A.x.PUSKIN sinh ngày 6-6-1799 tại Moscow trong một gia đình dòng dõi quý tộc lâu đời và có truyền thống văn chương. Gia đình Puskin thuộc dòng dõi quý tộc đã sa sút. Cha ông là một người say mê văn học, thích sân kháu; ông đã từng làm thơ bẳng tiếng Pháp. Chú của Puskin cúng là một nhà thơ tên tuổi lúc bấy giờ. Các nhà thơ, nhà văn lớn lúc bấy giờ như Karamdin, Đơ-mi-tơ-ri-ép, Giu-cốp-xki thường đến thảo luận các vấn đề văn học tại nhà bố mẹ Puskin. Thi sĩ đã sớm được tiếp xúc với không khí văn học. Mới 10 tuổi đầu, Puskin đã đọc nhiều tác phẩm văn học Nga, văn học các nước Tây Âu, thuộc hàng loạt thơ Pháp và làm quen với văn học dân gian Nga phong phú qua A-ri-na Rô-đi-ô-nôp-na và người nô bộc Ni-ki-tin Cô-dơ-lôp.
62 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5241 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thơ tình của Puskin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. SƠ LƯỢC VỀ TIỂU SỬ VÀ CON ĐƯỜNG SÁNG TÁC CỦA PUSKIN:
1.1.1. Thời Thơ Ấu
A.x.PUSKIN sinh ngày 6-6-1799 tại Moscow trong một gia đình dòng dõi quý tộc lâu đời và có truyền thống văn chương. Gia đình Puskin thuộc dòng dõi quý tộc đã sa sút. Cha ông là một người say mê văn học, thích sân kháu; ông đã từng làm thơ bẳng tiếng Pháp. Chú của Puskin cúng là một nhà thơ tên tuổi lúc bấy giờ. Các nhà thơ, nhà văn lớn lúc bấy giờ như Karamdin, Đơ-mi-tơ-ri-ép, Giu-cốp-xki thường đến thảo luận các vấn đề văn học tại nhà bố mẹ Puskin. Thi sĩ đã sớm được tiếp xúc với không khí văn học. Mới 10 tuổi đầu, Puskin đã đọc nhiều tác phẩm văn học Nga, văn học các nước Tây Âu, thuộc hàng loạt thơ Pháp và làm quen với văn học dân gian Nga phong phú qua A-ri-na Rô-đi-ô-nôp-na và người nô bộc Ni-ki-tin Cô-dơ-lôp.
1.1.2. Thời kì học ở trường Li-xê (1811- 1817)
Năm 1811, Puskin vào học ở trường Li-xê. Ở đây, thi sĩ được tiếp xúc với những thầy giáo,bạn bè có tư tưởng tự do. Do đó tư tưởng tự do đã bắt rễ ngay vào tâm hồn nhạy cảm của Puskin. Hơn thế nữa, năm 1812, cuộc chiến tranh chống đế quốc Na-pô-lê-ông thắng lợi đã làm cho Puskin thêm tự hào về sức mạnh của nhân dân Nga. Thế giới quan của Puskin hình thành gắn liền với tư tưởng tự do của thời đại,với tinh thần yêu nước và niềm tự hào của nhân dân Nga chiến thắng.
Thời kì này Puskin bắt đầu sáng tác liên tục. Bài thơ xưa nhất của Puskin còn lại đến nay là “ Gửi Nátasa” (1813).Năm 1814, tờ “ Người truyền tin Châu Âu ” đăng bài Gửi bạn thơ của Puskin. Đây là bài thơ của Puskin được đăng báo, thơ trữ tình của Puskin thời kì này thường ngợi ca ngợi tình bạn, tình yêu, nỗi hân hoan trong cuộc sống. Trong các bài thơ trữ tình, Puskin cũng đã thể hiện chủ đề văn hóa nghệ thuật Gửi Giu-cốp-xki, Thị trấn,…. Ngay trong thời kì này, Puskin đã có khuynh hướng vượt ra ngoài phạm vi nhà trường, đề cập đến những đề tài có ý nghĩa xã hội. Do đó trong hàng loạt bài thơ, chủ đề “ Tổ quốc ”, “ Tự do ” xuất hiện. Bài thơ Hồi ức hoàng thôn là một chứng cớ để chúng ta thấy rõ tinh thần yêu nước của Puskin. Nhiệt tình tự do, chống chế độ độc tài thể hiện nổi bật nhất trong bài Gửi Li-xi-nhi.
