Việt Nam có hơn 3260 Km bờ biển, 12 của sông với hơn 2 triệu km2 thềm
lục địa, hơn một triệu km2 mặt nước.Diện tích mặt nước chiếm tỷ lệ cao trong
diện tích đất tự nhiên , nên ngành thuỷ sản có một thế mạnhvề kinh tế biển hiếm
có đối với nước ta .Từ năm 1990 đến nay ngành nghư nghiệp đẫ phát triển mạnh.
Hàng năm Việt nam đã đánh bắt từ 1,2 triệu đến 1,7 tấn hải sản trong đó công
suất đánh bắt những loại hải có giá trị cao trên thị trường như tôm có thể đạt 50-60 ngàn tấn/năm mực các loại từ 30-40 ngàn tấn, chưa kể hơn 100 ngàn tấn các
loại trong đó có nhiều loại có giá trị kinh t ế rất cao.Chính nhờ những lợi thế mà
thuỷ Việt đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và thế mạnh của
nước ta. Trong những năm qua ngành thuỷ đã đạt được tốc độ phát triển cao, ổn
định và mức tăng tổng bình quân hàng năm về tổng sản lượng thuỷ sản trên
4%/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu bình quân chiếm 10-15% trong ttổng kim
ngạch xuẩt khẩu của Việt nam hàng năm, đứng thứ 29 trên thế giới về xuất khẩu
với 1% giá trị xuất khẩu thuỷ sản của thế giới. So với các nước đông nam á thì
Việt nam đứng hàng thứ tư sau Thái Lan, Inđônêsia,Malaisia về đánh bắt và xuất
khẩu thuỷ sản. Xuất khẩu thuỷ sản không ngừng tăng lên từ năm 1990 đến nay.
Mặt hàng xuất khẩu về thuỷ sản khá phong phú về chủng loại . Sản lượng tôm
đông lạnh chiếm từ 80-90% khối lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu , về giá xuất
khẩu thì tôm cũng là mặt hàng được giá nhất trong ba chủng loại chính xuất
khẩu hàng thuỷ sản Việt nam
23 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2982 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN:
Thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản
sang thị trường Mỹ
Phần 1: Cơ sở lý luận của thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ.
Việt Nam có hơn 3260 Km bờ biển, 12 của sông với hơn 2 triệu km2 thềm
lục địa, hơn một triệu km2 mặt nước.Diện tích mặt nước chiếm tỷ lệ cao trong
diện tích đất tự nhiên , nên ngành thuỷ sản có một thế mạnhvề kinh tế biển hiếm
có đối với nước ta .Từ năm 1990 đến nay ngành nghư nghiệp đẫ phát triển mạnh.
Hàng năm Việt nam đã đánh bắt từ 1,2 triệu đến 1,7 tấn hải sản trong đó công
suất đánh bắt những loại hải có giá trị cao trên thị trường như tôm có thể đạt 50-
60 ngàn tấn/năm mực các loại từ 30-40 ngàn tấn, chưa kể hơn 100 ngàn tấn các
loại trong đó có nhiều loại có giá trị kinh t ế rất cao.Chính nhờ những lợi thế mà
thuỷ Việt đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và thế mạnh của
nước ta. Trong những năm qua ngành thuỷ đã đạt được tốc độ phát triển cao, ổn
định và mức tăng tổng bình quân hàng năm về tổng sản lượng thuỷ sản trên
4%/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu bình quân chiếm 10-15% trong ttổng kim
ngạch xuẩt khẩu của Việt nam hàng năm, đứng thứ 29 trên thế giới về xuất khẩu
với 1% giá trị xuất khẩu thuỷ sản của thế giới. So với các nước đông nam á thì
Việt nam đứng hàng thứ tư sau Thái Lan, Inđônêsia,Malaisia về đánh bắt và xuất
khẩu thuỷ sản. Xuất khẩu thuỷ sản không ngừng tăng lên từ năm 1990 đến nay.
Mặt hàng xuất khẩu về thuỷ sản khá phong phú về chủng loại . Sản lượng tôm
đông lạnh chiếm từ 80-90% khối lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu , về giá xuất
khẩu thì tôm cũng là mặt hàng được giá nhất trong ba chủng loại chính xuất
khẩu hàng thuỷ sản Việt nam.
