa chú trọng đến khái quát thành các luận điểm cụ thể.
Trong số các công trình nghiên cứu về Huyền Quang cho đến nay, đầy đủ
nhất phải kể đến Huyền Quang, cuộc đời, thơ và Đạo [43] của tác giả Trần Thị
Băng Thanh đã đề cập đến ở trên. Như tựa đề của sách, tác giả tập trung khẳng
định tư cách Thiền gia – Thi nhân của Huyền Quang và đi vào tổng hợp một
cách đầy đủ và có hệ thống về con người, thời đại và thơ ca Huyền Quang, cũng
như tập hợp các tác phẩm có liên quan đến ông. Tác phẩm khẳng định: “Sau các
vị sáng lập, Huyền Quang vẫn là nhà Phật học lỗi lạc, có thể nói là nhà Phật học
lỗi lạc nhất trong các học giả của núi Yên Tử lúc bấy giờ, là vị Tổ có công tích
đối với dòng Thiền Trúc Lâm. Và thêm nữa, đối với văn học Việt Nam ông cũng
là một thi nhân đặc sắc, một gương mặt tiêu biểu đặc sắc của giai đoạn Lý
Trần.”[43, tr.51]. Tuy nhiên, tác giả dành phần lớn tập sách cho phần dịch, chú
thích các bài thơ và sưu tầm các tác phẩm lấy cảm hứng từ Huyền Quang, niên
biểu, thư mục, v.vv cho nên phần dành viết về thơ ca Huyền Quang chỉ vỏn vẹn
25/246 trang sách, tất nhiên chưa thể phác họa rõ nét diện mạo thơ ca ông.
2.2. Tình hình nghiên cứu Huyền Quang ở nước ngoài
Về các nghiên cứu Huyền Quang của giới nghiên cứu nước ngoài, chủ
yếu là trong giới nghiên cứu Hán học và Phật học Trung Quốc và Đài Loan,
Huyền Quang cũng được không ít công trình đề cập đến, với tư cách là tổ thứ ba
5
của Thiền phái Trúc Lâm và với tư cách là một nhà thơ cổ điển. Có thể khái
quát các công trình nghiên cứu đó vào hai dạng như sau.
Nghiên cứu Huyền Quang như một Tổ sư của Thiền phái Trúc Lâm:
- Phương Hoài Nhẫn (1994), Việt Nam Trúc Lâm phái Thiền tông sáng thủy
nhân Trần Nhân tông đích Thiền học tư tưởng, Tạp chí Nghiên cứu Phật giáo,
Sở nghiên cứu Phật học Đại học sư phạm Thiểm Tây, Trung Quốc, Tr.
180~186.
- Thích Thiện Nghị (biên dịch)(1988), Việt Nam Phật Giáo Sử Lược. Thế giới
Phật học, quyển 57, NXB Hoa Vũ, Đài Bắc.
- Thích Thanh Quyết (2001), Việt Nam Thiền Tơng Sử Luận, Viện nghiên cứu
khoa học xã hội Trung Quốc, Luận văn tiến sĩ, Bắc Kinh.
- Thích Hành Tâm (2005), Lịch sử truyền thừa của Lâm Tế Thiền hệ tại Việt Nam,
Đại Học Sư Phạm Quốc Lập Đài Loan, Khoa Quốc văn, Luận văn thạc sĩ, Đài
Bắc.
- Lí Đạo Đức Hùng (biên tập) (2005), Đơng Nam Á Phật giáo khái thuyết, NXB
Đồ Thư, Đài Bắc.
- Trương Đình Sĩ (2005), Lịch sử và hiện trạng Phật giáo Việt Nam, NXB Tân Á.
Hương Cảng.
- Đàm Chí Từ (2006). Chuyết Cơng hịa thượng người Mân Việt Nam và sự giao
lưu Phật Giáo Trung Việt thế kỉ VII, VIII, Đại học Tế Nam, hệ Trung văn, Luận
văn tiến sĩ, Tế Nam.
- Thích Viên Nhã (2006), Nghiên cứu Trần Nhân Tơng và Thiền phái Trúc Lâm,.
Đại Học Quốc Lập Đài Loan, Khoa lịch sử học, Luận văn thạc sĩ, Đài Bắc.
6
- Thích Quảng Lâm (2007), Nghiên cứu Trúc Lâm Thiền phái Triều Trần Việt
Nam, Đại học Tơng Giáo Phật Quang, Luận văn thạc sĩ, Đài Loan.