Ngoài thơ trữ tình, Puskin còn chú ý đến các thể loại khác như trường ca Tu sĩ (1813),Bôva (1814), kịch Bước vào xã hội thượng lưu như thế, Nhà hiền triết…
Nhìn chung, nội dung sáng tác của Puskin thời kì học Li-xê tương đối phong phú. Về mặt nghệ thuật thì trình độ còn non, chịu ảnh hưởng của các nhà thơ lớp đàn anh. Tuy nhiên có nhiều dấu hiệu chứng tỏ rằng Puskin sẽ còn vươn cao hơn, đi xa hơn các bậc nghệ sĩ tiền bối của mình.
1.1.3. Thời kì Pê-téc-bua (1817- 1820)
Năm 1817, Puskin tốt nghiệp trường Li-xê. Sau đó thi sĩ được bổ nhiệm vào cơ quan ngoại giao. Thi sĩ bắt đầu sống cuộc sống của một thanh niên quý tộc thực thụ; nhưng càng ngày thi sĩ càng chán xã hội thượng lưu, nơi mà theo thi sĩ thì “ khôn tức là im lặng một cách nô lệ ” [5; tr42], nơi có “ những con tim lạnh lùng ” và “ tất cả đều ngu ngốc một giuộc ” [5; tr42].
Thời kì này chính phủ Nga hoàng tỏ ra phản động hơn trước. Bên trong, nó đàn áp khốc liệt các cuộc khởi nghĩa nông dân, bên ngoài cấu kết với bọn phản động quốc tế dìm các cuộc cách mạng vào bể máu. Tuy nhiên phong trào cách mạng ở các nước phương Tây vẫn lên mạnh ( Tây Ban Nha ). Ở Nga các tổ chức như “ Liên minh cứu quốc ”(1816), “ Liên minh hạnh Phúc ”(1818) ra đời và phát triển. Giai đoạn thứ nhất của cuộc cách mạng giải phóng ở Nga do những người quý tộc tiến bộ lãnh đạo thực sự bắt đầu.
Do liên hệ mật thiết với những nhà hoạt động cách mạng, làm bạn với những thanh niên có tư tưỏng tự do, lập trường chính trị và văn học của Puskin được xác định. Đó là lập trường của những chiến sĩ đấu tranh cho một nền văn học nghệ thuật Nga tiến bộ chống lại các nhà văn phản động, bảo thủ.
Giờ đây, sáng tác của Puskin đã đề cập đến những chủ đề xã hội lớn lao. Thi sĩ đã viết hàng loạt bài thơ nói lên tư tưởng, tình cảm của tầng lớp tiến bộ nhất của nước Nga lúc bấy giờ như Tự do(1817), Gửi Sa-đa-ép(1818), Nôen(1818), Làng quê (1819)…
Năm 1820, tác phẩm lớn đầu tiên của Puskin ra đời, đó là bản trường ca Ru-xlan và Li-út-mi-la. Trường ca bắt đầu viết từ 1817, lúc thi sĩ sắp ra trường. Bản trường ca nạy đã nâng địa vị Puskin lên ngang hàng với các nhà thơ có tên tuổi bấy giờ. Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ Giu-cốp-xki, nhà thơ bậc thầy thời đó, sau khi đọc bản trường ca, đã đề vào bức ảnh của mình gửi Puskin “ thầy chiến bại tặng trò chiến thắng ’’[5; tr.43].
1.1.4. Thời kì đi đày ở Phương Nam ( 1820- 1824 )
Năm 1820, Puskin bị Nga hoàng đày xuống phương Nam vì những bài thơ nói lên tinh thần tự do và chống đối chế độ nông nô. Ở miền Nam, khoảng 1820-1821, các tổ chức cách mạng hoạt động mạnh. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Hy Lạp ( gần miền Nam nước Nga ) đã ảnh hưởng nhiều đến tư tưởng của Puskin. Tinh thần yêu tự do, yêu nước vốn có của thi sĩ lại được thể hiện trong hàng loạt bài thơ trữ tình: Gửi Ô-vít(1821), Người tù(1821), Con chim nhỏ(1818). Puskin ca ngợi những chiến sĩ đấu tranh cho tự do, những người khởi nghĩa Hy Lạp: Cô nàng Hy Lạp thủy chung(1821), ca ngợi chiến tranh giải phóng: Chiến tranh(1821), ca ngợi việc dùng bạo lực để đấu tranh chống bạo lực: Chiếc dao găm(1821).