Trong cơ cấu xuất khẩu của Việt nam thì thuỷ sản là ngành có vị trí rất quan
trọng với những phân tích ở trên. Để tăng hơn nữa kim ngạch xuất khẩu ngành
thuỷ sản đòi hỏi chúng ta cần có chiến lược phát triển ngành đúng đắn trong nền
kinh tté mới. Theo báo của tổng cục hải quan năm 1998, mặt hàng thuỷ sản Việt
nam đã có mặt trên 34 nước trên thế giới với tổng kim ngạch 856,6 triệu
USD.Thị trường nhập khẩu thuỷ sản của Việt nam là các nước Châu Âu, 13 nước
Châu á và Mỹ, trong đó Mỹ đang là thị trường mục tiêu mà chúng ta hướng vào.
Nhất là sau khi Hiệp định thương mại Việt nam-Hoa kỳ được thông qua, cơ hội
cho các ngành xuất khẩu của Việt nam đưa hàng vào thị trường Mỹ, trong đó có
thuỷ sản. Thị trường thuỷ sản Mỹ càng có ý nghĩa hơn đối với Việt nam. Tuy
nhiên Việt nam không phải là đối tác duy nhất của Mỹ,, xuất khẩu thuỷ sang Mỹ
có nhiều đối thủ rất mạnh so với chúng ta như Canađa, Trung Quốc...Thị phần
thuỷ sản của Việt nam trên thị trường Mỹ còn rất khiêm tốn. Đó là một đòi hỏi,
thách thức rất lớn đối với nhà hoạch định chiến lược của Việt nam.
Ngành thuỷ sản Việt nam bắt đàu xuất khẩu sang Mỹ từ năm 1994 với giá
trị ban đầu còn thấp , mới chỉ có 6 triệu USD. Từ đó giá trị thuỷ sản xuất khẩu
của Việt nam sang Mỹ tăng liên tục qua các năm . Năm1998 lên tới 82 triệu USD
và đưa Việt nam lên vị trí thứ 19 trong các nước xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ.
Năm 1999 Mỹ nhập khẩu từ Việt nam 130 triệu USD thuủy sản các loại, năm
2000 đạt 302,4 triệu USD và trong 6 tháng đầu năm 2001 xuất khẩu thuỷ Việt
nam vẫn tiếp tục tăng trưởng đạt 31 nghìn tấn về khối lượng, với giá trị 210,4
triệu USD. Hang thuỷ sản xuất khẩu của Việt nam sang Mỹ chủ yếu là tôm đông
lạnh . Mặt hàng xuât khẩu lớn thứ hai là cá ngừ tươi đạt 6,3 triệu USD trong 2
tháng đầu năm 2001 tăng vượt bậc so với cùng kỳ năm 2000 (chỉ có 1,5 triệu
USD) ,cá biển đông lạnh có giá trị xuất khẩu đứng thứ 3 với giá trị 2,5 triệu USD
trong hai tháng đầu năm 2001.
Như vậy, qua số liệu trên ta thấy xuât khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang
Mỹ đang tiếp tục tăng nhanh về kim ngạch và giá trị. Tuy nhiên thi trường tiêu
thụ của Mỹ là rất lớn với 280 triệu dân. Vấn đề đặt ra hiện nay, đẩy mạnh kim
ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ, chiếm lĩnh nhiều hơn nữa thi trường Mỹ.
Chúng ta phải khai thác triệt về lợi thế tự nhiên sẵn có đẻ phát triển ngành thuỷ
sản theo hướng xuât khẩu là chủ yếu mà thi trường Mỹ là thị trường mục tiêu.
Phần 2: Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ qua những năm qua
2.1 Xuất khẩu thuỷ sản sang Mý của Việt nam gặp một số trở ngại và
cơ hội .
Việt nam tuy có lợi thế về nuôi trồng thuỷ hải sản, nhưng để hàng thuỷ sản
xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường Mỹ vẫn còn là vấn đề
nan giải.
