Hồ Xuân Hương – một nữ sĩ tài năng và độc đáo trong lịch sử văn học Việt Nam, từng được
thi sĩ Xuân Diệu tôn vinh là “Bà Chúa thơ Nôm”. Thơ của Xuân Hương đã góp phần làm cho
đời sống văn học trở nên sôi nổi với hàng trăm bài viết, hàng trăm ý kiến khác nhau về thơ bà.
Ý kiến về thơ của bà, đặc biệt là mảng thơ Nôm, dù khen hay chê, tất thảy đều mạnh mẽ, quyết
liệt và thậm chí trái ngược nhau như nước với lửa. Thời gian trôi qua, những xúc cảm nóng
bỏng và đầy tính nhân bản về những gì bà viết ở người đọc chuyển dần sang sự nghiền ngẫm kĩ
lưỡng. Và người đời cũng đã đánh giá tài năng văn chương của Xuân Hương một cách khách
quan hơn qua những trang viết thận trọng. Điều đó thật dễ hiểu khi tên tuổi của Hồ Xuân
Hương được đặt cạnh thi hào Nguyễn Trãi, Nguyễn Du hơn thế nữa, cái tên ấy đã vượt tầm
biên giới tổ quốc để sánh vai cùng các thi sĩ đại tài, nổi tiếng trên thế giới khi thơ của bà được
chọn dịch và giới thiệu ra nước ngoài. Nữ sĩ họ Hồ có được vị trí đặc biệt ấy trên văn đàn là bởi
những tư tưởng, những vấn đề mà bà đã đề cập được soi sáng ở mọi thời điểm và vào lúc nào
vấn đề đó cũng mới, cũng lạ, cũng gây hứng thú vô cùng cho người đọc. Những điều đó không
nằm ngoài khát vọng của con người về hạnh phúc, về tình yêu nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu
“tự nhiên”, rất “bản chất” của con người
107 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 4080 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thơ nôm Hồ Xuân Hương nhìn từ góc độ giới tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
___________________
Bùi Thị Thanh Vân
THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ GIỚI TÍNH
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. LÊ THU YẾN
Thành phố Hồ Chí Minh – 2009
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới PGS – TS Lê Thu Yến, người đã trực
tiếp, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận
văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam,
ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, phòng Quản lí sau đại học – trường Đại học Sư phạm thành phố
Hồ Chí Minh, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin được gửi lời cám ơn tự đáy lòng tới Ban giám hiệu trường THPT chuyên Lê
Quý Đôn – Thành phố Vũng Tàu – nơi tôi đang công tác, tới gia đình và những người bạn thân
thiết đã động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành khóa học.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 1 năm 2009.
Bùi Thị Thanh Vân
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hồ Xuân Hương – một nữ sĩ tài năng và độc đáo trong lịch sử văn học Việt Nam, từng được
thi sĩ Xuân Diệu tôn vinh là “Bà Chúa thơ Nôm”. Thơ của Xuân Hương đã góp phần làm cho
đời sống văn học trở nên sôi nổi với hàng trăm bài viết, hàng trăm ý kiến khác nhau về thơ bà.
Ý kiến về thơ của bà, đặc biệt là mảng thơ Nôm, dù khen hay chê, tất thảy đều mạnh mẽ, quyết
liệt và thậm chí trái ngược nhau như nước với lửa. Thời gian trôi qua, những xúc cảm nóng
bỏng và đầy tính nhân bản về những gì bà viết ở người đọc chuyển dần sang sự nghiền ngẫm kĩ
lưỡng. Và người đời cũng đã đánh giá tài năng văn chương của Xuân Hương một cách khách
quan hơn qua những trang viết thận trọng. Điều đó thật dễ hiểu khi tên tuổi của Hồ Xuân
Hương được đặt cạnh thi hào Nguyễn Trãi, Nguyễn Du hơn thế nữa, cái tên ấy đã vượt tầm
biên giới tổ quốc để sánh vai cùng các thi sĩ đại tài, nổi tiếng trên thế giới khi thơ của bà được
chọn dịch và giới thiệu ra nước ngoài. Nữ sĩ họ Hồ có được vị trí đặc biệt ấy trên văn đàn là bởi
những tư tưởng, những vấn đề mà bà đã đề cập được soi sáng ở mọi thời điểm và vào lúc nào
vấn đề đó cũng mới, cũng lạ, cũng gây hứng thú vô cùng cho người đọc. Những điều đó không
nằm ngoài khát vọng của con người về hạnh phúc, về tình yêu nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu
“tự nhiên”, rất “bản chất” của con người.