Có thể nói rằng lúc này Puskin đã thoát khỏi ảnh hưởng của chủ nghĩa cổ điển. Bài ca Vầng thái dương đã tắt(1820) được xem như bài thơ mở đầu thời kì lãng mạn của thi sĩ.
Song song với thơ trữ tình, từ 1820 trở đi Puskin viết hàng loạt trường ca: Người tù Cáp-ca(1820-1821), Đài phun nước Bác-khơ-si-xa-rai(1820-1821), Anh em kẻ cướp(1821-1822). Đó là trào lưu lãng mạn cách mạng thể hiện những quan niệm, tình cảm của một tầng lớp xã hội tiến bộ, thể hiện ý thức cách mạng của thanh niên quý tộc mà những phần tử tích cực nhất của họ là những nhà tháng Chạp tương lai.
Từ 1823 trở đi phong trào cách mạng ở Tây Âu lần lượt thất bại, một số tổ chức cách mạng ở miền Nam bị vỡ, lãnh tụ V.P.Rai-ép-xki bị bắt. Tất đó những sự kiện đó là đòn nặng nề giáng vào tính chất lãng mạn chính trị của Puskin và hy vọng thắng lợi nhanh chóng của phong trào giải phóng dân tộc lúc đó. Thế giới quan lãng mạn của Puskin bị khủng hoảng. Thi sĩ cố nhận thức lại thực tế một cách tỉnh táo để thấy đúng bản chất của nó hơn. Nhờ thế, tính nhân dân, tính lịch sử trong sáng tác Puskin càng sâu sắc. Đó là một khâu quan trọng để Puskin dần dần tiến đến chủ nghĩa hiện thực. Puskin viết hàng loạt những bài thơ Người gieo tự do, Quỷ sứ(1823), Câu chuyện của người bán sách với thi nhân, trường ca Những người Xư-gan. Trong tác phẩm đó thi sĩ chế nhạo, phê phán những điểm cơ bản trong thế giới quan lãng mạn của mình. Mặt khác, Puskin cũng thể hiện thực tế bằng phương pháp mới hơn- Phương pháp hiện thực qua tiểu thuyết bằng thơ- trung tâm sáng tác của Puskin- Ép-ghê-nhi ô-nhê-ghin( bắt đầu viết từ tháng 5-1823).
1.1.5. Thời kì bị đày lên phương Bắc (1824 – 1826)
Tháng 8-1824,Puskin bị đày lên phương Bắc ở xã Mi-khai-lốp-xcôi-ê thuộc trại ấp của cha mình. Thi sĩ bị quản chế khá chặt chẽ. Sống xa bạn bè, cô độc, thi sĩ phải gần gũi với vú nuôi A-ri-na Rô-đi-ô-nôp-na. Thi sĩ thường xuyên liên hệ với nhân dân, tìm hiểu sáng tác, tinh thần của nhân dân. Những ngày phiên chợ , Puskin thường ăn mặc áo quần nông dân đi nhảy múa, ghi chép các sáng tác dân gian.
Nhờ gần gũi với nhân dân, Puskin đã thoát khỏi cơn khủng hoảng thế giới quan trầm trọng của mình.
Năm 1825,trong sáng tác của Puskin có một bước ngoặt quan trọng. Thi sĩ từ bỏ chủ nghĩa lãng mạn, chuyển sang phương pháp hiện thực. Thơ ca của ông trở thành phương tiện nhận thức thực tế.
Giờ đây, cuộc sống, con người, thiên nhiên được thi sĩ chú ý miêu tả. những tác phẩm xuất sắc của Puskin trong thời kì này là những bài thơ nói về tình bạn, tình yêu: 19-10 , Bức thư bị đốt , Gửi Kéc(1825), những bài thơ viết về đề tài chính trị: An-đơ-rê Sê-nhi-ê … và các chương 3, 4 của tiểu thuyết thơ Ep-ghê-nhi Ô-ghê-nhin.