- Giả Duy Khang (2007), Nghiên cứu Thiền phái Trúc Lâm triều Trần, Học viện
Ngoại ngữ nhân dân Quân giải phĩng Trung Quốc, Luận văn thạc sĩ.
- Nguyễn Phúc Đức (2007), Nghiên cứu so sánh tư tưởng Thiền học và phương
pháp tu hành của Huệ Năng Trung Quốc và Trúc Lâm Thiền phái Việt Nam,
Đại học sư phạm Đài Loan, Khoa giáo dục học, Luận văn Thạc sĩ, Đài Bắc.
Nói chung, các công trình nghiên cứu này tập trung tiếp cận Huyền Quang
dưới góc độ một Thiền sư và bước đầu chú trọng phân tích đặc điểm tư tưởng
Thiền của ông.
Nghiên cứu thơ ca của Huyền Quang dưới góc độ thi sĩ:
- Mạnh Chiêu Nghị (1998), Thiền và Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam Hán thi,
Tạp chí khoa học Đại học Thiên Tân, Số 4/1998
- Chung Phùng Nghĩa (2002), Luận Việt Nam Lý triều Thiền thi, Tạp chí
Nghiên cứu Phật giáo, Sở nghiên cứu Phật học Đại học sư phạm Thiểm Tây,
Trung Quốc, tr. 31~51
- Hà Thiên Niên (2003), Hình thành truyền thống Thơ ca cổ điển Việt Nam -
Nghiên cứu thi ca tiền Mạc, Đại học Trung văn Dương Châu, Luận văn tiến sĩ,
Dương Châu.
- Tơn Sĩ Giác (2003), Nghiên cứu thơ Thiền cổ Việt Hán, Đại học Sư phạm Quảng
Tây, Hệ Trung văn, Luận văn thạc sĩ, Quảng Tây.
- Tơn Sĩ Giác (2006), Thơ cổ Việt Hán sử thuật và văn bản tập khảo, Đại học Sư
phạm Hoa Trung, Hệ Trung văn, Luận văn tiến sĩ, Hoa Trung.
7
- Vu Tại Chiếu (2007), Nghiên cứu so sánh Thơ chữ Hán Việt Nam và thơ ca cổ
điển Trung Quốc, Học viện ngoại ngữ giải phĩng quân, Luận văn tiến sĩ.
Nhìn chung, các tác giả chủ yếu đề cập đến Huyền Quang dưới góc độ
một thi sĩ trong dòng thơ Thiền nói riêng và trong dòng thơ chữ Hán cổ điển Việt
Nam nói chung. Vì thế, trong mỗi công trình, số trang dành riêng bàn về thơ ca
Huyền Quang đều không nhiều.
Tóm lại, kế thừa thành tựu nghiên cứu của các bậc tiền bối, chúng tôi
mong muốn có thể mở rộng hơn nữa phạm vi nghiên cứu về Huyền Quang trên
cả ba phương diện Thiền sư, triết gia và thi sĩ để phác họa một chân dung toàn
vẹn hơn về Huyền Quang, con người sinh ra trong dòng chảy lịch sử nhưng đã
vượt qua dòng chảy lịch sử để sáng tạo nên một nhân cách lỗi lạc, từ bi, an nhiên
tự tại, sống mãi trong ký ức người đời sau.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Theo sử sách ghi lại, trước tác của Huyền Quang khá nhiều, bao gồm thơ
ca và cả các sách giáo khoa kinh như Chư phẩm kinh, Công văn tập, Phổ Tuệ
ngữ lục, Tuy nhiên, cho đến nay, chỉ còn lại tập thơ chữ Hán Ngọc tiên gồm 25
bài thơ và một bài phú chữ Nôm Vịnh Vân Yên tự. Đề tài chủ yếu khảo sát thơ
ca Huyền Quang dựa trên các tư liệu này.
Ngoài ra, chúng tôi cũng quan tâm đến các huyền thoại xung quanh cuộc
đời Huyền Quang và ghi chép trong các thư tịch Thiền, nhất là thơ văn và phẩm
bình của các văn gia thi sĩ để có cái nhìn toàn diện và thấu đáo hơn.
