Luận văn Thúc đẩy niêm yết cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường chứng khoán Việt Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài Sự ra đời và phát triển của hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần là kết quả của chính sách đổi mới hệ thống ngân hàng Việt Nam. Chính sự xuất hiện của các ngân hàng thương mại cổ phần đã làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường tín dụng, góp phần quan trọng trong việc tích tụ, tập trung vốn, phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước. Các ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam nhỏ về quy mô, hạn chế trong tổ chức và điều hành cũng như trong chất lượng dịch vụ. Cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần đang được giao dịch trên thị trường tự do là trở ngại đáng kể cho việc hoàn thiện chính sách tài chính của ngân hàng: Giá trị cổ phiếu chưa phản ánh chính xác giá trị của ngân hàng, tính thanh khoản kém, đồng thời, không hỗ trợ cho ngân hàng trong hoạt động quản trị điều hành. Điều này sẽ được khắc phục đáng kể nếu như cổ phiếu của ngân hàng được niêm yết trên thị trường tập trung. Tuy nhiên, việc niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng cần được nghiên cứu, cân nhắc một cách kỹ lưỡng, bởi lẽ, nó không chỉ ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng mà còn ảnh hưởng tới hiệu quả của thị trường chứng khoán và an toàn cho hệ thống ngân hàng. Việc nghiên cứu, tìm kiếm giải pháp thúc đẩy niêm yết cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam là nhu cầu bức xúc về phương diện lý luận và thực tiễn hiện nay. Đề tài “Thúc đẩy niêm yết cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường chứng khoán Việt Nam” được nghiên cứu nhằm đáp ứng đòi hỏi bức xúc đó. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề niêm yết cổ phiếu của các NHTM nói chung và niêm yết cổ phiếu của các NHTM cổ phần nói riêng đã được đề cập tới từ lâu và thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, nhà ngân hàng và những người quan tâm đến sự phát triển thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Tuy nhiên, cho tới nay chưa có một công trình nghiên cứu hay một đề tài luận văn có tính cơ bản, hệ thống nào được thực hiện. Một số đề tài nghiên cứu, bài viết đăng trên các báo chuyên ngành tiếp cận vấn đề này trên góc độ đánh giá chung, có tính chất giới thiệu chủ trương, đường lối cải cách, củng cố hệ thống ngân hàng và nhận xét, kiến nghị các giải pháp chấn chỉnh đối với hệ thống ngân hàng. Hầu hết các bài viết này mới chỉ dừng lại trong khuôn khổ cải tổ, lành mạnh hóa hệ thống NHTM, chưa trực tiếp nghiên cứu việc đưa cổ phiếu các ngân hàng này lên sàn giao dịch chứng khoán. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Làm rõ xu thế, nội dung và yêu cầu của việc niêm yết cổ phiếu các NHTM cổ phần trong tiến trình hội nhập quốc tế. - Góp phần đánh giá về thực trạng hiện nay của các NHTM cổ phần. - Đề xuất phương hướng điều chỉnh, hoàn thiện các tiêu chuẩn niêm yết cũng như các biện pháp củng cố nhằm thúc đẩy niêm yết cổ phiếu của các NHTM cổ phần. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về niêm yết cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần. - Phân tích thực trạng các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt nam trong bối cảnh hiện nay của TTCK Việt Nam. - Phân tích các tiêu chuẩn niêm yết, từ đó, đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường tập trung. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề niêm yết cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần trên TTCK Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu là vấn đề niêm yết cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam giai đoạn hiện nay. 6. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, so sánh, tổng hợp và phân tích, kết hợp những kết quả thống kê với sự vận dụng lý luận làm sáng tỏ những vấn đề được đặt ra. Tác giả luôn đứng trên và vận dụng các quan điểm, đường lối, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước để khái quát, hệ thống và khẳng định các kết quả nghiên cứu. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1. Các vấn đề cơ bản về niêm yết cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần. Chương 2. Tình hình phát triển của thị trường chứng khoán và thực trạng hiện nay của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Chương 3. Giải pháp thúc đẩy niêm yết cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần trên TTCK Việt Nam.