Muồn hiểu biết thực tế đương thời một cách sâu sắc, Puskin nghiên cứu quá khứ , tái hiện những giai đoạn quan trọng của lịch sử đấu tranh dân tộc. Vở bi kịch lịch sử Bô-rit Gô-đu-nôp(1825)- bi kịch đầu tiên trong văn học hiện thực Nga ra đời là vì thế. Như vậy, rõ ràng Puskin lại mở đầu một trào lưu văn học mới. Trào lưu này từ những năm 40 trở đi đã trở thành trào lưu củ đạo của văn học Nga, trào lưu hiện thực.
1.1.6. Sau cuộc khởi nghĩa tháng Chạp 1825
Trong khi Puskin đang sống cô đơn ở Mi-khai-lốp-xcôi-ê thì cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Pê-téc-bua đêm 14-12-1825. Cuộc nổi dậy bị dập tắt nhanh chóng. Bắt đầu thời kì phản động gay gắt. Cách mạng thoái trào. Trong không khí ngột ngạt đó, Puskin cảm thấy bất hạnh hơn ai hết. Nga hoàng ra sức mua chuộc, dọa nạt thi sĩ, bọn văn sĩ phản động ra sức tấn công, vu khống ông, do đó có một thời gian ngắn Puskin tỏ ra thất vọng.
Đó cũng là tâm tư chung của tầng lớp trí thức trong thời kì khủng bố gay gắt dưới triều Ni-cô-lai I.
Hàng loạt bài thơ của Puskin thể hiện sự đấu tranh giữa nỗi đau buồn và lòng tin vào cuộc sống. Tuy nhiên, lòng tin vào cuộc sống, vào lý tưởng cuối cùng đã thắng : A-ri-ôn, Gửi đi Xibia(1827), Cây thuốc độc(1828).
Một chủ đề quan trọng khác được Puskin khai thác đó là chủ đề Nhà nước, dân tộc Nga và các dân tộc khác trong nước Nga. Chủ đề này thể hiện rõ nhất trong bản trường ca Pôn-ta-va(1828).
Nửa sau những năm 20 cũng là giai đoạn Puskin viết những chương chính của tiểu thuyết Ép-ghê-nhi Ô-ghê-nhin(5,6,7,8) và bắt đầu chú ý đến văn xuôi ( truyện ngắn Người da đen của Piốt đại đế(1827).
1.1.7. Những năm cuối cùng ( Từ 1830 trở đi )
Giai đoạn cuối cùng trên bước đường sáng tác của Puskin có thể kể từ 1830 trở đi. Thời kì này trong cuộc sống xã hội cũng như đời tư của Puskin có nhiều biến chuyển, có ảnh hưởng đến sáng tác của thi sĩ. Sau cuộc cách mạng tháng 7-1830 ở Pháp, phong trào cách mạng ở các nước Tây Âu lại bắt đầu phục hồi. Ở Nga, các cuộc biến động nông dân lại lan tràn khắp mọi nơi.
Tháng 2-1831 Puskin thành lập gia đình. Thời kì trăng mật qua nhanh, khó khăn của cuộc sống gia đình thường xuyên xảy đến. Trong một bức thư đề tháng 11-1833 thi sĩ viết : “ Tôi không có thì giờ rãnh; cuộc sống lạnh lùng, tự do cần thiết cho một nhà văn cũng không có nốt. Tôi quay cuồng trong xã hội thượng lưu, vợ tôi lại rất ăn diện- Tất cả những điều đó cần tiền. Đối với tôi, muốn kiếm ra tiền phải thông qua lao động, mà lao động thì cần phải yên tĩnh ” [5; tr.46]. Mặc dầu vậy, Puskin cũng cố gắng tận dụng hết thời gian sáng tác. Những vấn đề xã hội lại xuất hiện thường xuyên trong tác phẩm của thi sĩ. Nhân dân, nông nô, cuộc sống và đấu tranh của họ, ước mơ giải phóng là những chủ đề chính của Puskin.
So với thời kì trước thì giai đoạn này Puskin sáng tác thơ ít hơn ( trừ lúc ở Bôn-đi-nô – mùa thu 1830 ). Mùa thu(1833), Tôi trở lại thăm(1835), Đài kỉ niệm (1836) là những bài thơ xuất sắc trong giai đoạn này. Người kị sỹ đồng (1833), bản trường ca nổi tiếng tiếp tục chủ dề Nhà nước và số phận con người nhỏ bé đã được hoàn thành. Năm 1831, Puskin kết thúc tiểu thuyết Ép-ghê-nhi Ô-ghê-nhin.