Thêm vào đó, như đã nói ở phần trên, chúng tôi tìm hiểu và cảm nghiệm
thơ ca Huyền Quang trên góc độ khảo sát so sánh với tác phẩm của các nhà thơ
8
Thiền Lý Trần đương thời, với nhà thơ Thiền Trung Hoa thời Đường - Thi Phật
Vương Duy. Thiền tông Việt Nam chịu ảnh hưởng không ít của Thiền tông
Trung Hoa đời Đường Tống. Đời Đường cũng là thời đại hoàng kim của thơ ca
cổ điển Trung Hoa. Thi Phật Vương Duy đã kết hợp một cách tuyệt vời cả hai
nhân tố đó trong cuộc đời và thơ ca của mình, trở thành đại diện tiêu biểu nhất
của hình tượng Thi nhân – Thiền gia Trung Hoa. Chúng tôi đặt Huyền Quang
bên cạnh Vương Duy, để hai con người, hai Thiền gia – Thi sĩ này cùng ánh
chiếu lẫn nhau trong sự tương đồng và cả khác biệt, với mong muốn khắc họa rõ
nét hơn cốt cách thơ và con người Huyền Quang.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
1. Phương pháp phân tích tổng hợp
2. Phương pháp so sánh
3. Phương pháp loại hình
4. Phương pháp hệ thống
5. Cấu trúc luận văn
Luận văn bao gồm 3 phần chính: dẫn nhập, nội dung và kết luận.
Phần Dẫn nhập gồm các nội dung: lý do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, đối
tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, cấu trúc luận văn.
Phần Nội dung gồm có 3 chương:
9
- Chương 1: Huyền Quang – con người, thời đại, thi ca. Chương này chủ yếu
khắc họa thân thế – sự nghiệp của Huyền Quang, thời đại mà ông sống và
các tác phẩm thơ ca hiện còn lại của ông.
- Chương 2: Thơ ca Huyền Quang, một Thiền giả – Triết gia – Nghệ sỹ. Nội
dung chính của chương này là đi vào phân tích chi tiết về con người Huyền
Quang từ ba góc độ, một Thiền giả, một triết gia và một nghệ sỹ.
- Chương 3: Huyền Quang, Thiền sư – Thi nhân và Vương Duy, Thi sĩ – Thiền
sư. Chương này chủ yếu tập trung vào so sánh màu sắc Thiền và phong cách
thi nhân thể hiện trong thơ Huyền Quang và thơ Vương Duy, nhằm chỉ ra
những tương đồng và khác biệt giữa hai nhà thơ này.
Phần Kết luận
Phần Phụ lục
- Thiền - Bản dịch từ Lời tựa sách Thiền học Trung Quốc. Du Mai Ẩn 1984 .
Đài Bắc : Kim Lâm xuất bản, tr. 1~ tr. 19.
10
1.1. Con người
1.1.1. Xuất thân huyền thoại – Hoạn lộ thung dung (1254 – 1350)
Huyền Quang (1254 – 1334), theo sách Tam tổ Thực lục [37], ông tên
là Lý Tải Đạo, còn Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quỳnh thì cho rằng ông tên Lý
Kiên Cương, tự là Thường Huệ, hiệu là Đạo Tải [43, tr.11]. Tuy các ghi chép có
chút sai khác, nhưng ông thường được biết đến với tên tục là Lý Đạo Tái, như
ghi chép của Tam tổ Thực lục. Ông là người hương Vạn Tải, châu Nam Sách, lộ
Bắc Giang, nay là huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh. Tổ tiên ông là Lý Ôn Hòa,
quan hành khiển dưới triều Lý Thần Tông. Cha ông là Lý Bích Tuệ, ham học,
học vấn tinh thông, làm đến chức tri huyện Trường Tân, sau đó nghỉ hưu về nhà.
Xuất thân từ một vùng đất văn vật của nước Việt, xứ Bắc quê ông vốn
truyền bá đạo Phật từ rất sớm, trung tâm Phật giáo Luy Lâu1 (Thuận Thành,
Bắc Ninh) sớm nhất trên đất Việt, trung tâm của Thiền phái Tỳ ni đa lưu chi
cũng nằm trên chính vùng đất xứ Bắc này, một vùng giao thông thủy bộ đều
thuận lợi, hoạt động giao lưu văn hóa hết sức sống động với vô số những huyền
thoại. Đến thời Lý Trần, xứ Kinh Bắc trở thành vùng đất mà thế lực nhà chùa
Phật giáo phát tích mạnh mẽ và trở thành thánh địa của Phật giáo. Hầu hết các
vị sư danh tiếng đều xuất thân hoặc học đạo tại nay. Như thế, với thân thế một
1 Luy Lâu là trung tâm Phật giáo sớm nhất tại Việt Nam, hình thành vào khoảng những năm đầu Công
nguyên, với hệ thống Tứ Pháp – Man Nương: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Trung tâm Luy
Lâu còn được cho là nơi trung chuyển Phật giáo Ấn Độ vào Trung Hoa thời bấy giờ.