doc87 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2181 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thúc đẩy niêm yết cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 4 LỜI MỞ ĐẦU 5 CHƯƠNG I- CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NIÊM YẾT CỔ PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 9 Tổng quan về thị trường chứng khoán 9 Khái niệm thị trường chứng khoán 9 Phân loại thị trường chứng khoán 11 1.1.2.1. Phân loại theo hàng hóa 11 Phân loại theo quá trình luân chuyển vốn 12 1.1.2.3. Phân loại theo hình thức tổ chức của thị trường 13 Niêm yết chứng khoán 15 Khái niệm niêm yết chứng khoán : 15 Mục đích của niêm yết chứng khoán 16 Các hình thức niêm yết chứng khoán 17 Tiêu chuẩn niêm yết chứng khoán 18 Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần 22 Khái niệm, đặc điểm, sự tham gia trên TTCK của NHTMCP 22 Sự cần thiết niêm yết cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần 24 Tác động của việc niêm yết cổ phiếu các NHTMCP 25 Tác động tới ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết 25 Tác động tới hệ thống ngân hàng 27 Tác động tới thị trường chứng khoán 28 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc niêm yết cổ phiếu các NHTMCP 29 Các nhân tố thuộc về các ngân hàng thương mại cổ phần 29 Các nhân tố thuộc về ngân hàng nhà nước 31 Các nhân tố thuộc về thị trường chứng khoán 32 Các nhân tố khác 32 -CHƯƠNG 2- TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ THỰC TRẠNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM 33 2.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Thị trường chứng khoán Việt Nam 33 2.1.1. Kết quả đạt được 34 2.1.2. Những hạn chế 36 2.1.3. Nguyên nhân của hạn chế 38 2.2. Khái quát về hệ thống ngân hàng Việt Nam 39 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam 40 2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 42 2.2.3. Đề án cải cách các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 46 2.3. Thực trạng các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. 47 2.3.1 Thực trạng vốn chủ sở hữu 47 2.3.2. Thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 51 2.4. Đánh giá thực trạng các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 59 2.4.1. Kết quả 59 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 62 Hạn chế 62 Nguyên nhân 65 -CHƯƠNG III - GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY NIÊM YẾT CỔ PHIẾU CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM TRÊN TTCK 67 3.1. Định hướng và giải pháp phát triển TTCKVN 67 Mục tiêu 67 3.1.2. Quan điểm phát triển thị trường chứng khoán 67 3.1.3. Giải pháp thực hiện 68 Định hướng phát triển ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam 69 Nhu cầu niêm yết cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 69 Nhu cầu của bản thân ngân hàng thương mại cổ phần 69 Nhu cầu từ cải cách hệ thống ngân hàng 71 Nhu cầu từ phát triển thị trường chứng khoán 72 Định hướng phát triển của TTCK và xu hướng phát triển của các NHTMCP Việt Nam 72 Xác lập tiêu chuẩn niêm yết cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 74 Quan điểm xác định tiêu chuẩn niêm yết cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 74 Hình thức niêm yết cổ phiếu NHTMCP Việt Nam 75 Tiêu chuẩn niêm yết cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam 76 Giải thúc đẩy niêm yết cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam 78 Nhóm giải pháp vĩ mô 78 Hoàn thiện môi trường pháp lý 78 Hoàn thiện môi trường kinh tế, môi trường đầu tư 80 Nâng cao chất lượng hoạt động của thị trường chứng khoán 81 Chính sách hỗ trợ từ chính phủ và Ngân hàng Nhà Nước 82 Tăng cường sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước 83 Nhóm giải pháp vi mô 83 Tăng cường huy động vốn chủ sở hữu 83 Điều chỉnh kết cấu nguồn vốn và tài sản 84 Giải quyết dứt điểm nợ xấu, nợ đọng 84 Nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực hoạt động 85 Hoàn thiện hoạt động quản lý, điều hành 86 Nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin 87 Đào tạo nguồn nhân lực 88 KẾT LUẬN 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến các thầy cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ íchvà cần thiết trong suốt chương trình đào tạo Cao học, chuyên ngành Tài chính, Lưu thông tiền tệ và Tín dụng. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc TS. Trần Đăng Khâm, người đã tận tình hướng dẫn khoa học và có những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành bản luận văn này. Xin cảm ơn tập thể các cán bộ giảng viên khoa Ngân hàng – Tài chính, khoa Sau đại học - Đại học KTQD đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình hoàn thiện luận văn của mình. Xin cảm ơn gia đình, các đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn! LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự ra đời và phát triển của hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần là kết quả của chính sách đổi mới hệ thống ngân hàng Việt Nam. Chính sự xuất hiện của các ngân hàng thương mại cổ phần đã làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường tín dụng, góp phần quan trọng trong việc tích tụ, tập trung vốn, phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước. Các ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam nhỏ về quy mô, hạn chế trong tổ chức và điều hành cũng như trong chất lượng dịch vụ. Cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần đang được giao dịch trên thị trường tự do là trở ngại đáng kể cho việc hoàn thiện chính sách tài chính của ngân hàng: Giá trị cổ phiếu chưa phản ánh chính xác giá trị của ngân hàng, tính thanh khoản kém, đồng thời, không hỗ trợ cho ngân hàng trong hoạt động quản trị điều hành. Điều này sẽ được khắc phục đáng kể nếu như cổ phiếu của ngân hàng được niêm yết trên thị trường tập trung. Tuy nhiên, việc niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng cần được nghiên cứu, cân nhắc một cách kỹ lưỡng, bởi lẽ, nó không chỉ ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng mà còn ảnh hưởng tới hiệu quả của thị trường chứng khoán và an toàn cho hệ thống ngân hàng. Việc nghiên cứu, tìm kiếm giải pháp thúc đẩy niêm yết cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam là nhu cầu bức xúc về phương diện lý luận và thực tiễn hiện nay. Đề tài “Thúc đẩy niêm yết cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường chứng khoán Việt Nam” được nghiên cứu nhằm đáp ứng đòi hỏi bức xúc đó. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề niêm yết cổ phiếu của các NHTM nói chung và niêm yết cổ phiếu của các NHTM cổ phần nói riêng đã được đề cập tới từ lâu và thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, nhà ngân hàng và những người quan tâm đến sự phát triển thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Tuy nhiên, cho tới nay chưa có một công trình nghiên cứu hay một đề tài luận văn có tính cơ bản, hệ thống nào được thực hiện. Một số đề tài nghiên cứu, bài viết đăng trên các báo chuyên ngành tiếp cận vấn đề này trên góc độ đánh giá chung, có tính chất giới thiệu chủ trương, đường lối cải cách, củng cố hệ thống ngân hàng và nhận xét, kiến nghị các giải pháp chấn chỉnh đối với hệ thống ngân hàng. Hầu hết các bài viết này mới chỉ dừng lại trong khuôn khổ cải tổ, lành mạnh hóa hệ thống NHTM, chưa trực tiếp nghiên cứu việc đưa cổ phiếu các ngân hàng này lên sàn giao dịch chứng khoán. 3. Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ xu thế, nội dung và yêu cầu của việc niêm yết cổ phiếu các NHTM cổ phần trong tiến trình hội nhập quốc tế. Góp phần đánh giá về thực trạng hiện nay của các NHTM cổ phần. Đề xuất phương hướng điều chỉnh, hoàn thiện các tiêu chuẩn niêm yết cũng như các biện pháp củng cố nhằm thúc đẩy niêm yết cổ phiếu của các NHTM cổ phần. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về niêm yết cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần. Phân tích thực trạng các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt nam trong bối cảnh hiện nay của TTCK Việt Nam. Phân tích các tiêu chuẩn niêm yết, từ đó, đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường tập trung. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề niêm yết cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần trên TTCK Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu là vấn đề niêm yết cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam giai đoạn hiện nay. 6. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, so sánh, tổng hợp và phân tích, kết hợp những kết quả thống kê với sự vận dụng lý luận làm sáng tỏ những vấn đề được đặt ra. Tác giả luôn đứng trên và vận dụng các quan điểm, đường lối, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước để khái quát, hệ thống và khẳng định các kết quả nghiên cứu. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1. Các vấn đề cơ bản về niêm yết cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần. Chương 2. Tình hình phát triển của thị trường chứng khoán và thực trạng hiện nay của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Chương 3. Giải pháp thúc đẩy niêm yết cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần trên TTCK Việt Nam. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Vốn điều lệ quy định dối với các TCTDCP các năm 1994, 1995, 1996 47 Bảng 2.2 : Vốn điều lệ các NHTMCP đô thị 2001-2003 49 Bảng 2.3 : Vốn điều lệ các NHTMCP nông thôn 2001-2003 50 Bảng 2.4 : Tỷ trọng VĐL của các NHTMCP so với VĐL từng loại hình NH (%) 51 Bảng 2.5: Thị phần vốn và tài sản hoạt động của NHTMCP 59 68 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần TTCK Thị trường chứng khoán NHNN Ngân hàng Nhà nước UBND Uỷ ban nhân dân NHTMQD Ngân hàng thương mại quốc doanh VĐL Vốn điều lệ NH Ngân hàng Cty TC Công ty tài chính NSLĐ Năng suất lao động NHCP Ngân hàng cổ phần CNTT Công nghệ thông tin UBCKNN Uỷ ban chứng khoán Nhà nước TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán CPH Cổ phần hóa DNNN Doanh nghiệp Nhà nước TCTD Tổ chức tín dụng XHCN Xã hội chủ nghĩa CHƯƠNG I- CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NIÊM YẾT CỔ PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Tổng quan về thị trường chứng khoán Khái niệm thị trường chứng khoán : Trong nền kinh tế thị trường, xã hội của sản xuất được phân chia thành hai cực : một cực có vốn tìm nơi đầu tư và một cực cần vốn để đầu tư vào sản xuất và kinh doanh. Trong những ngày đầu của sản xuất hàng hóa và lưu thông tiền tệ, hệ thống ngân hàng sớm ra đời để huy động các nguồn vốn tiền tệ nhàn rỗi hình thành trong xã hội nhằm tái phân phối cho nền kinh tế quốc dân theo nguyên tắc tín dụng. Như vậy, một kênh vốn nối hai cực đó lại với nhau và phải thông qua các trung gian tài chính, trong đó chủ yếu là hệ thống ngân hàng được gọi là kênh dẫn vốn gián tiếp. Khi xã hội của sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển ở giai đoạn cao, ngày một hoàn thiện thì những người có vốn đã có đủ điều kiện về môi trường pháp lý, môi trường tài chính v.v... để chuyển vốn của mình trực tiếp đầu tư vào sản xuất không phải thông qua tầng lớp trung gian tài chính, mà chỉ phải thông qua TTCK – một thị trường dẫn vốn trực tiếp từ cực có vốn này sang cực cần vốn kia theo nguyên tắc đầu tư. Kênh dẫn vốn đó được gọi là kênh dẫn vốn trực tiếp. Hình thức sơ khai của TTCK đã xuất hiện cách đây hàng trăm năm, khi đó chứng khoán được giao dịch trên cùng một thị trường như những loại hàng hóa khác. Sau đó, do quy mô thị trường ngày càng lớn, không thể có một thị trường đáp ứng nhiều loại giao dịch khác nhau như hàng hóa thông thường, ngoại tệ, chứng khoán. Vì thế, TTCK được tách riêng và hình thành cùng với thị trường hàng hóa và thị trường ngoại hối. Qúa trình phát triển của TTCK đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Trải qua hai đợt khủng hoảng lớn vào “ngày thứ năm đen tối” 29/10/1929 và “ngày thứ hai đen tối” 19/10/1987, cuối cùng TTCK đã phục hồi và tiếp tục phát triển, trở thành một định chế tài chính không thể thiếu được trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Hiện nay có trên 160 TTCK lớn nhỏ hoạt động trên khắp các Châu lục. Các TTCK đã cung ứng phần lớn nhu cầu vốn đầu tư dài hạn, góp phần tạo đà phát triển kinh tế các nước. Dựa trên những cơ sở