Trong giai đoạn sáng tác cuối cùng này, Puskin chú ý nhiều đến kịch ( 4 kịch ngắn (1830), Rút-xan-ca(1833), Những màn từ thời hiệp sĩ(1835) và đặc biệt là văn xuôi. Trong văn xuôi Puskin đề cập đến các tầng lớp nhân dân truyện ngắn của ông Benkin, đến cuộc sống nông nô Lịch sử làng Gô-ri-u-khi-nô (1830), đến cuộc đấu tranh của nông dân chống lại địa chủ Đu-bơ-rốp-xki(1833). Xuất sắc nhất là quyển Người con gái viên đại úy(1836) mô tả cuộc khởi nghĩa nông dân thực sự.
Từ 1830 trở đi, những âm hưởng của chủ nghĩa lãng mạn trong sáng tác của Puskin không còn nữa, xu thế hiện thưc đã trở thành tất yếu trong mọi lĩnh vực sáng tác. Đây cũng là bước đi có tính chất nguyên tắc của toàn bộ nền văn học tiến bộ Nga. Trong lúc Puskin tập trung trí lực vào việc sáng tác, tổ chức văn học thì bọn quý tộc cùng Nga hoàng tìm đủ trăm phương nghìn kế để bức hại nhà thơ. Chúng làm nhục Puskin bằng cách bố trí tên Pháp lưu vong Đăng-tét ve vãn vợ thi sĩ. Sau đó phau tin để làm cho cuộc xung đột này trở nên gay gắt. Để bảo vệ gia đình, trước dư luận xã hội. Puskin buộc phải đấu với tên Đăng-tét. Cuộc quyết đấu xảy ra vào ngày 8-2-1837. Thi sĩ bị thượng ở bụng. Hai ngày sau, Puskin qua đời. Thế là “ Mặt trời của nền thi ca Nga đã lặn”. Cái chết của Puskin đã làm cho tất cả nước Nga tiến bộ đau buồn và phẫn nộ. Léc-môn-tốp đã nói lên nỗi đau buồn và lòng phẫn nộ đó của nhân dân trong bài thơ nổi tiếng “ Cái chết của nhà thơ ”. Cái chết của Puskin chứng tỏ số phận đau thương của các nhà thơ, nhà văn Nga tiến bộ dưới chế độ hà khắc của Ni-cô-lai I. Rư-lê-ép, Gơ-ri-bu-ê-đốp, Léc-môn-tốp và hàng loạt nghệ sĩ khác là nạn nhân của xã hội tàn nhẫn đó.
1.2.ĐÔI NÉT VỀ THƠ VÀ THƠ TÌNH PUSKIN:
Thơ là một hình thức nghệ thuật dùng từ, dùng chữ trong ngôn ngữ làm chất liệu, và sự chọn lựa từ ngữ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới một hình thức logic nhất định, tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mĩ cho người đọc, người nghe. . Từ “ thơ ” thường được đi kèm với từ “ câu ” để chỉ một “ câu thơ ”, hay với từ “ bài” để chỉ một bài thơ. Một câu thơ là một hình thức câu cô đọng, truyền đạt một hoặc nhiều hình ảnh, có ý nghĩa cho người đọc, và hoàn chỉnh trong cấu trúc ngữ pháp. Một câu thơ có thể đứng nguyên một mình. Một bài thơ là tổ hợp của các câu thơ. Tính cô đọng trong số lượng từ, tính tượng hình và dư âm thanh nhạc trong thơ biến nó thành một hình thức nghệ thuật độc đáo, tách biệt hẳn khỏi các hình thức nghệ thuật khác. Thơ phản ánh cuộc sống thông qua những rung động của tình cảm. Như nhịp đập của trái tim khi xúc động, ngôn ngữ thơ có nhịp điệu riêng của nó. Thé giới nội tâm của nhà thơ không chỉ được biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ - mà bằng cả âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ ấy. Nhiều nhà nghiên cứu đã nhất trí xem tính có nhịp điệu là nét đặc thù rất cơ bản của tác phẩm trữ tình. Âm thanh, nhịp điệu thêm hàm nghĩa cho từ ngữ, gợi ra những điều mà từ ngữ không thể nói hết…. Tất nhiên, không thể giải thích ý nghĩa của âm thanh nhịp điệu không xuất phát từ nội dung của từ ngữ. Hiện nay, thơ trở thành một hình thức nghệ thuật hầu như ai cũng biết đến. Không ai đã từng thông qua môi trường giáo dục mà không biết đến một vài câu thơ. Thơ còn trở nên một hình thức bày tỏ tâm tư và chứa đựng những sáng tạo của con người. Có thể nói sự tồn tại của thơ song song với sự tồn tại của ngôn ngữ. Còn ngôn ngữ tức là còn thơ.