Hàng hoá từ nước ngoài xuất khẩu vào Mỹ sẽ phải trải qua một thủ tục hải
quan khá chặt chẽ . Hệ thống thuế quan của Mỹ (gọi tắt là HTS ) hiện không chỉ
được thi hành ở Mỹ, mà hầu hết các quốc gia thương mại lớn của thế giới đang
áp dụng.. Nhiều loại thuế của Mỹ đánh theo tỷ lệ trên giá trị hàng hoá, tức là mức
thuế được xác định dựa trên tỷ lệ phần trăm trên giá trị hàng nhập khẩu, mức thuế
suất biến động từ 1-40%, trong đó mức thông thường từ 2-7% giá trị hàng nhập
khẩu. Một số hàng hoá khác phải chịu thuế gộp- tức là loại thuế kết hợp cả mức
thuế tỷ lệ trên giá trị và mức thuế theo số lượng. Có những hàng hoá phải chịu
thuế định ngạch-đó là loại thuế suất cao hơn được áp dụng đối với hàng nhập
khẩu sau khi một lượng hàng hoá cụ thể thuộc loại đó đã được nhập khẩu vào Mỹ
trong cùng năm đó . Hỗu hêt các đối tác thương mại của Mỹ được hưởng quy chế
đối xử thương mại bình thường(NTR). Hàng hoá của các nước thuộc diện NTR
khi xuât khẩu vào Mỹ chỉ phải chịu mức thuế thấp hơn nhiều so với hàng hoá của
các nước không có NTR của Mỹ. Khi có sự điều chỉnh giảm hay huỷ bỏ một loại
thuế quan nào đó thì sự thay đổi đó sẽ được áp dụng bình đẳng đối với tất cả các
nước được hưởng NTR của Mỹ. Hiện nay, các nước tham gia WTO đều được
hưởng NTR của Mỹ. Các nước đang được hưởng NTR của mỹ phải đáp ứng hai
điều kiện cơ bản: đã ký hiệp định thương mại sonh phương với Mỹ, phải tuân thủ
các điều kiện Jacson-Vanik trong luật thuơng mại năm 1974 của Mỹ.
Việt nam chuyển sang nền kinh tế thị trương hơn 10 năm qua. Hoạt đọnh
xuất nhập khẩu theo đó cũng mới phát triển. Xuất khẩu thuỷ sản của Viêtn nam
sang Mỹ bắt đầu từ năm 1994. Bởi vậy chúng còn gặp rất nhiều khó khăn, sức ép
từ thị trường, đối thủ cạnh tranh. Phải nói rằng chúng ta chưa có kinh nghiệm
trên thị trường quốc tế , đặc biệt thị trường Hoa Kỳ. Khi xuất khẩu hàng hoá sang
Mỹ, mà ở đây là thuỷ sản vấn đè thị trường có tác động mạnh nhất đén sự tồnh
tại của hàng Việt nam trên đất Mỹ. Trở ngại lớn nhất là chúng ta đang phải đối
chọi với những đối thủ cạnh tranh mạnh hơn chúng ta rất nhiều. Sức mạnh của
đối thủ cạnh tranh thẻ hiện ở thâm niên chất lượng sản phẩm và các yếu tố khách
quan khác. Thị trường Mỹ tuy rộng lớn nhưng chúng ta chưa mở rộnh được quy
mô, nguyên nhân ở đây có thể là chúng ta yếu kém về khâu tổ chức bán hàng,
marketing sản phẩm, do chất lượng hàng hoá chưa bằng một số đối thủ cạch
tranhở một khía cạch nào đó, cũng có thể do nguyên nhân khách quan xuất phát
từ thi trường Mỹ. Chúng ta thấy rằng để hàng vào thị trường Mỹ một cách hợp
pháp phải trải qua nhiều khâu kểm ta, kiểm định chất lượng đặc biệt đó là loại
hàng hoá thực phẩm liên quan trực tiếp đến sức khoẻ của công dân Mỹ. Tiêu
chuẩn chât lượng đối với thực phẩm là rất cao đòi hỏi các nhà xuât khẩu phải
tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Hàng thuỷ sản của chúng ta từ khâu sản xuất,
đóng gói, bảo quản còn nhiều hạn chế do trìng độ công nghệ, kỹ thật của ta còn
yếu, đây là một khó khăn thách thức lớn đối với Việt nam.