Giới tính là một trong những vấn đề luôn “nóng”, dường như trong mọi thời đại, dư luận
thường rất quan tâm đến vấn đề này. Giới tính được thể hiện ở nhiều mặt trong các loại hình
nghệ thuật, nhưng có lẽ không có loại hình nghệ thuật nào thể hiện được vấn đề giới tính một
cách đầy đủ, trọn vẹn, có chiều sâu như trong văn chương; đặc biệt ta bắt gặp trong thơ Hồ
Xuân Hương, giới tính là một nội dung được đề cập sắc nét, đồng thời giới tính như một
phương tiện nghệ thuật để Hồ Xuân Hương khẳng định quyền được sống đúng với bản năng
đích thực của con người.
Đó là những lí do thôi thúc chúng tôi lựa chọn Thơ Nôm Hồ Xuân Hương nhìn từ góc độ
giới tính làm đề tài nghiên cứu cho luận văn này.
2. Lịch sử vấn đề
Hồ Xuân Hương với tài thơ độc đáo đã trở thành một “trung tâm” thu hút biết bao nhiêu
thế hệ nhà nghiên cứu và các độc giả yêu quý Xuân Hương cũng như thơ bà vào cuộc kiếm tìm,
vì vậy mà thân thế và thi tài của bà liên tục được định giá lại. Nghiên cứu về con người và thơ
Hồ Xuân Hương đã như một vấn đề thời sự văn học. Thơ Nôm Hồ Xuân Hương đã được giới
nghiên cứu tiếp nhận ở nhiều góc độ như phê bình văn học, tiếp nhận văn học, nhiều khuynh
hướng như phân tâm học, văn bản học, xã hội học, văn hóa học Qua các công trình nghiên
cứu về Hồ Xuân Hương, từ trước đến nay, chúng ta nhận thấy, việc đánh giá về thơ Hồ Xuân
Hương đã diễn ra rất phức tạp. Riêng việc tiếp cận thơ Nôm Hồ Xuân Hương dưới góc độ giới
tính thì chưa thật nhiều, các ý kiến chủ yếu xoay quanh vấn đề dâm, tục trong thơ bà.
Trước hết phải kể đến Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu, đầu những năm hai mươi của thế kỉ
XX, phê bình “Thơ Hồ Xuân Hương thật tinh quái, những câu thơ hay đọc lên đến ghê người.
Người ta thường có câu: “Thi trung hữu hoạ”. Nghĩa là trong thơ có vẽ. Nhưng thơ Hồ Xuân
Hương thì lại là: “Thi trung hữu quỷ”. Nghĩa là trong thơ có ma! Song mà nhận ra thời tục”
[21, tr.2]. Như thế, Tản Đà đã khẳng định có yếu tố “tục” trong thơ Xuân Hương.
Đến Trương Tửu thấy trong thơ Hồ Xuân Hương chỉ có thuần tục và dâm, ngoài ra
không có gì khác. Trương Tửu còn gọi Xuân Hương là «thiên tài hiếu dâm ». Trương Tửu cho
rằng trong thơ Hồ Xuân Hương có những “khát vọng tiềm thức” và những “ám ảnh”, bệnh thần
kinh vì dục tình không được thoả mãn [102, tr.333].