Có thể chia thơ trữ tình bằng nhiều cách. Chia theo cách nào tủy thuộc vào truyền thống văn học cụ thể. Trước đây, trong văn học Châu Âu, người ta chia ra làm bi ca, tụng ca, thơ trào phúng. Nhưng với sự phát triển của thơ ca, nhũng thể bi- tụng- trào phúng đi vào văn học thời đại mới với những hình thức hòa lẫn hay biến dạng. Ngày nay, người ta dựa vào cảm xúc để phân loại thơ : trữ tình tâm tình, trữ tình phong cảnh, trữ tình thế sự và trữ tình công dân. Trong đó thơ trữ tình tâm tình là nổi bật hơn cả. Vì nó được sử dụng nhiều hơn các thể loại khác. Trữ tình tâm tình là những bài bắt nguồn từ tình cảm trong mối quan hệ của những người trong cuộc sống hàng ngày: tình yêu nam nữ, tình vợ chồng, cha mẹ, bè bạn…
Đề tài tình yêu từ lâu đã được các nhà thơ vận dụng làm nguồn cảm hứng cho việc sáng tác thơ ca. Tình yêu là một đề tài lớn của thơ ca nhân loại. Không nhà thơ nào lại không nói đến tình yêu trong đứa con tinh thần của mình. Mọi cung bậc tình cảm, mọi biến thái của hành vi và những rung động tinh tế của tâm hồn con người điều xuất hiện trong thơ ca, tình yêu là một bí ẩn, khi chưa yêu, đã yêu, thậm chí đã chia tay người ta vẫn chưa định nghĩa được tình yêu là gì, và không thể nào hiểu hết được và cũng không ai giải thích được vì sao lại yêu nhau rồi vì sao lại chia tay, … Nhân loại đã chứng kiến sự xuất hiện của rất nhiều nhà thơ tình vĩ đại như Gothe, Êxênhin, Tago, Aragông… hay ở Việt Nam có Xuân Diệu, Nguyễn Bính… Tuy nhiên, đỉnh cao của Thơ tình chỉ đến với sự xuất hiện của nhà thơ “ ông hoàng thơ tình ” Puskin- người được mệnh danh là “ Mặt trời thi ca Nga ”. Chính những bài thơ tình của Puskin sống mãi với thời gian, bất tử trong lòng đọc giả.
Puskin đã cảm nhận, đã định nghĩa về tình yêu như thế nào? những biểu hiện của tình yêu kể cả quan niệm về tình yêu ra sao? Mà khi đọc thơ của ông từ người chưa yêu, đang yêu hay những ai đã từng yêu điều suy ngẫm.