Như đã phân tích ở trên , việc xuât khẩu hàng thuỷ sản sang Mỹ của Việt
nam đang gặp nhiều khó khăn không chỉ có khách quan đem lại mà cũnh chính
chủ quan của ta gây trở ngại cho ta . Để tồn tại trong nền kinh tế thị trường có sự
cạch tranh gay gắt này, đặc là trên thị trường mỹ thì vấn đề chất lượng hàng hoá
dược đặt lên hàng đầu. Hàng thuỷ sản của ta có thể không kém về chất lượng,
nhưng do dây chuyền công nghệ của ta còn yếu kém. Tuy nhiên từ năm 1986,
Việt nam có 41 nhà máy chế biến thuỷ sẩn với công suất 280 tấn/ngày, năm 1996
số nhà máy chế biến đã tăng lên đến196 chiếc với cong suât chế biến khoảng
1841 tấn/ngày. Số dây chuyền IQF hiện nay là 21, công suất cấp đông lạnh đạt
100 tấn/ngày, kho đông lạnh có sức chứa 25393 tấn, khả năng sản xuất nước đã
đạt 3946 tấn/ngày.
Bên cạch khó khăn chúng ta có nhưng thuận lợi :đội ngũ công nhân dồi dào
về số lượng với bản chất cần cù chịu khó không ngại gian khó. Đội ngũ trong
ngành thuỷ sản đã góp phần tạo nên thành công trong hoạt sản xuất-xuất khẩu.
Đội ngũ nhân lực trong ngành không ngừng được nâng cao về trình độ kỹ thuật
chuyên môn. Tuy nhiên hiên tại, để đáp ứng việc khai thác chế biến thủy sản
phục vụ cho xuất khẩu chúng ta còn thiếu một lực lượng lao động có trình độ
chuyên môn cao.
Một khó khăn nữa là công nghệ chế biến thuỷ sản nhập từ nước ngoài vừa
cũ vừa lạc hậu. Do đó không đảm bảo được chất lượng sản phẩm phục vụ cho
việc việc xuất khẩu. Việt nam được ví như bãi thải công nghiệp, do đó ngành
thuỷ sản cũng không tránh khỏi sự lạc hậu, sự cũ kỹ về công nghệ. Như vậy
muốn có sản phẩm chế biến từ thuỷ sản đủ tiêu chuẩn chất lượng cho xuât khẩu,
chúng ta phải có được công nghệ tiên tiến , vậy để có công nghệ tiên tiến thì phải
có lượng vốn lớn, khó khăn về vốn có thể là ngọn ngành của mọi vấn đề. Giải
quyết về vốn là bài toán khó đối với mọi quốc gia, đặc biệt là đối với nước
nghèo, nước đang phát triển như Việt nam hiện nay. Vốn có thể được huy động
từ hai nguồn: Thứ nhất, huy động trong nước , chủ yếu là trong dân và ngân sách
nhà nước, nhưng trong đó ngân sách lại có hạn và còn phải chi nhiều cho các lĩnh
vực khác, cơ sở hạ tâừng khác. Nguồn vônd t rong dân tuy có đáng kể nhưng
chúng ta chưa có chính sách khuyến khích đầu tư thích đáng để huy động. Nhìn
chung trong hoạt động đầu tư nươc ngoài chúng ta còn nhiều hạn chế, thủ tục còn
rườm rà, qua nhiều bươcd không cần thiết. Đó là vấn đề mà hiện nay Đảng và
Nhà nước cần xem xét giải quyết tốt hơn . Khi mà chính sách đầu tưcủa ta còn
cứng nhắc, hủ tục thì kỳ vọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài là hạn chế. Nguồn
vốn nước ngoài chảy vào Việt nam phần lớn dưới các hình thưc s khác nhau.