thực tiễn và trong từng điều kiện lịch sử nhất định, đã tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về TTCK. Cùng với sự phát triển phong phú, đa dạng của đời sống kinh tế, thuật ngữ TTCK ngày càng được bổ sung thêm những nội dung mới. Quan niệm đầy đủ, rõ ràng và phù hợp với sự phát triển chung của TTCK hiện nay là : Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng khoán. Chứng khoán được hiểu là các loại giấy tờ có giá hay bút toán ghi sổ, nó cho phép chủ sở hữu có quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của tổ chức phát hành hoặc quyền sở hữu. Các quyền yêu cầu này có sự khác nhau giữa các loại chứng khoán, tuỳ theo tính chất sở hữu của chúng. Các quan hệ mua bán trao đổi chứng khoán làm thay đổi chủ sở hữu của chứng khoán và thực chất đây là quá trình vận động của tư bản, chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh. TTCK không giống như thị trường các loại hàng hóa thông thường, hàng hóa trên TTCK là quyền sở hữu về tư bản. Như vậy, có thể nói, bản chất của TTCK là thị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư mà ở đó giá cả của chứng khoán chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư. TTCK là hình thức phát triển bậc cao của nền sản xuất và lưu thông hàng hóa. Phân loại thị trường chứng khoán : Tùy theo mục đích nghiên cứu, TTCK có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Tuy nhiên, thông thường, ta có thể xem xét ba cách thức cơ bản là phân loại theo hàng hoá, phân loại theo hình thức tổ chức của thị trường và phân loại theo quá trình luân chuẩn vốn. 1.1.2.1. Phân loại theo hàng hóa : Theo các loại hàng hóa được mua bán trên thị trường, người ta có thể phân thị trường chứng khoán thành thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu và thị trường các công cụ phái sinh. Thị trưòng trái phiếu (Bond Markets) là thị trường mà hàng hóa được mua bán tại đó là các trái phiếu. Trái phiếu là công cụ nợ, mà thực chất của việc phát hành các công cụ này là nhà phát hành đứng ra đi vay theo phương thức có hoàn trả cả gốc và lãi. Người cho vay sẽ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về kết quả hoạt động sử dụng vốn của người vay và trong mọi trường hợp, nhà phát hành phải có trách nhiệm hoàn trả cho trái chủ theo các cam kết đã được xác định trong hợp đồng vay. Trái phiếu thường có thời hạn xác định, có thể là trung hạn hay dài hạn. Khác với thị trường nợ, thị trường cổ phiếu (Stock Markets) là nơi giao dịch, mua bán, trao đổi các giấy tờ xác nhận cổ phần đóng góp của cổ đông. Cổ đông là chủ sở hữu của công ty và phải chịu trách nhiệm trong phần đóng góp của mình. Cổ phiếu sẽ cho phép họ có quyền yêu cầu đối với lợi nhuận sau thuế của công ty cũng như đối với tài sản của công ty, khi tài sản này được đem bán. Cổ phiếu có thời gian đáo hạn là không xác định. Thị trường các công cụ phái sinh (Derivative Markets) là nơi các chứng khoán phái sinh được mua và bán. Tiêu biểu cho các công cụ này là hợp đồng tương lai (Future Contracts), hợp đồng quyền chọn (Options). Thị trường này ngày càng trở nên quan trọng đối với các nhà quản lý tài chính. Nó cung cấp các công cụ phòng vệ hữu hiệu, đồng thời cũng là công cụ đầu cơ lý tưởng cho các nhà đầu tư. Phân loại theo quá trình luân chuyển vốn : Theo cách thức này, thị trường được phân thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp hay thị trường cấp 1 (Primary Market) là thị trường phát hành các chứng khoán hay là nơi mua bán các chứng khoán lần đầu tiên. Tại thị trường này, giá cả của chứng khoán là giá phát hành. Việc mua bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp làm tăng vốn cho nhà phát hành. Thông qua việc phát hành chứng khoán, Chinh phủ có thêm nguồn thu để tài trợ cho các dự án đầu tư hoặc chi tiêu dùng của Chính phủ, các doanh nghiệp huy động vốn trên thị trường nhằm tài trợ cho các dự án đầu tư. Thị trường thứ cấp hay thị trường cấp 2 (Secondary Market) là thị trường giao dịch mua bán, trao đổi những chứng khoán đã được phát hành nhằm mục đích kiếm lời, di chuyển vốn đầu tư hay di chuyển tài sản xã hội. Sự có mặt của thị trường thứ cấp trên nguyên tắc có thể giúp cho người có chứng khoán chuyển đổi các chứng khoán đó