Sau đó, Nguyễn Văn Hanh đã phát triển quan điểm của Trương Tửu dựa trên quan điểm
của học thuyết phân tâm học (Freud). Trong tác phẩm Hồ Xuân Hương, tác phẩm, thân thế và
văn tài, Nguyễn Văn Hanh viết: “Dục tình ngày càng tăng, càng nén lại càng bồng bột. Ngày
qua tháng qua, sức ép tình dục càng tăng vì sự cần kia càng khẩn cấp. Kết quả: Hồ Xuân
Hương khủng hoảng tình dục. Khủng hoảng nặng sẽ kết bệnh thần kinh” [30, tr.45]. Nguyễn
Văn Hanh đã thông qua thơ ca để tái hiện lại cuộc đời, con người Hồ Xuân Hương, từ đó ông
rút ra kết luận là Hồ Xuân Hương bị khủng hoảng tình dục. Nhà nghiên cứu này đã đi sâu, lí
giải cội nguồn hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương từ bên trong, qua sự uẩn ức tâm lý.
Tiếp cận thơ Nôm Hồ Xuân Hương theo hướng này còn có Văn Tân, trong bài Ý nghĩa
và giá trị thơ Hồ Xuân Hương trích quyển: Hồ Xuân Hương với các giới phụ nữ, văn học và
giáo dục, Văn Tân có đặt vấn đề tục dâm, nhưng khi phân tích, Văn Tân bị lôi cuốn theo cái ám
ảnh của vấn đề thiếu thốn cái sinh lí: “Ở Xuân Hương, dâm và tục gặp một khu đất màu mỡ
thuận tiện cho sự phát triển: sự khủng hoảng tính dục luôn luôn sôi sục và trầm trọng của con
người rất mực đa tình là Xuân Hương. Dâm và tục đã ăn sâu vào ý thức tư tưởng Xuân Hương,
chi phối hầu hết thi phẩm của Xuân Hương” [87, tr.109].
Cùng quan niệm trên phải kể đến Lê Hoài Nam viết về phần Hồ Xuân Hương trong cuốn
Lịch sử văn học Việt Nam, tập 3, thời kì I (Gs Lê Trí Viễn chủ biên). Với vấn đề tục dâm ông
cho rằng muốn nhận định một tác phẩm nghệ thuật dâm hay không dâm, trước hết phải căn cứ
vào thái độ, mục đích của tác giả khi sáng tạo ra hình tượng nghệ thuật, phải tìm bắt cho được
cái nỗi niềm kín, cái rung động sâu xa mà người nghệ sĩ muốn thổ lộ với người đời. Ông cho
rằng những đòi hỏi hạnh phúc ái ân trong thơ Hồ Xuân Hương là chính đáng khi đặt nó trong
hoàn cảnh xã hội nhất định, trong những điều kiện nhất định của một cá nhân [130, tr.3 - 4].
Điều đáng chú ý là trong công trình này, ông là một trong những người đầu tiên nhấn mạnh
rằng thơ Hồ Xuân Hương thể hiện một khía cạnh đầy cá tính, đó là ý thức về giá trị của mình.
Đến năm 1961, Trần Thanh Mại gợi lên trong: “Thử bàn lại vấn đề tục và dâm trong thơ
Hồ Xuân Hương” khiến cho văn đàn bàn về thơ Hồ Xuân Hương lại có dịp trở nên sôi động.
Từ đó thêm nhiều ý kiến về góc nhìn này trong nội dung thơ Nôm Hồ Xuân Hương.
Tiêu biểu cho các tiếp cận thơ Nôm Hồ Xuân Hương ở khía cạnh giới tính mà dưới tên
gọi vấn đề dâm tục là Nguyễn Lộc. Trong bài Lời giới thiệu in trong tập Thơ Nôm Hồ Xuân
Hương (1982). Hồ Xuân Hương trong bài viết này của Nguyễn Lộc như là hình tượng đại diện
cho toàn thể người phụ nữ bị áp bức trong xã hội phong kiến Việt Nam. Vì vậy, đối với ông,
những nội dung trữ tình trong thơ Hồ Xuân Hương cũng phản ánh nội dung tình cảm của những
người phụ nữ bị áp bức. Tuy nhiên, Nguyễn Lộc không xem vấn đề nghĩa ngầm, dâm và tục là
phương tiện chính đả kích sự dâm đãng. Mặt khác, ông luôn đặt hiện tượng thơ Hồ Xuân
Hương trong tiến trình lịch sử văn học, bên cạnh trào lưu nhân văn chủ nghĩa trong văn học thế
kỉ XVIII –XIX. Điều này soi sáng được mối liên hệ giữa thơ Hồ Xuân Hương và các sáng tác
khác, góp phần cho thấy hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương không phải là hiện tượng lạ lẫm, bất
thường.