Xuất từ thực tế khách quan thì thị trường Mỹ quá rộng và lớn, hệ thống luật
của mỹ quá phức tạp. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt nam mới tiếp cận thị
trường này, sự hiểu biết về nó cũng như kinh nghiệm tiếp cận chưa nhiều. Thi
trường Mỹ quá xa Việt nam nên chi phí vận chuyển và boả hiểm chuyên chở
hàng hoá rất lớn, điều này làm cho chi phí kimh doanh từ Việt nam sang Mỹ tăng
lên. Hơn nữa thời gian vận chuyển dài làm cho hàng tươi sống bị giảm về chất
lượng, tỷ lệ hao hụt tăng-đây cũng là nhân tố khách quan làm giảm tính cạch
tranh của hàng Việt nam xuât khẩu sang Mỹ so với hàng hoá từ các nươc Châu
mỹ la tinh. Tính cạch tranh trên thị trường Mỹ rất cao, nhiều nước trên thế giới
có lợi thế tương tự như Việt nam cũng đều coi thị trường mỹ là thị trường chiến
lược trong hoạt động xuât khẩu htuỷ sản cũng như những hàng hoá khác . Ta
bước vào thi trường Mỹ chậm hơn so với các đối thủ , khi mà thị trường đã ổn
định về: người mua, người bán thói quen sở thích sản phẩm-đây cũng được coi là
thách đố đối với hoạt động xuất khẩu hàng hoá nói chung, hàng thuỷ sản nói
riêng của Việt nam trên thị trường Mỹ.
Nột vấn đề đặt ra là sản phẩm xuất khẩu của Việt nam vào thị trường đa số
các là các sản phẩm khai thác từ thiên nhiên, đất đai, tài nguyên biển. Thuỷ sản
xuất khẩu chủ yếu được chế biến dưới dạng mới qua sơ chế nên hiệu quả thấp,
giá cả còn bấp bênh, giá xuất khẩu không ổn định. Tính cạch tranh sản phẩm xuất
khẩu của Việt nam còn thấp trên cả hai khía cạch giá cả và chất lượng so với sản
phẩm cùng loại có xuất xư từ các quốc gia khác .
Nhìn lại nhân tố thuận lợi của Việt nam , ta thấy rằng đường lối đúng đắn
của Đảng và chính phủ đã tạo ra một cơ hội thuận lợi cho mọi doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu
ra thi trường thế giới đặc biệt là thi trường Mỹ mà đặc biệt là hàng thuỷ sản Việt
nam.Hiện nay chính phủ đang thông qua cơ chế điều hành xuất –nhập khẩu của
Việt nam giai đoạn 2001-2005. Với cơ chế mới này mọi doanh nghiệp đều có thể
tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, tiến tới xoá bỏ các rào cản pháp lý, thủ
tục gây trở ngại cho hoạt động xuất nhập khẩu. Khả năng tiếp cận các thị trường
quốc tế trong đó có Mỹ của các doanh nghiệp Việt nam sẽ thuận lợi hơn. Môi
trường dầu tư của Việt nam: môi trường pháp lý, môi trường hánh chính, môi
trường tài chính ngân hàng, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực...ngày càng hoàn
thiện, tăng khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong đó có các nhà đầu tư
Mỹ vào Việt nam sản xuất hàng xuất khẩu thuỷ sản. Chính sách ưu đãi đầu tư đối
với Việt kiều ngày càng thể hiện tính ưu việt: thu hút hàng ngàn kiều bào chuyển
vốn về nước, tạo ra hàng trăm dự án sản xuất linh hoạt trong đó có nhiều dự án
sản xuất hàng xuất khẩu thuỷ sản nhằm tiêu thụ tại thị trường Mỹ. Có khoảng 1,5
triệu người việt kiều sống tại mỹ đa số họ đều có long yêu nước,hướng về cội
nguồn, nếu có sự kết hợp tốt thì việt kiều ở Mỹ sẽ là cầu nối cho các doanh
nghiệp Việt nam thâm nhập vào thị trường Mỹ. Bản thân nội lực của các doanh
nghiệp nói chung và các doanh nghiệp thuộc ngàng thuỷ sản nói riêng của Việt
nam đã được nâng lên đáng kể sau 10 năm thực hiện chính sách mở cửa hội
nhập: trình độ tay nghề công nhân, trang thiết bị, máy móc đã được nâng lên
đáng kể, nhiều sản phẩm có chất lượng cao đã đáp ứng được yêu cầu thị trường
trong đó có thị trường Mỹ.
Như đã phhan tích ở trên thì Việt nam có lợi htế rất lớn về sông, hồ, biển.
Hệ thống sông ngòi được phân bố trên cả nước, bờ biển kéo dìa từ bắc vào nam.
Những tiềm năng lơin thế này nếu được khai thác triệt để thì khả năng xuẩt thuỷ
sang mỹ sẽ được gia tăng.