thành tiền mặt một cách dễ dàng. Điều này làm tăng tính hấp dẫn của chứng khoán. Đặc điểm khác nhau căn bản giữa hai thị trường này là ở chỗ : Thị trường sơ cấp là nơi huy động vốn làm tăng vốn đưa vào đầu tư, còn ở thị trường thứ cấp thì không có đồng vốn nào được huy động thêm cả, chỉ có sự thay đổi quyền sở hữu chứng khoán từ chủ thể này sang chủ thể khác để đảm bảo tính thanh khoản của chứng khoán. Ở đây chỉ có những người mua và bán chứng khoán với mục đích kiếm lời. Thị trường thứ cấp là thị trường hoạt động liên tục, nó thu hút sự tham gia của một số lượng lớn các nhà đầu tư, nhà kinh doanh chứng khoán cũng như các nhà môi giới và các nhà tổ chức tư vấn, dịch vụ chứng khoán. Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có quan hệ mật thiết, bổ trợ lẫn nhau. Về bản chất, mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp là mối quan hệ nội tại, biện chứng, trong đó thị trường sơ cấp là cơ sở, là tiền đề, còn thị trường thứ cấp là động lực. Nếu không có thị trường sơ cấp thì không thể có hàng hóa để lưu thông trên thị trường thứ cấp và ngược lại, nếu không có thị trường thứ cấp thì thị trường sơ cấp khó hoạt động trôi chảy. Những biến động trên thị trường thứ cấp đều gây tác động trực tiếp đến thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp tạo điều kiện cho thị trường sơ cấp phát triển, tăng tiềm năng huy động vốn của các cơ quan phát hành chứng khoán. 1.1.2.3. Phân loại theo hình thức tổ chức của thị trường : Thị trường chứng khoán có thể đượcc tổ chức theo hai cách sau : Cách thứ nhất là tổ chức thành các Sở giao dịch (Stock Exchange), tại đây, người mua và người bán (hoặc đại lý, môi giới của họ) gặp nhau tại một địa điểm nhất định để tiến hành giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán. Chính vì vậy, người ta còn gọi Sở giao dịch chứng khoán là thị trường tập trung, nơi giao dịch mua bán, trao đổi các chứng khoán của các công ty lớn, hoạt động có hiệu quả. SGDCK là một bộ phận cấu thành quan trọng của TTCK thứ cấp, trong đó việc giao dịch mua bán chứng khoán thực hiện trên cơ sở đấu giá giữa người mua cạnh tranh và người bán cạnh tranh thông qua các đại lý của họ là những người môi giới chứng khoán. SGDCK là một tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập theo quy định của pháp luật. SGDCK hoạt động trên các lĩnh vực : tổ chức, quản lý, điều hành việc mua bán chứng khoán, quản lý điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán tập trung, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các hoạt động trao đổi và mua bán chứng khoán, dịch vụ lưu ký chứng khoán; thực hiện đăng ký chứng khoán và thanh toán bù trừ vốn đối với các giao dịch chứng khoán; công bố thông tin về chứng khoán và các hoạt động giao dịch trên SGDCK; kiểm tra giám sát các hoạt động giao dịch chứng khoán. Trong SGDCK, ngoài Hội đồng quản trị, Ban giám đốc điều hành là những cơ quan quản lý thì các thành viên quan trọng không thể thiếu được của bất kỳ một SGDCK nào là các Công ty chứng khoán, trung tâm quản lý và lưu ký chứng khoán, trung tâm thanh toán bù trừ. SGDCK được quản lý một cách chặt chẽ bởi Uỷ ban chứng khoán quốc gia, các giao dịch chịu sự điều tiết của Luật chứng khoán và thị trường chứng khoán. Những thị trường chứng khoán tập trung tiêu biểu được biết đến là Sở giao dịch chứng khoán Luân đôn (London Stock Exchange), Sở giao dịch chứng khoán Mỹ (American Stock Exchange), Sở giao dịch chứng khoán Pari (Paris Stock Exchange). Cách thứ hai, khác với thị trường tập trung, thị trường giao dịch qua quầy hay thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC – Over The Counter Market) là thị trường của các nhà buôn, những người tạo thị trường (Market Makers). Đây là thị trường mua bán chứng khoán ngoài SGDCK. Các nhà buôn có một danh mục chứng khoán và họ sẵn sàng mua và bán với giá cả của họ. Thị trường này không có địa điểm giao dịch chính thức mà có thể diễn ra tại tất cả các quấy, sàn giao dịch của các thành viên thông qua điện thoại hay mạng máy tính diện rộng. Khối lượng giao dịch của thị trường này thường lớn hơn rất nhiều lần so với thị trường Sở giao dịch. Thị trường OTC là thị trường giao dịch chủ yếu các chứ
Luận văn liên quan