Về sau có công trình nghiên cứu thơ Nôm Hồ Xuân Hương theo phương pháp phê bình
văn hoá cũng có đề cập đến vấn đề giới tính là Hồ Xuân Hưong – Hoài niệm phồn thực của Đỗ
Lai Thuý. Ông vận dụng hai khái niệm chủ chốt của nhân học văn hoá là “biểu tượng phồn
thực” – âm vật và dương vật, “vô thức tập thể” để soi chiếu và giải mã hiện tượng thơ Hồ Xuân
Hương. Theo ông “tín ngưỡng phồn thực” là cơ sở chính tạo nên hiện tượng thơ Nôm Hồ Xuân
Hương. Ở công trình này, Đỗ Lai Thuý cũng đã lý giải hiện tượng tục dâm trong thơ Hồ Xuân
Hương bắt nguồn từ điểm nhìn văn hoá. Ý kiến này giải thích phần nào sức hấp dẫn của thơ Hồ
Xuân Hương trong đời sống dân gian.
Ngoài ra còn phải kể đến những nghiên cứu về Hồ Xuân Hương ở các trường đại học.
Năm 2005, Hoàng Phong Tuấn, học viên Cao học Khóa 13, Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ
Chí Minh cũng đã chọn Các hướng tiếp nhận thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hươmg làm đề tài
luận văn tốt nghiệp sau đại học cho mình. Trong đề tài này anh đã khái quát dường như tất cả
các hướng tiếp cận thơ Nôm Hồ Xuân Hương, bao gồm cả những gì liên quan đến vấn đề giới
tính trong thơ bà.
Gần đây nhất, đầu năm 2008, tác phẩm Sức hấp dẫn của thơ Nôm Hồ Xuân Hương của
PGS – TS Lê Thu Yến đã đem đến cho người tiếp nhận văn học những khám phá mới mẻ về
nội dung nghệ thuật của thơ Nôm Hồ Xuân Hương ở một góc nhìn trần thế của con người. Bằng
một giọng văn hóm hỉnh và giàu trí tuệ của một người yêu thơ Nôm Hồ Xuân Hương, tác giả
của công trình nghiên cứu trên cũng đưa ra vấn đề giới tính là một điểm nhấn để lí giải cho sức
hấp dẫn của thơ Nôm Hồ Xuân Hương thu hút bao thế hệ. Đây là một công trình có giá trị đối
với những người yêu thơ Hồ Xuân Hương nói riêng và những người yêu văn chương nói chung.
Cùng với các bài viết đã được công bố rộng rãi trên sách báo mà những người yêu mến
Hồ Xuân Hương biết tới, còn một số lượng khá lớn các bài viết được đưa lên mạng internet rải
rác trong khoảng hơn chục năm gần đây. Thế Uyên (trong Tình dục trong ca dao và thơ Hồ
Xuân Hương – nguồn Talawas năm 2005) khẳng định “nhà văn nữ mà bàn tới tình dục trong
tác phẩm thành văn của mình, tính từ lúc Ngô Quyền lập quốc thế kỷ thứ 10 cho đến thế kỷ 19,
vẫn chỉ có nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương” [126]. Tác giả Trịnh Thanh Thủy có bài Sex - dưới mắt
nhìn của người viết nữ Việt Nam trên trang Evan cho rằng: “Trong kho tàng văn học Việt Nam
thời xưa, người viết nữ đề cập đến tình dục nhiều nhất là nữ sĩ Hồ Xuân Hương” [103]. Trong
đọc lại Thiếu nữ ngủ ngày của Xuân Hương của tác giả Mai Văn Hoan đăng trên trang Văn
nghệ quân đội cuối tuần ngày 18 – 04 - 2007 có đoạn: “Ở bức tranh "Thiếu nữ ngủ ngày”, Hồ
Xuân Hương đã bổ sung thêm hai "điểm nhấn" hết sức quan trọng, càng tôn thêm vẻ đẹp tuyệt
mỹ của thân thể người phụ nữ. Vì thiếu nữ "nằm chơi quá giấc nồng" giữa ban ngày ban mặt,
lại vô ý để cho chiếc yếm đào "trễ xuống dưới nương long" nên mới lộ ra: đôi gò Bồng Đảo
sương còn ngậm/Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông"! Đúng là một vẻ đẹp thần tiên. Chỉ
cảnh tiên mới có Bồng Đảo, mới có Đào Nguyên. Gò Bồng Đảo đã đẹp rồi "sương còn ngậm"