2.2.ảnh hưởng của hiệp định thương mại Việt nam –Hoa kỳ
Sự tăng trưởng của xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ gắn liền với sự
tiến bộ trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt nam –Hoa kỳ,đặc biệt sau khi
hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký vào ngày 13/7/2000. Sự kiện này mở ra
những cơ hội kinh doanh mới nhất là sau khi hiệp định được thông qua bởi hai
nhà nước Việt nam –Hoa kỳ. Đối với Việt nam và các nước xuất khẩu thuỷ sản
khác, thì thị trường Mỹ là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ hai trên thế giới
và cũng là thi trường tiêu thụ đa dạng về mặt hàng, giá trị và chất lượng. Ngay
sau khi hiệp định song phương có hiệu lực, quy chế MFN trong thương mại hàng
hoá đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng thuỷ sản Việt nam vao thị trường đầy hấp
dẫn này với sự ưu đãi về mức thuế nhập khẩu MFN, chẳng hạn đối với thịt cua
thuế suất MFN là 7,5% thì MFN là 15%; ốc: thuế suất tương ứng là 5% và 20%;
cá philê tươi và đông:0%và 0-5,5% cent/kg; cá khô 4-7% và25-30%. Hiệp định
thương mại việt –mỹ khuyến khích việc tổ chức xúc tiến hoạt động thương mại
giữa hai nước như: hội chợ, triển lãm, trao đổi thương mại tại lãnh thổ hai nước,
cho phép các công dân,công ty hai nước quảng cáo sản phẩm ,dịch vụ bằng cách
thoả thuận trực tiếp với các tổ chức thông tin quản cáo bao gồm: truyền hình,
phát thanh , đơn vị kinh doanh in ấn và bảng hiệu. Mỗi bên cũng cho liên hệ và
cho bán trực tiếp hàng hoá dịch vụ giưũa công dân, công ty của bên kia tới người
sử dụng cuối cùng. Đây là cơ hội cho cả doanh nghiệp Việt nam và Mỹ có diều
kiện tìm hiểu sâu về thị trường của nhau để mở rộng buôn bán giữa hai nước.
Hiệp định thương mại Việt –Mỹ khẳng định cơ chế chính sách mới của Việt
nam, đánh dấu bước ngoặc trong quan hệ việt nam –hoa kỳ. Việc chúng ta thực
hiện các điều khoản của hiệp định là điều kiện ban đầu cho việc gia nhập WTO
sau này.Kể từ khi ký kết đến khi có hiệu lựchiệp định trải một thời gian thử thách
hơn một năm. Nó được quốc hội hai nươc phê chuẩn rất kỹ trước khi thông qua,
có thể nói đó là nỗ lực rất của Đảng và chính phủ ta, cũng như thượng hạ viện
Hoa kỳ.
Tuy nhiên bên cạch những cơ hội mà hiệp định thương mại Việt nam Hoa
kỳ mở ra, nó còn đặt ra cho chúng ta những khó khăn, thách thức đồi hỏi sự nỗ
lực của toàn Đảng , toàn dân ta trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước, nhất
là trong quan hệ kinh tế đối ngoại. Thứ nhất việc được hưởn quy chế MFN chưa
phải là điểm quyết định để tăng khả năng cạnh tranh đối với hàng thuỷ sản Việt
nam, vì Mỹ đã áp dụng quy chế MFN với 136 nước thành viên WTO, ngoài ra
còn có ưu đãi dặc biệt đối với các nước chậm phát triển, nhưng việt nam chưa
được hưởng chế đọ này. Mức thuế trung bình là 5%, nhưng nếu được hưởng ưu
đãi thì mức thuế này tiến tới 0%. Hiện nay có hơn 100 nước xuất khẩu đủ các
mặt hàng thuỷ sản vào Mỹ, trong đó có nhiều nước có truyền thống lâu đời trong
buôn bán thuỷ sản với Mỹ như Thái lan(tôm sú đông, đồ hộp thuỷ sản...), Trung