Chương 1: HUYỀN QUANG
CON NGƯỜI – THỜI ĐẠI – THI CA
11
nhân vật kiệt xuất của quê hương, Tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm, xuất
thân của Huyền Quang cũng mang đâäm màu sắc huyền thoại, dân gian truyền
rằng ông là thác sinh của Tôn giả A Nan.
Tương truyền cha mẹ ông đường con cái muộn mằn nên lên chùa Ngọc
Hoàng ở gần nhà cầu tự. Sách Tam Tổ thực lục ghi lại: “Một hôm, Lê thị (mẹ
Huyền Quang – tg) đến núi Chu Sơn hái thuốc, vừa tới chùa Ma Cô Tiên thì gặp
lúc trời hè nắng gắt, bà liền đến nghỉ dưới bóng chùa. Chợp mắt mơ màng, bà
bỗng thấy một con khỉ lớn mặc áo hoàng bào, ôm mặt trời hồng ném vào lòng
bà. Lê thị kinh hãi thức giấc, thấy lòng rung động, trở về thuật lại với một vị Tôn
đức. Vị này suy đoán: ném mặt trời vào bụng là điềm báo sẽ có thai. Năm ấy,
Tổ sinh ra, khi sinh có tia sáng mờ ảo, mùi hương thơm phức. Người ta gọi đó là
đứa hài đồng có mùi thơm thanh tịnh.” [37, tr.78]
Sự đản sinh đầy hào quang huyền thoại này là một ám dụ tiên báo cuộc
đời Huyền Quang sẽ gắn với con đường hoằng dương Phật pháp. Ngay cả tên
hiệu của ông cũng mang màu sắc tôn giáo: Kiên Cương, Thường Huệ, Tải Đạo.
Mặc dù không thể không xét đến yếu tố thánh hóa các nhân vật lịch sử vốn
thường thấy trong dân gian, song huyền thoại này cũng góp phần giải thích sự
xuất hiện của một bậc vĩ nhân kiệt xuất trong lịch sử dân tộc.
Ngay từ khi còn trong bụng mẹ đã được nuôi dưỡng bằng dòng sữa
huyền thoại, khi lớn lên, cuộc đời và hành trạng của ông dường như cũng vẫn
nhuốm đầy màu sắc huyền ảo ấy. Nếu như thân thế hành trạng các vị tổ Trúc
Lâm khác đều được ghi lại tương đối rõ ràng thì tiểu sử cuộc đời Huyền Quang
khá mơ hồ. Sách Tam tổ thực lục cho rằng ông làm quan khoảng 20 năm. Phải
đến năm 50 tuổi, ông mới chính thức xuất gia đầu Phật, và bắt đầu cuộc đời
12
hành đạo kéo dài 30 năm. Còn Tam tổ hành trạng thì cho rằng ông thi đỗ Trạng
nguyên, song không chịu ra làm quan mà xin vua Trần cho xuất gia vào núi tu
hành. Về điểm này, văn bia Đệ tam tổ Lý trạng nguyên hành trạng tại đền
Trạng nguyên tại thôn Phúc Lộc, Vạn Tư, Gia Bình (xã Thái Bảo, Bắc Ninh) do
ông phó bảng Nguyễn Phẩm viết vào năm Tự Đức 18 (1865) ghi chép: “Năm
ông đỗ Trạng mới 21 tuổi, được Trần Thánh Tông kén làm phò mã, nhưng ông
từ chối, chỉ nhận chức Thị nội văn hàn, từng đi sứ Trung Quốc. Sau từ quan, đi tu
ở chùa Đức La.” [43, tr.25] Thích Thanh Quyết trong Việt Nam Thiền tông sử
luận, phần viết về Huyền Quang lại không đề cập đến việc đỗ Trạng mà cho
rằng: “Ông được tuyển vào cung làm quan, từng tiếp kiến sứ giả nhà Nguyên
Tr