lại càng đẹp hơn nữa. Lạch Đào Nguyên đã hấp dẫn rồi "suối chửa thông" lại càng hấp dẫn
hơn. Tất cả hãy còn trinh nguyên! Chỉ có Hồ Xuân Hương mới bạo dạn đặc tả cái "lạch Đào
Nguyên" hết sức ấn tượng và tuyệt vời đến như vậy nhằm tôn vinh cái đẹp trời cho của người
phụ nữ” [39]. Trong cách cảm nhận của Mai Văn Hoan, Hồ Xuân Hương miêu tả Thiếu nữ ngủ
ngày như thế không thể coi là tục mà tả như thế chỉ nhằm tôn vinh vẻ đẹp nữ giới.
Sẽ là không đầy đủ khi không nhắc đến một số người yêu thơ Hồ Xuân Hương và đã tiếp
nhận một cách sáng tạo qua việc họa thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Đó là họa sĩ Bùi Xuân Phái,
họa sĩ Chóe, Đặng Quý Khoa, Nghiêm Xuân Quảng Trong đó, Bùi Xuân Phái và Chóe đã có
hẳn những bộ sưu tập về họa thơ Hồ Xuân Hương bằng tranh. Bất cứ ai khi tiếp cận với những
bức tranh của hai họa sĩ này đều cảm nhận được sự sinh động của hình ảnh và cái duyên, sự
hóm hỉnh của những tâm hồn nghệ sĩ đồng điệu. Những nét vẽ bằng cọ rất có hồn, hơn nữa nó
thể hiện “trúng” ý nghĩa của những vần thơ Xuân Hương.
Có thể nói chung rằng, các công trình nghiên cứu khoa học trên ít nhiều đã đi sâu vào
nghiên cứu tìm hiểu và đưa ra được những lí giải khá sâu sắc, thú vị về một số phương diện cụ
thể trong sáng tác của Hồ Xuân Hương. Riêng xét ở góc nhìn giới tính, các bài viết trên đã có
đề cập, nhưng chưa có sự đào sâu về góc nhìn này, một số công trình nghiên cứu chỉ xoay
quanh vấn đề tục dâm trong thơ bà và ở một số công trình khác lại thiên về chê hoặc khen tài
thơ của bà mà chưa gọi tên cụ thể đó là vấn đề giới tính trong thơ Hồ Xuân Hương. Tuy nhiên,
để hiểu một cách đầy đủ hơn về thơ Nôm Hồ Xuân Hương và nhằm xác định các đóng góp của
Hồ Xuân Hương cho nền văn học Việt Nam trung đại, chúng ta cần có một cái nhìn toàn diện,
đa chiều hơn. Và, có lẽ để có những cơ sở khách quan và chính xác, chúng ta cần đi sâu tìm
hiểu những đặc trưng chủ yếu trong nội dung và nghệ thuật của nhà thơ tài năng này dưới góc
nhìn giới tính. Mặt khác, từ góc độ tiếp nhận văn học, chưa có công trình nào đề cập đến vấn đề
giới tính một cách hệ thống. Trên cơ sở đó, trong công trình này, chúng tôi cố gắng làm rõ
những điểm trên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng: luận văn của tôi thực hiện xung quanh vấn đề giới tính trong thơ Nôm
Hồ Xuân Hương, từ đó khái quát lên tư tưởng thời đại mới mẻ mà bà đề cập, khẳng định vai trò
giới nữ, những quan niệm về vẻ đẹp của hình thể con người, về tính dục trong thơ bà. Nội dung
được đặt trong sự so sánh với những quan niệm của một số văn sĩ khác trên thế giới có tư tưởng
như bà.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn này có tên gọi: “Thơ Nôm Hồ Xuân Hương nhìn từ góc độ giới tính”, chúng
tôi chọn mảng thơ Nôm được truyền tụng của Xuân Hương để khảo sát. Chúng ta đều biết, cho
đến nay sáng tác được coi là của Hồ Xuân Hương gồm hai bộ phận: thơ chữ Nôm và thơ chữ
Hán. Ở đây người viết chỉ tiếp cận những tác phẩm thơ Nôm của Hồ Xuân Hương. Chúng tôi
chọn bộ phận thơ Nôm truyền tụng trong cuốn “Thơ Nôm Hồ Xuân Hương” do GS Nguyễn
Lộc biên soạn năm 1982, ngoài ra chúng tôi cũng tham khảo những tài liệu có tính khoa học
khác như cuốn “Thơ Nôm Hồ Xuân Hương” của tác giả Kiều Thu Hoạch (xuất bản năm 2008).