quốc(tôm đông cá rô phi..),Canađa(tôm hùm, cua...), Inđônêsia (cua ,cá ngừ, cá
rô phi...), philippin(hộp cá ngừ,cá ngừ tươi đông, tôm đông và rong biển...)...nên
sự cạnh trên thị trường sẽ ngày càng quyết liệt đặc biệt đối với một số mặt hàng
chủ lực như tôm, cá philê, cá ngừ. Trong hơn 100 mặt hàng thuỷ sản thực phẩm
nhập khẩu, Mỹ có nhu cấu cao về các mặt hàng đã qua tinh chế( tôm luộc, tôm
bao bột, tôm hùm, cá phi lê, hộp thuỷ sản) trong khi đó hàng xuất khẩu của Việt
nam chủ yếu là sơ chế, tỷ lệ sản phẩm giá trị gia tăng thấp (chỉ chiếm khoảng
30% giá trị xuât khẩu của Việt nam). Cụ thể với mặt hàng cá ngừ, hiện nay Việt
nam mới chỉ xuất khẩu phần lớn cá ngừ tươi hoặc đông vào Mỹ(90% gia trị xuất
khẩu cá ngừ) trong khi cá ngừ đóng hộp là mặt được tiêu thụ nhiều ở Mỹ thì giá
trị xuất khẩu của Việt nam không đáng kể(5%). Mỹ coi trọng cả nhập khẩu thuỷ
sản phi thực phẩm bao gồm các sản phẩm hoá học gốc thuỷ sản, ngọc trai, cá
cảnh...(giá trị nhập khẩu năm 2000 đạt 9 tỷ USD, chỉ kém hàng thuỷ sản thực
phẩm 1 tỷ USD) nhưng ta chỉ mới trú trọng đến xuất khẩu thuỷ sản thực phẩm.
Vì vậy có thể nói chưa có sự phù hợpcao trong việc xuất khẩu hàng thuỷ sản việt
nam với yêu cầu nhập khẩu của thị trường Mỹ. Thị trường Mỹ là một thị trường
“khó tính” của thế giới. Hàng thuỷ nhập khẩu vàoMỹ phải qua sự kiểm tra chặt
chẽ của cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa kỳ(FDA) theo các tiêu chuẩn
HACCP.vấn đề vệ sinh thực phẩm, ô nhiễm môi trường, bảo vệ sinh thái..là
những lý do mà Mỹ thường đưa ra để hạn chế nhập khẩu. Mặc dù cơ quan FDA
của Mỹ đã công nhận hệ thống HACCP của VIệt nam, nhưng chất lượng sản
phẩm thuỷ sản xuất khẩu của việt nam còn hạn chế do trình độ công nghệ chế
biến và bảo quản còn thấp, chủ yếu là công nghệ đông lạnh. Một khó khăn trong
lĩnh vực tiếp thị là mặc dù đã có trên 50 doanh nghiệp Việt nam đang xuất khẩu
thuỷ sản sang Mỹ nhưng hầu như chưa có doanh nghiệp nào mở được văn phòng
dại diện tại nước Mỹ. Do vậy các doanh nghiệp Việt nam ít có cơ hội giao
thương với những nhà phân phối Mỹ, nhất là tìm hiểu các luậ chơi của thị trường
này. Hệ thống luật của Mỹ khá phức tạp, chặt chẽ và mới lạ đối với các doanh
nghiệp xuất khẩu Việt nam. Vì vậy nếu không nghiên cứu tìm hiểu rõ thì doanh
nghiệp sẽ phải gánh chịu những thua thiệt nặng nề trong kinh doanh. Có thể đơn
cử một số luật sau: luật chống độc quyền đưa ra các chế tài hình sự khá nặng đối
với những hành vi độc quyền hoặc cạch tranh không lành mạnh trong kinh
doanh, cụ thể là phạt tiền đến 1 triệu USD, hoặc tù 3 năm đối với cá nhân. Luật
về trách nhiệm đối với sản phẩm, theo đó người tiêu dùng bị thiệt hại có thể kiện
nhà sản xuất về mức bồi thường thiệt hại quy định gấp nhiều lần thiệt thực tế.
Luật liên bang và các tiểu bang của mỹ được áp dụng cùng một lúc trong lĩnh
vực thuế kinh doanh đòi hỏi ngoài việc nẵn vững luật của tiểu bang mà các doanh
nghiệp có quan hệ kinh doanh. Về lâu dài các doanh nghiệp Việt nam phải chuẩn
bị cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn trong thu mua nguyên liệu chế biế