Nhà thơ vốn xuất thân trong gia đình có truyền thống yêu văn chương, thơ ca. Vì thế từ nhỏ Puskin đã được tiếp xúc với không khí văn học và ông đặc biệt thích nó. Đây là một điều kiện thúc đẩy tài năng văn học của Puskin sớm nảy nở và phát triển.Nhưng từ lúc trưởng thành về sau, Puskin đã trải qua nhiều biến cố và thăng trầm trong cuộc sống như bị đày, chứng kiến các sự kiện quan trọng của nước Nga. Chính hoàn cảnh này là động lức thôi thúc Puskin sáng tác ngày càng nhiều hơn. Đặc biệt ở thể loại thơ tình, Puskin đã để lại cho đời nhiều áng thơ sáng chói, giàu cảm xúc, nhiều bài thơ đã gắn liền với tên tuổi của ông như: “ Tôi yêu em ”, “ Vô tình ”, “ Gửi ”, “ Lời Tự thú ”…Những bài thơ tình của Puskin ít nhiều bị ảnh hưởng bởi những cuộc tình của ông, nó như là chất xúc tác làm nên thành công của Puskin khi sáng tác thơ tình. Là một thi sĩ đa tình, đa cảm, những bài thơ tình của ông chính là những sự kết tinh từ những cuộc tình mà ông đã trải qua. Người ta ước tính , cuộc đời Puskin đã trải qua vài trăm mối tình với những cô gái đẹp từ thiếu nữ 16 tuổi đến những mệnh phụ phu nhân lớn hơn ông vài chục tuổi và ngay cả với những cô ca kỷ vô danh…Và kết quả của những cuộc tình “ chớp nhoáng ” theo kiểu “ mối tình nhà thơ ” là những tuyệt tác ra đời và được mọi người yêu thích, nghiên cứu như bài thơ “ Tôi yêu em ”, “ Gửi ”…Chính những sự trải nghiệm cùng một tâm hồn đa cảm đã làm cho thơ tình của Puskin đắc biệt hơn hẳn so với nhũng nhà thơ tình khác. Puskin đã viết rất nhiều bài thơ nói về tình yêu, song tình yêu trong thơ không phải là tình yêu thông thường với ý nghĩa bình thường. Mà nó chứa đựng cả một tâm tình, sự chân thành, sự trong sáng, tế nhị trong tâm hồn của những người đang yêu. Thơ tình của Pusin làm cảm hóa, giáo dục ý thức con người khi yêu là phải yêu cho đẹp, cao thượng, phải có văn hóa và nhân cách trong tình yêu.
CHƯƠNG II: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG TRONG THƠ TÌNH YÊU PUSKIN:
2.1. QUAN NIỆM VỂ TÌNH YÊU TRONG THƠ TÌNH PUSKIN:
Puskin viết và nghĩ về tình yêu như về một nguyên lí trong sáng, đẹp đẽ, có khả năng thức tỉnh, tái tạo con người. Tình yêu áy sáng như gương, soi vào gương thêm đẹp. Ngợi ca tình yêu cao đẹp cũng là cách Puskin phủ định sự giả dối, kênh kiệu, vụ lợi, ích kỉ của người đời trong tình yêu. Chẳng thế mà Tachyana(nhân vật trong tiểu thuyết Épghênhi Ôghênhin) ra giữa đám tiểu thư hang tỉnh và tiểu thư Matxcơva như đưa tâm hồn Nga tốt đẹp, trong sáng ra làm đẹp, làm sáng cuộc đời.
Tình yêu là cảm thông, cảm thông cái ngỡ ngàng, e ngại trong buổi ban đầu, cái niềm vui của chàng trai trong bài thơ nhỏ, duyên dáng Ngày và Anh, Cô và Em. Cảm thông với một bông hoa bị bỏ quên trong trang sách, nghĩ về bản tình ca ngày nào.
Chàng hay nàng nay còn sống chứ?
Và giờ này họ ở nơi nao?
Hay cuộc đời cũng đã tàn úa
Và lãng quên như hoa ngày nào
(Bông hoa nhỏ) [12; tr.395_]
Puskin viết những bài thơ tình yêu rất hay cho những người đang yêu. Những bài Gửi, Trên đồi Gruzi đêm xuống, Tôi yêu em là những bản tình ca muôn điệu. Mỗi lần đọc bài thơ Tôi yêu em lại thấy ngời lên cái điểm sáng “cầu em được người tình như tôi đã yêu em”. Chàng trai đã yêu và vẫn còn yêu nhưng biết nghĩ đến niềm vui của bạn hơn nỗi niềm của mình, lại còn tìm niềm vui của mình trong niềm vui của bạn, vượt được thói thường ích kỷ, nhỏ nhen, người ta đi tới tình yêu cao đẹp. Mong em cũng gặp được người cũng yêu em “chân thành”, “đằm thắm”, “như anh đã yêu em”.
Cũng với một tình cảm đôn hậu như vậy Puskin kết thúc bài thơ Một chút tên tôi đối với nàng như một niềm an ủi, nâng đỡ, dịu dàng:
Và hãy tin còn đây : một kỷ niệm
Em vẫn còn sống giữa một trái tim.
Em vẫn còn sống giữa một trái tim dù em có quên người mang trái tim ấy:
Tê