Nói chung, thơ Nôm Hồ Xuân Hương về nội dung vẫn hết sức phức tạp. Theo các chuyên gia
nghiên cứu văn học, khi tiếp cận thơ Nôm của Hồ Xuân Hương cần có sự chọn lọc, phân loại
thận trọng vì một số bài thơ có nhiều dị bản, khó tìm được cơ sở vững chắc, chính xác. Xét trên
những tập thơ Hồ Xuân Hương được xuất bản từ trước đến nay, chúng tôi thấy về số lượng và
phong cách không có sự thống nhất. Cho đến tận thời điểm này, khi khảo sát về con người và
văn chương Hồ Xuân Hương, chúng tôi chưa tìm thấy bất cứ một tài liệu nào đưa ra một số liệu
cụ thể, cũng như khẳng định chắc chắn về con người Hồ Xuân Hương và thơ Nôm của bà.
Chúng tôi nghĩ khi khảo sát thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương cần dựa trên những tài
liệu tham chiếu đáng tin cậy. Tuy vậy trong quá trình khảo sát, chúng tôi chọn 48 bài (có phụ
lục đính kèm) - vẫn được coi là của Hồ Xuân Hương và rất có thể là những sáng tác của Hồ
Xuân Hương, vì những bài thơ này có cùng phong cách, giọng điệu và cách thức thể hiện khá
giống nhau. Tuy nhiên trong những bài mà chúng tôi chọn để khảo sát vẫn có một số bài đang
trong sự tranh luận các nhà nghiên cứu và kết quả vẫn chưa được xác định. Những tranh luận về
văn bản và những “nghi án” văn học này thiết nghĩ cũng rất thú vị nhưng xét đến cùng thì
chúng không thuộc phạm vi đề tài nghiên cứu của chúng tôi. Xin được dành phần này cho
những nhà chuyên môn, những chuyên gia về thơ Nôm Hồ Xuân Hương ở các cấp nghiên cứu
cao hơn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài Thơ Nôm Hồ Xuân Hương nhìn từ góc độ giới tính, chúng tôi đã vận
dụng những phương pháp và thao tác nghiên cứu chủ yếu sau:
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp này giúp chúng tôi tiếp cận và khảo sát
trực tiếp văn bản và đưa ra những luận điểm khái quát của luận văn.
Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Xem xét các yếu tố tạo nên cấu trúc tác phẩm, tìm ra
nguyên tắc chi phối sự hình thành của chúng. Từ đó, rút ra kết luận về nguyên tắc chi phối việc
sáng tạo cấu trúc tác phẩm đồng thời làm bật lên ý nghĩa nội dung qua những cấu trúc này.
Đồng hành cùng các phương pháp trên, chúng tôi cũng sử dụng một số thao tác khoa học
như: so sánh, thống kê phân loại, thống kê mô tả.
Những phương pháp và thao tác trên sẽ được chúng tôi vận dụng một cách linh hoạt trong
quá trình nghiên cứu.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Giới tính là một vấn đề mang tính khoa học. Từ xưa đến nay, loài người đã ý thức được
giới tính và quan hệ giới tính có tính tất yếu và cả tính thẩm mỹ nữa trong cuộc sống và trong
nghệ thuật. Giới tính và quan hệ giới tính là hiện tượng tự nhiên. Gần như với tất cả mọi người,
giới tính và quan hệ giới tính là cần thiết cho cuộc sống và liên quan đến mọi khía cạnh của
cuộc sống. Hơn thế nữa, giới tính và quan hệ giới tính còn là một trong những vấn đề quyết
định sự sinh tồn của xã hội loài người. Nhưng giới tính và quan hệ giới tính lại là vấn đề tế nhị,
riêng tư, nên thật khó mà bày tỏ cùng người khác và khó mà có thể nói to lên để mọi người
cùng biết. Do đó từ trước đến giờ người ta vẫn có thái độ phủ nhận bản chất tự nhiên của nó và
coi đó là một thứ “cấm kị”, tránh nói đến, nhất là ở các nước phương Đông như Việt Nam. Có
lẽ cần phải đưa ra rất nhiều ý kiến, quan điểm để chứng minh cho ý nghĩa của vấn đề giới tính
trong cuộc sống. Nhưng có lẽ bằng chứng thuyết phục nhất đó chính là thực tế cuộc sống. Hãy
nhìn vào thực tế cuộc sống và những cuộc đấu tranh vì quyền lợi con người để tôn vinh vị trí và
giá trị của con người, để thấy được ý nghĩa và bản chất đích thực của vấn đề giới tính.
Vấn đề giới tính luôn được dư luận xã hội để ý, quan tâm, nhất là hiện nay tính “sex”
trong văn chương đang là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Các cuộc tranh luận thường diễn ra
gay gắt và phức tạp, thường là sự đụng độ giữa những quan điểm và thái độ cực đoan trái
ngược nhau – giữa những nhà tư tưởng đạo đức với những nghệ sĩ. Xét đến cùng của những
tranh luận ấy là những ý kiến không đồng tình giữa nhân tố tự nhiên và nhân tố văn hóa trong
quá trình hình thành nhân cách con người cũng như quá trình hoàn thiện bản tính loài người.
Như đã nói ở những phần trên, thơ Nôm Hồ Xuân Hương đã được nghiên cứu ở nhiều
góc độ. Riêng vấn đề giới tính được các nhà nghiên cứu nhìn như là yếu tố “tục, dâm” trong thơ
Xuân Hương. Trước đây tiếp cận thơ Nôm Hồ Xuân Hương ở góc nhìn này đã có, giới nghiên
cứu thường quan tâm nhiều đến các vấn đề như: “tục, dâm” của Trương Tửu, Đỗ Lai Thuý lại
viết rất xuất sắc về “hoài niệm phồn thực” Việc đề cập đến giới tính trong thơ Hồ Xuân
Hương thiết nghĩ vẫn còn là một lĩnh vực còn nhiều điều để suy ngẫm. Thật sự vấn đề giới tính
chưa được gọi tên đúng với bản chất hiện tượng như trong thơ Xuân Hương. Nhưng dường như
bất cứ ai khi tiếp nhận thơ Hồ Xuân Hương cũng thấy vấn đề giới tính là điểm mạnh, khía cạnh
độc đáo nhất, nổi bật nhất trong các vấn đề bà đề cập. Đặt vấn đề nghiên cứu thơ Nôm Hồ Xuân
Hương dưới góc nhìn giới tính chắc hẳn người viết sẽ tìm được những điều mới mẻ, thú vị, bổ
ích. Ở đề tài này, cùng với những người nghiên cứu đi trước, người viết hy vọng sẽ góp thêm ý
kiến nhỏ làm rõ hơn diện mạo vấn đề giới tính trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương.
6. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm có 146 trang, ngoài phần mở đầu (12) trang, kết luận (5 trang), phụ
lục và tài liệu tham khảo (18 trang), phần nội dung chính của luận văn (gồm có 111 trang) chia
làm 3 chương:
Chương 1: Quan